Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tập nhóm tìm hiểu tổng công ty cổ phần may việt tiến...

Tài liệu Bài tập nhóm tìm hiểu tổng công ty cổ phần may việt tiến

.DOCX
34
768
70

Mô tả:

Mục lục Trang Chương I: GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC 3 Chương II: CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 11 I/ CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ 11 II/PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU CÔNG TY THEO 6 THUỘC TÍNH 14 III/HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC 19 Chương III: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP RA MỘT KẾ HOẠCH 20 Chương IV: CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC 24 Chương V: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 26 Chương VI: VẤN ĐỀ CÒN ĐANG TỒN TẠI Ở VIỆT TIẾN 31 … … Chương I/GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC Là một thành viên của Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, Tổng Công Ty cổ phần may Vệt Tiến ( Việt Tiến) luôn đi đầu trong việc khẳng định và phát triển thương hiệu, tạo lập được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. 1. Giới thiệu cơ bản về tổ chức - Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công Ty May Việt Tiến - Tên giao dịch quốc tế: Viet Tien Garment Export and Import Company - Tên viết tắt: VTEC - Ý nghĩa tên: Việt Nam tiến lên - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước - Tổng giám đốc: ông Bùi Văn Tiến - Trụ sở giao dịch: Số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh - Website: www. Viettien.com.vn 2. Lịch sử hình thành và phát triển  Trước 30/4/1975, tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” - tên giao dịch là Pacific Enterprise - Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn, do ông Sâm Bào Tài (người Hoa) làm giám đốc - Diện tích: 1,513m2, 65 máy may gia đình, 100 công nhân  Từ cuối năm 1975 đến nay, 41 năm - một chặng đường đã làm nên Việt Tiến, 41 năm - chặng đường của một doanh nghiệp quốc gia. Ban đầu thành lập chỉ với gần 100 cán bộ công nhân viên đến nay Tổng công ty may Việt Tiến đã phát triển đội ngũ của mình lên hơn 35000 người với 21 công ty thành viên trải khắp các tỉnh thành trên cả nước. * 1975 -1985 Những bước đi đầu tiên. - Ngày 29/11/1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản xí nghiệp và quốc hữu hóa. Sau đó, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Hạnh (quê Cần Thơ) được nhà nước giao nhiệm vụ tiếp quản xí nghiệp. Với 82 người chiến sĩ trở về từ chiến trường, họ trở thành nguồn nhân lực bấy giờ, với các trang thiết bị cũ kĩ. - Ngày 05/09/1977: được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp may Việt Tiến. Sản phẩm lúc bấy giờ là quần áo sơ mi, được cộng hòa Liên Bang Xô Viết đánh giá cao. - Ngày 13/11/1979: XN bị hỏa hoạn, khiến thành quả sau 5 năm gây dựng cháy rụi hoàn toànt. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của nhà nước, hiệp hội các xí nghiệp may Việt Nam, của công nhân, Việt Tiến đã nhanh chóng hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình * 1986- 1995: Bước chuyển mình. - Năm 1986: Đất nước chuyển mình đổi mới toàn diện, đặc biệt là kinh tế, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ có 2 mô hình nhà nước và tập thể sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đổi mới đưa Việt Tiến đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Đi đầu trong phong trào mở rộng quy mô + 1/8/1989:Công ty cổ phần may Tây Đô, Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Công ty thành viên đầu tiên của Việt Tiến. Sản xuất quần âu, áo sơ mi. + 1990: Công ty cổ phần Đồng Tiến, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Chuyên sản xuất áo jacket, quần các loại sang thị trường Hoa Kì, Nhật, Canada, Đài Loan. +Khoảng đầu năm 1990, Theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, Bộ Công Nghiệp quyết định nâng Việt Tiến từ xí nghiệp lên công ty may Việt Tiến. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng. + Cùng trong năm 1990, tại thành phố HCM đồng loạt ra đời, cửa hàng HTKD ViỆt Tiến-TUNGSHING chuyên cung cấp thiết bị may và XNLDSX Tấm Bông PE. - Ngày 08/02/1991: Được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY, viết tắt là VTEC - Năm 1992, công ty liên doanh Thêu Việt Dương hình thành tại tp Hồ Chí Minh - Năm 1993, hàng loạt công ty thành viên Việt Tiến ra đời. Đầu tiên là công ty liên doanh sản xuất nút nhựa Việt Thuận ( nút nhựa, cúc nhựa). Tiếp đó là mở chi nhánh Việt Tiến tại Hà Nội, và công ty cổ phần sản xuất- kinh donah tấm bông HN-EVC. - Ngày 24/03/1993: được Bộ Công NGhiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾẾ QUỐẾC DÂN --------------- BÀI TẬP NHÓM Môn học: Quản lí học Đềề tài: Tìm hiểu Tổng công ty cổ phầần May Việt Tiếến Nhóm thực hiện: nhóm 7 ; Lớp tn chỉ: (116)_12 Lớp chuyền ngành: Quản trị Kinh doanh Tổng hợp 57A Giảng viền hướng dẫẫn: Ths. Phùng Thị Thu Thủy Hà Nội - 2016 Danh sách thành viên trong nhóm Họ và tên Nông Thành Kiên Nguyễn Thị Bích Huyền Nguyễn Việt Hùng Trần Đình Hảo Chu Thị Thu Hằng Đỗ Ngọc Mai Mã sinh viên 11152268 11152145 11151849 11151458 11151309 11152820 Mục lục Trang Chương I: GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC 3 Chương II: CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 11 I/ CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ 11 II/ PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU CÔNG TY THEO 6 THUỘC TÍNH 14 III/ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC 19 Chương III: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP RA MỘT KẾ HOẠCH 20 Chương IV: CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC 24 Chương V: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 26 Chương VI: VẤN ĐỀ CÒN ĐANG TỒN TẠI Ở VIỆT TIẾN 31 … NHÓM 7 … 1 Chương I/ GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC Là một thành viên của Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, Tổng Công Ty cổ phần may Vệt Tiến ( Việt Tiến) luôn đi đầu trong việc khẳng định và phát triển thương hiệu, tạo lập được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. 1. Giới thiệu cơ bản về tổ chức - Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công Ty May Việt Tiến - Tên giao dịch quốc tế: Viet Tien Garment Export and Import Company - Tên viết tắt: VTEC - Ý nghĩa tên: Việt Nam tiến lên - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước - Tổng giám đốc: ông Bùi Văn Tiến - Trụ sở giao dịch: Số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh - Website: www. Viettien.com.vn 2. Lịch sử hình thành và phát triển  Trước 30/4/1975, tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” - tên giao dịch là Pacific Enterprise - Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn, do ông Sâm Bào Tài (người Hoa) làm giám đốc - Diện tích: 1,513m2, 65 máy may gia đình, 100 công nhân  Từ cuối năm 1975 đến nay, 41 năm - một chặng đường đã làm nên Việt Tiến, 41 năm - chặng đường của một doanh nghiệp quốc gia. Ban đầu thành lập chỉ với gần 100 cán bộ công nhân viên đến nay Tổng công ty may Việt Tiến đã phát triển đội ngũ của mình lên hơn 35000 người với 21 công ty thành viên trải khắp các tỉnh thành trên cả nước. * 1975 -1985 Những bước đi đầu tiên. - Ngày 29/11/1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản xí nghiệp và quốc hữu hóa. Sau đó, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Hạnh (quê Cần Thơ) được NHÓM 7 2 nhà nước giao nhiệm vụ tiếp quản xí nghiệp. Với 82 người chiến sĩ trở về từ chiến trường, họ trở thành nguồn nhân lực bấy giờ, với các trang thiết bị cũ kĩ. - Ngày 05/09/1977: được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp may Việt Tiến. Sản phẩm lúc bấy giờ là quần áo sơ mi, được cộng hòa Liên Bang Xô Viết đánh giá cao. - Ngày 13/11/1979: XN bị hỏa hoạn, khiến thành quả sau 5 năm gây dựng cháy rụi hoàn toànt. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của nhà nước, hiệp hội các xí nghiệp may Việt Nam, của công nhân, Việt Tiến đã nhanh chóng hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình * 1986- 1995: Bước chuyển mình. - Năm 1986: Đất nước chuyển mình đổi mới toàn diện, đặc biệt là kinh tế, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ có 2 mô hình nhà nước và tập thể sang mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đổi mới đưa Việt Tiến đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Đi đầu trong phong trào mở rộng quy mô + 1/8/1989:Công ty cổ phần may Tây Đô, Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Công ty thành viên đầu tiên của Việt Tiến. Sản xuất quần âu, áo sơ mi. + 1990: Công ty cổ phần Đồng Tiến, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Chuyên sản xuất áo jacket, quần các loại sang thị trường Hoa Kì, Nhật, Canada, Đài Loan. +Khoảng đầu năm 1990, Theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, Bộ Công Nghiệp quyết định nâng Việt Tiến từ xí nghiệp lên công ty may Việt Tiến. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng. + Cùng trong năm 1990, tại thành phố HCM đồng loạt ra đời, cửa hàng HTKD ViỆt Tiến-TUNGSHING chuyên cung cấp thiết bị may và XNLDSX Tấm Bông PE. - Ngày 08/02/1991: Được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY, viết tắt là VTEC - Năm 1992, công ty liên doanh Thêu Việt Dương hình thành tại tp Hồ Chí Minh - Năm 1993, hàng loạt công ty thành viên Việt Tiến ra đời. Đầu tiên là công ty liên doanh sản xuất nút nhựa Việt Thuận ( nút nhựa, cúc nhựa). Tiếp đó là mở chi nhánh Việt Tiến tại Hà Nội, và công ty cổ phần sản xuất- kinh donah tấm bông HN-EVC. - Ngày 24/03/1993: được Bộ Công NGhiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ NHÓM 7 3 - Năm 1994, xí nghiệp M&SVTEC được thành lập hợp tác giữa Anh và cty Việt Tiến cũng cấp các dịch vụ khai báo và thủ tục hải quan, thủ tục xuất- nhập khẩu, giao- nhận hàng hóa trong và ngoài nước. - Công ty cổ phần may Tiên Tiến ra đời cùng năm tại Tiền Giang, dấu son mới trong liên doanh liên kết của Viêt Tiến, chuyên sản xuất quần áo nữ thời trang nữa các loại. - Cùng với đó là cửa hàng Việt Tiến-CLIPSAL được thành lập. - Năm 1995, 3 công ty con của Việt Tiến ra đời là Công ty MEX TNHH việt phát, XN dệt len VISONI, công ty TNHH xuất khẩu Việt Hồng ( may jacket và quần áo thể thao). => Việt tiến đã có chỗ đứng trong bản đồ dệt may trong nước và thế giới. * 1996 – 2007: Hội nhập và phát triển. Đứng trước những cơ hội và thử thách, Việt Tiến đã trưởng thành như thế nào? - Đào tạo cán bộ trong nghề bằng cách mở lớp dạy nghề cho công nhân. Xây dựng hạ tầng quyết liệt, tiết kiệm. Tài chính phải mạnh. Ông Trần Đắc Nguyện 9 tổng giám đốc công ty may Việt Tiến 1996-2002 nói: “ Tài chính chúng tôi có quan điểm là phải mạnh. Anh có làm liên doanh với ai mà đi vay tiền người ta thì cũng khó có uy tín lắm”. Cùng với sự cải tiến của máy móc và lực lượng con người không những gia tăng về số lượng mà còn có cả chất lượng. Việt Tiến cử những lao động trẻ ra nước ngoài học tập, lấy con người làm nòng cốt. - Trong giai đoạn này, Việt Tiến mở rộng về địa phương, Công ty may Việt Tân ( 1997 tại Tiền Giang), công ty cổ phần Việt Hưng (2001, quận 12) nhận lao động khuyết tật, công ty TNHH may Tiến Thuận (2003 tại Ninh Thuận),... - Thời gian này, thị trường Việt Nam mở của, hội nhập quốc tế, cùng với đó là bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và hiệp định WTO, Việt Tiến đã tận dụng tốt thời cơ này để quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Đặc biệt, đây là lúc khởi đầu phát triển thương hiệu và kênh phân phối nội địa. - 2006, thương hiệu TT-up ra đời, quần áo nữ thời trang cao cấp. - 30/08/2007: Tổng Công ty May Việt Tiến được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Mô hình hoạt động: công ty mẹ- công ty con Hiện nay, công ty gồm 12 xí nghiệp, 17 công ty con và công ty liên kết Tổng số CBCNV: 21.600 người ⃰ 2008 – nay: Nâng tầm cao mới. - 2008, thương hiệu Mahattan ra mắt, dòng thời trang cao cấp cho nam. - Tiếp tục đẩy mạnh mở rộng công ty thành viên: NHÓM 7 4 + 2008, công ty TNHH nhãn thời gian ra đời ở KCN dệt may tại Bình Dương. + 2010, công ty TNHH Việt Tiến MEKO, Cần thơ, chuyên sản xuất chăm ga, gối. + 2/2013, tổng công ty may Việt tiến đã khánh thành và đưa vào hoạt động trung tâm thiết kế thời trang. +Hàng loạt nhãn hàng thời trang ra đời: Smart Casual,Viet Long, Camelia, Viettien Kid - Ông Phan Văn Kiệt – bí thư đảng ủy- tổng công ty cổ phần may Việt Tiến có khẳng định: “ sự phát triển ngày càng lớn mạnh và bề vững của Việt Tiến, không chỉ thể hiện bằng giá trị tài sản, bằng doanh thu, bằng lượi nhuận, bằng quy mô sản xuất, bằng lực lượng lao động mà còn được thể hiện ở tính kế thừa, sự đoàn kết tạo nên sức mạnh nội lực đã được tổng hợp, tích lũy qua năm tháng”. - Trong bối cảnh ngày càng sâu rộng như hiện nay, Việt Tiến vẫn đang không ngường tổ chức mở rộng năng lực sản xuất trên quy mô lướn, tiếp tục quy hoạch thị trường, khách hàng, sản phẩm nhằm thực hiện chiến lược đa djang hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Giai đoạn này là giai đoạn Việt đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp Việt Tiến nâng cao năng suất. - Đến năm 2020, dự kiến doanh thu của công ty là 1 tỷ dollar, mang tính kế thừa và thời cơ thị trường khi TPP, FTA đến tới Việt Nam. 3. Lĩnh vực kinh doanh - Sản xuất quần áo các loại; - Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; - Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng; - Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; - Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; - Đầu tư và kinh doanh tài chính; - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 4. Các thương hiệu con: - Viettien : dòng sản phẩm thời trang công sở, mang phong cách lịch sự, tự tin NHÓM 7 5 - Việt Long: Một sống mang phong cách công sở, một số mang phong cách thời trang thoải mái, tiện dụng - TT - up: Sản phẩm thời trang, sành điệu - San Sciaro: Thời trang cao cấp mang phong cách Ytalya - Manhattan: Thời trang cao cấp mang phong cách Mỹ - Smart - Casual: mang tính chất lịch lãm, chỉn chu của Viettien nhưng bổ sung thêm sự thoải mái và tiện dụng - Vee Sandy: thời trang dành cho giới trẻ năng động 5. Các Công ty con: a. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên: - Công ty trách nhiệm hữu hạn May Tây Đô, - Công ty trách nhiệm hữu hạn May Đồng Tiến, - Công ty trách nhiệm hữu hạn May Tiền Tiến, - Công ty trách nhiệm hữu hạn May Thuận Tiến. b. Công ty cổ phần: - Công ty cổ phần May Việt Hà, - Công ty cổ phần May Vĩnh Tiến, - Công ty cổ phần May Việt Hải, - Công ty cổ phần Cơ khí Dệt May Thủ Đức, - Công ty cổ phần May Việt Long. 6. Các Công ty có vốn góp của Công ty mẹ: a. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên: - Công ty trách nhiệm hữu hạn May Việt Hồng, - Công ty trách nhiệm hữu hạn May Việt Tân, - Công ty trách nhiệm hữu hạn May Tiến Thuận. b, Công ty cổ phần: - Công ty cổ phần may Việt Hưng - Công ty cổ phần may Việt Thịnh c. Các Công ty liên doanh nước ngoài: - Công ty TNHH liên doanh Sản xuất tấm bông PE (GOLDEN – VTEC) - Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh tấm bông PE Hà Nội (EVC) NHÓM 7 6 - Công ty TNHH liên doanh Sản xuất nút nhựa Việt Thuận - Công ty TNHH liên doanh Sản xuất Mex Việt Phát 7. Thành tích đạt được Sự kiện Hình ảnh Được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao 10 năm liền từ 1997-2006 qua báo Sài Gòn Tiếp Thị. Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 - 2004 2005 - 2006 Đạt cúp vàng Thương hiệu Công nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2005 – 2006 NHÓM 7 7 Danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam 2004 - 2005 – 2006 Các huân chương, bằng khen của Chính phủ, huy chương vàng các giải thưởng: Tập thể Anh hùng lao động Cờ thi đua của Chính phủ Huân chương lao động hạng I - II - III Đạt danh hiệu Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2005 Top 10 các doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam 2006 Hệ thống quản lý chất lượng đã được cấp giấy chứng nhận : NHÓM 7 8 Chứng nhận SA 8000; Chứng nhận ISO 9001-2000; Chứng nhận WRAP. Danh hiệu Sản phẩm uy tín chất lượng 3 năm liền  Đạt giải WIPO "Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2004 về việc sử dụng sáng tạo và có quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh" do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hiệp quốc trao tặng. Chương II/ CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN I. CƠ CẤU TỔ CHỨC NỘI BỘ NHÓM 7 9 a. Hội đồng quản trị - ÔngVũ Đức Giang (Chủ tịch ) - Ông Nguyễn Đình Trường (Thành viên) - Ông Bùi Văn Tiến (Thành viên) - Ông Trần Minh Công (Thành viên) - Ông Phan Văn Kiệt (Thành viên) NHÓM 7 10  Là cơ quan quản lý, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợi của Công ty b. Tổng giám đốc Ông Bùi Văn Tiến là người đại diện pháp nhân của Công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiệm các quyền và nhiệm vụ được giao. c. Phó Tổng giám đốc - Ông Trần Minh Công - Ông Phan Văn Kiệt - Bà Nguyễn Thị Tùng * Ba Phó Tổng Giám Đốc, cùng nhau phối hợp hoạt động với Tổng Giám Đốc để đưa ra các quyết định chiến lược liên quan đến tổ chức bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi ích và những hiệu quả cao nhất cho công ty may Việt Tiến. - Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính – Kinh doanh: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty như: tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng, giám sát, theo dõi các của hàng, đại lý bán lẻ sản phẩm, các Công ty liên doanh trong nước và chi nhánh tại Hà Nội,… ngoài ra, ông còn một nhiệm vụ nữa là kiểm soát tài chính kế toán của Công ty, đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, từng năm. - Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất - Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: giám sát các hoạt động của văn phòng Công ty, theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu và các hoạt động pháp lý của công ty d. Giám đốc điều hành - Ông Nguyễn Ngọc Trung - Ông Phạm Tuấn Kiên - Ông Phạm Thanh Hoan - Bà Lê Thị Hồng Yến - Ông Nguyễn Minh Tuệ - Ông Hoàng Mộng Long Giám đốc điều hành đóng vai trò cực kì quan trọng, thiên nhiều về chiến lược, lập kế hoạch, định hướng phát triển chung cho công ty. NHÓM 7 11 e. Ban kiểm soát - Bà Thạch Thị Phong Huyền ( Trưởng ban) - Bà Trần Thị Ngọc Dung (Thành viên) - Ông Hồ Ngọc Huy (Thành viên) Ban kiểm soát có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty. f. Các khối phòng ban  Phòng nhân sự: Tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, lập chiến lược dài hạn về quản lý cán bộ cũng như về hành chính. Chăm lo đời sống cho công nhân viên.  Phòng kế toán: Thống kê và quản lý tài chính của công ty. Các công việc như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập các báo cáo, thông tin kinh tế … đều được thực hiện ở các xí nghiệp trực thuộc rồi được tập trung tại phòng kê toán của công ty. Công ty sẽ tiến hành giao vốn ( cố định, lưu động) theo hình thức khoán chi phí và báo cáo về công ty vào cuối kỳ ( mỗi tháng).  Phòng kinh doanh: Có chức năng đàm phán hợp đồng kinh doanh, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng dã ký kết, thực hiện việc xuất khẩu ủy thác, đảm bảo việc đối ngoại và tìm thị trường ở nước ngoài, hoạch định các chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing, quản lý việc tiêu thụ nội địa, theo dõi hoạt động tiêu thụ của các cửa hàng và các đại lý.  Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện: kiểm soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, kết hợp với phòng kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ yêu cầu về kỹ thuật và đề ra hướng giải quyết, may mẫu cho khách hàng duyệt và thống kê chương trình sản xuất, cân đối, kiểm tra nguyên phụ liệu, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm. NHÓM 7 12  Phòng kế hoạch điều độ: có nhiệm vụ ký kết và theo dõi thực hiện các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định mức cho từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh lý hợp đồng  Phòng cung tiêu: Cung cấp, giám sát các nguyên phụ liệu, nhiên liệu cho từng xí nghiệp, điều hành hệ thống kho, kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản phẩm đến cửa hàng, đại lý tiêu thụ, trực tiếp vận hành trạm vận tải hơn 20 xe.  Phòng đảm bảo chất lượng: báo cáo trực tiếp với Tổng Giám Đốc, có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống ISO 9002. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phát hiện giải quyết các vướng mắc của sản phẩm để điều chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín  Phòng đoàn thể: xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể cho từng công ty  Bộ phận kế hoạch đầu tư – xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công ty liên doanh, xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng mới cho công ty.  Văn phòng Công ty: tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư, tổ chức đội bảo vệ của công ty, giám định sức khỏe cho công tác tuyển dụng, tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên.  Hệ thống kho gồm có: Kho nguyên liệu, Kho phụ liệu, Kho bao bì, Kho phế liệu, Kho thành phẩm, Kho văn phòng II. PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU CÔNG TY THEO 6 THUỘC TÍNH 1, Chuyên môn hóa và tổng hợp hóa Về tính chuyên môn hóa: - Công ty có 3 Phó Giám đốc đảm nhiệm từng công việc cụ thể: Tài chính – kinh doanh, Sản xuất, Nội chính NHÓM 7 13 - Công ty có các phòng ban thuộc sự quản lý của ban giám đốc, được bố trí theo từng chuyên môn ví dụ như Phòng kế toán tập trung quản lý tài chính Công ty, hay Phòng đoàn thể thì xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể cho từng công ty  Ưu điểm: - Các phòng ban được bố trí chuyên môn hóa nên phát huy được tối đa năng lực chuyên môn, tăng năng suất lao động do các phòng ban có thể đi sâu vào chuyên môn của mình, - Dễ đào tạo nhân lực mới, các phòng ban với chuyên môn cụ thể giúp công nhân viên có thể lựa chọn cho mình lĩnh vực hoạt động, từ đó tăng chất lượng và hiệu quả lao động và có được các chuyên gia giỏi - Sự kết hợp linh hoạt giữa chuyên môn hóa và tổng hợp hóa giúp lãnh đạo công ty có thể nắm được mọi hoạt động của công ty  Nhược điểm: - Sự phân chuyên môn hóa có thể giúp nhân viên có đam mê nghiên cứu sâu nhưng cũng có thể gây ra nhàm chán đối với một số nhân viên - Việc chỉ tập trung vào một chuyên môn gây ra giới hạn đối với sức sáng tạo của nhân viên 2, Hợp nhóm và hình thành các bộ phận Cơ cấu tổ chức của Việt Tiến là cơ cấu theo mô hình hỗn hợp: Cơ cấu chức năng, cơ cấu theo sản phẩm, cơ cấu theo khách hàng, cơ cấu theo địa dư, cơ cấu theo đơn vị chiến lược  Cơ cấu chức năng: Ba phó Tổng Giám đốc đảm nhiệm các chức năng riêng Công ty chia ra thành các phòng ban nhỏ đảm nhiệm các chức năng nhất định  Ưu điểm: - Phát huy được ưu thế chuyên môn hóa là Tài chính – kinh doanh, Sản xuất và Nội chính, hay đối với các phòng ban là kinh doanh, kỹ thuật,… - Đơn giản hơn trong việc đào tạo nhân lực, cũng như giúp cho cấp trên dễ dàng kiểm tra, kiểm soát công việc NHÓM 7 14  Nhược điểm: - Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đôi khi diễn ra tình trạng cục bộ khi từng bộ phận chỉ chú tâm đến chức năng của mình - Hạn chế khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân viên chung của công ty, các nhà quản lý có cái nhìn hạn hẹp, chỉ giới hạn trong chuyên môn của mình - Gây mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đưa ra mục tiêu chung, có thể các Phó Tổng giám đốc hay các phòng ban đặt lợi ích của bản thân lên lợi ích chung của Việt Tiến, đổ lỗi lên nhau và cho cấp lãnh đạo cao nhất  Cơ cấu theo sản phẩm: Các Công ty con của Việt Tiến kinh doanh rất nhiều sản phẩm khác nhau. Ngoài các sản phẩm được nhiều người biết đến là các mặt hàng thời trang thì Việt Tiến còn sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, kinh doanh máy in, photocopy,… Bên cạnh đó, ở lĩnh vực các mặt hàng thời trang, Việt Tiến cũng đa dạng trong các loại sản phẩm của mình như quần áo, phụ kiện, giày dép,…  Ưu điểm: nắm rõ được tính chất sản phẩm, cập nhật mẫu mã theo xu hướng. Dễ kiểm soát  Nhược điểm: nhỏ, lẻ, cần nhiều người phụ trách phần công việc. Hay một người phải phụ trách một loại của nhiều hãng.  Cơ cấu theo khách hàng: Với nhiều loại mặt hàng kinh doanh nên Việt Tiến cũng hướng tới các khách hàng khác nhau: thời trang công sở như Việt Long, Smart – Casual,.. ; thời trang dành cho giới trẻ Vee Sandy; hay sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp;…  Ưu điểm: hiểu rõ đặc điểm, tính chất để phát triển sản phẩm, dễ phân phối ra thị trường.  Nhược điểm: cần nhiều nhân lực để thực hiện 1 sản phẩm  Cơ cấu theo địa dư: NHÓM 7 15 Việt Tiến có rất nhiều cơ sở trong và ngoài nước. Ở trong nước như tại 114 Quán Thánh Ba Đình, Quận Ba Đình, Hà Nội, hay 19 Nguyễn Trãi, Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Ở nước ngoài, Tổng công ty May Việt Tiến mở thêm tổng đại lý phân phối tại 6 nước châu Á gồm Myanmar, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc. Ưu điểm: - Có thông tin tốt hơn về thị trường, ở mỗi nơi như Hà Nội, TP. HCM hay nước ngoài sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm khác nhau nên công ty có thể nắm rõ thông tin về nhu cầu của khách hàng - Sử dụng tối đa, lợi thế các nguồn lực ở các địa phương, các khu vực - Giảm gánh nặng cho quản lý cấp cap, tốt cho phát triển quản lý cấp thấp Nhược điểm: - Việc bố trí mật độ quá dày các cơ sở tại Hà Nội hay TP.HCM gây ra sự cạnh tranh các nguồn lực, gây phản hiệu quả - Cần nhiều người có năng lực quản lý chung , khó phối hợp hoạt động giữa các bộ phận khi cần thiết  Cơ cấu theo Đơn vị chiến lược: Việt Tiến có các Xí nghiệp trực thuộc, các Công ty con, các Công ty Liên kết, côn ty Liên doanh đảm nhiệm kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau như quần áo thời trang, máy in, photocopy, thiết bị máy tính, máy bơm gia dụng và công nghiệp; ….  Ưu điểm: - Các đơn vị có mục tiêu và chiến lược riêng nhưng vẫn có thể phối hợp với nhau, ví dụ như công ty sản xuất thiết bị phục vụ ngành may kết hợp với các xí nghiệp hoặc công ty con sản xuất thời trang  Nhược điểm: - Các đơn vị có lợi nhuận cao có thể sẽ lấn át các đơn vị khác hoặc cả tổ chức, gây ra mâu thuẫn - Do Việt Tiến có hệ thống các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh rất lớn nên khó có thể kiểm soát NHÓM 7 16 3, Cấp quản lý và tầm quản lý Do hiện nay công ty có quy mô hơn 30000 công nhân viên, lao động cho công ty, nên để dễ kiểm soát, công ty có mô hình cơ cấu hình tháp  Ưu điểm: - Công ty được phân chia thành các bộ phận có chuyên môn cao, có tính độc lập - Hoạt động hiệu quả trong môi trường ổn định - Dễ dàng kiểm soát đối với công ty có nhiều công nhân viên lao động như Việt Tiến  Nhược điểm: - Sự phát triển, cũng như sự sáng tạo của nhân viên bị giới hạn. - Giảm đi tính gần gũi giữa các nhân viên giữa các cấp quản lý, các nhân viên cấp thấp với các cấp quản lý hay giữa các cấp quản lý càng xa nhau thì càng khó phá bỏ rào cản trong các mối quan hệ. 4, Các mối quan hệ quyền hạn  Quyền hạn trực tuyến - Nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị do Giám đốc thực hiện - Phó TGĐ thực hiện kí kết hợp đồng thông qua sự đồng ý của Tổng Giám đốc - Các phòng ban chịu sự quản lý và chịu trách nhiệm trước các Phó TGĐ và Giám đốc, ví dụ như Phòng tài chính phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Phó TGĐ Tài chính – Kinh doanh  Quyền hạn tham mưu  Ưu điểm: - Cho phép các Phó Tổng giám đốc đưa ra ý kiến, lời khuyên đối với Tổng giám đốc giúp cấp trên có thể đưa ra quyết định dễ dàng, đúng đắn và khách quan - Cho phép các chuyên gia có thể đưa ra phương án của mình lên cấp trên  Nhược điểm: - Làm xói mòn quyền hạn trực tuyến, đôi khi cấp dưới sẽ đề cao ý kiến tham mưu của mình mà quên mất cấp trên có thể ra lệnh cho mình NHÓM 7 17 - Sự thiếu trách nhiệm của các tham mưu và mâu thuẫn vì các ý kiến tham mưu có thể khó triển khai đối với từng điều kiện hiện tại của Công ty  Quyền hạn chức năng Ví dụ như Phó Tổng giám đốc được Tổng giám đốc ủy quyền kí kết hợp đồng trong một số trường hợp nhất định  Ưu điểm: - Giảm thiểu công việc cho cấp trên  Nhược điểm: - Quyền hạn của cấp dưới đôi khi bị hạn chế, phụ thuộc vào cấp trên 5, Tập trung và phi tập trung - Ưu điểm: Cấp trên có thể kiểm soát công việc của cấp dưới, tạo sự nhất quán, có thể phân công nguồn lực dễ dàng, linh hoạt - Nhược điểm: Sự tập trung có thể khiến quản lý cấp cao sa lầy, ôm đồm và gạt quản lý cấp thấp ra ngoài, tuy nhiên sự phi tập trung lại gây ra sự thiếu nhất quán 6, Phối hợp  Ưu điểm: - Tạo sự liên kết giữa các bộ phận phòng ban, xây dựng kênh thông tin ngang dọc, lên xuống  Nhược điểm: - Nhiệm vụ chồng chéo lên nhau, bên cạnh đó Việt Tiến có khá nhiều công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh nên khó phối hợp và Cấp cao khó quản lý ------------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG III/ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP RA MỘT KẾ HOẠCH: Ví dụ: Dự án tăng cường sản xuất sản phẩm dệt may mùa thu năm 2016 khu vực nội thành Hà Nội 1/ Quy trình lập kế hoạch: a) Bước 1: Phân tích kế hoạch định hướng NHÓM 7 18 - Mục đích: đảm bảo sự thống nhất của Dự án với yêu cầu của Ban Giám đốc trong chương trình Thời trang Thu Đông 2016. - Phạm vi hoạt động của dự án: toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm cho tới lúc xuất kho. Bao gồm các phòng, ban: phòng kế hoạch, phòng xuất nhập khẩu, phòng vật tư, kho; phòng kỹ thuật, sản xuất; phòng thống kê; phòng nhân sự; ban kiểm định. - Khối lượng, đánh giá các nguồn lực: + Vốn đầu tư ban đầu của dự án tăng cường: 200 tỷ VNĐ. + Số lượng lao động dự kiến cần thêm: tùy vào số lượng đơn hàng cần cung ứng và thời gian sản xuất yêu cầu. Dự kiến: 100 nhân viên lành nghề, đã có kinh nghiệm làm việc, tránh việc phải đào tạo lại, tiết kiệm tối đa chi phí. - Mặt hàng sản xuất chủ yếu: suit (comle), T-shirt, sơ-mi. b) Bước 2: Phân tích môi trường  Mục đích: xác định theo mô hình SWOT. Điểm mạnh. (S – Strengths): - Khách hàng chủ yếu là nam giới trong độ tuổi lao động: sinh viên, nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng, thương gia, nhà ngoại giao… - Thương hiệu VIETTIEN đã được hình thành và nhận được nhiều sự tín nhiệm từ phía khách hàng. - Trang thiết bị, máy móc sản xuất tại các xưởng đã được nâng cấp hiện đại, hoạt động tốt. - Nhân viên có kinh nghiệm, tay nghề cao. Điểm yếu: (W – Weeknesses): - Mẫu mã sản phẩm chưa được cải tiến. - Nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài, rủi ro về giá cả do biến động thị trường cũng như ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái ngoại tệ có thể khiến giá nguyên vật liệu tăng. Cơ hội: (O – Opportunities): - Mùa thu đông là mùa mà nhiều người thường sẽ chỉ mặc một áo sơ-mi bên ngoài hoặc khoác bộ comle, nhu cầu khách hàng lớn. - Cuộc vận động: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” có thể tác động tới thị phần của khách hàng và tạo cú hích trong thị trường hàng tiêu dùng may mặc. Thách thức (T – Threats): - Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: May10, An Phước, Thái Tuấn, OWEN, Thành Công,… -Tiêu chuẩn của khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, đặt ra nhiều thách thức đổi mới cho mẫu mã sản phẩm mà vẫn phải đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh. -Hàng nhái, hàng giả ngày càng gia tăng. c) Bước 3: Xác định mục tiêu và chỉ tiêu - Bảng chỉ tiêu Dự án năm 2016 và Kế hoạch, Thực hiện 2015 NHÓM 7 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan