Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài tập nhóm chủ thể của pháp luật dân sự những quy định chung về luật dân sự, t...

Tài liệu Bài tập nhóm chủ thể của pháp luật dân sự những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

.PDF
14
98
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM ♦ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ Buổi thảo luận thứ nhất CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ LỚP CLC QTKD 42 DANH SÁCH NHÓM 4 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Phạm Văn Chương Trần Thị Ngọc Đan Nguyễn Thị Thùy Linh Nông Trúc Linh Bùi Thị Minh Ngọc Phan Ngọc Phương Quỳnh Dương Thị Bích Tuyền 1753401010005 1753401010006 1753401010040 1753401010042 1753401010059 1753401010076 1753401010117 1 PHẦN 1: Năng lực hành vi dân sự cá nhân Câu 1: Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận có thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự không? Vì sao? Hoàn cảnh của ông P trong Quyết định không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Vì theo Khoản 1 Điều 22 quy định về Mất năng lực hành vi dân sự: “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”. Theo kết luận giám định pháp y tâm thần hiện tại ông P mắc bệnh “Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm”, xét thấy ông không bị mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác mà không thể nhận thức,làm chủ được hành vi, trên cơ sở kết luận giám định ông P thuộc trường hợp người có tình trạng thể chất hoặc tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự theo Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015: “1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” Câu 2: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự. Tiêu chí Hạn chế năng lực hành vi dân sự Mất năng lực hành vi dân sự Giống nhau Căn cứ chứng minh Một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành  vi dân sự khi và chỉ khi có Quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khả năng Cá nhân không thể tự mình tham gia các giao dịch, giao dịch phải do thực hiện giao dịch người đại diện theo pháp luật thực hiện. Khác nhau Đối tượng Cơ sở để Tòa án ra quyết định Hệ quả pháp lý Người đại diện Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.  Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.  Kết luận giám định pháp y tâm thần. Giao dịch do người hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu), trừ trường hợp được sự đồng ý của người đại diện hoặc giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.  Giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu)  Giao dịch phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện Người đại diện của người hạn chế năng lực hành vi dân sự do Tòa án chỉ định.  Người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân và được gọi là người  giám hộ  Người đại diện có thể được 2 chỉ định hoặc đương nhiên trở thành người đại diện theo quy định của pháp luật. Câu 3: Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao? Trong Quyết định, ông P không thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vì theo Khoản 1 Điều 24 có nêu: “1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”. Trường hợp của ông P theo kết luận giám định pháp y tâm thần là mắc bệnh “Rối loạn cảm xúc lưỡng cực” người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ được hành vi chứ không thuộc trường hợp người bị nghiện ma túy hay các chất kích thích dẫn đến không làm chủ được hành vi của mình. Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. - Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 về Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: “1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” và khoản 1 Điều 24 BLDS 2015 về Hạn chế năng lực hành vi dân sự: “1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.” - Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là về đặc điểm nhận dạng giữa hai chủ thể này; và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố nhưng người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố; và về người đại diện thì 3 người đại diện của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người giám hộ do Tòa án chỉ định và người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người đại diện theo pháp luật do Tòa án quyết định. Câu 5: Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao? - Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là có thuyết phục. - Giải thích: Trường hợp của ông P đã đủ các yếu tố quy định theo khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 về Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: “1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” và Tòa án đã kết luận dựa trên bản giám định pháp y của Trung tâm Giám định pháp y Miền Trung: về mặt y học thì ông P rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm và về mặt pháp luật thì ông P có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi chứ chưa đến mức bị tâm thần và mất luôn năng lực hành vi dân sự. Hơn nữa, bản giám định pháp y của Trung tâm Giám định pháp y Miền Trung là văn bản Kết luận có giá trị pháp lý đối với những người bị tâm thần, hạn chế năng lực… Do đó, Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là vô cùng thuyết phục. Câu 6: Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì sao? - Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P là thuyết phục. - Giải thích: Sau khi bà H bỏ đi thì bà T là người nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến tuổi trưởng thành. Mặt khác, bà H đã bỏ đi hơn 20 năm nay, và không về địa phương lần nào, hiện nay không biết bà H đang ở đâu, làm gì, còn sống hay đã chết. Nên không có cơ sở để chỉ định bà H là người giám hộ cho ông P. Vì vậy, Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P là vô cùng thuyết phục. Câu 7: Việc Toà án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục không? Vì sao? -Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P là thuyết phục, vì: 4  Bố của ông P đã mất, mẹ của ông cũng đã bỏ đi hơn 20 năm (Không có cơ sở để để chỉ định bà là người giám hộ cho ông P)  Vợ của ông P, bà H không đủ điều kiện là người giám hộ của ông P theo quyết định của tòa án  Bà T là người nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến lúc trưởng thành và chính ông P yêu cầu Tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị T làm người giám hộ cho mình căn cứ vào khoản 2 điều 46 Bộ luật Dân sự 2015  “Trường hợp người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu”.  Và bà T cũng có đủ điều kiện của cá nhân làm người giám hộ quy định tại điều 49 Bộ luật Dân sự 2015.  Theo đó, việc Tòa án để bà T làm người giám hộ là thuyết phục. Câu 8: Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện cho ông P trong những giao dịch nào? Vì sao?        Căn cứ vào điểm b, khoản 1 điều 57 và điểm c, khoản 1 điều 58, thì theo quyết định của tòa án, bà T có thể thực hiện một số giao dịch sau: Chăm sóc, bảo đảm việc điều bệnh cho người được giám hộ. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. Quản lý tài sản của người được giám hộ. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người giám hộ. Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ. Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ. Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về chế định người có khó khan trong nhận thức, làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015? - Chúng ta đều biết pháp luật được ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong đời sống hằng ngày. Các điều luật mới liên tục được bổ sung kịp thời để điều chỉnh phù hợp với diễn biến của các tình huống trong cuộc sống. Gần đây nhất là việc sửa đổi Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) đã bổ sung thêm các điều khoản mới. Trong đó nổi bật là Điều 23 với nội dung: “Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.” 5 - Và “Để tham gia vào các quan hệ dân sự, cá nhân phải có khả năng nhận thức rồi thì phải có khả năng làm chủ được hành vi của mình. Vì lẽ này mà BLDS quy định rằng, để có thể tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, phải có căn cứ vào căn bệnh của cá nhân đó để biết nó có ảnh hưởng tới “Nhận thức” và khả năng “Làm chủ được hành vi” của họ hay không”1 - Quay ngươc lại khái niệm của BLDS 2015 quy định về hai trường hợp của năng lực hành vi, đó là mất năng lực hành vì và hạn chế năng lực hành vi:  Người mất năng lực hành vi là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.  Người bị hạn chế năng lực hành vi  là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Sau khi xem xét hai chủ thể của mất năng lực hành vi và hạn chế năng lực hành vì ta sẽ thấy rất nhiều trường hợp thực tế trong cuộc sống không phải là chủ thể của hai điều luật này. - Cụ thể hơn đó là các trường hợp người cao tuổi, rối loạn tâm thần nhẹ, người mắc một số bệnh như Parkinson,... è Các trường hợp này chưa đến mức mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vì, vì triệu chứng bệnh lý của họ chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó họ có thề sinh hoạt trở lại bình thường nên việc bổ sung điều luật: khó khăn trong nhận thức hành vi là hoàn toàn hợp lý. Nhằm mục đích rất rõ là bảo vệ và đảm bảo yếu tố công bằng về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ dân sự, đặc biệt là các vấn đề về xác lập, thực hiện các hợp đồng giao dịch. Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là pháp nhân? Nêu rõ điều kiện? Theo Bộ Luật dân sự hiện hành 2015, tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi có những điều kiện sau (Theo khoản 1 Điều 74) : Trang 11 – Tạp chí khoa học pháp lý số 5/2011 – “Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành vi dân sự” – Đỗ Văn Đại và Nguyễn thanh Thư. 1 6 a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Thứ nhất, pháp nhân được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014,…. Thứ hai, phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định: Theo đó, pháp nhân phải có cơ quan điều hành, tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. Thứ ba: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Để một tổ chức tham gia vào quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì phải có tài sản riêng, tài sản của pháp nhân là tài sản thuộc quyền sở hữu của pháp nhân hoặc do nhà nước giao cho quản lý. Tính độc lập trong tài sản của pháp nhân được thể hiện ở sự độc lập với tài sản của cá nhân là thành viên của pháp nhân, với cơ quan cấp trên và các tổ chức khác. Trên cơ sở tài sản độc lập của pháp nhân, pháp nhân mới có thể chịu trác nhiệm bằng tài sản của mình. Thứ tư: pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ. Pháp nhân có thể đóng vai trò nguyên đơn hoặc bị đơn trước Tòa khi mà quyền lợi bị xâm phạm. Câu 2: Trong bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào trong bản án đó có trả lời. - Trong bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, cơ quan đại diện của bộ tài nguyên và môi trường là một tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ. 7 - Đoạn cho thấy: “Như vậy, cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân thành phố Hồ Chí Minh…nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ”. Câu 3: Trong bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân? - Hướng giải quyết trên là hoàn toàn hợp lí, đúng với quy định của pháp luật. Vì căn cứ vào khoản 1, 3, 5 của điều 84 BLDS 2015 có quy định “ 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.” “4. Văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền”. Vì vậy, cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân thì không thể xác lập giao dịch với tư cách pháp nhân, chỉ có thể nhân danh pháp nhân để thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ và thời hạn được giao. Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của tòa án. - Hướng giải quyết trên của Tòa án là hoàn toàn đúng đắn, vì cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường chưa đủ điều kiện trở thành một pháp nhân vì chưa đáp ứng được điều kiện tài sản độc lập phải thu chi ngân sách theo quyết định của nhà nước và Bộ, chưa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ vì chỉ là bộ phận của Bộ, hành động theo ý chí, sự hướng dẫn của Bộ tài nguyên và môi trường và phải phối hợp với các cơ quan tổ chức khác vì cơ quan đại diện này không có sự độc lập. Câu 5: Pháp nhân và cá nhân có khác gì nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu cơ sở khi trả lời (nhất là trên cơ sở BLDS 2005 và BLDS 2015)? Thứ nhất: Về khái niệm Trong BLDS 2005, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bị thu hẹp so với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, tại Điều 14 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Trong khi đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại khoản 1 Điều 86 BLDS 2005 đã thêm cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp nhân”. Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015: “1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.” 8 Song, có thể thấy, việc thu hẹp phạm vi năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân gây ra khá nhiều khó khăn trong thực tiễn, có những giao dịch pháp nhân xác lập nhưng khó xác định có phù hợp với mục đích của pháp nhân hay không. Vì thế, BLDS 2015 đã loại bỏ cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp nhân”, theo hướng: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Chính vì vậy, theo BLDS 2015 thì khái niệm về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là giống nhau. Thứ hai: Năng lực dân sự liên quan đến giới tính, huyết thống Trong BLDS 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống: Ví dụ: cá nhân có quyền xác định lại giới tính (Điều 36), chuyển đổi giới tính ( Điều 37). Song, pháp nhân không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống vì đó là những đặc thù riêng của con người. Điều 36, 37 trong BLDS 2015 cũng chính là điểm mới, khắc phục những khiếm khuyết của BLDS 2005, khi BLDS 2005 vẫn chưa có quy định về việc xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính. Thứ ba: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự Trong BLDS 2005, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là cơ bản giống nhau. Ngoài ra, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có thêm một số ngoại lệ mà pháp nhân không có như: Khoản 2 Điều 612 , Điều 635. Đối với BLDS 2015, đã có sự bổ sung về thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tại khoản 2 Điều 86 BLDS 2015: "Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”. Thứ tư: Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự Trong BLDS 2005, thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân là giống nhau. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết (Khoản 3 Điều 14 BLDS 2005) và đối với pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân (Khoản 2 Điều 86 BLDS 2005). Bên cạnh đó, trong BLDS 2015, có xu hướng thêm quy định để bảo vệ quyền lợi cho người chết, người chết vẫn được pháp luật ghi nhận. 9 Ví dụ: Theo trách nhiệm bồi thường của nhà nước, trong trường hợp cá nhân đã chết thì người thân của họ có quyền yêu cầu cơ quan chức trách liên quan khôi phục danh dự của người đã chết. Câu 6: Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? Theo khoản 2, Điều 137 thì: “2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.” Điều đó có nghĩa rằng pháp nhân không bị phụ thuộc vào người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động (có nghĩa là pháp nhân không bị phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào). Nhưng khi bắt đầu xác lập giao dịch mà là giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân thì làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện Theo khoản 1 Điều 139 BLDS 2015: 1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Khi ấy, pháp nhân bị ràng buộc bởi người đại diện của pháp nhân. Tại khoản 2 điều 141 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tức là pháp nhân hoàn toàn phụ thuộc vào người đại diện khi xác lập giao dịch, vì pháp nhân tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình mà đã ủy quyền cho người đại diện. Câu 7: Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Trong tình huống trên, hợp đồng với công ty Nam Hà có ràng buộc công ty Bắc Sơn. Căn cứ vào khoản 1,2,6 Điều 84 Bộ Luật Dân Sự 2015: “1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. 2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. 10 6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.” => Như vậy, việc trong quy chế công ty Bắc Sơn có quy định chi nhánh công ty Bắc Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân là trái với quy định tại khoản 1 Điều 84 BLDS 2015. Chi nhánh công ty Bắc Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh không có tư cách pháp nhân mà chỉ được nhân danh pháp nhântức công ty Bắc Sơn để xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi và trong thời hạn được ủy quyền. Vì vậy, giao dịch do chi nhánh công ty Bắc Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh xác lập với công ty Nam Hà vẫn sẽ có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự đối với công ty Bắc Sơn và tất nhiên khi hợp đồng giữa chi nhánh Công ty Bắc Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh và công ty Nam Hà xảy ra tranh chấp thì công ty Bắc Sơn đương nhiên phát sinh nghĩa vụ dân sự giải quyết tranh chấp này (dựa theo Khoản 6 Điều 84 BLDS 2015). 11 PHẦN 2: Trách nhiệm dân sự của pháp nhân Câu 1: Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của thành viên và trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân. - Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của thành viên: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 87 BLDS 2015, pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:  Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.  Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. -Bên cạnh đó, còn có căn cứ vào Khoản 2 Điều 87 BLDS 2015, pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. - Trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân:  Dựa vào Khoản 3 Điều 87 BLDS 2015: “Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.” Câu 2: Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên Á không? Vì sao? - Trong Bản án được bình luận, thì bà Hiền có là thành viên của công ty Xuyên Á. Vì thực tế bà Hiền đã có góp 26,05% vào tổng vốn của công ty này. Luật không hề có quy định về việc góp bao nhiêu phần trăm mới tính là thành viên của pháp nhân cho nên chỉ cần bà Hiền có góp vốn vào tổng vốn của công ty Xuyên Á thì bà chính là thành viên của công ty Xuyên Á. 12 Câu 3: Nghĩa vụ của Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay của bà Hiền? Vì sao? - Nghĩa vụ của Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á. Vì: khi kí hợp đồng mua gạch của Công ty Ngọc Bích, người đại diện đã nhân dân Công ty Xuyên Á để ký hợp đồng. Căn cứ Khoản 3 Điều 87 BLDS2015 quy định “Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.” Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích. - Bản án Tòa cấp sơ thẩm là chưa thỏa đáng bởi vì bà Hiền chỉ góp 26,05% về vốn vào Công ty mà buộc bà Hiền phải liên đới trả nợ là không đúng. Câu 5: Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á đã bị giải thể - Cần thu thập đầy đủ chứng cứ làm rõ lí giải lý do giải thể, tài sản của công ty giải thể và nghĩa vụ về tải sản của công ty sau khi bị giải thể…. Để giải quyết theo đúng pháp luật, từ đó mới có thể đảm bảo quyền lợi cho Công ty Ngọc Bích. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan