Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập phương pháp phân tích luật viết...

Tài liệu Bài tập phương pháp phân tích luật viết

.DOC
10
7255
127

Mô tả:

Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT *** Bài 1. Suy lý ngược các điều luật sau đây: a. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. (Khoản 2 Điều 287 BLDS 2005). b. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật. (Điểm c Khoản 3 Điều 444 BLDS 2005). c. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (Khoản 1 Điều 426 BLDS 2005). Bài 2. Áp dụng phương pháp phân tích luật viết thích hợp để xây dựng khái niệm nghĩa vụ dân sự không thể thay thế được từ điều luật sau đây: “Nghĩa vụ dân sự thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền 1 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- chấp nhận để thay thế nghĩa vụ dân sự đó.” (Điều 296 BLDS 2005) Bài 3. Điều 647 BLDS 2005 quy định về năng lực lập di chúc như sau: 1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.” Điều luật trên hoàn toàn không quy định gì về năng lực lập di chúc của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 23 BLDS 2005 có quy định: “ Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày” 2 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Căn cứ vào hai điều luật trên đây và phương pháp phân tích luật viết thích hợp anh, chị hãy đưa ra quy tắc về năng lực lập di chúc của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Bài 4. Điều 654 BLDS 2005 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc; 3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.” Trong số những người không đủ tư cách làm chứng cho việc lập di chúc BLDS 2005 không đề cập đến người mất năng lực hành vi dân sự. Theo anh, chị, người mất năng lực hành vi dân sự có đủ tư cách đứng ra làm chứng cho việc lập di chúc hay không? 3 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 5. Sau khi cha A mất (năm A 10 tuổi), B - chú ruột A được cử làm người giám hộ cho A mặc dù mẹ A còn sống (do mẹ A đã ly dị với cha A năm A 7 tuổi và đã kết hôn với người khác). Năm A 12 tuổi, mẹ A bị bệnh rất nặng, A đến thăm mẹ, biết mẹ cần một số tiền lớn để điều trị bệnh nhưng gia đình mẹ lại không có khả năng chi trả. A đã đề nghị B tặng cho mẹ A một số tiền là 10 triệu đồng trích từ sổ tiết kiệm 100 triệu đồng do cha A để lại cho A. B đồng ý và đã đưa cho mẹ A 10 triệu đồng; nhờ số tiền đó mẹ A đã chữa lành bệnh. Sáu tháng sau, C - cô ruột của A nhân danh là người giám sát việc giám hộ A, nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho số tiền trên là vô hiệu căn cứ vào Khoản 2 Điều 69 BLDS 2005: “Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được 4 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.” Giả sử anh, chị là thẩm phán giải quyết vụ việc trên, anh, chị sẽ đưa ra phán quyết như thế nào? Bài 6. Hai vợ chồng A và B là người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam từ năm 2009. Năm 2010, A và B sinh được một người con là C. Năm 2012, A và B muốn nhập quốc tịch Việt Nam nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian cư trú theo quy định điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam 2008. Anh (chị) hãy căn cứ vào điều 17, điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 và vận dụng phương pháp phân tích luật viết thích hợp để tư vấn cho A và B được nhập quốc tịch Việt Nam ngay trong năm 2012. Bài 7. Theo khoản 5 điều 45 Luật Doanh nghiệp, “Thành viên công ty (trách nhiệm hữu hạn) có quyền tặng cho 5 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho thành viên khác. Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba, thì họ đương nhiên là thành viên công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác, thì họ chỉ trở thành thành viên công ty khi được hội đồng thành viên chấp nhận” Học thuyết pháp lý nói rằng, nếu đọc kỹ toàn bộ Điều 45, thì có thể thừa nhận rằng trường hợp người được tặng cho là vợ (chồng), thì người này cũng đương nhiên trở thành thành viên công ty. Theo các bạn, học thuyết pháp lý đã sử dụng công cụ nào của phương pháp phân tích câu chữ để có được giải pháp này? Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2005 Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác 1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. 2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của 6 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ. 3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên; b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên; c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản. 4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. 5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho 7 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. 6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây: a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này Bài 8. Theo BLDS 2005 Điều 83 khoản 2 điểm b, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác, thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật, kể cả khi Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết. Nhưng nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết không kết hôn với người khác, thì, khi người đã bị tuyên bố là đã chết trở về, học thuyết pháp lý lại nói rằng người này và vợ hoặc chồng của mình có quyền coi như quan hệ hôn nhân giữa họ không bị gián đoạn, nghĩa 8 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- là họ có quyền tiếp tục quan hệ hôn nhân đã được xác lập trước đây mà không cần tiến hành thủ tục kết hôn lại. Kết luận này được chính thức thừa nhận tại Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Giả sử không có Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì có thể dựa vào phương pháp suy lý nào hoặc nguyên tắc nào của phương pháp phân tích câu chữ đối với Điều 83 khoản 2 điểm b BLDS 2005 để rút ra được kết luận này? Bài 9. Vợ chồng ông A và bà B kết hôn năm 1995. Đến năm 2009 ông A bị tòa án tuyên bố chết. Năm 2013 bà B kết hôn với ông C. Năm 2044 ông A trở về và yêu cầu tòa án hủy quyết định tuyên bố chết. Năm 2015 ông C bị tai nạn giao thông qua đời. Năm 2016 ông A và bà B muốn kết hôn lại với nhau. Ông A bảo rằng trong trường hợp này, căn cứ trên kết quả suy lý quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì ông và bà B không cần phải đăng ký kết hôn vì trước đây ông và bà B là vợ chồng và hai người chưa ly hôn với nhau. 9 Bài tập Phương pháp phân tích luật viết 2016 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.” 1. Theo các bạn ông A đã vận dụng phương pháp suy lý gì và suy lý như thế nào để cho ra kết luận trên? 2. Lập luận của ông A trong trường hợp nêu trên là đúng hay sai? Tại sao? Bài 10. A và B là chủ sở hữu chung một căn nhà. A quyết định tặng cho phần quyền sở hữu của mình cho bạn gái. B đòi thực hiện quyền ưu tiên mua đối với phần quyền đó, áp dụng tương tự pháp luật BLDS 2005 Điều 223 khoản 3. A từ chối. B kiện ra toà và bị bác đơn. Theo các anh chị Toà án đã dựa vào nguyên tắc nào của phương pháp phân tích câu chữ để bác đơn của B? HẾT 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan