Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bài tập tháng thứ nhất môn Dân sự...

Tài liệu Bài tập tháng thứ nhất môn Dân sự

.DOCX
23
7757
137

Mô tả:

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Câu 1: Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật? Trong Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành không có quy định hay định nghĩa cụ thể về “Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” tuy nhiên có một số quy định liên quan đến vấn đề này để suy ra khái niệm. Tại khoản 8 Điều 13 BLDS năm 2005 quy định quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ: “8. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”. Điều 256 BLDS năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó”. Khoản 4 Điều 281 BLDS năm 2005 quy định căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự: “4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”. Khoản 2 Điều 599 BLDS năm 2005: “2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này”. Điều 601 BLDS năm 2005 quy định về việc hoàn trả hoa lợi, lợi tức từ được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: “ 1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 2. Nếu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này”. Từ các Điều khoản trên của BLDS năm 2005 ta có thể hiểu được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: - Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định. - Là việc tránh được những khoản chi phí để bảo quản, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra tài sản phải giảm sút1. Câu 2: Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự? Căn cứ phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực tế, được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị pháp lý, làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự. Căn cứ khoản 4 Điều 281 BLDS năm 2005, theo đó căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự: “Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”. Như vậy, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được phát luật dân sự dự liệu là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, trong thực tế có những trường hợp tài sản của người này chuyển sang người khác không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định, ví dụ: nhận tiền do người khác giao nhầm, ngân hàng nhầm lẫn khi chuyển quá số tiền tài khoản khách hàng… Đây là trường hợp một người đã thu nhận (được lợi) về tài sản nhưng không có căn cứ pháp lý. Như vậy, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đã làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự. 1Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức 2013, tr.41-44. Do đó, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Câu 3: Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả? Theo khoản 4 Điều 600 BLDS năm 2005 quy định: “"Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt hại khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền.” Như vậy, điều kiện phát sinh nghĩa vụ hoàn trả bao gồm: Thứ nhất, một người được lợi về tài sản. Theo quy định trên, để có nghĩa vụ hoàn trả được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật thì phải có người "được lợi về tài sản". Đây là một khái niệm rất khó hiểu và không được Bộ luật dân sự làm rõ (một người được lợi về tình cảm nhưng đây không thuộc phạm vi của nghĩa vụ hoàn trả vì quy định này chỉ đề cập đến "được lợi về tài sản"). Được lợi về tài sản cũng có thể là trường hợp một người không bị mất một cái gì đó về tài sản mà đáng ra họ phải mất [...].2 Hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được hiểu: - Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định. - Là việc tránh được những khoản chi phí để bảo quản, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra tài sản phải giảm sút.3 Thứ hai, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. [...] Về được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, Bộ luật dân sự lại không có định nghĩa. Theo chúng tôi, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là trường hợp được lợi về tài sản mà người được lợi không có căn cứ pháp lý để được hưởng khoản lợi đó. Thứ ba, có người bị thiệt hại. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xác định được có thiệt hại và người bị thiệt hại. Theo một số tài liệu "thiệt hại trong trường hợp này được hiểu là sự mất mát tài sản, thiếu hụt trong khối tài sản" hay "tài sản của chủ thể sở hữu không gia tăng hoặc chủ sở hữu không thu được hoa lợi từ việc khai thác công dụng của tài sản". Ở đây "thiệt hại có thể là làm giảm đi tài sản hoặc 2 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. CTQG 2012, bản án 9-11. 3Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức 2013, tr 41-44. làm cho tài sản của người khác không gia tăng". Thứ tư, trừ trường hợp của Điều 247 bởi vì khi một người được lợi về tài sản thỏa mãn các điều kiện tại khoản 1 Điều 247 BLDS năm 2005 thì họ có quyền sở hữu đối với khoản được lợi này và như vậy họ không có nghĩa vụ hoàn trả phần được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Câu 4: Trong vụ việc được bình luận, nếu ông Hiếu không chứng minh được thóc là của ông mua và thuê bà Nguyệt, ông Ngoan chở đến Nhà máy thì ông Hiếu có là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật không? Vì sao? Trong vụ việc trên, nếu ông Hiếu không chứng minh được thóc là của ông mua và thuê bà Nguyệt, ông Ngoan chở đến Nhà máy, thì ông Hiếu là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Vì: Thứ nhất, nếu ông Hiếu không chứng minh được thóc là của ông mà ông lại nhận khoản tiền tương đương với số thóc trên do Nhà máy thanh toán thì theo căn cứ tại Điều 183, Điều 189 BLDS năm 2005, ông Hiếu là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Thứ hai, ông Hiếu không chứng minh được số thóc trên là của ông mua, hay nói cách khác ông không chứng minh mình là chủ sở hữu của số thóc trên mà lại nhận khoản tiền do nhà máy thanh toán đối với số thóc trên, như vậy ông đã được lợi về tài sản, mặc dù tài sản không thuộc của ông. Từ những phân tích trên cho thấy nếu ông Hiếu không chứng minh được thóc là của ông mua và thuê bà Nguyệt, ông Ngoan chở đến Nhà máy thì ông Hiếu là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Câu 5: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu ông Hiếu không chứng minh được thóc là của ông mua và nhờ bà Nguyệt, ông Ngoan chở đến Nhà máy thì ông Hiếu phải trả tiền đã nhận cho ai? Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, trong Quyết đinh trên, nếu ông Hiếu không chứng minh được thóc là của ông mua và nhờ bà Nguyệt, ông Ngoan chở đến nhà máy, thì ông Hiếu phải trả tiền đã nhận cho ông Ngoan và bà Nguyệt. Kể cả khi Nhà máy đã thanh toán tiền cho ông thì ông cũng phải trả lại cho ông Ngoan, bà Nguyệt. Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa dân sự trên cơ sở chế định được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Theo nhóm em, chúng em đồng ý với hướng giải quyết của Tòa dân sự. Trong vụ việc trên, việc xác định người phải hoàn trả rất phức tạp, quan hệ giữa ba chủ thể là nhà máy xay lúa Trương Lâm, ông Ngoan bà Nguyệt và ông Hiếu chưa được xác minh rõ ràng. Chúng ta có thể do dự giữa nhà máy xay lúa Trương Lâm (thiệt hại là do không được nhận tiền đáng ra được nhận), ông Hiếu là người mua và thuê bà Nguyệt ông Ngoan đã nhận tiền hay là người được ông Ngoan bà Nguyệt thuê và chưa nhận được tiền. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của ông Ngoan bà Nguyệt còn Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của ông Ngoan bà Nguyệt và buộc bà Mộng là chủ Nhà máy xay lúa Trương lâm trả cho ông Ngoan số tiền đó là chưa đủ căn cứ. Tòa dân sự đã hủy bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm trên là hoàn toàn hợp lý. Vụ việc trên có thể được giải quyết nếu ta kết hợp hai giải pháp sau: Thứ nhất, người đáng ra được nhận tài sản được quyền yêu cầu người đã thực hiện nghĩa vụ không đúng đối tượng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với mình. Căn cứ để thực hiện ở đây không phải là các quy định về hoàn trả tài sản do được lợi không có căn cứ pháp luật mà là các quy định thông thường áp dụng giữa họ. Áp dụng giải pháp này vào vụ việc trên, chúng ta có kết quả: buộc nhà máy xay Trương Lâm phải thanh toán cho ông Ngoan bà Nguyệt mua thóc và bồi thường lãi phát sinh hoặc theo thỏa thuận khác trong hợp đồng. Thứ hai, người đáng ra được nhận tài sản cũng được quyền yêu cầu người đã được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật hoàn trả cho mình những gì họ đáng ra được nhận trên cơ sở các quy định về hoàn trả được lợi về tài sản mà chúng ta đang nghiên cứu. Áp dụng giải pháp này chúng ta có kết quả, nhà máy xay Trương Lâm được yêu cầu trực tiếp ông Hiếu hoàn trả phần được lợi không có căn cứ pháp luật. Việc cho phép người đáng ra được nhận tài sản đòi người được lợi không có căn cứ pháp luật hoàn trả sẽ rất có ích nếu như người đã thực hiện không có khả năng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nhưng không có khả năng tài chính hay lâm vào tình trạng phá sản. Câu 7: Nếu sau khi nhận tiền, ông Hiếu gửi khoản tiền này vào Ngân hàng để lấy lãi thì ông Hiếu có nghĩa vụ hoàn trả tiền lãi không? Vì sao? Căn cứ pháp lý Điều 601 BLDS năm 2005. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức: “1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lời về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này”. Theo thông tin, ông Hiếu là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và ông không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS năm 2005, theo quy định tại Điều 601 BLDS năm 2005, dù ông Hiếu là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có ngay tình hay không ngay tình, nếusau khi nhận tiền, ông Hiếu gửi khoản tiền này vào Ngân hàng để lấy lãi thì ông Hiếu có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền lãi theo quy định tại Điều 601. Câu 8: Nếu thóc của bà Nguyệt, ông Ngoan đem đến bán cho nhà máy, bà Nguyệt, ông Ngoan (ngoài khả năng đòi ông Hiếu) có thể yêu cầu Nhà máy thanh toán không? Vì sao? Nếu thóc của bà Nguyệt, ông Ngoan đem đến bán cho nhà máy, bà Nguyệt, ông Ngoan (ngoài khả năng đòi ông Hiếu) có thể yêu cầu nhà máy thanh toán. Theo khoản 2 Điều 599 BLDS năm 2005 thì người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó “cho người bị thiệt hại”. Việc xác định người bị thiệt hại (nên là người thụ hưởng trong nghĩa vụ hoàn trả được lợi về tài sản) sẽ rất đơn giản nếu chúng ta chỉ có hai chủ thể, nhưng lại rất phức tạp khi đó là quan hệ ba chủ thể như trong vụ việc đã cho. Chúng ta có thể do dự giữa nhà máy (thiệt hại là do trả tiền không đúng chủ thể) và bà Nguyệt, ông Ngoan (thiệt hại là do không nhận được tiền đáng ra được nhận). Trên thực tế Tòa án đều có các bản án cụ thể xử lý theo cả hai hướng trên, nên thiết nghĩ có thể kết hợp cả hai hướng trên hoặc lựa chọn tùy theo vụ việc cụ thể. Ở đây người đáng ra được nhận tài sản được quyền yêu cầu người đã thực hiện không đúng đối tượng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với mình. Căn cứ để thực hiện ở đây không phải là các quy định về hoàn trả tài sản do được lợi không có căn cứ pháp luật mà là các quy định thông thường áp dụng giữa họ (dựa trên cơ sở các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán giữa họ, nói cách khác bên mua chưa thanh toán đúng chủ thể thì phải thanh toán lại). Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện Câu 1: BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Thông thường hoạt động được coi là giao kết (tồn tại) khi các bên thống nhất với nhau về nội dung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự thống nhất giữa các bên về nội dung của hợp đồng chưa đủ để hoàn thành hợp đồng vì việc giao kết hợp đồng còn phụ thuộc vào một điều kiện nào đó. BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh nhưng không cho biết đó là loại giao dịch như thế nào. Thực ra, để là giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh thì đây phải là trường hợp các bên đã thống nhất với nhau về giao dịch (hợp đồng) còn phụ thuộc vào một điều kiện có thể xảy ra trong tương lai. Thuật ngữ “điều kiện” tương đối trừu tượng và có nghĩa tương đối khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Ở đây BLDS sử dụng thuật ngữ “điều kiện” nhưng đây là điều kiện cần để hợp đồng có hiệu lực chứ không phải là “điều kiện” để hợp đồng được giao kết mà chúng ta đang nghiên cứu. “Điều kiện” BLDS không nêu chi tiết nhưng với nội hàm của các quy định trên, điều kiện phải là một yếu tố nào đó trong tương lai “nhưng không chắc xảy ra trong tương lai” và có ảnh hưởng tới sự hình thành của hợp đồng. BLDS chỉ quy định về điều kiện để làm phát sinh giao dịch (hợp đồng) do các bên “thỏa thuận” chứ không có quy định về cách thức thể hiện thỏa thuận này. Câu 2: Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Căn cứ pháp lý: khoản 6 Điều 406 BLDS năm 2005, theo đó “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.” Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, đây là một “sự kiện”, nếu sự kiện này phát sinh, bên chuyển nhượng có quyền sở hữu thì hợp đồng hình thành. Như vậy, đối chiếu với quy định tại khoản 6 Điều 406 BLDS năm 2005, đây được xem như là một hợp đồng giao kết có điều kiện. Câu 3: Trong quyết định số 14, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện không? Trong Quyếtđịnh số 14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao coi hợp đồng trên là hợp đồng giao kết có điều kiện. Trang thứ 10 của quyết định có ghi nhận: “Tuy nhiên, hợp đồng mua bán nhà giữa bà Tao với vợ chồng ông Phương là hợp đồng có điều kiện, thực tế ông Phương đã thanh toán cho bà Tao 800 lượng vàng tiền mua nhà và tiền mua hóa giá, thuế sử dụng đất, chi phí trước bạ tương đương với 248,16 lượng vàng SJC. Theo Điều 6 của hợp đồng ngày 27/8/2000, hai bên thỏa thuận “Nếu sau khi bà Tao đã nhận tiền của vợ chồng ông Phương mà bà Tao đổi ý không bán thì bà Tao phải đền bù gấp đôi số vàng đã nhận của vợ chồng ông Phương”. Câu 4: Ngoài bản án này có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không? - Quyết định số 403/2011/DS-GĐT ngày 25/5/2011 của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thấy ngày 18/5/2007 tại Phòng công chứng số 3, Thành phố Hồ Chí Minh, bà Thu và bà Ngọc có ký hợp đồng đặt cọc để bảo đảm cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng 138m2 đất tại ấp Bình Đường 2. Theo nội dung hợp đồng thì bên A (bà Ngọc) hứa sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất nêu trên sẽ chuyển nhượng cho bên B (bà Thu) với giá 400.000.000đ. Bên B nhận chuyển nhượng đất sau khi bên A làm xong thủ tục chuyển nhượng. Như vậy, đây là hợp đồng có điều kiện là khi nào hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ chuyển nhượng. - Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày 18/8/2006 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Căn nhà số 259 (nay là số 149) đường 3/2 đến ngày 6/11/2000 là nhà thuộc sở hữu nhà nước, nhưng ông Dũng và bà Huyền là người quản lý , sử dụng hợp pháp theo Quyết định số 240/QĐ ngày 6/9/1993 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và ông Dũng, bà Huyền cũng thuộc diện được mua hóa giá nhà theo quy định. Ngày 6/11/2000, ông Dũng , bà Huyền lập “Hợp đồng mua bán hoặc sang nhượng” căn nhà trên cho ông Hùng với điều kiện: Bên mua phải đặt 50 lượng vàng SJC, sau đó giao tiếp từ 50 đến 150 lượng vàng SJC cho bên bán; bên bán giao giấy tờ xe liên quan đến căn nhà cho bên mua, để bên mua liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục hợp thức hóa cho bên bán; khi bên bán đứng tên chủ quyền nhà thì bên mua phải giao đủ vàng, bên bán sẽ giao giấy tờ nhà và ký các giấy tờ để sang tên nhà cho bên mua. Như vậy, với nội dung thỏa thuận trên thì điều kiện hai bên đã thỏa thuận “khi bên bán đứng tên chủ quyền nhà” thì hai bên mới chính thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ về mua bán nhà theo quy định. Ngoài ra, tại hợp đồng nêu trên hai bên còn thỏa thuận số tiền 160 lượng vàng mà ông Hùng giao cho ông Dũng, bà Huyền là tiền giao ước đến khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì hai bên ký kết và thực hiện hợp đồng, lúc đó số vàng này được khấu trừ vào nghĩa vụ của ông Hùng.4 Câu 5: Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Vì sao? Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp đồng chyển nhượng có tranh chấp chưa tồn tại. Vì theo cơ sở pháp lý tại Điều 134 BLDS 1995 về Giao dịch dân sự có điều kiện thì “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự, thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc bị hủy bỏ.” Như vậy, sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở thì lúc này điều kiện đã xảy ra, tức là lúc này hợp đồng chyển nhượng có tranh chấp đã phát sinh. Vì vậy, cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp đồng chuyển nhượng chưa tồn tại. 4Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Viêt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. CTQG 2013 (tái bản lần thứ tư), Bản án số 18-20. Câu 6: Hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp? Theo Quyết định 14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng mua bán ngôi nhà 36 Nguyễn Thị Diệu giữa bà Tao với vợ chồng ông Phương bà Thanh là hợp đồng có điều kiện ( điều kiện là sau khi bà Tao hoàn thành thủ tục mua hóa giá nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu, thì hai bên sẽ làm thủ tục mua bán nhà). Vì vậy sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở (điều kiện đã xảy ra), thì bà Tao phải thực hiện hợp đồng mua bán nhà với ông Phương. Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện. Trong một số trường hợp sự thống nhất giữa các bên chưa đủ để hình thành hợp đồng vì việc giao kết hợp đồng còn phụ thuộc vào một điều kiện nào đó. Pháp luật nước ta (trong BLDS năm 1995 Điều 134 và khoản 1 Điều 125 BLDS năm 2005) cũng như pháp luật nhiều nước đều chấp nhận việc giao kết hợp đồng có điều kiện. Trong thực tiễn xét xử. Tòa án đã có nhiều bản án công nhận giao kết hợp đồng có điều kiện. Chẳng hạn trong Quyết định số 14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì các bên đều thống nhất với nhau về hợp đồng mua bán nhà nhưng hợp đồng mua bán nhà vẫn chưa tồn tại vì còn phụ thuộc vào một yếu tố trong tương lai (điều kiện). Ở giai đoạn này các bên chưa có quan hệ hợp đồng mua bán nhà mà chỉ là các chủ thể trong “dự án” mua bán nhà. Điều kiện có thể do các bên thỏa thuận minh thị hay ngầm định, và ở Quyết định đang xem xét thì điều kiện phát sinh giao dịch là ngầm định và được Tòa án chấp nhận. Thực ra việc phát hiện các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh giao dịch (hợp đồng) như trên không mâu thuẫn ý chí các bên: các bên ngầm hiểu là khi có quyền sở hữu thì việc chuyển nhượng mới thực sự tồn tại. Hướng giải quyết này là thuyết phục và cần được duy trì cũng như phát triển trong các vụ án tương tự trong tương lai. Phần trên cho thấy khi điều kiện xảy ra thì giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh. Tuy nhiên giao dịch này chỉ mới phát sinh mà thôi. Ở giai đoạn này giao dịch mới hình thành, bắt đầu tồn tại còn việc giao dịch có giá trị pháp lý hay không còn phụ thuộc vào việc giao dịch này có thỏa mãn những điều kiện về nội dung và hình thức để có hiệu lực hay không. Đối với việc chuyển nhượng trong vụ việc đã cho, để có giá trị pháp lý hợp đồng chuyển nhượng này cần phải thỏa mãn những điều kiện có hiệu lực thông thường áp dụng cho hợp đồng này. Hội đồng thẩm phán cũng theo hướng này và chúng em cho rằng là khá thuyết phục. Tức là khi điều kiện xảy ra, bà Tao không thực hiện (không đi công chứng, chứng thực theo thỏa thuận) nên đã làm hợp đồng bị vô hiệu về hình thức. Có thể thấy hướng hiểu và áp dụng chế định này vào thực tiễn của Tòa án là phù hợp và cần được áp dụng rộng rãi cho các vụ việc tương tự trong giao kết hợp đồng có điều kiện. Vấn đề 3: Hình thức hợp đồng Câu 1: Hợp đồng trong tình huống trên có phải công chứng, chứng thực không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Hợp đồng trên phải công chứng, chứng thực. Vì theo khoản 1, 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở: “ 1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng”. Câu 2: Nếu nay một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức, Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, ta cần đi từ mặt lý luận. Hiện nay có trường hợp yêu cầu về hình thức của hợp đồng là để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng nhưng có trường hợp yêu cầu về hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như trương hợp trong Luật trọng tài thương mại năm 2010. Tuy nhiên BLDS thông thường là yêu cầu về chứng cứ. Theo tư duy này nếu hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức nhưng có thể chứng minh được bằng các phương pháp khác thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. Tuy vậy hiện nay số lượng hợp đồng bị Tòa án tuyên vô hiệu vì vi phạm về mặt hình thức vẫn chiếm số lượng rất lớn, đây có chăng là một bất cập cần thay đổi? Theo chúng em, hợp đồng sinh ra không để bị tuyên bố vô hiệu mà để thực hiện nhằm đem lại cho các bên hợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn. Quay lại vấn đề, khi một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức, Tòa án trước hết cần áp dụng khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2005 là: “… Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tức là, Tòa án cần xét xem hợp đồng này có thuộc trường hợp hình thức là điều kiện có hiệu lực hay chỉ là yêu cầu để chứng minh sự tồn tại? Nếu pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực thì Tòa sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu về hình thức hoặc có thể cho các bên thời gian thỏa thuận thu xếp việc đi chỉnh sửa lại cho đúng hình thức theo quy định, còn nếu là hướng chỉ là yêu cầu chứng minh sự tồn tại thì Tòa chỉ cần yêu cầu các bên đi chỉnh sửa lại hình thức mà không đương nhiên tuyên hợp đồng vô hiệu do hình thức từ một phía yêu cầu. Câu 3: Theo quan điểm cá nhân của anh/chị, có nên công nhận hợp đồng trên không? Vì sao? Theo quan điểm cá nhân, nhóm em nghĩ nên theo hướng công nhận hợp đồng trên. Vì: Thứ nhất, trên thực tế, các bên đã được thực hiện được phần lớn nội dung trong hợp đồng. Đồng thời vi phạm hình thức trên không thuộc trường hợp pháp luật quy định rõ vi phạm hình thức bắt buộc kéo theo hệ quả là giao dịch vô hiệu. Thứ hai, xét nếu hợp đồng trên vô hiệu về mặt hình thức, thì với sự vi phạm này phạm vi vô hiệu là toàn bộ hay một phần. Nếu vi phạm trên tới mức hợp đồng vô hiệu toàn bộ thì hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên nếu vi phạm trên chỉ làm cho hợp đồng vô hiệu một phần, thì khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng tài sản của mỗi bên, trong trường hợp chúng ta nên theo hướng công nhận hợp đồng. Câu 4: Việc Tòa án xác nhận hợp đồng chuyển nhượng vi phạm về hình thức và hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong bản án số 41 có thuyết phục không? Vì sao? Xét cơ sở pháp lý tại khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 về Hình thức hợp đồng dân sự thì “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”. Cụ thể tại khoản 2 Điều 689 BLDS 2005 quy định về Hình thức chyển quyền sử dụng đất thì “Hợp đồng chyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật” vì vậy việc Tòa án xác nhận hợp đồng chuyển nhượng vi phạm về hình thức là hoàn toàn có cơ sở và đúng với quy định của pháp luật. Theo khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 thì “Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sư vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập”. Do đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức đã hết. Vì vậy hợp đồng trên không bị vô hiệu về hình thức. Có thể thấy quyết định của Tòa án ở đây thuyết phục và đúng quy định của pháp luật. Câu 5: Hệ quả pháp lý, theo văn bản hiện hành của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức. Theo BLDS năm 2005 có quy định về việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức. Căn cứ pháp lý tại Điều 134 BLDS năm 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”. Tại khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2005 quy định: “1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập”. Câu 6: Việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng sau khi xác định có vi phạm hình thức và hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu có thuyết phục không? Vì sao? Khi hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức, thì trên góc độ văn bản Tòa án không thụ lý vụ án. Tuy nhiên thực tiễn xét xử khi hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức, mặc dù Tòa án không còn thẩm quyền giải quyết nhưng Tòa án vẫn công nhận hợp đồng khi hợp đồng vô hiệu về hình thức.Theo nhóm, việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng sau khi xác định có vi phạm hình thức và hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là thuyết phục, là hợp lý, vì bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên tạo ra sự ràng buộc pháp lý, hình thức hợp đồng không là điều kiện đương nhiên của hợp đồng, hình thức hợp đồng là biểu hiện ra bên ngoài nội dung của hợp đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 122, khoản 2 Điều 124, khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2005, hình thức của hợp đồng không phải là một điều kiện đương nhiên, mang tính bắt buộc của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng chỉ là yêu cầu bắt buộc của hợp đồng, nếu pháp luật có quy định. Đồng thời, hợp đồng sinh ra không để bị tuyên bố vô hiệu mà là để được thực hiện nhằm đem lại cho các bên lợi ích mà các bên mong muốn khi xác lập. Do đó khi hết hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức mà Tòa án vẫn công nhận hợp đồng là thuyết phục, vì như vậy sẽ đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng, vì cũng có những hợp đồng vi phạm hình thức nhưng đã được các bên thực hiện một phần hay phần lớn các nội dung trong hợp đồng. Vấn đề 4: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu Câu 1: Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp đồng. Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 406 BLDS năm 2005: “Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ”. Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 406 BLDS năm 2005: “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”. Ví dụ : Ngân hàng A cho B vay 100.000.000 triệu đồng, C đứng ra bảo lãnh cho B. Theo đó hợp đồng vay là hợp đồng chính và hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng phụ. Câu 2: Các quy định về hợp đồng chính/phụ vô hiệu có tồn tại trong BLDS 1995 không? Các quy định về hợp đồng chính/phụ vô hiệu có tồn tại trong BLDS 1995 tuy nhiên còn khá sơ sài, cụ thể ở khoản 3, khoản 4 Điều 405 BLDS năm 1995 thì: “Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác; “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”; BLDS năm 1995 không quy định rõ hợp đồng chính/phụ vô hiệu thế nào như BLDS năm 2005. Tuy vậy, xét trên trích dẫn điều luật ở trên ta thấy hợp đồng chính có hiệu lực độc lập với hợp đồng phụ, còn hợp đồng phụ có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Điều này có nghĩa khi hợp đồng chính vô hiệu sẽ kéo theohợp đồng phụ đương nhiên vô hiệu, nhưng khi hợp đồng phụ vô hiệu thì hợp đồng chính không. Câu 3: Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền Ngân hàng? Trong vụ việc trên, Công ty Thiên Minh là chủ thể có nghĩa vụ trả tiền Ngân hàng. Theo quy định tại Điều 471 BLDS năm 2005 “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan