Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bai tap dia 12

.DOC
21
517
51

Mô tả:

công thức và bài tập xử lí số liệu
PHẦN KỸ NĂNG ĐỊA LÍ CÔNG THỨC CHUNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ Trong đề thi yêu cầu thực hiện các tính toán, cần ghi công thức, đơn vị tính ra sau đó có thể chỉ lập bảng điền kết quả tính ngoài nháp (hoặc bấm máy tính). Sau đay là một số dạng tính toán trong địa lí thường gặp: 1. Tính độ che phủ rừng. - Độ che phủ rừng = Diện tích rừng Diện tích vùng x 100% - Đơn vị: % VD: Tính độ che phủ rừng nước ta năm 1943 biết diện tích rừng lúc đó là 142500km 2, diện tích cả nước là 331212 km2. 2. Tính tỉ trọng trong cơ cấu. Giá trị cá thể - Tỉ trọng trong cơ cấu = Giá trị tổng thể x 100% - Đơn vị: % VD: Bài tập 2 trang 86 SGK. 3. Tính năng suất cây trồng. - Năng suất cây trồng = Sản lượng Diện tích - Đơn vị: tấn/ha hoặc tạ/ha. * Chú ý đơn vị cho đúng với yêu cầu đề bài. VD: Tính năng suất lúa nước ta năm 2005 (tính bằng tạ/ha) biết diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha và sản lượng lúa là 36 triệu tấn. 4. Tính bình quân lương thực theo đầu người. - Bình quân lương thực theo đầu người = Sản lượng lương thực Số dân - Đơn vị: kg/người. VD: Tính bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng năm 2005 biết số dân ĐBSH lúc đó là 16137000 người, sản lượng lương thực có hạt là 5340 nghìn tấn. 5. Tính thu nhập bình quân theo đầu người. Tổng thu nhập quốc dân - Thu nhập bình quân theo đầu người = Số dân - Đơn vị: USD/người. VD: Tính thu nhập bình quân theo đầu người của Hoa kỳ năm 2005 biết GDP của Hoa Kỳ lúc đó là 12 445 tỉ USD và dân số là 296,5 triệu người. 1 6. Tính mật độ dân số. - Mật độ dân số = Số dân Diện tích - Đơn vị: người/km2 VD: Tính mật độ dân số nước ta năm 2006 biết số dân nước ta lúc đó là 84.156.000 người và diện tích cả nước là 331212 km2. 7. Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%. - Lấy giá trị năm đầu = 100% Giá trị năm sau - Tốc độ tăng trưởng năm sau = x 100% giá trị năm đầu - Đơn vị :% VD: Bài tập 1 Câu a Trang 98 SGK. 8. Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của một đối tượng địa lí trong một giai đoạn. Giá trị năm sau - giá trị năm đầu x 100% Giá trị năm đầu - Tốc độ tăng trưởng trung bình/năm = Khoảng cách năm - Đơn vị: % VD: Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của giá trị sản xuất lưong thực nước ta giai đoạn 20002005 biết giá trị sản xuất lưong thực năm 2000 là 55163,1 tỉ đồng và năm 2005 là 63852,5 tỉ đồng. I. BÀI TẬP Bài 1. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở nước ta (đơn vị: 0C) Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình tháng I tháng VII năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 TP. HCM 25,8 27,1 27,1 Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ TB của nước ta từ Bắc vào Nam. Nêu nguyên nhân của sự thay đổi đó. Bài làm * Sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam - Nhiệt độ TB tháng I và nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch và tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm phía Bắc và Nam rõ nhất ở tháng I: + Lạng Sơn: 13.30C + TP. HCM 25,80C 2 - Nhiệt độ TB tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch hơn. * Nguyên nhân. - Do tác động của khối không khí thổi vào nước ta: + Vào mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh, nền nhiệt độ thấp + Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) gió Tây nam thổi vào nước ta (tính chất nóngẩm), nên nhiệt độ từ Bắc xuống Nam gần như đồng nhất. - Do lãnh thổ nước ta nằm trải dài theo Bắc-Nam nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời khác nhau, vì vậy nền nhiệt ở các địa phương trên khác nhau Bài tập 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm ở nước ta (đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa Hà Nội 1676 Huế 2868 TP. Hồ Chí Minh 1931 a. Hãy tính cân bằng ẩm của các địa điểm trên b. Nhận xét và giải thích Lượng bốc hơi 989 1000 1686 Bài làm a. Tính cân bằng ẩm. * Cân bằng ẩm = lượng mưa – lượng bốc hơi * Kết quả: Địa điểm Hà Nội Huế TP. Hồ Chí Minh Cân bằng ẩm + 686 + 1868 + 245 b. Giải thích * Lượng mưa: - Huế có lượng mưa lớn nhất + Do bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào theo hướng đông-bắc. + Do Huế nằm ở ven biển + Thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và giải hội tụ nhiệt đới - TP HCM có lượng mưa lớn hơn Hà Nội nhưng chênh lệch không nhiều * Lượng bốc hơi - TP HCM có lượng bốc hơi cao nhất + Do khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao => lượng bốc hơi cao - HN, Huế có lượng bốc hơi thấp hơn + Do trong năm có thời gian nhiệt độ thấp (vào mùa đông) * Cân bằng ẩm. - Huế có cân bằng ẩm lớn nhất, + Do lượng mưa lớn, bốc hơi không nhiều. TP HCM cân bằng ẩm thấp nhất + Do lượng bốc hơi cao 3 Bài 3. Cho bảng số liệu sau: Sự biến động diện tích rừng qua một số năm Năm Tổng DT có rừng D.tích rừng tự nhiên Diện tích rừng trồng (triệu ha) (triệu ha) (triệu ha) 1943 14.3 14.3 0 1983 7.2 6.8 0.4 2005 12.7 10.2 2.5 a. Tính độ che phủ rừng ở nước ta qua các năm trên (biết rằng diện tích tự nhiên nước ta là 33,1 triệu ha) b. Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943-2005. Vì sao có sự biến động đó Bài làm a. Độ che phủ rừng * Độ che phủ rừng = Diện tích rừng / diện tích tự nhiên * 100% * Kết quả năm Độ che phủ rừng (%) 1943 43.0 1983 22.0 2005 38.0 b. Nhận xét và giải thích - Giai đoạn 1943-1983 tổng DT có rừng, DT rừng tự nhiên, độ che phủ rừng giảm sút nghiêm trọng (dẫn chứng) Nguyên nhân: + Do chiến tranh, cháy rừng + Do khai thác không hợp lí + Công tác quản lí rừng còn nhiều hạn chế - Giai đoạn 1983-2005 tổng DT có rừng, DT rừng tự nhiên, độ che phủ rừng tăng đáng kể, đặc biệt DT rừng trồng tăng nhanh và đạt 2.5 triệu ha –năm 2005 Nguyên nhân: + Công tác bảo vệ, quản lí, trồng rừng được tăng cường mạnh mẽ. Tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên vẫn ít hơn so với năm 1943, điều đó có nghĩa là chất lượng rừng vẫn bị giảm sút, mặc dù DT rừng đang tăng dần lên. Bài 4. Cho bảng số liệu sau Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006 Vùng ĐB sông Hồng Tây Nguyên Dân số (nghìn người) 18208 4869 2 Diện tích (km ) 14863 54660 a. Tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên. b. Tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp Bài làm a. Tính mật độ dân số * MĐDS = số dân /diện tích (người/km2) Đông Nam Bộ 12068 23608 4 * Kết quả: Vùng ĐB sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ 2 Mật độ ds (người/km ) 1225 89 511 b. Giải thích Tây Nguyên có mật độ dân số thấp là do - Nhân tố tự nhiên: + Địa hình: núi và cao nguyên xếp tầng + Khí hậu, nguồn nước: cận xích đạo với mùa mưa và khô rõ rệt (mùa khô thường thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt) - Nhân tố KT-XH + Kinh tế con chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng + Thiếu lao động, đặc biệt là lao động lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật + Cơ sở hạ tầng còn thấp… Bài 5. Cho bảng số liệu sau: Số dân Việt Nam, giai đoạn 1921-2009 (Đơn vị: triệu người) Năm Số dân Năm Số dân 1921 15.5 1979 52.7 1936 18.8 1989 64.4 1956 27.5 1999 76.3 1960 30.2 2009 85.8 a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1921-2009 b. Từ biểu đồ rút ra nhận xét tình hình tăng dân số của nước ta và giải thich c. Nêu hậu quả của việc tăng nhanh dân số ở nước ta Bài làm a. Vẽ biểu đồ đường b. Nhận xét - Từ 1921 đến 2009 dân số nước ta tăng liên tục, đặc biệt từ 1960 trở đi dân số tăng rất nhanh dẫn đến bùng nổ dân số + Giai đoạn 1921-2009 trung bình mỗi năm tăng là: 799 nghìn người + Giai đoạn 1960- 2009 trung bình mỗi năm tăng là: 1135 nghìn người Nguyên nhân: + Tỉ suất sinh vẫn còn cao và giảm chậm + Số người trong độ tuổi sinh sản lớn + Do yếu tố tâm lí xã hội (phong tục tập quán, thích kết hôn sớm…) + Ý thức người dân về vấn đề dân số còn thấp… c. Hậu quả: - Tạo sức ép rất lớn đối với việc phát triển KT-XH: tốc độ tăng trưởng kinh tế, vấn đề lương thực, thực phẩm - Sức ép lên môi trường , tài nguyên (ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên…) - Tác động lên chất lương cuộc sống: thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở,… 5 Bài 6. Cho bảng số liệu sau: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1979-2009 Đơn vị: ( 0/00) Năm 1979 1989 1999 2009 Tỉ suất sinh 32.2 31.3 23.6 17.6 Tỉ suất tử 7.2 8.4 7.3 6.7 a. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta qua các năm b. vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1979-2009 c. Nhận xét sự thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta. Giải thích Bài làm a. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta qua các năm * Tg = tỉ suất sinh – tỉ suất tử (đơn vị: %) * Kết quả: Năm 1979 1989 1999 2009 Tỉ suất gia tăng 2.5 2.29 1.63 1.09 ds tự nhiên (%) b. vẽ biểu đồ c. Nhận xét. - Từ 1979 đến 2009 tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đều giảm + Tỉ suất sinh giảm nhanh nhất: 17.6 0/00 – 32.2 0/00 = - 14.6 0/00 + Tỉ suất tử thấp hơn so với tỉ suất sinh và giảm không đáng kể = -0.5 0/00 + Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm = - 1.41% Giải thích: + Tỉ suất sinh giảm là nhờ chính sách phát triển dân số hợp lí hơn + Người dân đang dần nhận thức hậu quả của việc đông dân và tăng nhanh dân số + Tỉ suất tử giảm là do chất lượng cuộc sống được nâng cao, y tế ngày càng phát triển. Bài 7. Cho bảng số liệu sau: Số lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta (đơn vị: người) Năm 1999 2009 a. b. Tổng số Chia ra Nông, lâm, ngư CN-XD Dịch vụ 35 847 343 24 806 362 5 126 170 5 914 821 47 682 334 25 731 627 9 668 662 12 282 045 Tính cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong 2 năm 1999, 2009 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 1999-2009 6 c. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta trong thời gian trên Bài làm a. Tính cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta * Cơ cấu Tỉ trọng trong cơ cấu = Giá trị cá thể Giá trị tổng thể x 100% Đơn vị: % * Kết quả: Năm Tổng số Nông, lâm, ngư 69.2 54.0 Chia ra CN-XD Dịch vụ 1999 100 14.2 16.6 2009 100 20.3 25.7 b. Vẽ biểu đồ c. Nhận xét và giải thích * Nhận xét: Từ 1999-2009 - Tổng số lao động có việc làm và lao động phân theo các khu vực kinh tế của nước ta tăng khá nhanh 47 682 334 - 35 847 343 = 11 834 991 người - Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tích cực + Tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm (-15.2%) + Tỉ trọng lao động trong khu vực CN-XD và dịch vụ tăng (dẫn chứng) Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành diễn ra còn chậm, tỉ trọng lao động Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn cao và giảm chậm * Giải thích - Nước ta có dân số đông, kết cấu dân số trẻ lại tăng nhanh, vì vậy lực lượng lao động nước ta tăng nhanh trong giai đoạn trên - Do tác động của công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế-xã hội - Do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài 8. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta qua một số năm Năm Nhóm tuổi (%) 0 - 14 15 - 59 Từ 60 trở lên 1979 41.7 51.3 7.0 1989 38.7 54.1 7.2 1999 33.5 58.4 8.1 2009 25.0 66.0 9.0 a. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta trong giai đoạn 1979-2009 7 b. Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số đối với sự phát triển KT-XH nước ta Bài tập: 9 Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta qua các năm (theo giá thực tế) Đơn vị: % Khu vực kinh tế 1995 2005 Nông lâm thuỷ sản 27.2 21.0 Công nghiệp-xây dựng 28.8 41.0 Dịch vụ 44.0 38.0 Tổng số 100 100 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995-2005 b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta. c. Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch. Bài làm a. Vẽ biểu đồ b. Nhận xét, giải thích nguyên nhân * Nhận xét - Từ năm 1995 đến năm 2005 cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: + Tỉ trọng khu vực kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp giảm 21% - 27.2% = - 6.2% + Tỉ trọng của khu vưc kinh tế công nghiệp-xây dựng tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất 41% - 28.8% = 12.2% + Tỉ trọng khu vực dịch vụ giảm nhưng mức độ thấp 38% - 44% = - 6% Qua đó ta thấy cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo xu thế chung của thế giới * Nguyên nhân - Do kết quả của công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã họi nước ta - Do nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Chuyển dịch nhằm khai thác tốt lợi thế của đất nước Bài 10. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Đơn vị: % Giá trị sản xuất trồng 1990 trọt Cây lương thực 67.1 Cây rau đậu 7.0 Cây công nghiệp 13.5 Cây ăn quả 10.1 Cây khác 2.3 2005 59.2 8.3 23.7 7.3 1.5 8 a. Vẽ biểu đồ thể hiện Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta giai đoạn 19902005 b. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta qua các năm 1990-2005 Bài làm a. Vẽ bêu đồ b. Nhận xét - Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta từ năm 1990-2005 có sự thay đổi: + Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây lương thực và cây ăn quả giảm, giảm mạnh nhất là cây lương thực Cây lương thực: 59.2% - 67.1% = - 2.5% Cây ăn quả: 7.3% - 10.1% = - 2.8% + Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây rau đậu, cây công nghiệp tăng nhanh (đặc biêt là cây công nghiệp) Cây công nghiệp: 23.7% - 13.5% = 10.2% - Chiếm tỉ trọng trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt, cao nhất là cây lương thực, cây ăn quả tỉ trọng thấp Do: cây lương thực được phát triển trong thời gian dài nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân. Cây công nghiệp tăng là do giá trị và nhu cầu xuất khẩu cao trong những năm gần đây tăng, phát triển cây công nghiệp nhằm sử dụng tốt nguồn tài nguyên tự nhiên của nước ta. Bài 11. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (giá thực tế) (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 2000 2005 129140.5 7673.9 26498.9 183342.4 9496.2 63549.2 Ngành Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản a. Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất b. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta năm 2000-2005 c. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Bài làm a. Tính tỉ trọng: Tỉ trọng = Giá trị cá thể Giá trị tổng thể x 100% Đơn vị: % * Kết quả: (đơn vị: %) 9 Năm 2000 2005 Ngành Nông nghiệp 79 71.5 Lâm nghiệp 4.7 3.7 Thuỷ sản 15.4 24.8 Tổng (tỉ đồng) 163313.3 256387.8 b. Vẽ biểu đồ tròn c. Nhận xét - Nhìn chung tỉ trọng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản nước ta từ năm 2000-2005 có sự chuyển dịch theo hướng + Giảm dần tỉ trọng giá trị ngành trồng trọt và lâm nghiệp Trồng trọt 71.5% - 79 % = - 7.5% Lâm nghiệp: 3.7% 4.7 % = - 1.0% + Tăng dần tỉ trọng ngành thủy sản: 24.8% - 15.4% = 9.4% - Nguyên nhân: + Sự chuyển dịch phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta + Nền nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các thế mạnh về tự nhiên (nhất là nuôi trồng và đánh bắt thủy sản) Bờ biền dài, vùng biển rộng, nhiều hải sản Nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước lợ, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện phát triền nuôi thủy sản nước ngọt Bài 12. Cho bảng số liệu sau Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính năm (đơn vị: %) Hộ khác Nông-Lâm-T.sản Công nghiệp- Dịch vụ xây dựng 2001 80.9 5.8 10.6 2.7 2006 71.0 10.0 14.8 4.2 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính b. Nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn ở nước ta. Bài làm b. Nhận xét - Số hộ nông thôn được xác định là hộ nông-lâm-thủy sản đã giảm từ 80.9% (năm 2001) xuống còn 71% (năm 2006) - Trong khi đó, tỉ lệ hộ công nghiệp-xây dựng tăng khá mạnh, từ 5.8% (năm01), lên 10% (năm 2006), tỉ lệ hộ dịch vụ tăng từ 10.6% (năm 2001), lên 14.8% (năm 2006) Có thể nói cơ cấu kinh tế nông thôn, các hoạt động phi nông nghiệp đang đóng vai trò ngày càng cao Nguyên nhân: do quá trình đô thị hóa ở nước ta, các khu công nghiệp, hoạt động dịch vụ đang mở rộng xuống vùng nông thôn nhằm thu hút lực lượng lao động giá thấp, nguồn tài nguyên phong phú 10 Bài 13. Cho bảng số liệu sau Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế) (Đơn vị : tỉ đồng) Năm 1996 2005 Thành phần kinh tế Nhà nước 74161 249085 Ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) 35682 308854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39589 433110 - Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996-2005 - Nhận xét Bài l àm * Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu (đơn vị: %) Năm Thành phần kinh tế Nhà nước Ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tổng (Tỉ đồng) Vẽ biểu đồ tròn 1996 2005 50 23.9 26.1 149432 25 31 44 991049 * Nhận xét Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 19962005 - Nếu xét về giá trị thực tế thì Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996-2005 tăng lên rất nhanh ở cả 3 thành phần Năm 2005 tăng hơn so với 1996 là: 991049 - 149432 = 841617 tỉ đồng - Nếu xét theo số liệu đã xử lí (%) thì giá tỉ trọng giá trị SX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi Khu vực Nhà nước giảm dần tỉ trọng 25% - 50% = ………. Khu vực ngoài Nhà nước, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng ……………………………………………………………… ……………………………………………………………….. Nguyên nhân: + Nước ta đang xây dựng nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa + Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ 11 Bài 14. Cho bảng số liệu sau Số lượng Trâu và bò năm 2005 (đơn vị: nghìn con) Gia súc cả nước Trung du và miền Tây Nguyên núi Bắc Bộ Trâu 2922.2 1679.5 71.9 Bò 5540.7 899.8 616.9 - Tính tỉ trọng Trâu, Bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên - Tại sao 2 vùng trên có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn? - Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu đàn Trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ và tây Nguyên. * Tính tỉ trọng Trâu, Bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên (đơn vị: %) Gia súc cả nước Trung du và miền Tây Nguyên núi Bắc Bộ Trâu 100 57.5% 2.4% Bò 100 16.2% 11.0 * Nhận xét và Giải thích - Cả hai vùng Trung du và miền núi BB và Tây Nguyên có số lượng đàn Trâu, bò lớn so với cả nước - Tổng đàn Trâu, bò ở Trung du miền núi Bắc Bộ nhiều hơn ở Tây Nguyên Chiếm 73.7% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước Ở Tây Nguyên chiếm 13.4% số Trâu, bò của cả nước - Ở Trung du miền núi BBTra6u được nuôi nhiều hơn Bò - Ở Tây Nguyên Bò nuôi nhiều hơn so với Trâu Nguyên nhân: Điều kiện tự nhiên: cả hai vùng đều có diện tích đồng cỏ tương đối rộng, đặc biệt ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Ở Trung du miền núi Bắc Bộ Trâu được nuôi nhiều hơn bò là do Trâu có khả năng chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết Bài 15. Cho bảng số liệu sau Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông nam Bộ (giá so sánh) Năm 1995 2005 Giá trị sản xuất công nghiệp Tổng số Nhà nước Ngoài Nhà nước 50508 19607 9942 199622 48058 46738 12 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20959 104826 - Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông nam Bộ - Nhận xét Bài làm * Vẽ biểu đồ: Xử lí số liệu: Năm 1995 2005 Giá trị sản xuất công nghiệp Tổng số 100 100 Nhà nước 38,8 24 Ngoài Nhà nước 19,7 23 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,5 53 Vẽ biểu đồ hình tròn * Nhận xét - Qua bảng số liệu ta thấy: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995-2005 tăng lên rất nhanh Tăng gấp: 199622 / 50508 = 3,95 lần - Nếu theo tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ từ 1995 đến 2005 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực + Giảm dần tỉ trọng KV Nhà nước (24% - 38,8% = - 14,8% ) + Tăng dần KV ngoài Nhà nước, và KV có vốn đầu tư nước ngoài: …………………………………………………………………… …………………………………………………………………….. Trong đó năm 1995 KV Nhà nước chiếm ưu thế (38,8%) Năm 2005 KV có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế (53%) * Nguyên nhân: + Do Đông Nam Bộ có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển + Ưu thế về vị trí địa lí, nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật, lại có những chính sách phát triển phù hợp. Do đó thu hút được các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài Bài 16. Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (đơn vị: nghìn ha) Loại cây Cả nước Trung du và miền Tây Nguyên núi Bắc Bộ Cây công nghiệp 1633.6 91.0 634.3 lâu năm Ca phê 497.4 3.3 445.4 Chè 122.5 80 27 Cao su 482.7 109.4 13 Các cây khác 531 7.7 52.5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2005 b. Nhận xét và giải thích về sự giống và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm Bài làm a. Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu (đơn vị %) Loại cây Cả nước Trung du và miền Tây Nguyên núi Bắc Bộ Cây công nghiệp 100 100 100 lâu năm Ca phê 30,4 3,6 70,2 Chè 7,5 88 4,2 Cao su 29,5 17,2 Các cây khác 32,6 8,4 8,4 Vẽ biểu đồ hình tròn (chú ý đền bán kinh ) b. Nhận xét - Qua bảng số liệu ta thấy cả hai vùng Tây nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khá lớn ở nước ta (đặc biệt là vùng Tây Nguyên rất lớn chiếm: 634,3 / 1633,6 * 100 = 38,8% diện tích trồng cây công nghiệp của cả nước) - Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên của hai vùng có phần khác nhau nên + Trung du miền núi có diện tích trồng cây chè lớn hơn so với Tây Nguyên và so với cả nước So với Tây Nguyên gấp: 88nghìn ha / 4,2 nghìn ha = 20,9 lần So với cả nước chiếm: 88 / 122,5 * 100 = 65,3% Do cây Chè là cây cận nhiệt đới vì vậy thích nghi với khí hậu ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (khí hậu: mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. ) + Tây Nguyên lại là vùng cà phê lớn nhất nước ta ……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………. Do: Tây Nguyên là vùng có diện tích đất Feralit khá màu mỡ, diện tích rộng, phân bố khá tập trung, khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa 9vo71i hai mùa mưa và khô rõ rệt). Vì vậy rất thích nghi cho việc trồng Cà Phê. Đây là vùng cà phê nổi tiếng của nước ta Bài 15. Cho bảng số liệu sau Diện tích và san lượng lúa của nước ta các năm 1990-2006 Năm 1990 1995 1999 2003 Diện tích (nghìn ha) 6042 6765 7653 7452 Sản lượng (nghìn tấn) 19225 24963 31393 34568 2006 7324 35849 14 a. Tính năng xuất lúa của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên b. Vẽ biểu đồ đường biểu diển thể hiện diện tích, sản lượng và năng xuất lúa của nước ta (lấy năm 1990=100%) c. Nhận xét Bài 16. Cho bảng số liệu: Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu qua một số năm (đơn vị: nghìn tấn) Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Sản lượng cà phê 8.4 12.3 92 218 802.5 752.1 nhân Khối lượng xuất 4.0 9.2 89.6 248.1 733.9 912.7 khẩu a. Hãy vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu qua một số năm ở nước ta b. Nhận xét và phân tích sự phát triển Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu giai đoạn 1980-2005 Bài 17. Cho bảng số liệu sau Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 1990 1995 (đơn vị: %) 2000 2005 Năm Ngành Trồng trọt 79.3 78.1 78.2 73.5 Chăn nuôi 17.9 18.9 19.3 24.7 Dịch vụ nông nghiệp 2.8 3.0 2.5 1.8 a. vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta giai đoạn 1990-2005 b. Nhận xét Bài: 18 Năm 1990 1995 2000 2005 a. b. Cho bảng số liệu Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994) (đơn vị: tỉ đồng) Tổng số Lương Rau đậu Cây công Cây ăn Cây khác thực nghiệp quả 49 604.0 33 289.6 3 477.0 6 692.3 5 028.5 1 116.6 66 183.4 42 110.4 4 983.6 12 149.4 5 577.6 1 362.4 90 858.2 55 163.1 6 332.4 21 782.0 6 105.9 1 474.8 107 897.6 63 852.5 8 928.2 25 585.7 7 942.7 1 588.5 Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 =100%) Dựa trên số liệu vừa tính vẽ trên cùng một hệ tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng 15 c. Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới? Bài 19. Cho bảng số liệu sau Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm (đơn vị: nghìn ha) Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Cây CN hằng 210.1 371.7 600.7 542.0 716.7 778.1 861.5 năm Cây CN lâu năm 172.8 256.0 470.3 657.3 902.3 1451.3 1633.6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta b. Nhận xét? Bài 20. Cho bảng số lieu sau Sản lượng than, dầu mỏ, điện của nước ta năm 1990-2005 Năm 1990 1995 2000 2005 Sản lượng Dầu mỏ Than Điện 2.7 4.6 8.8 7.6 8.4 14.7 16.3 11.6 26.7 18.5 34.1 52.1 a. Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện Sản lượng than, dầu mỏ, điện của nước ta năm 1990-2005 b. Nhận xét cần thiết Bài 21. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ (Đơn vị: tấn) Tiêu chí Năm 1995 Năm 2009 Khai thác 93 109 236 513 Nuôi trồng 15 601 98 813 Tổng cộng 108 710 335 326 A, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng năm 1995-2009 B, Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển, sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ Phần II. SỬ DỤNG ÁTLAT VIỆT NAM 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 2 và 3, hãy cho biết: 16 - Trên đất liền, trên biển nước ta giáp những nước nào? - Kể tên một số đảo và quần đảo lớn của Việt Nam. - Đặc điểm cơ bản của các bộ phận vùng biển nước ta. 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy: - Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc - Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Đông Bắc - Kể tên một số đỉnh núi có độ cao từ 2000m trở lên - Kể tên các cao nguyên, ở Tây Nguyên cao nguyên nào cao nhất, thấp nhất? 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang (KHOÁNG SẢN), hãy kể tên các loại khoáng sản chủ yếu của nước ta và cho biết sự phân bố các loại khoáng sản đó? 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (KHÍ HÂU), hãy nêu thời gian hoạt động, hướng di chuyển, tần suất của bão ở nước ta. 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang (KHÍ HÂU), hãy xác định - Những nơi có lượng mưa > 2000mm, lượng mưa TB cao nhất vào các tháng nào và thấp nhất vào các tháng nào? Giải thích - Tháng nào có nhiệt độ TB cao nhất, thấp nhất 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang (ĐẤT), hãy kể tên và sự phân bố của các nhóm đất ơ nước ta. Ý nghĩa của các nhóm đất trên? 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy kể tên các đô thị: đặc biệt, loại 1, loại 2; đô thị trực thuộc trung ương và đô thị trực thuộc một số tỉnh. 8. Dựa vào Atlat địa lí VN (trang dân số) và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư của nước ta. Đặc điểm đó tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội? Trả lời * Đặc điểm - Mật độ dân số trung bình của cả nước là: 254 người/km2 (năm 2006), nhưng phân bố chưa hợp lí giũa các vùng + Giữa đồng bằng so với trung du và miền núi Đ. Bằng dân số tập trung cao khoảng 75% dân số cả nước, mật độ dân số cao hơn so với miền núi: VD: Đ.bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất: 1225 người/km2 Đ.bằng Sông Cửu Long 429 người/km2 Vùng núi và trung du dân số tập trung ít hơn khoảng 25% dân số, mật độ dân số thấp VD: Vùng Tây Nguyên, Tây Bắc mật độ dân số < 50 người/km2 + Giữa thành thị so với nông thôn Nông thôn: có số dân cao, mật độ dân số thưa (chiếm 73.1% dân số) Thành thị: (chiếm 26,9% dân số) 17 * Tác động: Gây trở ngại cho việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ 9. Dựa vào bản đồ nông nghiệp, hãy kể tên các vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thuộc loại cao nhất, thấp nhất? giải thích vì sao đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta? 10. Dựa vào bản đồ cây công nghiệp, hãy nêu tên các vùng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng trên 40%, từ 15-40%. Nêu những thuận lợi về tự nhiên để PT cây công nghiệp ở các vùng đó. 11. Dựa vào atlat địa lí VN và kiến thức đã học, trình bày vùng phân bố các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta. Giải thích sự phân bố một số loại cây. Trả lời * Phân bố - Cà phê: chủ yếu ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có ở Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ + Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc - Cao su: chủ yếu trồng ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Nguyên, một số tỉnh duyên hải miền Trung - Hồ Tiêu: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền trung - Điều: Đông nam Bộ - Dừa: ĐB sông Cửu Long - Chè: trung du và miền núi Bắc bộ, vùng cao ở Tây Nguyên * Giải thích 12. Dựa vào bản đồ chăn nuôi, kể tên các vùng có số lượng gia súc tính bình quân đầu người trên 60 con/người và các tỉnh có số lượng gia súc tính bình quân đầu người dưới 15 con/người. Cho biết tiềm năng để chăn nuôi gia súc ở các địa phương trên? 13. Dựa vào bản đồ cây công nghiệp, kể tên các cây công nghiệp và sự phân bố của chúng. 14. Dựa vào bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản, kể tên các tỉnh có DT rừng so với diện tích toàn tỉnh > 50%. <10%. 15. Dựa vào bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản, kể tên các tỉnh có qui mô sản xuất lâm nghiệp > 200 tỉ đồng. 16. Dựa vào bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản, kể tên các tỉnh có sản lượng đánh bắt thuỷ sản và nuôi trồng lớn. Tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản của vùng? 17. Dựa vào bản đồ công nghiệp chung, hãy chứng minh hoạt động công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Giải thích tại sao lại có sự phân hóa đó? Trả lời 18 - Hoạt động công nghiệp nước ta tập trung chủ yếu ở một số khu vực: + Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận; là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội tỏa đi các hướng với các cụm công nghiệp chuyên môn hóa khác nhau: Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: cơ khí, khai thác than Đá Cầu-bắc Giang: vật liệu xây dựng, phân hóa học Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí Việt Trì-lâm Thao: hóa chất Hòa Bình: thủy điện Nam định, ninh Bình, Thanh Hóa: dệt, nhiệt điện, xi măng… + Ở Nam Bộ: hình thành một dải công nghiệp, các trung tâm công nghiệp quan trọng là: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một + Dọc duyên hải miền trung: Các trung tâm công nghiệp quan trọng là: Đà nẵng, Vinh, Nha Trang,… * Giải thích: - Sụ phân hóa lãnh thổ công nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố: + Những khu vực tập trung công nghiệpthu7o72ng gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường và kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi + Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (Trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thong vận tải 18. Dựa vào bản đồ CN năng lượng: - Kể tên các nhà máy điện có công suất > 1000MW, <1000MW - Kể tên các nhà máy thuỷ điện đã hoạt động và đang XD - Giải thích sự phân bố của các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện? 19. Dựa vào bản đồ giao thông, hãy cho biết: - Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh, thành phố nào? Vai trò của quốc lộ 1A đối với sự phát triển KTXH của đất nước. - Kể tên các cảng biển lần lượt từ Bắc vào Nam và của từng vùng - Kể tên các sân bay quốc tế và sân bay trong nước 20. Dựa vào bản đồ thương mại hãy cho biết: - Các mặt hang xuất khẩu - Các mặt hang nhập khẩu - Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ trên 2000 triệu USD 21. Dựa vào bản đồ Du lịch, hãy cho biết các tài nguyên du lịch của Việt Nam PHẦN ĐỊA LÍ VÙNG 22. Dựa vào atlat địa lí VN và kiến thức đã học hãy: - Cho biết tiềm năng và hiện trạng sản xuất thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 19 - Các loại khoáng sản chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và sự phân bố của nó? - Nêu và đánh giá ảnh hưởng vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến việc phát triển KT-XH - Hãy xác định quy mô, cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả 23. Dựa vào atlat địa lí VN và kiến thức đã học hãy: - Xác định quy mô, cơ cấu ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Hà Nội, Hải Phòng ở Đồng Bằng sông Hồng. - Giải thích tại sao Hà Nội là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của nước ta? 24. Dựa vào atlat địa lí VN và kiến thức đã học hãy: - Phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế: Nông-Lâm-Ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ - Trình bày Ph ân b ố các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng Bắc trung Bộ. Vì sao vùng có đàn bò cao nhất nước ta? - Kể tên các Cảng biển và các cửa khẩu quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ. Ý nghĩa trong phát triển KT-XH? Tr ả l ời * Ph ân t ích ĐK - Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp ngang, tỉnh nào cũng có biển, đồng bằng phía đông, vùng đồi chuyển tiếp, và vùng núi ở phía tây - Vùng núi có độ che phủ rừng cao, trữ lượng gỗ lớn, vùng đồi trước núi có đồng cỏ: thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, có khả năng trồng cây công nghiệp lâu năm - Vùng đồng bằng phần lớn đất đai là đất cát pha, thuận lợi trồng các cây công nghiệp hang năm như: lạc, mía, đậu tương…, không thuận lợi cho trồng lúa - Vùng biển có nhiều cá, tôm và các hải sản quý, dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá…, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản * Sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng: - Lúa gạo: phân bố ở các đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh - Cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị - Hồ Tiêu ở Quảng Trị - Các sản phẩm khác như: Lạc, đậu tương, thuốc lá, chè có ở một số tỉnh. * Giải thich vùng có đàn Bò lớn nhất nước ta Vì: Bắc trung Bộ đất đai chủ yếu là đồi núi thấp, các vùng cao nguyên, vùng đồi trước núi với các đồng cỏ tương đối rộng tạo điều kiện để chăn nuôi Bò Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa theo độ cao: vì vậy đàn Bò rất thích nghi với điều kiện thiên nhiên của vùng Chủ chương phát triển cơ cấu kinh tế của địa phương cũng như của nhà nước nhằm phát huy có hiệu ủa các nguồn tài nguyên và nhân lực của mỗi vùng. 25. Dựa vào atlat địa lí VN và kiến thức đã học hãy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan