Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu bài tập kinh tế vĩ mô

.PDF
7
2326
128

Mô tả:

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ Chương 1,2 1. Giải thích sự khác nhau giữa kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô? Hai ngành học này có mối liên hệ với nhau như thế nào? 2. Tại sao các nhà kinh tế phải xây dựng nên các mô hình kinh tế? 3. Mô hình cân bằng thị trường là gì? 4. Hãy cho biết một số thông tin có liên quan đến nền kinh tế vĩ mô được đề cập trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây? 5. Hãy cho biết GDP đo lường các đại lượng nào của nền kinh tế? Làm thế nào GDP có thể đo lường các đại lượng trên cùng một lúc? 6. Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Chỉ số điều chỉnh GDP là gì? So sánh 2 chỉ số này. 7. Hãy cho biết báo chí đã đăng tải những thông tin kinh tế gì trong một tuần nay? Bạn hiểu gì về những thông tin này? 8. Hãy cho biết các giao dịch sau thuộc thành phần nào của tổng chi tiêu: tiêu dùng C, đầu tư I, chi tiêu chính phủ G hay xuất khẩu ròng NX? a. Hãng máy bay Boeing bán một chiếc máy bay cho chính phủ Hoa Kỳ b. Hãng máy bay Boeing bán một chiếc máy bay cho hãng hàng không American Airlines. c. Hãng hàng không Boeing bán một chiếc máy bay cho hãng hàng không Air France. 9. Một nền kinh tế sản xuất ra bánh mì và xe ô tô. Số liệu dưới đây là số liệu trong hai năm. Chi tiêu Năm 2000 Năm 2010 Giá một xe ô tô 50.000 60.000 Giá một ổ bánh mì 10 20 Số xe ô tô được sản xuất 100 120 Số ổ bánh mì được sản xuất 500.000 400.000 a. Sử dụng năm 2000 như là năm gốc, hãy tính GDP danh nghĩa, GDP thực, chỉ số giá điều chỉnh GDP và CPI. b. Giá tăng lên bao nhiêu giữa năm 2000 và 2010? 10. Cho số liệu sau: Chi tiêu 2000 2003 2004 GDP danh nghĩa (tỷ đồng) 5.000 6.000 6.500 Chỉ số điều chỉnh GDP (%) 100 120 125 a. Tính GDP thực năm 2003, 2004 theo giá năm 2000 b. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000 – 2004 c. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2004. 11. Một nhóm học tập đang nghiên cứu về các tài khoản quốc gia, học viên A khẳng định rằng: “Cách tính GDP có bao gồm giá hàng hóa trung gian trong giá thị trường của hàng hóa cuối cùng”. Học viên B đáp lại: “Khẳng định của bạn A là không chính xác vì có một cách tính GDP là cộng tất cả giá trị tăng thêm trong nền kinh tế”. Hãy giải thích xem ai đúng? 12. Nếu GDP danh nghĩa tăng 9% và GDP thực tăng 4%, tỷ lệ lạm phát xấp xỉ tính theo chỉ số giảm phát (GDP deflator) là bao nhiêu? 13. GDP thực tăng 6% và dân số tăng 2%. Tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ của GDP thực bình quân đầu người là bao nhiêu? 14. Hãy cho biết những biến số kinh tế sau đây, biến nào là lưu lượng (flow), biến nào là tích lượng (stock). a. Thu nhập của người lao động b. Của cải của người lao động đó c. Tổng lượng tiền trong nền kinh tế d. Tổng đầu tư trong nền kinh tế e. Tiết kiệm của chính phủ f. Giá trị bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh 15. Giả sử rằng hàng hóa mà nước Croatia sản xuất bao gồm các loại hàng hóa tiêu dùng có giá và lượng như sau: Sản phẩm Lượng năm Giá năm 2000 Lượng năm Giá năm 2004 2000 (nghìn đồng) 2004 (nghìn đồng) Video 100 đơn vị 1.000 120 đơn vị 800 Điện năng 500 kwh 0,5 1.000 kwh 0,7 Lương thực 200 tấn 2 500 tấn 3 Khí đốt 100cm3 100 200cm3 120 Yêu cầu: a. Nếu chọn năm 2000 làm năm gốc, hãy tính GDP danh nghĩa và GDP thực năm 2004. b. Hãy tính chỉ số điều chỉnh GDP vào năm 2000 và năm 2004. Chương 3 1. Các yếu tố nào quyết định sản lượng của một nền kinh tế? 2. Giải thích cách thức một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận chọn lựa số lượng yếu tố đầu vào? 3. Các yếu tố nào quyết định tiêu dùng và đầu tư? Giải thích. 4. Yếu tố nào làm cân bằng cung cầu hàng hóa, dịch vụ? 5. Giải thích ảnh hưởng của sự gia tăng của thuế lên tiêu dùng, đầu tư và lãi suất. 6. Xét một nền kinh tế đóng trong dài hạn, chính phủ tăng thuế lên thêm 1.000 tỷ. Biết giá trị tiêu dùng biên là 0,75. Chuyện gì sẽ xảy ra với: a. Tiết kiệm của khu vực chính phủ. b. Tiết kiệm của khu vực tư nhân. c. Tiết kiệm quốc dân S. d. Đầu tư I. Bạn suy ra điều gì đối với lãi suất thực r? Chương 5 1. Hãy miêu ta các chức năng của tiền? 2. Tiền quy ước là gì? Tiền hàng hóa là gì? 3. Ai là người kiểm soát lượng tiền trong lưu thông và bằng cách nào? 4. Hãy trình bày phương trình định lượng và giải thích nó. 5. Ngụ ý của giả định tốc độ chu chuyển tiền cố định là gì? 6. Ai là người trả thuế lạm phát? 7. Nếu lạm phát tăng từ 6% lên 8% thì điều gì xảy ra đối với lãi suất danh nghĩa theo hiệu ứng Fisher? 8. Hãy nghĩ ra các loại chi phí của lạm phát và xếp hạng chúng theo mức độ quan trọng theo suy nghĩ của bạn. 9. Hãy giải thích vai trò của chính sách tiền tệ và chính sách tài chính trong việc gây ra và chấm dứt siêu lạm phát. 10. Giả định ở một quốc gia, tốc độ lưu chuyển tiền tệ là cố định. GDP thực tăng 5%/năm, lượng tiền tệ trong nền kinh tế tăng 14%/năm, và lãi suất danh nghĩa là 11%. Lãi suất thực là bao nhiêu? 11. a. Giả định ở một quốc gia, lý thuyết định lượng tiền và hiệu ứng Fisher rất phù hợp. GDP thực tăng 7%, lãi suất thực là 4% và lãi suất danh nghĩa là 9%. Tính tốc độ tăng của lượng cung tiền. b. Giả định chính phủ tăng cung tiền bằng cách in tiền. Chính phủ có lợi từ việc in tiền không? Tại sao? c. Giả sử lý thuyế định lượng tiền không còn phù hợp. Lượng cầu tiền tệ phụ thuộc vào thu nhập và lãi suất danh nghĩa. Lượng cung tiền tệ và thu nhập cố định, nhưng người dân kỳ vọng là lượng cung tiền tệ sẽ tăng vào năm tới. Giải thích tại sao giá cả hôm nay lại phụ thuộc vào mức tăng kỳ vọng của tiền. Chương 6 1. Đầu tư nước ngoài ròng và cán cân thương mại là gì? Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? 2. Định nghĩa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. 3. Nếu một nền kinh tế quy mô nhỏ cắt giảm chi phí quốc phòng, điều gì xảy ra đối với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất và tỷ giá? 4. Nếu một nền kinh tế quy mộ nhỏ ban bố lệnh cấm nhập đầu đĩa VCR của Nhật, điều gì xảy ra đối với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất và tỷ giá? 5. Nếu Đức có lạm phát thấp và Ý có lạm phát cao thì điều gì sẽ xảy ra đối với tỷ giá giữa đồng mark Đức và đồng lia Ý? 6. Hãy sử dụng mô hình nền kinh tế quy mô nhỏ để dự đoán điều gì xảy ra đối với cán cân thương mại, tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa trong các trường hợp sau: a. Sự mất lòng tin của người tiêu dùng vào tương lai làm người tiêu dùng thích mua xe nước ngoài hơn xe sản xuất trong nước. b. Kiểu xe Toyota mới làm cho một vài người tiêu dùng thích xe nước ngoài hơn xe trong nước. c. Việc sử dụng máy ATM làm giảm nhu cầu đối với tiền. 7. Xét một mô hình nền kinh tế mở được mô tả như sau: Y = C + I + G + NX Y = 5.000 G = 1.000 T = 1.000 C = 250 + 0,75(Y – T) I = 1.000 – 50r NX = 500 - 500ε R = r* - 5 a. Tìm tiết kiệm quốc dân, tổng đầu tư, xuất khẩu ròng và tỷ giá thực tại điểm cân bằng trong nền kinh tế này. b. Giả định rằng G tăng lên đến 1.250. Tìm tiết kiệm quốc dân, tổng đầu tư, xuất khẩu ròng và tỷ giá thực tại điểm cân bằng. Giải thích kết quả tìm được. c. Giả định rằng lãi suất trên thị tường thế giới tăng từ 5% đến 10%. Với G = 1.000, tìm tiết kiệm quốc dân, tổng đầu tư, xuất khẩu ròng và tỷ giá thực tại điểm cân bằng. Giải thích kết quả tìm được. 8. Giả định ở một quốc gia nhỏ, đột nhiên một sự thay đổi về thời trang làm cho việc xuất khẩu sản phẩm may mặc ở quốc gia này gặp nhiều khó khăn. a. Điều gì sẽ xảy ra đến tiết kiệm, đầu tư, xuất khẩu ròng, lãi suất và tỷ giá thực? b. Người dân của quốc gia này thích du lịch ở nước ngoài. Sự ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá thực đến người dân như thế nào? c. Các nhà hoạch định chính sách tài chính quốc gia này muốn điều chính thuế để cố định tỷ giá thực tại thời điểm trước khi có sự thay đổi trên. Họ nên áp dụng những biện pháp gì? Nếu họ áp dụng chính sách đó, điều gì sẽ xảy đến tiết kiệm, đầu tư, xuất khẩu ròng, lãi suất và tỷ giá thực? 9. Trong năm 2002, một báo cáo cho rằng do nhiều bất ổn và các vấn đề khác nhau tại nước công nghiệp nên “năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới đã giảm hơn một nửa… và dự kiến sẽ giảm mạnh hơn nữa trong năm nay…” [Thời báo tài chính, 18/09/2002, trang 6.] Sử dụng kiến thức đã học về nền kinh tế mở trong dài hạn để trả lời các câu hỏi sau đây đối với một nền kinh tế nhỏ và mở cửa: a. Điều gì có thể xảy ra đối với lãi suất thế giới? b. Điều gì xảy ra đối với đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa của chúng ta? 10. Liệt kê tất cả các chi phí có thể có của lạm phát mà bạn có thể nghĩ ra, và sắp xếp lại theo thứ tự quan trọng nhất theo suy nghĩ của bạn? 11. Để cứu vãn tình trạng đi xuống của nền kinh tế, một số nước lớn bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích và đầu tư (thông qua chính sách ưu đãi thuế chẳng hạn). Hãy giải thích bằng đồ thị và bằng lời thật ngắn gọn các trường hợp sau: a. Điều gì xảy ra đối với cầu đầu tư của thế giới? (Biết cầu đầu tư thế giới là một hàm theo lãi suất thế giới) b. Điều gì xảy ra cho lãi suất thế giới? c. Điều gì xảy ra cho đầu tư ở một nền kinh tế mở nhỏ? d. Điều gì xảy ra cho cán cân thương mại của nền kinh tế mở nhỏ này? e. Điều gì xảy ra cho tỷ giá hối đoái thực của nền kinh tế mở nhỏ này? 12. Điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái thực ε và cán cân thương mại TB nếu chính phủ Việt nam thực hiện theo đúng cam kết tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu khi hội nhập Asean và WTO? 13. Trong một buổi thảo luận về thị trường tiền tệ, hai sinh viên A và B nêu ý kiến tranh luận như sau: Sinh viên A: Trong hàm cầu tiền cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa cầu tiền và lãi suất. Ta thấy, khi lãi suất tăng thì cầu tiền giảm và khi lãi suất giảm thì cầu tiền tăng. Sinh viên B: Trong một phân tích tại lớp, tôi thấy giảng viên lập luận rằng… cầu tiền tăng kéo theo lãi suất tăng. Như vậy đây đâu phải là mối quan hệ nghịch biến. Bạn phát hiện ra điều gì chưa gặp nhau giữa hai phát biểu này? 14. Hãy phân tích những tác động sau đây đối với nền kinh tế một nền kinh tế nhỏ mở trong dài hạn. (Chỉ ra tác động cụ thể đối với tiết kiệm, đầu tư, cán cân ngoại thương, lãi suất và tỷ giá hối đoái thực). a. Chính phủ Mỹ gia tăng chi tiêu cho quốc phòng vì lo ngại sự lan rộng của khủng bố. b. Chính phủ trong nước gia tăng chi tiêu cho chương trình phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. 15. Giả sử rằng người ta dự đoán lạm phát là 8% trong năm nay và lãi suất thực (tiên đoán) là 3%. a. Lãi suất danh nghĩa trong năm nay là bao nhiêu? b. Nếu lạm phát thực tế năm nay là 10%, lãi suất thực là bao nhiêu? Hãy giải thích ai có lợi và ai chịu tổn thất khi có sự khác biệt giữa lạm phát dự đoán và lạm phát thực tế. c. Bây giờ là thời điểm cuối năm, NHTW cho rằng lạm phát 10% là quá cao và họ thông báo rằng phải giảm suất tăng cung tiền xuống 3%. Bạn hãy dự đoán những gì xảy ra đối với lãi suất danh nghĩa và tốc độ lưu thông của tiền khi NHTW thông báo chính sách này? 16. Trong một nền kinh tế mở nhỏ, hãy chỉ ra tác động của những sự kiện sau đây đến tiết kiệm, đầu tư, tỷ giá hối đoái thực, lãi suất thực và cán cân ngoại thương. a) Chính phủ cắt giảm thuế và gia tăng chi tiêu cho quốc phòng. b) Chính phủ bỏ những hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu theo những cam kết trong hiệp định thương mại quốc tế. c) Lãi suất thực thế giới tăng. d) Các nước trên thế giới khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng cách miễn thuế. Chương 7 1. Hãy cho một thí dụ về sự cứng nhắc của giá trong ngắn hạn và sự linh động của giá trong dài hạn. 2. Tại sao đường tổng cầu AD lại dốc xuống từ trái sang phải? 3. Hãy giải thích ảnh hưởng của sự gia tăng trong số cung tiền trong ngắn hạn và dài hạn. 4. Tại sao ngân hàng trung ương giải quyết sốc cầu hơn sốc cung? 5. Ngân hàng trung ương giảm số cung tiền 5%, điều gì xảy ra đối với đường tổng cầu? điều gì xảy ra đối với sản lượng và giá trong ngắn hạn và dài hạn? 6. Hãy xem xét mục tiêu của ngân hàng trung ương trong việc giải quyết ảnh hưởng của các cú sốc. Giả sử ngân hàng trung ương A quan tâm đến việc ổn định giá và ngân hàng trung ương B quan tâm đến việc giữ cho sản lượng và nhân dụng ở mức tự nhiên của chúng. Hãy giải thích các ngân hàng trung ương này đối phó với sốc như thế nào? a. Sự giảm đi khách quan của tốc độ chu chuyển tiền. b. Sự tăng lên khách quan của giá dầu. Chương 8: 1. Hãy dùng dấu chéo Keynes để giải thích vì sao chính sách tài chính lại có ảnh hưởng số nhân đến thu nhập quốc dân? 2. Hãy dùng lý thuyết ưa chuộng thanh khoản để giải thích vì sao sự gia tăng trong số cung tiền sẽ làm giảm lãi suất? Giải thích này giả định điều gì đối với giá? 3. Tại sao đường IS lại dốc xuống từ trái sang phải? 4. Tại sao đường LM lại dốc lên từ trái sang phải? 5. Sử dụng dấu chéo Keynes để dự đoán ảnh hưởng của: a. Sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ b. Sử gia tăng của thuế c. Sự gia tăng lên ở mức độ bằng nhau của chi tiêu chính phủ và thuế. 6. Trong dấu chéo Keynes, giả sử hàm tiêu dùng là: C = 200 + 0,75(Y – T). Đầu tư dự kiến là 100, chi tiêu chính phủ là 100 và thuế là 100. a. Hãy vẽ đồ thị chi tiêu dự kiến theo thu nhập? b. Thu nhập cân bằng là bao nhiêu? c. Nếu chi tiêu chính phủ tăng lên 125 thì thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu? d. Chính phủ cần chi tiêu bao nhiêu để đạt được mức thu nhập là 1600? 7. Giả sử hàm số cầu tiền là: (M/P)d = 1000 – 100r, trong đó r là lãi suất. Số cung tiền M = 1000 và giá P = 2. a) Hãy vẽ đường cung, cầu tiền thực. b) Lãi suất cân bằng là bao nhiêu? c) Giả sử giá cố định. Điều gì xảy ra đối với lãi suất cân bằng nếu số cung tiền M tăng từ 1000 lên 1200? d) Nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất lên thành 7% thì số cung tiền nên là bao nhiêu? 8. Giả sử một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ: Cung tiền: M/P = 370 Cầu tiền (M/P)d = 720 – 100r C = 0,75Yd I = 680 – 80r G = 450 T = 400 YP = 2400 a) Tìm mức sản lượng cân bằng. b) Nếu ngân hàng trung ương tăng số cung tiền thêm 50 tỷ đồng, hãy tính sản lượng cân bằng mới. 9. Xét một nền kinh tế đóng với các thông tin như sau: Cung tiền: M/P = 270 Cầu tiền (M/P)d = 370 – 50r + 0,2Y C = 106 + 0,9Yd I = 180 – 30r G = 192,5 T = 250 a) Xây dựng phương trình IS và LM. b) Xác định mức lãi suất và sản lượng cân bằng. c) Chính phủ tăng thuế thêm 100, tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ thêm 117,75. Tìm điểm cân bằng mới và cho biết điều gì xảy ra đối với nền kinh tế trên. d) Từ điểm cân bằng ở câu c, ngân hàng trung ương giảm bớt số cung tiền 14,8. Tìm điểm cân bằng mới. 10.Xét một nền kinh tế đóng. Phương trình tiêu dùng C = 200 + 0,75(Y – T), đầu tư dự kiến I là 100, chi tiêu dùng G và thuế chính phủ T đều là 100. a) Phác họa phương trình tổng chi tiêu dự kiến như một hàm số theo thu nhập. b) Mức thu nhập ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu? c) Nếu chi tiêu chính phủ G tăng lên thành 125 và thuế không đổi, thu nhập ở trạng thái cân bằng mới là bao nhiêu? Số nhân chi tiêu chính phủ bằng bao nhiêu? d) Mức chi tiêu chính phủ G cần đạt bao nhiêu để thu nhập là 1600?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan