Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài tập lớn môn hình sự 2

.DOC
12
575
103

Mô tả:

Bài tập lớn môn Hình sự 2 Bài 1: Vào khoảng 19h ngày 26/03/2003 4 tên A, B, C và D ngồi  quán uống rượu. Tại đây, B có rút dao mang theo cho A  mượn xem. Đây là loại dao có lưỡi xếp vào cán dao, cán  dao bằng mủ màu vàng dài khoảng 10cm, rộng khoảng 2­ 3cm, mũi dao hình dạng hơi bầu, lưỡi dao có một bên sắc bén, một bên bằng. Ra khỏi quán, B đòi A trả lại dao và  cất vào túi quần. Cả bọn gặp 2 anh T và H đi ngược  chiều. Do có quen biết, A và C dừng lại nói chuyện với H,  còn B và D đi trước. A rủ H đi uống rượu tiếp nhưng H từ  chối, A liền nắm tay H kéo đi thì T ngăn cản kéo H trở lại.  Thấy vậy, A quay sang cãi nhau với T và dùng tay đẩy  vào ngực T làm T bị mất thăng bằng ngã ngồi. T và A xô  xát, ẩu đả với nhau. H dùng tay ôm ngăn A, còn C can T.  A nhiều lần la lớn chửi T với nội dung “Chúng mày đánh  chết nó cho tao”. Nghe tiếng A la chửi, B đi trước quay trở lại nhìn thấy A và T đang đứng đối diện nhau, B cho rằng  A bị T đánh nên đã lấy con dao trong túi quần ra đâm  nhiều nhát vào bụng và ngực T. Do C đang can T nên  cũng bị một vết đâm vào tay trái. C bị đâm đau nên chửi.  Thấy vậy, B ngừng đâm và cầm dao bỏ đi. H buông tay  giữ A ra thì thấy T đang nằm ngửa, máu ra nhiều. H gọi C  đưa T đi cấp cứu. Trên đường đi T đã tử vong. B gọi điện thoại cho bạn là K kể về việc B vừa đâm T và  nói kế hoạch trốn của B. K bảo B về nhà K chờ để K đi  cầm điện thoại giùm B lấy tiền cho B đi trốn. B trốn ra Hải  Phòng đến ngày 09/4/2003 về đầu thú tại Công an huyện  D. Tại Bản kết luận giám định pháp y số 46/GĐPY ngày  04/3/2003 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh kết luận:  Nạn nhân T bị tử vong do xuất huyết nội, gây giảm thể  tích máu cấp tính sau các vết thương thủng gan và thủng  bàng quang. Hỏi: 1. Hãy lập luận định tội danh cho hành vi phạm  tội của B? Xác định tình tiết tăng nặng định  khung hình phạt nếu có? (3 điểm) 2. A có bị coi là đồng phạm với B không?  Giải thích rõ tại sao? (2 điểm) 3. K có phải chịu trách nhiệm hình  sự không? Nếu có thì về tội gì? (1 điểm) 4. Giả sử B vừa chấp hành xong bản án 3  năm tù về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2  Điều 138 BLHS và chưa được xóa án tích.  Hãy xác định lần phạm tội này của B là tái  phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1 điểm)   BÀI LÀM Câu 1: Các hành vi mà B đã thực hiện cấu thành tội giết người  theo quy định tại Điều 93 BLHS năm 1999, với tình tiết  tăng nặng định khung là giết người có tính chất côn đồ,  được quy định tại điểm n) khoản 1 Điều 93 BLHS. ∙        Chủ thể: trong đề bài không đề cập đến độ tuổi và  sự hạn chế năng lực hành vi dân sự của B, do vậy thừa  nhận B là người đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành  vi dân sự, tức là có đủ điều kiện chủ thể của tội giết  người. Tình huống đưa ra là cả 4 người A, B, C, D đi ra từ trong quán rượu, nhưng không nói rõ họ có đang trong  tình trạng say rượu hay không. Nhưng họ có hay không  say thì họ vẫn phải chịu TNHS cho hành vi của mình theo  quy định tại Điều 14 BLHS: “Người phạm tội trong tình  trạng say do sử dụng rượu hay chất kích thích mạnh  khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.” ∙        Khách thể: hành vi của B xâm phạm tính mạng của  người khác, đối tượng tác động là một người đang sống,  cụ thể là T. ∙        Mặt khách quan: –         Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước  đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Đó là hành  vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt  cuộc sống của họ một cách trái phép. Trong tình huống này, hành vi của B là “đã lấy con dao  trong túi quần ra đâm nhiều nhát vào bụng và ngực T”.  Hành vi tước đoạt mạng sống trái phép của B với nạn  nhân T được thực hiện dưới dạng hành động, đó là đâm  nhiều nhát vào ngực và bụng nạn nhân. –         Hậu quả của tội phạm: Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP  tội giết người là hậu quả chết người. Nạn nhân T đã chết  trên đường đưa đi cấp cứu, do vậy, tội phạm mà B thực  hiện là tội phạm hoàn thành. –         Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Theo nguyên tắc, người phạm tội chỉ phải chịu trách  nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà do chính  mình thực hiện. Do vậy việc xác định hậu quả chết người  có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của người bị buộc chịu TNHS về tội giết người (hoàn thành) là việc vô  cùng quan trọng. B đã dùng con dao có lưỡi dao sắc bén đâm nhiều phát  vào bụng và ngực T, làm cho nạn nhân T xuất huyết nội,  gây giảm thể tích máu cấp tính, và chết trên đường mang  đi cấp cứu. Có thể khẳng định, nạn nhân T chết là do  hành vi phạm tội mà B đã thực hiện. B phải chịu trách  nhiệm hình sựvề hành vi giết người của mình. –         Phương tiện phạm tội: Con dao mà B đã đưa cho A xem khi ngồi trong quán  rượu chính là công cụ phạm tội. Loại dao có lưỡi xếp vào  cán dao, cán dao bằng mủ màu vàng dài khoảng 10cm,  rộng khoảng 2­3cm, mũi dao hình dạng hơi bầu, lưỡi dao  có một bên sắc bén, một bên bằng. Bằng con dao này B  đã đâm nạn nhân T nhiều phát vào bụng và ngực dẫn đến việc nạn nhân T chết. ∙        Mặt chủ quan: –         Lỗi: lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp Điều 9 BLHS quy định: “Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người  khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước  được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra.” Về lí trí, B nhận thức rõ được hành vi của mình là hành vi  nguy hiểm và thấy trước được hậu quả của hành vi đó. Thấy A hô hoán chửi bới đòi giết T, B cho rằng A bị T  đánh nên đã rút dao ra để đâm T. B nhận thức rõ việc  đâm T là một việc nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe,  tính mạng cho T. Khi rút dao ra để đâm B như vậy, B cũng đã thấy trước được hậu quả là T sẽ bị thương tích rất  nặng dẫn đến chết vì B đâm t nhiều nhát bụng và ngực T. Về ý chí, B mong muốn cho hậu quả phát sinh. Có thể  khẳng định được điều này vì, B dùng dao đâm nhiều nhát  vào bụng, ngực T và chắc chắn sẽ không dùng lại nếu  như tay của C không bị đâm phải do C đang giữ cản T  “Do C đang can T nên cũng bị một vết đâm vào tay trái. C  bị đâm đau nên chửi. Thấy vậy, B ngừng đâm và cầm dao bỏ đi” Với mục đích đâm T là để trả thù cho A và với tất cả các  dấu hiệu đã phân tích ở trên, hành vi của B đã cấu thành  tội giết người quy định tại Điều 93 BLHS. Hành vi giết người của B còn có 1 tình tiết tăng nặng định  khung được quy định tại điểm n) khoản 1 Điều 93 BLHS:  giết người có tính chất côn đồ. Giết người có tính chất côn đồ là trường hợp khi giết  người, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy  tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, giết  người vô cớ hoặc cố tình sử dụng những nguyên nhân  nhỏ nhặt để giết người. Khi nghe tiếng A la lớn chửi T với nội dung “Chúng mày  đánh chết nó cho tao”, B đã đi trước nhưng quay trở lại  nhìn thấy A và T đang đứng đối diện nhau, B cho rằng A  bị T đánh, không cần biết rõ nguyên nhân sự tình, lao vào  đâm T nhiều nhát. Hành vi thể hiện tính chất côn đồ của  B, không cần biết nguyên nhân, không giảng hòa cho A và T, chỉ nghĩ là A – bạn mình đã bị đánh mà B đã đâm T  nhiều nhát và không dừng việc đâm T nếu như dao không đâm phải tay C khiến C đau và chửi B. B coi thường sinh  mạng con người, có tranh chấp xảy ra là sẽ giải quyết  bằng dao kiếm. Khẳng định lại: tội phạm mà B đã thực hiện là tội giết  người giết người quy định tại Điều 93 BLHS 1999 với tình  tiết tăng nặng định khung được quy định tại điểm n) khoản 1 Điều 93 BLHS là hành vi giết người có tính chất côn đồ. Câu 2: A là đồng phạm với B với tội giết người quy định tại Điều  93 BLHS. Theo Điều 20 BLHS: “Đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” ∙        Về mặt khách quan: –         Đồng phạm đòi hỏi phải có từ 2 người trở lên và có đủ điều kiện của chủ thể. Trong trường hợp này, A và B  được coi là đã thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi  dân sự. –         Những người này phải cùng thực hiện một tội  phạm A và B cùng cố ý thực hiện tội phạm giết người, trong đó:  B đóng vai trò là người thực hành, A đóng vai trò là người  xúi giục. Hành vi giết người của B đã phân tích rõ ở câu 1. Với A,  người đóng vai trò là người xúi giục B thực hiện tội phạm  này bằng cách nhiều lần la lớn chửi T với nội dung  “Chúng mày đánh chết nó cho tao”. “Người xúi giục là  người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.” (Khoản 2 Điều 20 BLHS). A biết rằng B đang có  con dao trong người, A cố tình la lớn nhiều lần như vậy để B đi đằng trước nghe thấy và quay lại giúp mình thực hiện hành động “đánh chết” T “cho” A. Hành vi la lớn nhiều lần  với câu “đánh chết nó cho tao” đã tác động tới B, kích  động B thực hiện hành vi đâm T nhiều nhát để bảo vệ và  trả thù cho A. ∙        Về mặt chủ quan: –         Lỗi: cả lí trí và ý chí của A và B đều thỏa mãn yêu  cầu về mặt chủ quan của chủ thể. A và B biết hành vi của  mình và của người kia là hành vi nguy hiểm cho xã hội, họ cùng mong muốn có hoạt động chung và mong muốn cho  hậu quả xảy ra. Một người tác động, kích động người còn  lại thực hiện hành vi giết người và cùng mong muốn cho  nạn nhân chết –         Mục đích: cả A và B cùng có mục đích là “đánh  chết” T. Trong trường hợp này, không thể xác định A không phải  là đồng phạm với B. Bởi xích mích giữa A và T chỉ là một  xích mích rất nhỏ, vì một lí do rất đơn giản. Nhưng A biết  bạn mình là B có hung khí trong người và muốn thể hiện  tính côn đồ của mình nên đã la lớn rất nhiều lần để bạn  của mình là B, D đã đi trước, nghe thấy phải quay lại và  tác động tới họ với câu có nội dung kích động tinh thần  “chúng mày đánh chết nó cho tao” để dẫn tới việc B đã  thực hiện đâm T nhiều nhát, làm cho T chết khi đang  được đi cấp cứu. Hành vi này thể hiện đầy đủ ý thức chủ  quan của A muốn đánh chết T, nhưng A không thực hiện  được vì A đang bị H ngăn cản, chính vì vậy A đã dùng lời  lẽ để kích thích B để B thực hiện tội phạm. Câu 3: K có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội  phạm quy định tại Điều 313 BLHS 1999. Theo Điều 22 BLHS, che giấu tội phạm là hành vi mà:  “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội  phạm đã được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản  trở việc phát hiện điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải  chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm che giấu tội phạm  trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”. Tất cả các hành vi được mô tả của K đã đủ điều kiện để  cấu thành tội phạm che giấu tội phạm. Sau khi được B gọi điện thoại thông báo về việc B vừa đâm T về kế hoạch  trốn chạy của B, K đã hoàn toàn chủ động trong các hành  vi của mình: “K bảo B về nhà K chờ để K đi cầm điện thoại giùm B lấy tiền cho B đi trốn.”  Hành vi của K là giúp  người phạm tội bỏ trốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người  phạm tội bỏ trốn bằng cách đi cầm chiếc điện thoại của B  lấy tiền để B đi trốn. Sự “tích cực’ và “chủ động” che giấu  tội phạm, giúp B bỏ chốn đều được thể hiện rõ trong hành vi của K, do vậy, có thể kết luận, K phạm tội che giấu tội  phạm. Câu 4: Giả sử B vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS và chưa được  xóa án tích thì lần phạm tội này của B là tái phạm. Khoản 2 Điều 138 BLHS quy định: người nào phạm tội  trong các trường hợp sau thì phạt tù từ hai đến bảy năm;  do vậy, mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù.  Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 BLHS thì tội trộm cắp tài sản mà B đã phạm là tội nghiêm trọng. Căn cứ để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm là  Điều 49 BLHS “Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm  trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy  hiểm: a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất  nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.” Trường hợp này của B được xác định là tái phạm vì lần  phạm tội trước, B phạm tội nghiêm trọng và chưa được  xóa án tích, lần này B phạm tội giết người nên hành vi của B là tái phạm. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.     Giáo trình Luật  Hình sự  Việt Nam Tập 1, Trường Đại  học Luật Hà Nội, Nxb. Công An Nhân Dân, Hà Nội­2012 2.     Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Trường Đại  học Luật Hà Nội, Nxb. Công An Nhân Dân, Hà Nội­2012 3.     Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội  phạm Tập I – các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,  nhân phẩm, danh dự con người, Đinh Văn Quế, Nxb.  Thành phố Hồ Chí Minh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan