Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Bài tập nhóm 3 taopj động cơ làm việc...

Tài liệu Bài tập nhóm 3 taopj động cơ làm việc

.DOCX
6
382
93

Mô tả:

Tạo động cơ làm việc cho nhân viên trong doanh nghiệp
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM Tên Đề Tài TẠO ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC Giáo viên hướng dẫn: Thực hiện: Đỗ Thị Bích Ngọc Nhóm 03- N04 Ngày 05 , tháng 03, năm 2018. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................2 Bài tập nhóm 03- N04: Tạo động cơ làm việc 1. Khái quát về động cơ và động cơ làm việc...........................................................................2 - Động cơ......................................................................................................................................2 - Động cơ làm việc.......................................................................................................................2 2. 3. Các thuyết động viên bởi sự thỏa mãn.................................................................................3 a) Thuyếết nhu cầầu của Maslow.................................................................................................3 b) Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg :..................................................................................3 c) Thuyết hai nhân tố của Herzberg..........................................................................................4 d) Thuyết các nhu cầu thúc đẩy của David McClelland...........................................................4 Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc................................................................4 1 Bài tập nhóm 03- N04: Tạo động cơ làm việc MỞ ĐẦU Trong một tổ chức, mỗi người là một cá thể khác nhau vì vậy nhà lãnh đạo cần được trang bị đầy đủ những kỹ năng quản lý nhân sự, nghiệp vụ cần thiết và có tinh thần vì lợi ích chung của tổ chức cũng như quan tâm đến lợi ích cá nhân của mỗi nhân viên. Nhân sự là cánh tay phải của doanh nghiệp, nhân sự quyết định thành công hay thất bại cho một doanh nghiệp. Sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng… đều bắt nguồn từ con người.Trong một tổ chức, mỗi người là một cá thể khác nhau vì vậy nhà lãnh đạo cần được trang bị đầy đủ những kỹ năng quản lý nhân sự, nghiệp vụ cần thiết và có tinh thần vì lợi ích chung của tổ chức cũng như quan tâm đến lợi ích cá nhân của mỗi nhân viên . Khuyến khích và tạo động lục cho nhân viên chính là góp phần thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp. 1. Khái quát về động cơ và động cơ làm việc - Động cơ Theo Torrington, Hall, Taylor và Atkinson thì “Động cơ là mong muốn để đạt được ngoài mong đợi, được thúc đẩy bởi nhân tố bên trong hơn là nhân tố bên ngoài và được gắn kết trong một sự phấn đấu liên tục cho sự cải thiện.” Gibson, Ivancevick, Donnelly đã lập luận rằng “ Động cơ có liên quan đến việc hành vi bắt đầu như thế nào, là được tiếp sinh lực, được duy trì, được hướng dẫn, được dừng lại và những loại phản ứng chủ quan là hiện tại trong tổ chức trong khi tất cả những điều này đang xảy ra.” Động cơ là quá trình tâm lý mà cho ra mục đích hành vi, hướng và khuynh hướng cư xử một cách có mục đích để đạt được những nhu cầu cụ thể mà chưa đáp ứng được, một nhu cầu chưa thỏa mãn và ý chí để đạt được Từ những định nghĩa được nêu trên, có thể rút ra được khái niệm ngắn gọn về động cơ: “Động cơ chính là những gì thúc đẩy con người hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể và thỏa mãn những nhu cầu, kỳ vọng của họ.” - Động cơ làm việc Động cơ làm việc là tiến trình khởi đầu, duy trì hiệu suất của mục tiêu định hướng. Nó tiếp năng lượng cho suy nghĩ, cung cấp sự nhiệt tình, tô màu cho sự phản ứng lại với cảm xúc tích cực và tiêu cực để làm việc. Động cơ làm việc là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, Động cơ làm việc cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sống và làm việc của con người. (PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và THS. Nguyễn Văn Điềm) 2 Bài tập nhóm 03- N04: Tạo động cơ làm việc 2. Các thuyết động viên bởi sự thỏa mãn a) Thuyếết nhu cầầu của Maslow Một người bắt đầu hoạt động thường có động cơ là nhằm thỏa mãn những nhu cầu còn chưa được bù đắp. Ngược lại, khi một nhu cầu đã được thỏa mãn, thì động cơ làm việc cũng biến mất theo. Nhu cầu và động cơ lúc nào cũng đi kèm với nhau. Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là: cho đến khi nào những nhu cầu ở phía dưới còn chưa được thỏa mãn thì thật khó mà tiếp tục lên các nhu cầu ở cấp cao hơn Bảng :Ứng dụng thuyết nhu cầu của Maslow Mức nhu cầu Phần thưởng chung Các nhân tố từ tổ chức 1. Sinh lý Thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ - Lương - Sự dễ chịu về điều kiện làm việc - Khu ăn uống 2. An toàn An toàn, an ninh, ổn định, bảo vệ, - Điều kiện làm việc an toàn - Lợi ích từ công ty - Bảo đảm việc làm 3. Xã hội Tình yêu, tình cảm - Nhóm làm việc gắn kết - Người quản lý thân thiện - Sự gắn kết chuyên nghiệp 4. Tự trọng Tự trọng, được kính trọng - Công nhận xã hội - Chức danh - Được phản hồi từ công việc của chính mình 5. Tự thực hiện Tăng trưởng, tiến bộ, sáng tạo - Công việc thử thách - Cơ hội sáng tạo - Thành tựu trong công việc - Sự thăng tiến trong tổ chức b) Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg : Trong một thời gian rất dài, người ta đã quan niệm là những yết tố động viên con người làm việc đến từ môi trường xung quanh như không khí làm việc, các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, những điều kiện vật chất để làm việc, tiền lương, ... Vì vậy khi những yếu tố môi trường này được thỏa mãn thì đã đủ để động viên tinh thần làm việc của con người. Với một quan điểm như vậy, người ta nghĩ rằng tăng lương ® tăng động cơ làm việc ® tăng năng suất. Song thực tế lại cho thấy rằng nếu sự bất bình có giảm đi, thì động cơ làm việc cũng không 3 Bài tập nhóm 03- N04: Tạo động cơ làm việc được tăng lên ở tất cả các nhân viên : cũng có một số người được động viên hơn nhưng một số người khác lại không. Frederick Herzberg là cha đẻ của học thuyết hai nhân tố. Học thuyết này đã và đang được các nhà quản lý áp dụng rộng rãi . Con người thường cho rằng đối nghịch với bất mãn là thỏa mãn và ngược lại. Nhưng Herzberg cho rằng đối ngược với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và ngược lại. Các nhân tố được chia làm hai nhóm: c) Thuyết hai nhân tố của Herzberg Nhóm nhân tố duy trì Lương Sự đảm bảo về công việc Điều kiện làm việc Mức độ và chất lượng của quản lý Chính sách công ty và sự quản trị Mối quan hệ giữa những cá nhân Nhóm nhân tố thúc đẩy và hài lòng công việc Cảm giác về thành tựu Sự công nhận Sự chịu trách nhiệm Đặc tính của công việc Sự phát triển cá nhân và sự thăng tiến d) Thuyết các nhu cầu thúc đẩy của David McClelland Mô hình nghiên cứu của David McClelland đã chỉ ra rằng động cơ của con người dựa trên ba nhu cầu là nhu cầu về thành tựu, nhu cầu về quyền lực, nhu cầu liên minh. Nhu cầu về thành tựu: Mong muốn hoàn thành những mục tiêu có tính thách thức bằng nỗ lực của mình, thích cạnh tranh và mong nhận được phản hồi và kết quả từ công việc. Nhu cầu về quyền lực: nhu cầu kiểm soát và ảnh hưởng đến người khác, môi trường làm việc của họ. Nhu cầu liên minh: Nhu cầu mong muốn có mối quan hệ thân thiện, thần gũi với người xung quanh. Nhu cầu liên minh làm cho con người thích hợp tác hơn là cạnh tranh. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc Động cơ làm việc của nhân viên bị tác động bởi nhiều yếu tố, cụ thể: - Điều kiện làm việc và sự công nhận: Tính chất công việc và môi trường xung quanh của nó là yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ động cơ của người lao động đáng kể. Ba yếu tố như thành tựu, sự công nhận và tự làm việc, chính những yếu tố đó gây ra 88% sự hài lòng công việc. Bảo đảm công việc thích hợp, công việc mang tính thách thức, công việc đó mang lại cảm giác về thành tựu cá nhân, gia tăng trách nhiệm là những yếu tố gây ra động cơ. Mặc khác, nhân tố giờ làm việc linh hoạt, tham gia vào quá trình ra quyết định, điều kiện làm việc thú vị cũng ảnh hưởng đến động cơ làm việc. Môi trường làm việc vật chất bao gồm những thứ đến từ thiết kế tòa nhà 4 Bài tập nhóm 03- N04: Tạo động cơ làm việc để đặt tại những nơi giao thông công cộng hoặc khu đậu đỗ xe. Đặc điểm của môi trường làm việc vật chất như đèn, mức độ tiếng ồn, nhiệt độ, chất lượng không khí và sự sẵn có của trang thiết bị cần để thực hiện công việc, có thể hạn chế mức độ mà nhân viên có thể chuyển đổi sự nỗ lực của họ. - Quan hệ với quản lý và đồng nghiệp: Mối quan hệ tốt giữa nhân viên và người quản lý là vấn đề thuyết mục mà gây nên hài lòng trong công việc. Cảm xúc không tốt về người quản lý trực tiếp của nhân viên tác động đến hiệu suất công việc dẫn đến sự không hài lòng và thiếu động cơ làm việc. - Tổ chức: Công ty và các vấn đề liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên.Theo thuyết hai nhân tố của Herzberg thì yếu tố chính sách công ty, sự quản lý cũng ảnh hưởng đến động cơ là việc nhân viên. - Công việc: Sự thích thú với công vệc được mô tả như là một trạng thái cảm xúc dễ chịu mà định hướng và duy trì hoạt động và sự vắng mặt hay có mặt của mối quan tâm trong nhiệm vụ công việc, và cuộc sống nói chung, tô điểm cho những trải nghiệm đang tồn tại và của những giá trị chúng ta hướng đến.. Matteson và Ivancevich đã ước tính rằng căng thẳng nguyên nhân gây ra một nửa sự vắng mặt, 49% sự thuyên chuyển, và 5% cho sự mất năng suất lao động để ngăn chặn sự căng thẳng nghề nghiệp. - Sự thừa nhận: Sự đánh giá cao là mong muốn hàng đầu của nhân viên vàthúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả . Nhân viên vớisự tự trọng cao được thúc đẩy bên trong, sẵn sàng làm việc tích cực, tham gia vào công việc, làm việc hiệu quả và ít vắng mặt hơn.Có nhiều cách để công nhận các nhân viên như lời chào, lời cảm ơn, thừa nhận sự quan trọng của nhân viên, đánh giá cao ý kiến mới, tổ chức những buổi tuyên dương, . - Đào tạo và phát triển: Sự phát triển về kỹ năng, đào tạo, cơ hội để phát triển và sự thăng tiến được xem như là một yếu tố động cơ có sức mạnh, cho nhân viên để thỏa mãn nhu cầu tự trọng và tự thực hiện .Sự thăng tiến và chính sách phát triển cần phù hợp với nhu cầu của nhân viên và nên có sự tương quan tích cực giữa hiệu suất công việc tốt và sự thăng chức. - Lương, thưởng, lợi ích: Tiền là nhân tố thúc đẩy với mọi người, nó là một phần của sự khích lệ của tổ chức. Lương được cho là một trong những yếu tố quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan