Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tập lý luận 02...

Tài liệu Bài tập lý luận 02

.DOCX
3
54
131

Mô tả:

1. Nêu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta. Quan niệm về quyền lập pháp và lập quy. 2. Phân biệt văn bản luật và văn bản dưới luật. 3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Các trường hợp ngoại lệ. 4. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật? 5. Phân biệt tập hợp hóa và pháp điển hóa? Cho ví dụ 6. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật? Phân biệt khách thể của quan hệ pháp luật và khách thể của vi phạm pháp luật. 7. Điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật? cho ví dụ. 8. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật? Cho ví dụ. 9. Thẩm quyền giải thích pháp luật ở Việt Nam. Giải thích chính thức? Giải thích không chính thức? nhận xét về thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức ở Việt Nam? 10. Nêu các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật? 11. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý? 12. Nêu khái niệm pháp chế và các yêu cầu cơ bản của pháp chế? Nhận định đúng sai, giải thích: 1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương ban hành đều có hiệu lực trong phạm vi toàn lãnh thổ VNam 2. Văn bản quy phạm pháp luật trái với văn bản cấp trên thì chấm dứt hiệu lực 3. Văn bản quy phạm pháp luật bị sửa đổi bổ sung thì tạm ngưng hiệu lực trong thời gian sửa đổi, bổ sung đó 4. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày công bố, hoặc đăng công báo 5. Theo luật ban hành văn bản qppl hiện hành, thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực phải được ghi trong văn bản 6. Người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi ngoại giao không phải chịu sự điều chỉnh của luật Việt Nam khi họ ở trên lãnh thổ Việt Nam. 7. Công dân Việt Nam ở trên lãnh thổ của quốc gia khác cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật VIệt Nam. 8. Người nước ngoài, người không quốc tịch nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử lý theo luật Việt Nam 9. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều chịu trách nhiệm pháp lý 10. Vi phạm pháp luật trong trường hợp không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý 11. Vi phạm pháp luật trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm pháp lý 12. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật 13. Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật 14. Một quy phạm pháp luật trên thực tế phải được cấu thành bởi 3 bộ phận, giả định, quy định và chế tài 15. Quy phạm pháp luật phải được sắp xếp theo cấu trúc “nếu-thì – khác” 16. Vi phạm pháp luật phải có lỗi 17. Trách nhiệm pháp lý có thể được áp dụng cho chủ thể không có hành vi vi phạm pháp luật’ 18. Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội tương ướng trong cùng một lĩnh vực của đời sống xã hội. 19. Hệ thống pháp luật là tổng thể tất cả các văn bản quy phạm pháp luật được sắp theo thang bậc giá trị pháp lý từ cao đến thấp. 20. Quan hệ pháp luật là các quy phạm xã hội đặc biệt 21. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 22. Sự kiện cháy rừng làm chết người là sự biến pháp lý hay hành vi pháp lý 23. Năng lực pháp luật luôn xuất hiện trước năng lực hành vi của chủ thể 24. Người bị bệnh tâm thần là người có năng lực pháp luật 25. Trẻ em dưới 16 tuổi không có năng lực hành vi hình sự 26. Trẻ em dưới 18 tuổi không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ 27. Bản án của tòa án là văn bản quy phạm pháp luật 28. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật thành văn 29. Hành vi là hành động của chủ thể 30. Chủ thể nhận thấy được hành vi của mình là nguy hiểm, tuy nhiên vẫn thực hiện thì có lỗi cố ý 31. Cá nhân được hiểu là công dân của 1 nước 32. Trong mọi trường hợp, cá nhân không có năng lực hành vi thì đều có thể thông qua người thứ 3 đế tham gia các quan hệ pháp luật. 33. Giải thích pháp luật của các nhà khoa học pháp lý là giải thích pháp luật chính thức 34. Một cá nhân không có năng lực hành vi thì không tồn tại đối với pháp luật 35. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là yếu tố bắt buộc để xác định một hành vi là vi phạm pháp luật 36. Giải thích pháp luật của thẩm phán, cảnh sát giao thông khi áp dụng pháp luật là giải thích pháp luật chính thức 37. Pháp nhân là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có tài sản riêng 38. Cái chết của một cá nhân là sự biến pháp lý phức tạp 39. Đua xe trái phép gây chết người là sự kiện pháp lý đơn giản 40. Chỉ có Quốc hội có quyền pháp điển hóa pháp luật 41. Tập hợp hóa pháp luật là hoạt động tập hợp các quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật theo cơ quan ban hành, chủ đề nghiên cứu, năm ban hành… và thay đổi, bổ sung quy định mới nhằm nâng cao tính thống nhất, hợp lý của hệ thống pháp luật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan