Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Bài số 2 em yêu lịch sử xứ thanh vua xứ thanh thần xứ nghệ, thanh hóa phải trở t...

Tài liệu Bài số 2 em yêu lịch sử xứ thanh vua xứ thanh thần xứ nghệ, thanh hóa phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu

.DOCX
18
9829
136

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ----- ----- BÀI DỰ THI “EM YÊU LỊCH SỬ XỨ THANH” Họ và tên: Lớp: Trường: Địa chỉ: Năm học: 2016 – 2017 1 Câu 1: Cội nguồn “Vua xứ Thanh, Thần xứ Nghệ” Xuất phát từ câu nói của sứ giả Nguyễn Thư Hiên chép ở sách Dư địa chí do Nguyễn Trãi biên soạn có lời của Nguyễn Thiên Túng liên quan đến 4 xứ: “Nguyễn Như Hiên nói” Thế xứ Thanh, thần xứ Nghệ, nước Hưng Thái, ma Cao Lạng đều rất đáng sợ”. Câu nói có liên quan đến hai xứ Thanh và Nghệ, là mảnh đất sản sinh ra những con người, vua chúa, quan thần của đất nước. Xứ Thanh xưa mà nay là Thanh Hóa là nơi kinh đô của đất nước, nơi có nhiều vua, chúa nhất nước. Là con người xứ Thanh chúng em rất hãnh diện và tự hào về cội nguồn dân tộc của mình. Vị vua mà em thích và tìm hiểu nhiều nhất là vua Lê Lợi Năm 1428 Lê Lợi lập ra nhà Hậu Lê. Ông là người Thanh Hóa. 2 Lê Lợi sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường. Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn. Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Sau hội thề Đông Quan, ngày 29/12/1427, bại binh của giặc bắt đầu được phép rút quân về nước an toàn, đến ngày 3/1/1428, bóng dáng quân Minh cuối cùng đã bị quét sạch khỏi bờ cõi. Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại điện Kính Thiên xưng là "Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương" đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá thiên hạ, ban bố "Bình Ngô đại cáo" - đây chính là "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ 2 của tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi: "... Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Xét như nước Đại Việt ta, Thực là một nước văn hiến Cõi bờ sông núi đã riêng Phong tục Bắc Nam cũng khác..." 3 "Bình Ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: "Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học... cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp..." Lê Thái Tổ mất ngày 22 tháng Tám năm Quý Sửu - 1433, hưởng thọ 49 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn, Thanh Hoá, trị vì được 5 năm. 4 5 Câu 2: Di tích văn hoá thế giới 27/6/2011 - Di tích Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới Như vậy, sau 6 năm (2006 - 2011) xây dựng hồ sơ và đệ trình UNESCO, Thành nhà Hồ đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại. Thành nhà Hồ được đặt móng xây dựng vào năm 1397. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bằng đá độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Trong lòng đất của Khu di tích còn lưu giữ các dấu tích Cung điện, đền đài, đường xá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy điển hình. Di sản thành nhà Hồ thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Niềm vui, những giọt nước mắt hạnh phúc đã vỡ oà! Di sản Văn hoá Thành Nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha) với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với những giá trị nổi bật và tiêu chí sau 6 Khu di sản Thành Nhà Hồ là trung tâm kinh thành của Việt Nam vào cuối thể kỷ 14 - đầu thế kỷ 15, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Các thuộc tính chứng minh cho nét đặc sắc mang tầm vóc giá trị nổi bật toàn cầu của nó bao gồm tòa thành đá được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn, La thành, Nam Giao, các tầng văn hóa nối tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích Cung điện, đền đài, đường xá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy điển hình còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn phản ánh rõ nét về một thời kỳ lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam với các đặc trưng mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Tiêu chí II Khu di sản Thành Nhà Hồ là biểu hiện rõ rệt những sự giao thoa trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á liên quan đến sự phát triển của kiến trúc, quy hoạch…và cảnh quan khu vực vào cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15. Đó là việc tiếp thu các tư tưởng hướng tích cực của Nho Giáo thực hành (Trung Quốc) kết hợp với các đặc điểm của văn hóa Việt Nam và khu vực được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nhằm đưa đất nước đạt tới các thành tựu mới văn minh hơn, tích cực hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người dân, đáp ứng các yêu cầu đổi mới cấp bách của Việt Nam và góp phần thúc đẩy các trào lưu tư tưởng nhân văn tích cực ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tất cả được thể hiện nổi trội và duy nhất thấy ở Thành Nhà Hồ trên các phương tiện thiết kế cảnh quan đô thị, kiến trúc Thành đá, kỹ thuật xây dựng đá lớn và các ảnh hưởng tác động lẫn nhau nhiều chiều của khu di sản tới kỹ thuật xây dựng thành quách sau đó ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tiêu chí IV Khu di sản cũng là ví dụ nổi bật về một loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn vừa là một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu tượng cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu dưới tác động của giao thoa các giá trị nhân văn ở 7 phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm. Kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được thấy ở đây đã được kết hợp một cách sáng tạo, tài tình với truyền thống kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng ở Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á với một hệ thống thao tác kỹ thuật thủ công liên hoàn như khai thác đá, gia công đá, vận chuyển các khối đá nặng từ 10 tấn đến 26 tấn, xử lý móng nền đá, nâng các khối đá lớn lên độ cao trên 10m vừa đảm bảo được công năng kiến trúc vừa đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cần thiết của một đô thành. Kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường thành bằng đá lớn đã phát huy ảnh hưởng của nó tới kỹ thuật xây dựng nhiều tòa thành sau đó ở khu vực, nhưng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất chỉ có Thành Nhà Hồ vốn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực. Khu di sản đáp ứng các yêu cầu về tính toàn vẹn, tính xác thực được nêu trong hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản Thế giới. Khu di sản với vùng lõi và vùng đệm tổng cộng 5.234 hécta bao gồm toàn bộ tòa Thành đá, La thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành Nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn một cách tốt nhất theo Luật pháp của Nhà nước Việt Nam và các quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đó cũng là những bằng chứng xác thực nhất minh chứng về sự tồn tại của một thời kỳ văn minh Việt Nam dưới ảnh hưởng tác động của các tư tưởng nhân văn tích cực phương Đông nhằm đổi mới đất nước Việt Nam cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Toàn bộ khu di sản được bảo tồn toàn vẹn theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa và Luật pháp của Nhà nước Việt Nam. 8 Câu 3:Truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, cùng với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp thành hậu phương Thanh – Nghệ - Tĩnh, trong đó Thanh Hóa là tỉnh địa đầu của miền Trung, là hậu phương trực tiếp của chiến trường Liên khu III, Bắc Bộ và Tây Bắc. Mùa hè năm 1953, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang năm thứ 8. Cục diện chiến trường Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng. Tại chiến trường Bắc Bộ, Tây Bắc, quân và dân ta mở nhiều chiến dịch lớn. Mọi nhu cầu bảo đảm cho cuộc kháng chiến đòi hỏi rất lớn ở hậu phương. Những tháng cuối năm 1953, hậu phương Thanh Hóa vừa phải ra sức đẩy mạnh mọi mặt công tác xây dựng và bảo vệ hậu phương, vừa tích cực động viên sức người, sức của cho tiền tuyến đánh thắng. Chiến dịch nối tiếp chiến dịch, từ năm 1951-1953, quân và dân Thanh Hóa liên tiếp bổ sung lực lượng, phục vụ 5 chiến dịch lớn: Trung Du, Quang Trung, Hòa Bình, Tây Bắc và Thượng Lào. Đặc biệt chiến dịch Thượng Lào tháng 5-1953, Thanh Hóa bảo đảm tới 76% nhu cầu của cả chiến dịch. Thực hiện nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải tập trung hoàn thành cho kỳ được” (Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tháng 12 -1953). Quyết tâm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã trở thành ý chí, hành động cụ thể của quân và dân ta. 9 Thực hiện kế hoạch của Bộ Chính trị, các binh đoàn chủ lực của ta lần lượt rời hậu phương Thanh Hóa để dồn sức cho chiến dịch. Các Đại đoàn 304, 320, 316 và một số trung đoàn của bộ đang đứng chân tác chiến bảo vệ Thanh Hóa và vùng tự do Liên khu III lần lượt hành quân lên Tây Bắc, sang Lào chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Bảo vệ Thanh Hóa lúc này do lực lượng vũ trang trong tỉnh đảm nhiệm. Từ trung tuần năm 1953 đến đầu năm 1954, khi biết quân và dân ta đang chuẩn bị mở các chiến dịch lớn tại Lai Châu, Tây Bắc, Thượng Lào và đang ráo riết tập trung cho chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp vừa tăng cường đối phó với ta ở chiến trường Tây Bắc, vừa cho máy bay, tàu chiến bắn phá, càn quét dữ dội vào Thanh Hóa nhằm buộc ta chi phối lực lượng và chia cắt hậu phương Thanh – Nghệ - Tĩnh với chiến trường chính Tây Bắc và Lào. Ngày 15 và 16-10-1953, Na-va mở cuộc hành binh Hải Âu đánh ra Tây Nam Ninh Bình và cuộc hành binh “con bồ nông” đánh vào vùng biển Thanh Hóa. 6 tháng cuối năm 1953 và những tháng đầu năm 1954, thực dân Pháp cho quân đổ bộ, càn quét hơn 10 lần vào các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương và Tĩnh Gia. Trận càn ít nhất là 100 tên, nhiều nhất là hơn 3.000 tên. Để phân tán lực lượng của địch hỗ trợ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, thực hiện chia lửa với chiến trường Bắc Bộ, Tây Bắc, quân, dân Thanh Hóa tổ chức những trận tập kích vào các đồn bốt ở Chính Đại, Mai An Tiêm, Vân Hải thuộc các xã phía bắc huyện Nga Sơn để kìm chân địch không để chúng ra ứng cứu cho chiến trường Bắc Bộ và Tây Bắc. Tại các huyện Hà Trung, Quảng Xương, Tĩnh Gia, các đại đội bộ đội địa phương đã cùng dân quân du kích tổ chức lực lượng chống càn quét bảo vệ địa phương. Đầu tháng 12-1953, công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được tiến hành ráo riết. Lực lượng vũ trang Thanh Hóa một mặt phải tổ chức chiến đấu bảo vệ địa phương, mặt khác phải tích cực chi viện cho chiến trường thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Công tác tuyển quân không chỉ một năm 1 đợt, 2 đợt mà có năm lên tới 3, 4 đợt, lúc nào tiền tuyến cần, lúc đó có hậu phương chi viện. Năm 1953 và 6 tháng đầu năm 10 1954, Thanh Hóa có 18.890 thanh niên nhập ngũ, bằng quân số nhập ngũ 7 năm về trước (1946-1953). Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng bắt đầu huy động lực lượng dồn sức cho Điện Biên Phủ. Đáp ứng cho chiến dịch, Thanh Hóa đã nhanh chóng củng cố nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng bộ đội địa phương để kịp thời chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã bổ sung nhiều đơn vị ra chiến trường như Tiểu đoàn 275 bộ đội địa phương tỉnh cho Trung đoàn 53, các Đại đội 150, 160 cho Tiểu đoàn 541 phòng không, 2 trung đội trinh sát cho Đại đoàn 304. Ngoài ra Thanh Hóa còn điều động hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 128 bộ đội huyện Bá Thước, 112 bộ đội huyện Tĩnh Gia, các đơn vị của Hoằng Hóa, Hà Trung, Quảng Xương, Thạch Thành cho các đơn vị tham gia chiến đấu tại Điện Biên Phủ. Ngày 13-3-1954, bộ đội ta bắt đầu nổ súng tiêu diệt cứ điểm Him Lam và Độc Lập, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ, tại Nga Sơn, quân và dân Thanh Hóa ra sức đẩy mạnh tiến công quân sự để kìm chân địch, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Mặt khác các tổ dân vận, địch vận vẫn tăng cường tuyên truyền hoạt động khuyếch trương chiến thắng của ta trên chiến trường Điện Biên, làm lung lay tinh thần và làm tan rã hàng ngũ địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, tin chiến thắng nhanh chóng đến với quân và dân Thanh Hóa, lực lượng vũ trang tỉnh tích cực khuyếch trương chiến thắng, các tổ dân vận, địch vận đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nói rõ âm mưu thủ đoạn của địch, kêu gọi binh lính địch đóng tại các đồn Điền Hộ, Mai An Tiêm hạ vũ khí đầu hàng. Đồng thời, các đại đội bộ đội địa phương tổ chức các đợt tấn công truy quét, buộc địch phải đầu hàng. Thất bại trên chiến trường chính Điện Biên Phủ, buộc địch phải rút khỏi Nga Sơn, bị tiêu diệt nặng trong các trận càn quét vào bờ biển phía nam Thanh Hóa, âm mưu phá hậu phương Thanh Hóa bị thất bại hoàn toàn. Ngày 7-8-1954, 11 thực dân Pháp phải rút khỏi đảo Hòn Mê, chấm dứt sự có mặt của quân Pháp ở Thanh Hóa. Sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu một số lượng lớn sinh lực địch và phương tiện chiến tranh, giải phóng vùng đất đai có ý nghĩa chiến lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao của ta đi tới kết thúc cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ, động viên quân và dân Thanh Hóa chiến đấu bảo vệ địa phương, dồn sức chi viện cho chiến trường. Trong chiến dịch, Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ. Lực lượng vũ trang Thanh Hóa đã bổ sung 1 tiểu đoàn, 2 đại đội, 2 trung đội và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu. Tinh thần xả thân chiến đấu ngoan cường của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thanh Hóa trên mặt trận là biểu tượng tốt đẹp rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa có 5 đồng chí được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đó là: Anh hùng liệt sĩ Trần Đức, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia; anh hùng liệt sĩ Lê Công Khai, xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa; anh hùng liệt sĩ Trương Công Man, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy; anh hùng Lò Văn Bường, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân; tiêu biểu là anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Tiểu đội trưởng Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367, quê xã Nông Trường, huyện Nông Cống đã lấy thân mình cứu pháo không để rơi xuống vực thẳm. Âm vang Điện Biên Phủ đã lan tỏa trên các mạch sống của nhân dân Thanh Hóa nói chung và lực lượng vũ trang Thanh Hóa nói riêng. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên nguồn lực tiếp sức cho lực lượng vũ trang 12 Thanh Hóa cùng quân và dân cả nước tiếp tục chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, vững bước đi lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Quân và dân Thanh Hóa mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người về thăm năm 1957: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. 13 Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá Tại Thanh Hóa, từ năm 1858 đến trước năm 1930, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau, tiêu biểu là các phong trào: Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám, khởi nghĩa Ba Đình... Các phong trào đấu tranh vô cùng anh dũng nhưng đều không thành công và bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đó là những người yêu nước đương thời chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn. Giữa lúc cách mạng cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng đang chìm trong khủng hoảng về đường lối thì lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã tìm ra con đường cứu nước mới đó là con đường cách mạng vô sản, Người đã dày công chuẩn bị tư tưởng, tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đêm trường nô lệ, nhiều thanh niên yêu nước Thanh Hóa đã ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải phóng quê hương, đất nước, tiêu biểu là Lê Hữu Lập, Lê Mạnh Trinh, Đinh Chương Dương... Lê Hữu Lập sang Trung Quốc tham gia lớp lý luận cách mạng đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giảng dạy và được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội (Việt Nam cách mạng thanh niên), được phân công về nước tuyên truyền tổ chức cách mạng. Lê Hữu Lập về Thanh Hóa tháng 5-1926, tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng ở TP Thanh Hóa sau đó phát triển ra các huyện trong tỉnh. Trên cơ sở đó, tháng 4-1927, thành lập tổ chức “Việt Nam cách mạng thanh niên” tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí Lê Hữu Lập làm Bí thư. Ảnh hưởng đường lối chính trị của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, phái trẻ trong Đảng “Phục Việt” tách ra thành lập Đảng “Tân Việt” và hoạt động theo khuynh hướng cộng sản, do Nguyễn Xuân Thúy làm Bí thư. 14 Hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội và Đảng Tân Việt (hai tổ chức tiền thân của Đảng) đặt nền tảng về tư tưởng và tổ chức cho Đảng bộ Thanh Hóa ra đời. Ngày 29-7-1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã tổ chức hội nghị đảng viên của ba chi bộ cộng sản đầu tiên (chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Thiệu Hóa, chi bộ Thọ Xuân) tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (đảng viên là quần chúng ưu tú lựa chọn trong tổ chức Thanh Niên). Hội nghị định ra phương hướng nhiệm vụ trước mắt và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư. Sau khi ra đời Đảng bộ tổ chức cơ quan ấn loát tài liệu, in ấn phát hành tờ báo “Tiến lên”, truyền đơn cộng sản phát triển cơ sở đảng và các tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, tổ chức phong trào đấu tranh chống thuế ở một số địa phương trong tỉnh. 15 Câu 5:Thành tựu nổi bật của tỉnh Thanh Hoá Suốt 65 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn canh cánh trong lòng lời dạy và cũng là mong muốn của Bác là xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu. Tuy chưa được như mong muốn, song nhờ quyết tâm phấn đấu để đền đáp công ơn trời biển của Bác, Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Dấu ấn những mô hình kiểu mẫu theo lời Bác Sinh thời, Bác Hồ đã nhiều lần về thăm Thanh Hóa, Bác cũng dành nhiều tình cảm động viên kịp thời Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa qua những lần ký sắc lệnh tặng các phần thưởng cao quý, gửi thư khen, gửi tặng huy hiệu của Người, hay qua những bài báo viết về những điển hình ở Thanh Hóa... Đáp lại tình cảm sâu đậm của Bác, cả trong kháng chiến và xây dựng đất nước, từng địa phương, từng đơn vị trên địa bàn tỉnh đã luôn nỗ lực thi đua theo lời Bác dạy. Trong những năm tháng chiến tranh, nức tiếng không chỉ ở Thanh Hóa mà còn được cả nước biết đến và học tập như: Nhân dân xã Đông Anh, Đông Sơn giúp bộ đội địa phương nhiều nhất; huyện Vĩnh Lộc xóa xong nạn mù chữ trước thời hạn quy định và sớm nhất trong các huyện miền Bắc; kinh nghiệm chăn nuôi, cải tiến nông cụ của các xã Đại Phong, Xuân Lai, Quảng Hải; Hợp tác xã Đông Phương Hồng xây dựng tốt hợp tác xã, đạt năng suất lúa cả năm trên 6,5 tấn/ha, 16 Hợp tác xã cơ khí Thành Công… Rồi tấm gương các cụ lão dân quân xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa) mặc dù tuổi cao nhưng vẫn kiên cường bắn rơi máy bay địch bằng súng bộ binh; Chị em trong đội dân quân gái các xã ven biển huyện Hậu Lộc anh dũng bám trận địa bắn rơi nhiều máy bay địch; Quân dân Nam Ngạn - Hàm Rồng đã không tiếc máu xương ngày đêm đảm bảo huyết mạch giao thông để góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cả dân tộc… Bước vào thời kỳ đổi mới, mảnh đất Thanh lại có thêm những điểm sáng, những lá cờ đầu, những đơn vị, những huyện kiểu mẫu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội. Tiêu biểu như Yên Định - huyện anh hùng đầu tiên trong thời kỳ đổi mới, là địa phương đã mạnh dạn đi đầu với những mô hình thiết thực, hiệu quả đã đem lại cuộc sống ấm no cho nông dân. Nhiều mô hình ở Yên Định đã và đang được nhân rộng như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ nâng cao giá trị sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp, dồn điền đổi thửa, huy động nguồn lực từ nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu… Hiện nay, Yên Định đang là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong xây dựng nông thôn mới với 26/27 xã đều đạt từ 9 tiêu chí trở lên, trong đó có 4 xã đạt 13 tiêu chí… Hay như Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn - một doanh nghiệp hàng đầu của ngành mía đường Việt Nam, mô hình liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp đạt nhiều hiệu quả và bền vững. Nơi đây đang tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 30.000 lao động. Với tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, từ một tỉnh nghèo, hiện nay Thanh Hóa trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển ổn định, cơ sở hạ tầng bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa. Tỉnh đã gia nhập câu lạc bộ các tỉnh đạt 1,5 triệu tấn lương thực trở lên và thu ngân sách hàng ngàn tỷ đồng. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, nền công nghiệp của Thanh Hóa đang trên đà phát triển mạnh, xếp thứ 13 trong cả nước, đây là bước đệm vững chắc để Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020... Quyết tâm xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu 17 Khắc ghi lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để sớm xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu. Ông Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: "Thanh Hóa xác định việc xây dựng thành tỉnh kiểu mẫu là việc làm liên tục, lâu dài được kế thừa và phát triển, đòi hỏi phải thực hiện kiên quyết, bền bỉ. Nhưng trước hết, tỉnh tập trung thực hiện tốt và có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra, bởi đây là những yếu tố quyết định sớm đưa Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên tiến của cả nước, làm tiền đề để xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển khai nhanh Nghị quyết TW 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Xuyên suốt trong công tác lãnh chỉ đạo của tỉnh ủy là phải xây dựng cho được con người kiểu mẫu, nhất là những cán bộ, đảng viên, những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp. Chính họ là hạt nhân để xây dựng phong trào, đưa tập thể phát triển và sớm thành những mô hình kiểu mẫu. Tỉnh cũng sẽ ban hành những chính sách phù hợp nhằm phát huy dân chủ, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để phát triển về mọi mặt...". 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan