Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Bài thi liên môn môn ngữ văn 9 của học sinh THCS cấp huyện...

Tài liệu Bài thi liên môn môn ngữ văn 9 của học sinh THCS cấp huyện

.DOCX
15
353
119

Mô tả:

Bài thi liên môn môn ngữ văn 9 của học sinh THCS cấp huyện
BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGTHỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 1.Tên tình huống : Tại sao cần phải tuyên truyền hạn chế sử dụng bao bì ni lông. 2.Mục tiêu, giải quyết tình huống. -Việc giải quyết tình huống là cách để các bạn nắm vững lại những kiến thức liên quan đến môn học. -Sẽ giúp các bạn trả lời được tại sao cần phải tuyên truyền hạn chế sử dụng bao bì ni lông. -Sẽ giúp các bạn hình dung rõ được những tác hại tù việc sử dụng bao bì ni lông mang đến và từ đó cùng nhau góp sức trong công cuộc tuyên truyền bảo vệ môi trường 3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. -Trong chương trình dành cho học sinh THCS thì ở mỗi bộ môn đều có nội dung ít nhiều liên quan đến môi trường như môn Địa lý cung cấp cho chúng em những kiến thức về trái đất, môi trường sống của con người và biết được rằng từ khi trái đất hình thành cho đến khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất đã phải trải qua “380triệu năm con bướm mới bay được , rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở chỉ để làm đẹp”. Và để được như bây giờ tự nhiên đã phải trải qua hàng tỉ năm tiến hóa . Môn Ngữ Văn với bài học “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” Văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22/4/2000 lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất. với chủ đề “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”Rồi khi học môn Sinh học em lại thấy rõ quan hệ mật thiết giữa môi trường tự nhiên và sự sống của sinh vật.. Nhìn nhận được cái đẹp, cái tinh tế của môi trường, cuộc sống qua môn Mĩ thuật. Biết được sự độc hại của các chất hóa học có trong vật dụng hàng ngày do con người tạo nên để phục chính mình trong thời buổi xã hội hiện đại . Một trong những nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường là việc sử dụng bao bì ni lông một cách bừa bãi.Môn giáo dục công dân giúp chúng em hiểu được bản thân mình cần phải cố gắng góp sức nhỏ vào việc bảo vệ môi trường trước thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm nặng. –một vấn đề không quá mới nhưng là vấn đề bức thiết mà tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm. 4.Giải pháp giải quyết tình huống. Để giải quyết tình huống này em đã sử dụng những kiến thức đã học ở các môn: Địa lý , Sinh học ,Mĩ thuật, Hóa học, giáo dục công dân, bên cạnh việc tiếp thu những kiến thức từ thầy cô, em cũng đã tìm đọc những kiến thức liên quan trong thư viện nhà trường , từ internet. Từ đó em đã có những nhìn nhận để trả lời câu hỏi “ Tại sao phải tuyên truyền hạn chế sử dụng bao bì ni lông” 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Môi trường là gì? Môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên ( địa lý, khí hậu , sông ngòi, động vật, thực vật , đất đai…) và các yếu tố nhân tạo (nhà cửa, ruộng đồng, cầu cống...) có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Nhưng giờ đây chính chúng ta đang trực tiếp hủy hoại dần thứ mang tên “ môi trường” kia. Em vẫn thường được nghe bà kể chuyện ngày xưa bà đi chợ không giống như bây giờ. Hồi đó mỗi người ra chợ đều mang theo chiếc thúng, hoặc giỏ để đựng thức ăn. Người bán hàng gói thức ăn trong lá chuối hoặc một số lá cây dễ gói, hoặc dùng lạt để xâu đồ ăn lại xách về. Chợ cũng không có những đống rác chất cao đầy màu sắc về bao bì ni lông như bây giờ. Hình ảnh phụ nữ đi chợ thời xưa Hình ảnh ngày xưa các bà và mẹ ra chợ Ngày nay chúng ta đi chợ không cần mang theo gì để đựng hết. mua ít thì có bao bì nhỏ. Mua nhiều đã có bao bì to. Chỉ cần ra chợ thôi. Vật dụng để đựng đã có các cô bán hàng lo. Sự tiện lợi của bao bì ni lông Sự tiện lợi của bao bì ni lông Những đống rác với đầy đủ kích cỡ với màu sắc : xanh, đỏ , trắng vàng… của bao bì ni lông. Bao bì ni lông Thay vì yên vị ở đống rác thải ni lông chúng lại nằm rải rác bên đường , trên sân cỏ cũng có khi lại theo gió bay lung tung mắc trên hàng rào nhà ai là những hình ảnh gây mất thiện cảm không khó để bắt gặp. Bao bì ni lông làm mất đi cảnh quan đẹp của những khu du lịch. Làm cho du khách trong nước và nước ngoài e ngại đến môi trường nơi mình đến. Vâng , bền dẻo, mỏng nhẹ , tiện lợi và giá thành thấp là những câu trả lời ta có thể nhận được cho câu hỏi “ bạn nghĩ gì về bao bì ni lông?” là điều hiển nhiên khi mà trong thời buổi hiện đại như hiện nay rất chuộng những thứ mang tính tiện lợi như thế, đó cũng là lý do khiến bao bì ni lông có mặt khắp nơi: từ các siêu thị lớn, chợ đầu mối, các cửa hàng bán lẻ…từ những vật dụng như giày dép , áo quần, hay con cá , mớ rau tất cả đều được đựng trong túi ni lông. Sự tiện lợi của bao bì ni lông Cái tiện lợi là thế nhưng có mấy ai để ý đến tác hại của chúng đối với môi trường, với chính sức khỏe bản thân. Nhất là sau khi sử dụng con người lại tiện tay vứt bừa bãi khắp nơi Tiện tay vứt bao bì ni lông Cũng không rõ đó là một hành động vô ý hay cố tình ? Khi thì biện minh với cái lý do “ Họ vứt bừa bãi thế kia thì tôi vứt cũng có sao đâu” thật đáng trách cho những ai có suy nghĩ như vậy. Nhưng việc sử dụng bao bì ni lông đã ăn sâu vào cuộc sống của mỗi con người và đã trở thành thói quen, chẳng lẽ đến cả vứt bao bì ni lông bừa bãi cũng trở thành thói quen? . Cứ chỉ tính riêng ở Hà Nội với sức ép dân số lên đến ba triệu dân thì hàng ngày nơi đây đã thải ra môi trường khoảng 1000 tấn rác , trong đó có 13 tấn là nhựa và bao ni lông. Ở Thành phố Hồ Chí Minh lượng rác thải ra môi trường còn khủng khiếp hơn; 60 tấn bao bì ni lông trên năm đã qua sử dụng Đống rác đầy những bao bì ni lông Theo đánh giá của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường, ở Việt Nam một gia đình trung bình mỗi ngày sử dụng và thải ra ít nhất một túi ni lông, con số thống kê được trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu bao bì ni lông trên một ngày. Người ta tính rằng chỉ mất một giây để vứt một túi ni lông nhưng phải mất cả 500 – 1000 năm mới có thể phân hủy được dưới tác động của ánh mặt trời. Cùng với việc xả , thải khổng lồ như thế, để chờ chúng phân hủy đồng nghĩa ta phải mất đi không ít diện tích đất để chứa chúng mà đáng ra là để trồng trọt, chăn nuôi…Vì sự tiện dụng của bao bì ni lông mà hàng năm chúng ta đã lãng phí số tiền lên tới hàng tỉ cho việc "góp phần xuống cấp , hủy hoại môi trường sống” và cả việc xử lý những đống rác thải sặc sỡ màu bao ni lông kia nữa. Đất thì ít mà rác thì nhiều thế nên đa số chọn cách là đốt đi với cách nghĩ “ đốt là cháy hết là chẳng còn gì” nhưng thực tế thứ túi ni lông xuất hiện khoảng 150 năm trước do Alexsander Parkes nhà hóa học người Anh phát minh ra không hề bị phân hủy do đặc tính của pla-xtic nên khi lửa tác động chúng chỉ teo lại với hình dạng cục nhựa lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng đất xói mòn, dễ bị rửa trôi khi có mưa lớn Hiện tượng xói mòn đất Nguy hiểm hơn cả là khi đốt bao bì ni lông thải, vì chứa hai chất FE và PP nên theo cùng làn khói đen xám là khí cacbon, mê tan và điô xin cực độc có thể gây ngộ độc, gây ngất , khó thở, nôn ra máu… Những làn khói bốc lên do đốt bao bì ni lông Hình ảnh nôn ra máu Ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết , giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng , gây ung thư và các dị tật cho trẻ sơ sinh khi hít phải. Dị tật ở trẻ sơ sinh Không chỉ khi tiêu hủy chúng ta mới bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà ngay trong quá trình sử dụng hàng ngày . Đúng vậy , đó là khi thực phẩm , thứ được chúng ta chế biến đưa vào cơ thể hàng ngày được gói, đựng trong những bao bì ni lông được làm từ nhựa PTE không độc hại như các chất phụ gia để làm bao bì ni lông trở nên mềm dẻo, dai vô cùng độc hại hay là bao ni lông màu sắc bắt mắt đa dạng bởi thuốc nhuộm do chứa kim loại như chì, cađimi ( những chất độc là nguyên nhân chính gây ung thư. Không gì đảm bảo được liệu thực phẩm có thể vì thế mà nhiễm độc , về lâu dài ta mới có thể biết được qua tình trạng sức khỏe của bản thân Bao ni lông ảnh hưởng đến con người là thế và động vật cũng lận đận không kém. Tưởng nhầm bao ni lông là thức ăn rồi nuốt phải. Động vật nuốt phải bao bì ni lông Vô tình mắc phải bao ni lông trôi nổi trong sông , hồ , biển do con người xả xuống nhưng chúng không tự gỡ ra được nên phải chịu cảnh sống chung với mảnh bao ni lông , theo thời gian chúng lớn lên còn bao ni lông vẫn không tự phân hủy, xiết chặt con vật khiến chúng phát triển không bình thường Còn có rất nhiều thực tế đáng buồn xoay quanh bao ni lông như khi chúng bay tứ tung khắp nơi , mắc trên ngọn cây , bờ rào gây chướng mắt , làm xấu cảnh quan. Đã thế bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc nghẽn các đường dẫn nước thải, tăng khả năng ngập lụt về mùa mưa Sự tắc nghẽn ứ đọng hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh , lây truyền dịch bệnh khó kiểm soát. Để khắc phục thực trạng này cùng với hệ lụy mà “ sự tiện ích của bao bì ni lông” mang lại chúng ta cần tuyên truyền về tác hại của bao ni lông đối với môi trường để mọi người cùng hiểu và cùng bảo vệ môi trường từ suy nghĩ cho đến hành động thực tế , đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta , chủ nhân tương lai của đất nước. Nỗ lực học tập, tìm tòi sáng tạo ra những sang chế gần gũi , thân thiện với môi trường. Giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại thay vì chỉ dùng một lần. Hạn chế sử dụng bao bì ni lông, thay thế dần bằng những chất liệu khác gần gũi, dễ tìm kiếm , không ô nhiễm môi trường như : tre, nứa ( lạt), giấy, vải , lá … Nói cho những người khác biết tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Không xả thải bao bì ni lông bừa bãi , xuống các cống rãnh , ao hồ, sông , suối , biển… Tổ chức khơi thông cống rãnh , dọn bao ni lông trên sân bãi, đường xá.. nơi em đang ở và xử lý chúng ở cách xa khu dân cư đông đúc. Để việc tuyên truyền dễ dàng tiếp cận đối với học sinh, để có thể tiếp thu một cách dễ nhớ , dễ hiểu , có thể thực hiện sôi nổi , tích cực có hiệu quả ta có thể: Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa trong trường học do chính các em học sinh tổ chức từ các khâu chuẩn bị nội dung , dẫn dắt buổi ngoại khóa, xây dựng tiểu phẩm dưới sự trợ giúp của thầy cô. Phát động cuộc thi sáng tác nhạc phẩm và vẽ tranh phản ánh thực trạng , mang tính chất tuyên truyền , khuyên nhủ cho học sinh các cấp qua đó tạo sân chơi lành mạnh trên quy mô toàn trường , xã , huyện , tỉnh… Tổ chức hướng dẫn , thi làm dụng cụ đựng thay thế bao bì ni lông từ giấy, vải , tre , nữa …cho học sinh. Một vài hình ảnh của giáo viên và học sinh trường THCS Ngô Mây tham gia làm vệ sinh tại thác Dlay Dlong tại xã Eamdroh cưmgar nhân ngày di sản văn hóa Việt Nam, ngày về nguồn. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống . Sau cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên : lũ lụt, bão, hạn hán… đối với những hành động ấu trí, phản tự nhiên con người đã gây ra. Ta lại càng nhận thức rõ tầm quan trọng việc tuyên truyền hạn chế những tác động xấu đến môi trường . Tuy không phải là sớm nhưng cũng chưa phải là muộn nên chúng ta hãy cùng chung tay vào công cuộc “giải cứu trái đất”. Vì một môi trường sống trong lành và đẹp đẽ. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô nhiễm hay hủy hoại thì chúng ta cũng không thể tồn tại. Môi trường có trong sạch thì sức khỏe của chúng ta mới lâu dài và bền vững. Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển.. Môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính chúng ta gây ra.Có một thực tế là cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kềm với nhiều hệ lụy về môi trường. Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp một phần công sức trong bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tập, sinh hoạt : chúng ta cần phải xây dựng trường học xanh- sạch - đẹp. Bảo vệ được môi trường sống chúng ta cần phải có những hành động thiết thực: Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom , đổ rác đúng nơi quy định. Trồng cây xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Người thực hiện Đặng Thị Mai Phương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan