Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tập lớnlý luận new...

Tài liệu Bài tập lớnlý luận new

.DOCX
7
344
136

Mô tả:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước CHXHCN Việt Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ Để xây dựng, củng cố Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (viết tắt là CHXHCN Việt Nam), nâng cao hiệu lực và hiệu quả các hoạt động nhà nước trong điều kiện đổi mới, phát triển và hội nhập hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các chức năng của nhà nước. Trong đó, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc. Về lý luận việc nghiên cứu này giúp ta nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn bản chất nhà nước , vai trò xã hội,nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu lâu dài của mỗi kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Về thực tiễn, nó góp phần tìn ra những giải pháp tối ưu cho quá trình xây dựng bộ máy nhà nước sao cho phù hợp với nhu cầu khách quan của đời sống kinh tế-xã hội. Chính vì những ý nghĩa quan trọng đó em xin được chọn đề tài cho bài tiểu luận với chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước CHXHCN Việt Nam”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các khái niệm Chức năng nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ quản lí nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam là những nội dung chủ yếu, thường xuyên, có tính ổn định tương đối, trực tiếp thể hiện bản chất, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu lâu dài của nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1 Chức năng của nhà nước do bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu lâu dài của nhà nước quyết định, trong đó bản chất nhà nước là nhân tố chủ yếu nhất và quan trọng nhất. Nội dung và tính chất của các chức năng nhà nước chịu sự tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, tình hình quốc tế… Nói cách khác, chức năng nhà nước được quy định bởi thực tế khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kì lịch sử cụ thể. Trong thời đại hiện nay, các xu thế lớn của thế giới như hòa bình, hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa kinh tế, cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục phát triển, các lực lượng chủ yếu của thời đại có những vận động mới, các nước tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình… Tất cả những sự biến đổi đó, ở mức độ này hay mức độ khác đều có tác động và ảnh hưởng dến việc nhận thức và thực hiện các chức năng của nhà nước. Cơ sở kinh tế - xã hội, bản chất, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu lâu dài của Nhà nước CHXHCN Việt Nam quyết định nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện các chức năng cơ bản của nhà nước. Cụ thể, có các yếu tố truyền thống và hiện đại. Các yếu tố truyền thống đó là lịch sử phát triển truyền thống văn hóa, hệ tư tưởng của toàn dân tộc; quyền con người, dân chủ và toàn cầu hóa. Đặc biệt, chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các yếu tố hiện đại, đó là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế trong xã hội; cơ cấu, phân tầng xã hội; mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích trong xã hội và trình độ, trách nhiệm của các nhà chính trị, các nhà quản lí nhà nước. 2.1, Ảnh hưởng của bản chất nhà nước đến chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2 Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay, yếu tố truyền thống và cũng là yếu tố quan trọng nhất đóng vai trò quan trọng nhất quyết định nên chức năng nhà nước đó là bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bản chất của nhà nước CHXHCN Viện Nam thể hiện rõ bản chất của nhà nước XHCN, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bản chất ấy thể hiện ở tính giai cấp công nhân và tính xã hội sâu sắc. Tính giai cấp công nhân được thể hiện ở chỗ nhà nước do giai cấp công nhân Việt Nam thiết lập, lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ mục tiêu của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.bộ máy nhà nước được tổ chức hoạt động, hoàn thiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đặc biệt bản chất nhà nước được thể hiện ở tính xã hội sâu sắc. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, là sự phản ánh khách quan các nhu cầu xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nhà nước không chỉ là tổ chức chính trị của nhân dân mà còn là tổ chức kinh tế văn hóa xã hội…đã và đang trực tiếp tổ chức và thống nhất, quản lý nần kinh tế quốc dân, sự nghiệp văn hóa, hệ thống giáo dục quốc dân, nhà nước đầu tư, phát triển, thống nhất và quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân, sự nghiệp thể dục thể thao, du lịch… của đất nước nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng ngày càng nhiều hơn, tốt hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ những phân tích trên cho thấy bản chất của nhà nước được xác định trong Điều 3 Hiến pháp năm 1992 là: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Bản chất ấy của nhà nước được thể hiện rõ nét qua các chức năng quản lí xã hội, quản lí kinh tế của nó. Trong đó, những chức năng quan trọng của Nhà nước LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 3 CHXHCN Việt Nam thể hiện trực tiếp bản chất xã hội chủ nghĩa là chức năng bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân, chức năng ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Chế độ XHCN là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, vì vậy, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho nhân dân tham gia tích cực vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. 2.2, Ảnh hưởng của nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu lâu dài của nhà nước đến chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay Nhiệm vụ chiến lược là vấn đề cốt yếu mang tính lâu dài và có ý nghĩa sống còn đối với một dân tộc, được đặt ra trước nhà nước mà nhà nước phải giải quyết để đạt được mục tiêu cơ bản mình đề ra. Nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu chủ yếu của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện rất rõ trong Điều 3 Hiến pháp năm 1992 và những sửa đổi bổ sung năn 2001: “Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích cuả Tổ quốc và nhân dân”. Theo đó nhà nước đã đề ra những chính sách cụ thể để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra, hoàn thành chức năng của mình. Chức năng của nhà nước có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhiệm vụ của nhà nước và mối quan hệ ấy có sự thay đổi phù hợp theo từng loại nhiệm vụ. Tùy theo tính chất của chúng mà nhiệm vụ của nhà nước được chia làm hai loại: nhiệm vụ cơ bản, chiến lược hay lâu dài và nhiệm vụ cấp bách, cụ thể hay trước mắt. Nhiệm vụ cơ bản có vai trò quyết định đối với việc xác định và nhằm thực hiện chức năng. Chẳng hạn, các chức năng của nhà nước hiện nay được xác định LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 4 và thực hiện để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, những âm mưu và hoạt động chống phá chính quyền của các tổ chức phản động cách mạng do các lực lượng thù địch trong và ngoài nước ngày càng tinh vi, xảo quyệt đòi hỏi Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải đặc biệt chú trọng và nâng cao hiệu quả của chức năng giữ vững an ninh chính trị, trấn áp sự phản kháng của lực lượng chống phá chính quyền, trấn áp phản kháng của bất kì lực lượng chống đối nào nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 2.3, Ảnh hưởng của Kinh tế - xã hội đến chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam Kể từ mùa thu năm 1945, Việt Nam có 30 năm trải qua chiến tranh vô cùng khốc liệt. Ngày nay, cả thế giới biết đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam như một bằng chứng về sự thành công chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại. Tuy vẫn là một nước nghèo, nhưng sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Thể LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 5 chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã đưa ra mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội 2011 – 2020 như sau: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”1. Để đạt được mục tiêu đề ra, hệ thống các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã có những biến đổi lớn về hình thức, nội dung, phương pháp thực hiện làm cho nhà nước thích ứng với tình hình mới và phát triển năng động sáng tạo. Như vây, tình hình Kinh tế - xã hội của Nhà nước CHXHCN Việt Nam có tác động rất lớn đối với chức năng của nhà nước trên mọi phương diện về kinh tế và các vấn đề xã hội. Cụ thể các chức năng đó là: chức năng tổ chức và quản lí kinh tế; chức năng tổ chức và quản lí các mặt khác của đời sống xã hội về vấn đề văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, môi trường, dân số, lao động, giai cấp, dân tộc, tôn giáo… 2.4,Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay i. Ảnh hưởng của tình hình thế giới Chúng ta đang sống trong một thế giới mới, thế giới toàn cầu hóa với những thay đổi lớn, đa dạng và phức tạp, có ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào 1Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Văn kiện Đại hội Đảng khóa XI LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 6 và cá nhân nào. Do đó tình hình thế giới là một trong những căn cứ quan trọng để Nhà nước ta xác định chức năng đối ngoại cơ bản như: chức năng mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước khác, các tổ chức kinh tế; chức năng ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ trên thế giới; chức năng tham gia giải quyết các vấn đề chung của toàn thế giới. ii. Ảnh hưởng của trình độ, trách nhiệm của các nhà chính trị, các nhà quản lý nhà nước Các nhà quản lý nhà nước thông qua lăng kính chủ quan của mình để nhận thấy những đòi hỏi cần phải có trong hoạt động nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ (chiến lược) nhà nước. Trình độ, trách nhiệm của các nhà chính trị, các nhà quản lý nhà nước cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hiện nay, năng lực của các nhà quản lý nhà nước ở Việt Nam đang ngày càng được nâng cao và mang tính hiện đại, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định và đưa ra định hướng, phương thức và thực hiện các chức năng nhà nước. Bên cạnh đó, một bộ phậnđội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về trình độ chuyên môn, tác phong quản lý còn thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập. KẾT LUẬN Những phân tích trên cho thấy bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu lâu dài của nhà nước là những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thông qua đó có thể nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về những phương diện và nội dung chủ yếu và có những luận cứ khoa học để đưa ra những giải pháp, những sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho các chức năng Nhà nước CHXHCN Việt Nam. LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan