Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài tập môn luật dân sự

.DOC
13
2130
123

Mô tả:

Bài tập môn Luật Dân sự I. Đề sưu tầm 1. Tìm hiểu 01 vụ việc về bồi thường thiệt hại do nguồn  nguy hiểm cao độ gây ra; 2. Tìm hiểu 01 vụ việc về bồi thường thiệt hại do hành vi  trái pháp luật xâm phạm sức khỏe; 3. Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại  do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra; 4. Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại  do người làm công, người học nghề gây ra; 5. Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại  do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng; 6. Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại  do người dùng chất kích thích gây ra; 7. Tìm hiểu 01 vụ việc có tranh chấp về việc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; 8. Tìm hiểu 01 vụ việc có tranh chấp về bồi thường thiệt  hại do làm ô nhiễm môi; 9. Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại  do súc vật gây ra; 10. Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt  hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá  nhân; 11. Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt  hại do xâm phạm uy tín của pháp nhân. II. Tình huống Tình huống 1 Trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ giao kết hợp đồng mua sữa tươi tiệt trùng với cửa hàng của chị  Lê Thị  Mai. Hai bên thỏa thuận cửa hàng của chị  Mai cung cấp mỗi tháng cho trường 100 thùng sữa Good Milk của công ty cổ phần sữa Ba Vì với chất lượng đảm bảo trong thời hạn một năm; còn trường thanh toán trước cho chị Mai 20.000.000 đồng để chị  có vốn nhập sữa. Trong một lần sau khi học sinh của trường uống sữa xong thì các cháu có hiện tượng đau bụng, buồn nôn và đi ngoài. Đặc biệt, có 10 cháu bị nặng phải nhập viện điều trị, chi phí hết 30 triệu đồng. Qua kiểm tra thực phẩm mà các cháu đã sử  dụng thì bệnh viện điều trị kết luận các cháu bị ngộ độc sữa do lô sữa không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, nhà trường qua tìm hiểu thì còn biết được chị  Mai nhập sữa  ở  một cơ  sở  làm sữa giả  với giá chỉ  bằng 1/6 giá trên thị trường; vỏ hộp sữa thì hoàn toàn đúng với loại mà nhà trường đặt mua là Good Milk nhưng sữa trong hộp thì hoàn toàn do cơ  sở  làm sữa tự pha chế không phải nhập của công ty cổ phần sữa Ba Vì. Câu hỏi: 1. Trường Mầm non Hoa phượng đỏ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng với chị Lê Thị Mai hay không? Giải thích rõ tại sao? 2. Trường Mầm non Hoa phượng đỏ có quyền gì khi chị Mai giao không đúng sữa Good Milk như thỏa thuận? 3. Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường khoản viện phí mà gia đình các cháu nhập viện đã thanh toán? Tại sao? Tình huống 2 Gia đình anh Phong có một cây gỗ sưa rất quý, được trồng từ nhiều đời nay. Chị Thu là người kinh doanh gỗ chuyên nghiệp. Trong một lần chị Thu về  vùng quê anh Phong sinh sống để  thu mua các loại gỗ  quý thì được người dân trong vùng cho biết về  cây gỗ  sưa lâu năm của nhà anh. Chị đã đến tận vườn nhà anh Phong để xem cây gỗ  và nhận thấy cây sưa nhà anh Phong rất đẹp và có thể bán được giá cao trên thị trường nên chị thỏa thuận với anh Phong để mua cây gỗ sưa với giá 3 tỷ  đồng. Chị  Thu viết giấy mua bán và kí vào cuối tờ  giấy. Còn anh Phong vì muốn suy nghĩ thêm nên hôm sau anh mới kí. Chị  Thu giao cho anh Phong 1 tỷ đồng trước và hẹn anh 5 ngày sau sẽ  quay lại để chặt cây. Tuy nhiên, 3 ngày sau chị  Thu gọi điện thông báo cho anh Phong có việc bận đột xuất nên phải 4 hôm nữa chị  mới về  chặt cây được và anh Phong đồng ý. Tuy nhiên, hôm sau mưa lũ triền miên trong 3 hôm liên tiếp khiến khu vườn nhà anh Phong (nằm sát bờ sông) bị  sạt lở  nghiêm trọng, lũ cuốn trôi hết cây cối và hoa màu  ở  vườn, trong đó có cây sưa mà anh Phong đã bán cho chị Thu. Khi chị Thu về chặt cây thì được anh Phong cho biết sự việc trên. Câu hỏi: 1. Xác định thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong tình huống? 2. Việc anh Phong và chị Thu thỏa thuận để chị Thu chặt cây sưa muộn hơn so với thỏa thuận đầu có đúng với quy định của pháp luật không? Giải thích? 3. Giải quyết tình huống? Tình huống 3 Ngày 3/6/2014 anh Nguyễn Bá Thành quê ở Bắc Giang lên Hà Nội chơi và qua cửa hàng của anh Lê Văn Chính thuê một chiếc xe máy Wave, nhãn hiệu Honda để thăm quan ở Hà Nội trong vòng 3 ngày. Theo thỏa thuận của hai bên thì anh Chính phải giao xe anh cho anh Thành vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, khi anh Thành ghé qua cửa hàng để  lấy xe như  đúng thỏa thuận thì anh Chính cho biết là hiện tại cửa hàng anh không còn xe Wave để giao vì người thuê xe Wave trước không mang xe trả anh đúng như thỏa thuận. Bởi vậy, anh Chính đề nghị anh Thành thay xe Wave bằng xe máy Zoo, nhãn hiệu Yamaha và anh Thành đồng ý. Khi giao xe anh Chính cho anh Thành biết là xe zoo này vẫn còn khá mới và chạy rất tốt, chưa phải sửa chữa lần nào. Đi thăm quan đến Hồ Gươm thì xe đột nhiên chết máy, không thể  nổ  máy để  đi tiếp được. Anh Thành có gọi điện cho anh Chính và yêu cầu anh Chính đi chiếc xe máy khác đến để  thay cho anh nhưng anh Chính không đồng ý vì cho rằng anh Thành đi xe thì anh Thành phải tự  chịu chứ  anh không có trách nhiệm gì. Sau khi anh Thành mang xe vào hiệu sửa xe máy thì được thợ sửa xe cho biết, thực chất chiếc xe zoo anh đang đi đã rất cũ và các bộ  phận máy móc, động cơ  đều đã hỏng hóc và sửa chữa rất nhiều lần. Hơn nữa, chiếc xe quá cũ, các bộ phận đều đã hỏng hóc nặng từ lâu. Câu hỏi: 1. Bản chất của thỏa thuận giữa anh Thành và anh Chính về  việc thay đổi loại xe thuê từ wave sang zoo là gì? 2. Anh Thành có quyền gì khi anh Chính giao xe zoo cho anh đã cũ, hỏng hóc và sữa chữa nhiều lần? 3. Ai phải chịu trách nhiệm đối với các hỏng hóc của xe? Tình huống 4 Gia đình anh Trung nuôi một đàn trâu 6 con chuyên dùng cho thuê để làm sức kéo. Vào vụ mùa đông xuân anh Trung cho anh Lai thuê khoán cả  đàn trâu nhà mình trong cả  vụ  với mục đích anh Lai dùng trâu cày ruộng thuê lấy tiền. Anh Lai giao 6 con trâu cho 6 người anh Lai thuê để đi cày bừa thuê cho các gia đình trong xóm, mỗi ngày công anh Lai trả cho họ là 200.000 đồng/người/ngày. Vào cuối mùa vụ khi các ruộng đã được cày gần xong hết thì công việc ít nên anh đã mang 2 con trâu mà anh thuê của anh Trung cho anh Lợi thuê trong thời gian còn lại của vụ mùa đông xuân mà không thông báo cho anh Trung biết. Do con trâu cho anh Lợi thuê đã cày gần suốt mùa vụ, thêm vào đó anh Lợi cho Trâu cày liên tục, bỏ  đói không cho trâu ăn khiến trâu chết. Biết được thông tin này, anh Trung đến đòi trâu không cho anh Lai thuê nữa và yêu cầu bồi thường 2 con trâu chết nhưng anh Lai không trả  vì cho rằng vụ  mùa đông xuân vẫn chưa kết thúc, còn tiền bồi thường 2 con trâu thì anh Lợi phải chịu. Sáu ngày sau khi anh Trung đến đòi trâu thì trong đàn trâu mà anh Trung cho anh Lai thuê có con trâu đẻ được một con nghé. Câu hỏi: 1. Xác định những hợp đồng trong tình huống trên? 2. Anh Lai có quyền cho anh Lợi thuê lại trâu của anh Trung không? Tại sao? 3. Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường 2 con trâu chết cho anh Trung? 4. Anh Lai được hưởng con nghé do con trâu anh thuê của anh Trung đẻ ra hay không? Tại sao? Tình huống 5 Ngày 3/5/2012, anh Hùng có vay của chị Lan 200.000.000 đồng với lãi suất 36%/năm. Hai bên thỏa thuận anh Hùng trả lãi hàng tháng cho chị Lan, còn số  tiền gốc thì anh phải trả  đủ  sau 2 năm. Hết thời hạn vay, anh Hùng chỉ  trả  cho chị  Lan được số  lãi hàng tháng còn số  tiền gốc anh không trả  được. Ngày 3/12/2014, chị  Lan khởi kiện anh Hùng ra Tòa để yêu cầu anh trả đủ số nợ trên. Câu hỏi: Hãy xác định tổng số tiền anh Hùng phải trả cho anh Lan tính đến thời điểm khởi kiện biết lãi suất cơ bản tại thời điểm giao kết hợp đồng vay là 1%? Tình huống 6 Ngày 02/3/2011, anh Nguyễn Văn Thanh có vay 500.000.000 đồng của chị  Lý Thị  Hậu với tiền lãi 1200 đồng/triệu/ngày. Hai bên thỏa thuận lãi phải được trả  theo hàng tháng còn số  tiền gốc thì anh Thanh phải trả vào ngày 02/3/2013. Anh Thanh đã trả  đủ  tiền lãi hàng tháng cho đến ngày 02/3/2013 nhưng với nợ gốc đến ngày đó anh không trả được nên anh đã đề  nghị  kéo dài thời hạn trả  nợ  gốc  đến ngày 02/6/2013  và được chị  Hậu đồng ý. Tuy nhiên, đến ngày 02/6/2013 anh Thanh vẫn không trả được nợ. Ngày 12/12/2013, chị Hậu khởi kiện ra Tòa yêu cầu Tòa giải quyết. Câu hỏi: Hãy tính số tiền mà anh Thanh phải trả chị Hậu tính đến ngày chị khởi kiện ra Tòa. Giả thiết lãi suất tại thời điểm vay do NHNN công bố là 1%. Tình huống 7 Đang có nhu cầu mua một chiếc xe ô tô đã qua sử dụng , anh Trần Văn An  đến  cửa  hàng   bán  xe  Quyết   Thắng   đăng   ký  mua   một  chiếc  Kia Morning. Cửa hàng xe cam kết chiếc xe Kia Morning giao cho anh An là xe mới chạy được 1 năm vì cần tiền nên chủ  sở  hữu mới bán nên xe chưa bị  sửa chữa lần nào, vẫn còn nguyên như  mới. Để  kiểm tra chất lượng xe, anh An đã thoả thuận   với   cửa   hàng   sau   khi   dùng   thử   xe   1   tuần   (từ   01/7/2014   – 08/7/2014) mới quyết định mua xe. Vào ngày 05/7/2014 anh An mang xe  đi  bán  cho   anh  Phát  với   giá  300.000.000   đồng.   Sau  khi   mua  xe xong, anh Phát đi được 4 hôm thì chiếc xe để trong sân bị sét đánh dẫn tới chập điện gây cháy nổ, làm hỏng toàn bộ thân xe. Việc sửa chữa xe mất 50.000.000 đồng. Vì xe mới mua được 4 hôm nên anh Phát đề nghị anh An chi trả cho anh một nửa tiền sửa xe nhưng anh An từ chối vì cho anh anh Phát đã mua xe nên phải tự  chịu. Không đồng ý với cách giải quyết của anh An nên anh Phát đã kiện ra Tòa thì mới biết được chiếc xe không thuộc sở hữu của anh An mà đang thuộc sở hữu của cửa hàng Quyết Thắng. Biết được sự  việc này, cửa hàng Quyết Thắng yêu cầu anh An phải mua xe và thanh toán đủ  tiền cho mình nhưng anh An không đồng ý. Câu hỏi: 1. Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán xe giữa anh An và anh Phát? 2. Anh An có quyền từ chối việc mua xe không? 3. Ai phải chịu trách nhiệm với chi phí sửa xe 50.000.000 đồng? Tình huống 8 Chuẩn bị  cho đám cưới con trai cả, ngày 2/3/2014 ông Lê Anh Dũng quyết định đến cửa hàng nội thất Tiến Lợi lớn nhất ở tỉnh Bắc Ninh mua một bộ  tràng kỷ  để  trang trí phòng khách. Ông chọn bộ  tràng kỷ  lớn nhất trong cửa hàng với giá 80 triệu đồng vì lý do nhà ông khá rộng cần có bộ tràng kỷ lớn mới phù hợp. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, bộ tràng kỷ ông chọn chỉ có bộ ghế vì có một người trước đó vì thích chiếc bàn nên đã chấp nhận mua riêng với giá cao và cửa hàng chấp nhận bán. Chủ cửa hàng là anh Tiến đã tư  vấn cho ông Dũng là lấy bộ  ghế  đó đồng thời dùng tạm một chiếc bàn cùng kiểu dáng, chất liệu với bộ tràng kỷ mà ông Dũng định mua nhưng hình dáng có nhỏ  hơn một chút không đáng kể, cửa hàng sẽ khẩn trương đóng thêm cho ông Dũng chiếc bàn phù hợp với bộ  tràng kỷ  mà ông mua. Ông Dũng thấy cũng phù hợp, hơn nữa ngày cưới con ông chỉ  còn 8 ngày nữa nên ông đồng ý mua bộ tràng kỷ bao gồm: bộ ghế gồm hai ghế dài và 4 ghế nhỏ, đồng thời cửa hàng cho ông dùng tạm chiếc bàn kích thước nhỏ  hơn trong thời gian làm xong chiếc bàn mà ông Dũng chọn mua (cửa hàng sẽ bàn giao bàn mới vào ngày 3/4/2014). Ông Dũng thanh toán cho cửa hàng Tiến Lợi 50 triệu đồng và thoả thuận khi nhận nốt bàn sẽ thanh toán số tiền còn lại. Vào ngày cưới, do đông khách nên sau đó ông Dũng phát hiện ra một góc bàn bị  cháy do tàn thuốc lá làm cho vân gỗ  bị  hỏng nhưng không biết ai đã làm. Đến ngày giao bàn, anh Lợi phát hiện ra vết cháy trên chiếc bàn đã giao cho ông Dũng nên đã yêu cầu ông Dũng phải mua lại chiếc bàn này với giá 20 triệu đồng, đồng thời ông Dũng cũng phải trả 30 triệu tiền còn chưa thanh toán cho bộ tràng kỷ mà ông đã mua. Câu hỏi: 1. Cửa hàng Tiến Lợi có phải chịu trách nhiệm do giao vật không đồng bộ không? 2. Ông Dũng có phải thanh toán cả hai khoản tiền (20 triệu đồng giá trị của chiếc bàn đã bị cháy một góc và 30 triệu đồng giá trị của chiếc bàn mới) không? Tình huống 9 Anh Lê Ngọc Nam cùng vợ  là chị  Nguyễn Thị  Bích, cùng hai con là Lê Văn Trường (10 tuổi) và Lê Văn Minh (2 tuổi) mua vé tàu tại ga Hà Nội để về quê ở Hải Dương. Tại quầy bán vé, nhân viên nhà ga bán cho gia đình anh chị 3 vé, còn riêng cháu Lê Văn Minh vì mới 2 tuổi nên được miễn vé không phải mua. Ngoài ra, gia đình anh chị còn mua vé gửi xe máy để  đưa chiếc xe Honda AirBlade của gia đình về  quê lấy phương tiện đi lại. Khi tàu đang di chuyển đến ga Gia Lâm, Hà Nội thì cháu Lê Văn Trường do đùa nghịch nên ngã xuống sàn tàu, bị  gẫy một chiếc răng và xây sất chân tay. Đến tới ga Hải Dương, khi anh Nam đi lấy xe máy (để riêng ở toa gửi xe máy, ở cuối đoàn tàu) thì phát hiện ra xe bị tróc sơn  ở  một vài chỗ  đồng thời phanh xe bị  đứt. Anh Nam yêu cầu nhân viên  được phân công quản lý toa hàng phải  chịu trách nhiệm, nhưng nhân viên này từ chối. Câu hỏi: 1. Có những loại hợp đồng nào trong tình huống trên? Xác định đối tượng của từng loại hợp đồng? 2. Xác định ý nghĩa của 3 tấm vé trong tình huống trên? 3. Cháu Lê Văn Minh có được coi là hành khách hay không? 4. Xác định trách nhiệm của các chủ  thể  đối với thiệt hại xảy ra cho cháu Lê Văn Trường và đối với chiếc xe máy Honda AirBlade của gia đình anh Nam? Tình huống 10. Ngày 1/1/2012 Anh Nguyễn Văn Long gửi một văn bản tới cho anh Lê Văn Tân với mục đích muốn bán gạo cho anh Tân. Nội dung văn bản như  sau:  Số   lượng  bán: 30  tấn gạo;  giá: 6.000  đồng/kg  (Sáu nghìn đồng một kg gạo); phương thức giao hàng: giao hàng làm ba đợt. Đợt 1 vào ngày 12/3/2012.  Đợt sau giao cách đợt trước 15 ngày; phương thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng BIDV, chi nhánh Đông Đô, Hà Nội. Ngoài ra, trong văn bản còn nêu rõ: kể từ ngày anh Tân nhận được văn bản đề nghị của anh thì phải trả lời trong vòng 30 ngày. 5 ngày sau khi nhận được văn bản của anh Long, anh Tân kí kết hợp đồng thuê kho bãi với anh Nguyễn Văn Lộc trong 15 ngày với giá thuê là 500.000 đồng/ngày nhằm mục đích để chứa số gạo mà anh định mua của anh Long. 10 ngày sau khi nhận được văn bản của anh Long thì anh Tân có gửi văn bản tới anh Long về  việc đồng ý với đề nghị mà anh Long đã đưa ra kèm thêm yêu cầu anh Long giảm giá gạo xuống còn 5.000/kg. Tuy nhiên, lúc đó anh Long mới cho anh Tân biết là anh đã bán số gạo nói trên cho người khác vì anh đang cần vốn gấp. Câu hỏi: 1. Văn bản anh Long gửi cho anh Tân có phải là một đề  nghị  giao kết hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao? 2. Văn bản anh Tân gửi cho anh Long có phải là một trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao? 3. Anh Tân có quyền yêu cầu anh Long phải bồi thường khoản tiền mà anh đã bỏ ra để thuê kho bãi hay không? Tại sao? Tình huống 11. Ngày 02/3/2012, chị  Lê Thị  Linh có giao kết hợp đồng với anh Nguyễn Văn Hưng với nội dung như sau: Chị Linh bán cho anh Hưng 100 chiếc laptop HP 1140s với giá 8.500.000 đồng/chiếc (Tám triệu năm trăm nghìn đồng một chiếc), giao hàng vào ngày 02/5/2014. Hai bên thỏa thuận nếu bên nào không làm đúng thỏa thuận thì phải chịu mất 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng) cho phía bên kia. Để chuẩn bị  kho chứa cho 100 chiếc laptop, anh Hưng  đã giao kết hợp đồng   với   anh   Lê   Văn   Khanh   để   thuê   kho   với   giá   10.000.000   đồng (Mười triệu đồng) từ  ngày 02/5/2014 đến ngày 02/6/2014. Đồng thời, anh Hưng kí kết hợp đồng với chị Nguyễn Thị Nhung với nội dung bán cho chị  Nhung 50 chiếc laptop HP 1140s với giá 9.500.000 đồng/chiếc (Chín   triệu   năm   trăm   nghìn   đồng   một   chiếc);   giao   hàng   vào   ngày 10/5/2014; nếu bên nào không thực hiện đúng hợp đồng thì phải chịu mất   cho   bên   kia   30.000.000   đồng   (Ba   mươi   triệu   đồng).   Đến   ngày 02/5/2014 chị  Linh không có hàng giao cho anh Hưng như  đúng với thỏa thuận mà đến ngày 15/5/2010 chị  Linh mới có hàng để  giao. Do vậy, anh Hưng không có hàng để  giao cho chị  Nhung đúng hạn nên anh  phải  trả  cho  chị  Nhung  30.000.000   đồng  như  thỏa   thuận.   Đồng thời, anh thuê kho bãi từ ngày 02/5/2014 nên đến lúc chị Linh giao hàng cho anh thì anh mất 13 ngày phải trả  tiền thuê kho mặc dù chưa gửi hàng vào kho. Anh Hưng yêu cầu chị Linh phải trả cho mình 50.000.000 đồng theo như thỏa thuận cùng với số tiền thiệt hại mà anh phải bỏ  ra, bao gồm: 30.000.000 đồng trả cho chị Nhung và tiền thuê kho bãi trong 13 ngày. Chị  Nhung không đồng ý với yêu cầu và tranh chấp xảy ra giữa hai bên. Câu hỏi: 1. Bản chất của số tiền 50.000.000 đồng và 30.000.000 đồng trong tình huống là gì? Lý giải vì sao? 2. Những khoản tiền anh Hưng  đưa ra yêu cầu chị  Linh phải trả  có được hay không? Giải thích rõ tại sao?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan