Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai nhom 4 - luat kinh te...

Tài liệu Bai nhom 4 - luat kinh te

.DOC
21
233
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH TẾ Đề tài: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ SỐ LIỆU, CƠ CẤU CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ QUY MÔ CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP Ở TPHCM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY. NGUYÊN NHÂN CÓ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN NHIỀU NHẤT VÀ ÍT NHẤT GVHD: PGS – TS. Bùi Xuân Hải HVTH: Nhóm 4 Lớp : Khóa 22 - Đêm 4 TPHCM, tháng 12/ 2012 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - CTCP: Công ty cổ phần - TNHH: Trách nhiệm hữu nạn - DNTN: Doanh nghiệp tư nhân - TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - Sở KH&ĐT TP.HCM: Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM - DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY.............................................................4 I.Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo loại hình doanh nghiệp:.........................4 1.1 Sơ lược về các loại hình doanh nghiệp:.................................................................4 1.2 Tình hình cơ cấu loại hình doanh nghiệp được thành lập tại TPHCM trong 5 năm gần đây........................................................................................................................ 5 II. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo quy mô:...............................................6 III. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo lĩnh vực kinh doanh :.........................8 CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN NHIỀU NHẤT VÀ ÍT NHẤT.......................................................................................................11 I. Ưu – Nhược điểm của từng loại hình DN:.................................................................11 1.1 Công ty cổ phần...................................................................................................11 1.2 Công ty TNHH....................................................................................................12 1.3 Công ty hợp danh................................................................................................12 1.4 Doanh nghiệp tư nhân..........................................................................................13 II. Nguyên nhân loại hình DN được chọn nhiều...........................................................13 III. Nguyên nhân loại hình DN được chọn ít.................................................................14 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................17 MỞ ĐẦU Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới. Do vậy sự đa dạng về các thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh ở nước ta ngày càng được củng cố và phát triển. Các quyền tự do kinh doanh của các chủ đầu tư cũng ngày càng được nâng cao, họ có quyền tự do lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Trong đó, xu hướng thành lập các doanh nghiệp, công ty ngày càng gia tăng ở nước ta. Trong vòng 5 năm trở lại đây, từ 2008-2012 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã ảnh hưởng không ít đến xu hướng thành lập DN ở nước ta. Thực tế, môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, những ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung của toàn cầu tác động đến tất cả các doanh nghiệp trên thế giới, không riêng gì ở Việt Nam. Song song với việc khiến nhiều công ty sụp đổ, khủng hoảng kinh tế là cơ hội tuyệt vời để thành lập và phát triển doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp chính là rào cản đầu tiên khiến các nhà đầu tư băn khoăn. Vì vậy nhóm xin được chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và quy mô các doanh nghiệp được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình doanh nghiệp được chọn nhiều nhất và ít nhất” nhằm mục đích làm rõ vấn đề thành lập doanh nghiệp hiện nay ở nước ta. CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY I.Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo loại hình doanh nghiệp: 1.1 Sơ lược về các loại hình doanh nghiệp: Theo luật Doanh nghiệp 2005 thì loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng được quy định vụ thể trong luật doanh nghiệp 2005. Về cơ bản thì mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm như sau: 1.1.1 Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của các cổ đông, vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần; các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông; cổ đông được cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được gọi là cổ phiếu. Theo Điều 77 luật doanh nghiệp 2005 thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn 1.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của các thành viên, các thành viên cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty, cũng như công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tài sản của công ty Có 2 loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn: a/ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Điều 38 luật doanh nghiệp 2005 quy định: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần b/ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Điều 63 luật doanh nghiệp 2005 quy định Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 1.1.3 Công ty hợp danh: Theo Điều 130 luật doanh nghiệp 2005 Công ty hợp danh thì Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào 1.1.4 Doanh nghiệp tư nhân: Theo Điều 141 luật doanh nghiệp 2005 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 1.2 Tình hình cơ cấu loại hình doanh nghiệp được thành lập tại TPHCM trong 5 năm gần đây Số lượng doanh nghiệp đăng ký theo loại hình doanh nghiệp: Loại hình 2008 2009 2010 2011 2012 Công ty cổ phần 3,129 3,572 3,783 3,511 3,043 Công ty TNHH 14,997 19,524 19,022 19,948 19,751 1,450 1,388 941 954 913 - - - - 23,74 6 24,4 13 23,7 07 DNTN - Công ty hợp danh 19,576 Tổng cộng 24,484 Nguồn: Trang web: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/ (Sở KH&ĐT TPHCM) Tỷ trọng doanh nghiệp đăng ký mới theo loại hình doanh nghi ệp: 2009 Loại hình 2008 2010 2011 2012 Công ty cổ phần 15.98% 14.59% 15.93% 14.38% 12.84% Công ty TNHH 76.61% 79.74% 80.11% 81.71% 83.31% DNTN 7.41% 5.67% 3.96% 3.91% 3.85% Công ty hợp danh 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Tổng cộng 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: Trang web: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/ Dựa vào số liệu trên thì trong thời gian qua các doanh nghiệp tại TPHCM chỉ đăng ký mới 3 loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, loại hình công ty hợp danh hầu như không được các doanh nghiệp lựa chọn. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM thì loại hình công ty hợp danh từ năm 1995 đến 2010 chỉ có 9 doanh nghiệp đăng ký. Tỷ lệ Công ty cổ phần từ năm 2008 đến năm 2011 không có thay đổi nhiều, dao động khoảng 14% - 15%, tuy nhiên đến năm 2012 thì loại hình doanh nghiệp này chỉ còn 12.84% tổng số doanh nghiệp đăng ký. DNTN chiếm tỷ trọng tương đối thấp và có xu hướng giảm trong vòng 5 năm qua, từ năm 2008 đến 2012 loại hình doanh nghiệp tư nhân giảm khoảng 3.56% và chỉ còn 3.85% vào năm 2012 Ngược lại thì tỷ lệ Công ty TNHH lại có xu hướng ngày càng tăng, trung bình tỷ lệ doanh nghiệp loại hình này tăng 1%/năm, đến nay tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới loại hình Công ty TNHH cao hơn hẳn và chiếm 83.31% doanh nghiệp đăng ký mới trên địa bàn TPHCM. II. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo quy mô: Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp được phân làm ba loại: Doanh nghiệp quy mô lớn. Doanh nghiệp quy mô vừa. Doanh nghiệp quy mô nhỏ. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì quy mô của DN vừa và nhỏ được xác định như sau: Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Số lao động Doanh nghiệp nhỏ Tổng nguồn vốn Số lao động Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn Số lao động Khu vực I. Nông, 10 người lâm nghiệp xuống và thủy sản trở20 tỷ đồng trởtừ trên 10 ngườitừ trên 20 tỷtừ trên 200 xuống đến 200 người đồng đến 100người đến 300 tỷ đồng người II. Công 10 người nghiệp và xuống xây dựng trở20 tỷ đồng trởtừ trên 10 ngườitừ trên 20 tỷtừ trên 200 xuống đến 200 người đồng đến 100người đến 300 tỷ đồng người III. Thương 10 người mại và dịch xuống vụ trở10 tỷ đồng trởtừ trên 10 ngườitừ trên 10 tỷtừ trên 50 xuống đến 50 người đồng đến 50 tỷngười đến 100 đồng người Để thuận lợi khi phân biệt doanh nghiệp theo quy mô thì chỉ xem xét trên mức vốn điều lệ của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp theo quy mô vốn được xác định như sau: Doanh nghiệp quy mô lớn: Trên 100 tỷ đồng: Doanh nghiệp quy mô vừa: Trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Doanh nghiệp quy mô nhỏ: Từ 20 tỷ đồng trở xuống Số liệu doanh nghiệp đăng ký theo quy mô theo số liệu của Sở KH&ĐT TPHCM đến năm 2010 gôồm: Doanh nghiệp 2008 2009 2010 Doanh nghiệp lớn 196 185 211 Doanh nghiệp vừa 988 1,018 974 Doanh nghiệp nhỏ 18,392 23,281 22,561 Tổng cộng 19,576 24,484 23,746 Nguồn: Trang web: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/ Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô Doanh nghiệp 2008 2009 2010 Doanh nghiệp lớn 1.00% 0.76% 0.89% Doanh nghiệp vừa 5.05% 4.16% 4.10% Doanh nghiệp nhỏ 93.95% 95.09% 95.01% 100.00% 100.00% 100.00% Tổng cộng Nguồn: Trang web: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/ Theo số liệu thu thập được từ năm 2008 đến năm 2010 thì tỷ trọng các doanh nghiệp theo quy mô không biến động nhiều qua các năm, các doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm khoảng 1%, doanh nghiệp vừa khoảng 4% và doanh nghiệp nhỏ chiếm 95% Như vậy theo quy mô thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong loại hình doanh nghiệp tại TP.HCM, nếu loại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ thì tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 98% doanh nghiệp. DNVVN chiếm tỷ lệ cao trên tổng số doanh nghiệp ngày càng đóng góp vai trò to lớn đối với nền kinh tế như: đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP, cụ thể năm 2011 cả nước có 500.000 DNVVN, chiếm 98% số lượng doanh nghiệp, đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa và 100% sản lượng hàng hóa; DNVVN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là các DNVVN thành lập ở các vùng nông thôn sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; ngoài ra các DNVVN còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm với trên 50% lao động xã hội (“phát triển DNVVN ở Việt Nam phù hợp với tái cấu trúc và hội nhập kinh tế quốc tế” tạp trí phát triển và hội nhập – PGS.TS Đào Duy Huân) Sở dĩ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh nghiệp tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung là do DNVVN có những ưu điểm sau: Dễ dàng khởi tạo kinh doanh và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực mới: DNVVN chỉ cần số vốn tương đối, mặt bằng không quá lớn và các điều kiện sản xuất đơn giản là có thể đi vào hoạt động kinh doanh, vòng quay sản xuất nhanh nên có thể sử dụng vốn tự có hoặc huy động vốn nhanh. Hơn nữa do số vốn kinh doanh bỏ ra không lớn và sử dụng lao động tương đối ít nên DNVVN có khả năng sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực mới cũng như lĩnh vực có nhiều rủi ro, trường hợp thất bại thì cũng không thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn Cơ cấu quản lý gọn nhẹ: So với các doanh nghiệp lớn thì DNVVN có ưu thế hơn là gọn nhẹ và linh hoạt, có thể bám sát thị trường và điều chỉnh linh hoạt định hướng kinh doanh, các quyết định kinh doanh không phải thông qua nhiều cấp như các công ty lớn nên khi gặp khó khăn cũng như cơ hội kinh doanh thì lãnh đạo các DNVVN có thể nhanh chóng ra quyết định. Hơn nữa với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít nên sẽ có sự thống nhất cao từ lãnh đạo đến nhân viên, từ đó các quyết định kinh doanh được triển khai thực hiện một cách dễ dàng hơn và có thể dễ dàng thành công hơn Chủ động và linh hoạt về giá cả: Với cơ cấu bộ máy gọn nhẹ thì chi phi quản lý doanh nghiệp cũng ít hơn, điều này làm cho giá thành của các DNVVN thấp hơn các doanh nghiệp lớn nhờ đó cung cấp hàng hóa và dịch vụ với mức giá thấp hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho các DNVVN Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí thấp: DNVVN có nguồn vốn kinh doanh ít nên cũng ít đầu tư vào tài sản cố định do đó dễ đổi mới trang thiết bị khi có điều kiện, nhờ sự phát triển tiến bộ khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra khả năng cho việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động của các DNVVN từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra DNVVN cũng được sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan nhà nước, cụ thể ngày 30/6/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP áp dụng tám chính sách căn bản để hỗ trợ các DNNVN phát triển, gồm: Chính sách trợ giúp tài chính; mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và tư vấn; nguồn nhân lực; vườn ươm doanh nghiệp III. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo lĩnh vực kinh doanh : Căn cứ quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/04/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hệ thống ngành kinh tế bao gồm 21 ngành kinh tế Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề thì lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phân thành các loại: Doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con. Doanh nghiệp công nghiệp – xây dựng: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử v.v... Doanh nghiệp hoạt động thương mại và dịch vụ: những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời, lĩnh vực hoạt động dịch vụ như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế v.v... . Số liệu doanh nghiệp hoạt động và đăng ký lĩnh vực kinh doanh tại TPHCM Ngành 2008 2009 2010 2011 2012 Ngành dịch vụ 67.87% 69.04% 71.10% 72.90% 76.30% Ngành công nghiêp - xây dựng 32.05% 30.52% 28.79% 26.50% 23.10% Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0.08% 0.43% 0.11% 0.60% 0.60% Tổng cộng 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn (cục thống kê TPHCM) Theo số liệu của Cục thống kê TPHCM thì tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có xu hướng ngày càng gia tăng, từ năm 2008 đến năm 2011 tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 1.17% đến 2.06%, riêng năm 2012 thì tỷ lệ doanh nghiệp dịch vụ tăng 3.4% so với năm 2011. Ngược lại với ngành dịch vụ thì các ngành công nghiệp và xây dựng lại có xu hướng giảm. Năm 2008 và 2009 tỷ trọng doanh nghiệp trong lĩnh vực này tương đối cao, chiếm trên 30% doanh nghiệp, tuy nhiên từ năm 2008 đến 2012 thì tỷ trọng doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang giảm xuống, so với năm 2008 thì đến 2012 tỷ trọng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đã giảm 8.95% Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với các doanh nghiệp tại địa bàn TPHCM, mặc dù tỷ trọng có tăng qua các năm nhưng đến nay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này chiếm chưa tới 1% Như vậy tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm nhiều nhất trong tổng số doanh nghiệp tại TPHCM, dao động từ 67% đến 73%, đến năm 2012 thì tỷ lệ loại hình doanh nghiệp này khoảng 76%, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trong năm 2008 và 2009 có tỷ trọng tương đối cao nhưng có xu hướng giảm từ năm 2010 đến nay. Nguyên nhân các doanh nghiệp chọn đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có thể kể đến như: Định hướng phát triển các ngành thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ của cả nước và TPHCM trong giai đoạn 2001 - 2010 + Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng năm 2001 cũng như báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng năm 2006 đưa ra một trong các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu trong giai đoạn 2001 - 2010 là “Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng một số ngành: vận tải, thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính - viễn thông, tư vấn...”. + Để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng thì TPHCM đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2010, theo đó, một trong những nhiệm vụ TPHCM phải thực hiện theo Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 18/11/2002 là “Phát triển mạnh các dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch, vận tải; phát triển và quản lý tốt thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học, công nghệ...” + Định hướng phát triển ngành dịch vụ vẫn được Đảng và nhà nước tiếp tục khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng năm 2011 đã chỉ rõ mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 “ … Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP” và định hướng phát triển kinh tế - xã hội “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh… Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế” + Tại hội nghị đánh giá lại kết quả thực hiện Nghị quyết 20, cơ cấu kinh tế của TP đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ và đúng hướng. Đến cuối năm 2010, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 53,6% GDP, công nghiệp - xây dựng chiếm 45,3% GDP, nông nghiệp chiếm 1,1%; tỷ trọng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ cao cấp tăng dần qua các năm, từng bước đưa TP trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2001 là 7,4%, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 10%, giai đoạn 2006 - 2010 là 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trên 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Để có được kết quả này thì TPHCM bên cạnh việc phát triển 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị cao là cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược – cao su, chế biến lương thực thực phẩm, thành phố còn tập trung phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ trọng điểm trong đó tập trung nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, dịch vụ cảng, kho bãi, hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu, vận tải đa phương thức, phát huy lợi thế của hệ thống cảng biển, du lịch, bất động sản, công nghệ. 4 trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của TP (tài chính - ngân hàng, du lịch, vận tải - dịch vụ cảng - kho bãi, bưu chính - viễn thông) tăng trưởng mạnh cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ là đúng hướng Như vậy với những chính sách tập trung phát triển các ngành thương mại dịch vụ của TPHCM trong thời gian qua đã theo đúng định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay tình trạng các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thiếu nhân sự lao động phổ thông diễn ra ngày càng nhiều nên các doanh nghiệp đăng ký trong ngành dịch vụ tăng cũng nhằm mục đích tránh thâm dụng lao động. Quy mô về vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vì không phải đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị; hơn nữa vốn của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ quay vòng vốn nhanh, rủi ro thấp trong khi đó lĩnh vực công nghiệp sản xuất phải đầu tư vốn dài hạn CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN NHIỀU NHẤT VÀ ÍT NHẤT I. Ưu – Nhược điểm của từng loại hình DN: 1.1 Công ty cổ phần * Ưu điểm Có tư cách pháp nhân, trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư góp vốn kinh doanh Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đó giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm. Số lượng thành viên không hạn chế đã tạo khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng. Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở hữu công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh mục chuyển nhượng tại Sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bán trong các phiên mở cửa một cách nhanh chóng. Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty). Có thể tham gia thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu (chứng chỉ xác nhận là chủ sở hữu công ty), phát hành trái phiếu (chứng chỉ xác nhận nợ) để huy động vốn khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định). * Nhược điểm Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty Việc thành lập công ty cổ phần cũng như quản lý công ty phức tạp hơn do bị ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật, đặc biệt là về chế độ tài chính kế toán. Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác. Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình. Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần phức tạp hơn do số lượng cổ đông có thể rất nhiều và các cổ đông không có mối quan hệ quen biết nhau, thậm chí có thể có sự phân hóa các cổ đông thành các nhóm đối kháng nhau về lợi ích Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông. 1.2 Công ty TNHH * Ưu điểm Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn nên công ty TNHH thường có nguồn dồi dào hơn doanh nghiệp tư nhân Có tư cách pháp nhân do đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh) nên người góp vốn ít gặp rủi ro hơn. Số lượng thành viên thường ít hơn công ty cổ phần, hơn nữa các thành viên của công ty TNHH thường quen biết, tin tưởng nhau nên việc quản lý, điều hành công ty không có nhiều phức tạp. Do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh nên khả năng quản lý toàn diện hơn doanh nghiệp tư nhân, các thành viên có trình độ kiến thức khác nhau, có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị. Chế độ chuyển nhượng vốn của công ty được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên Đối với Công ty TNHH một thành viên thì do một chủ đầu tư (1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ sở hữu) thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp. * Nhược điểm Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có, không được tham gia thị trường chứng khoáng để huy động vốn. Chỉ có thể phát hành trái phiếu (chứng chỉ nợ) để huy động vốn Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn Thiếu bền vững và ổn định, chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa; tất cả các hoạt động kinh doanh dễ bị đình chỉ. Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực. Công ty TNHH bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng thành viên Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn doanh nghiệp tư nhân 1.3 Công ty hợp danh * Ưu điểm Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh (bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn). Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty. Công ty hợp danh kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người cùng với chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cập với các đối tác. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng thành viên ít, các thành viên là những người có uy tín và tin tưởng nhau * Nhược điểm Các thành viên hợp danh cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty. 1.4 Doanh nghiệp tư nhân * Ưu điểm Chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có toàn quyền tự quyết định cơ cấu tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh cũng như không phải phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nhgiệp tạo sự tin tưởng cho các đối tác Có quy mô lớn hơn hộ kinh doanh cá thể, không bị hạn chế về số lượng lao động Chủ sở hữu có thể bán doanh nghiệp nếu muốn Thủ tục thành lập DNTN đơn giản, dễ dàng. Người chủ sở hữu toàn quyền quyết định kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh, do vậy dễ kiểm soát các hoạt động. Có tính linh hoạt cao do người chủ có thể thay đổi ngành hàng kinh doanh của mình theo ý muốn. Tính bí mật, mọi khoản lợi nhuận do doanh nghiệp đem lại đều thuộc về chủ doanh nghiệp, không phải chia sẻ bí quyết nghề nghiệp hay kinh doanh với người khác , Giải thể dễ dàng, chủ doanh nghiệp có thể bán cơ sở kinh doanh cho người khác * Nhược điểm Không có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên dễ xảy ra rủi ro khi hoạt động kinh doanh bị thua lỗ Chủ sở hữu DNTN chỉ được làm chủ 1 DNTN không được đồng thời là chủ sở hữu của 1 DNTN khác hoặc chủ sở hữu hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh Khó khăn của DNTN liên quan đến số lượng tài sản, vốn có giới hạn mà một người có thể có, thường DNTN dễ bị thiếu vốn và bất lợi này có thể gây cản trở cho sự phát triển. Yếu kém năng lực quản lý toàn diện, không phải người chủ doanh nghiệp nào cũng đủ trình độ để xử lý tất cả những vấn đề về tài chính, sản xuất, tiêu thụ… Giới hạn về sự sinh tồn của doanh nghiệp, nguyên do là tính chất không bền vững của hình thức sở hữu này, mọi sự cố xảy ra đối với chủ doanh nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp không tồn tại được nữa II. Nguyên nhân loại hình DN được chọn nhiều Mặc dù có nhiều loại hình thành lập doanh nghiệp nhưng trong khoảng 5 năm gần đây trong các loại hình doanh nghiệp được đăng ký thì Công ty TNHH có tỷ lệ cao hơn hẳn chiếm khoảng 80% doanh nghiệp đăng ký mới. Lý do loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được các doanh nghiệp lựa chọn bên cạnh các ưu điểm kể trên còn có thể kể đến các lý do sau: Loại hình công ty TNHH có thể được coi là trung gian giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh, cụ thể: Công ty TNHH giống công ty hợp danh ở chỗ việc chuyển nhượng phần vốn góp của công ty phải ưu tiên cho các thành viên còn lại trong công ty (Điều 44 luật doanh nghiệp 2005), các thành viên của công ty có quyền từ chối hoặc chấp thuận cho những người được tặng hoặc gán nợ bằng phần vốn góp trở thành thành viên (Điều 45 luật doanh nghiệp 2005); các thành viên của công ty TNHH cũng tự phân chia công việc để trực tiếp điều hành, quản lý công ty. Tuy nhiên loại hình công ty TNHH có đặc điểm tương đồng với công ty cổ phần ở chỗ nó tồn tại và hoạt động độc lập so với các thành viên của công ty, nó là một thực thể độc lập, có tên riêng, xuất hiện trước các bên thứ ba với tư cách là một chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh, hành vi pháp lý của nó được tiến hành thông qua người đại diện. Thủ tục thành lập công ty tương đối dễ, vốn điều lệ của công ty do các thành viên tự khai, tự đánh giá và thỏa thuận phương thức và thời điểm góp vốn nên tạo thuận lợi cho các thành viên. Hơn nữa khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì trách nhiệm chỉ giới hạn trong khối tài sản riêng của công ty mà các thành viên không phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ thay cho công ty. Trường hợp công ty TNHH không còn khả năng trả nợ do các yếu tố không liên quan đến tội phạm và yêu cầu phá sản được tòa án chấp nhận thì các thành viên không phải chịu sức ép từ các chủ nợ, đây có thể được coi là một cách thức để người kinh doanh có thể trốn nợ. Mặc dù loại hình công ty cổ phần có ưu điểm hơn Công ty TNHH ở chỗ có thể dễ dàng huy động vốn trong công chúng thông qua việc phát hành cổ phiếu, dễ dàng chuyển nhượng cổ phần nhưng doanh nghiệp vẫn lựa chọn hình thức công ty TNHH bởi lẽ: đa số các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký mới là các công ty mới khởi nghiệp hoạt động kinh doanh và vốn kinh doanh còn hạn chế, trong khi đó công ty cổ phần chỉ dành cho những đối tượng đã nắm vững hoạt động kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp tương đối lớn và doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của công ty; chế độ pháp lý đối với loại hình công ty cổ phần rất phức tạp do pháp luật phải bảo vệ lợi ích của công chúng đầu tư, chế độ báo cáo tài chính khắt khe theo quy định của luật kế toán. III. Nguyên nhân loại hình DN được chọn ít Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999[1]. Những quy định hiện hành về công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM thì loại hình công ty hợp danh từ năm 1995 đến 2010 chỉ có 9 doanh nghiệp đăng ký, số lượng doanh nghiệp đăng ký loại hình công ty hợp danh ít là do: Vì hợp danh là hợp tác liên kết từ hai người trở lên và thường được các thành viên tự thỏa thuận về cách thức góp vốn, việc chia quyền điều hành, phân chia lỗ, lãi và các cơ quan nhà nước thường đề cao sự thỏa thuận của các bên. Chính vì vậy nếu không có sự thỏa thuận chi tiết thì rất dễ xảy ra xung đột về lợi ích giữa các thành viên Để khuyến khích loại hình công ty hợp danh thì một số nước không thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với loại hình công ty hợp danh, tuy nhiên ở Việt Nam Công ty hợp danh vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi tức các thành viên của công ty nhận được vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Các thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty (Điều 130 luật doanh nghiệp), đồng thời phải chịu trách nhiệm liên đới (Điều 134 luật doanh nghiệp) do đó thành viên hợp danh có thể phải gánh chịu cả rủi ro cho hành vi của các đối tác. Các thành viên hợp danh đều có quyền tham gia họp, biểu quyết , mỗi thành viên đều có một phiếu biểu quyết với tư cách dân chủ và phải có sự đồng thuận (ít nhất 3/4 số thành viên hợp danh), điều này sẽ làm mất thời gian trong việc quyết định quản trị và gây khó khăn cho công tác quản lý. Các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh, tham gia các giao dịch dân sự như đàm phán, ký kết hợp đồng, … Hành vi của mỗi thành viên hợp danh đều có thể xác lập trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty, trường hợp nếu xảy ra rủi ro thua lỗ do những hành vi này gây ra thì sẽ có thể dẫn tới trách nhiệm trả nợ vô hạn và liên đới của tất cả các thành viên hợp danh khác. Hơn nữa nếu các thành viên hợp danh giới hạn quyền đại diện của bất kỳ thành viên hợp danh nào thì những hạn chế đó chỉ có giá trị với bên thứ 3 khi họ biết về những hạn chế đó, nếu bên thứ 3 không biết thì về nguyên tắc xem như họ không bị hạn chế (Đều 137 luật doanh nghiệp) Việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên hợp danh phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại và phải thực hiện theo đúng yêu cầu tại Khoản 2 – Điều 138 luật doanh nghiệp. Hơn nữa trách nhiệm của thành viên hợp danh vẫn còn duy trì đối với các khoản nợ mà công ty phát sinh trước khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong thời hạn 2 năm Công ty hợp danh có thể được giải thể tự nguyện hoặc bắt buộc, khi mất khả năng thanh toán có thể nộp đơn yêu cầu phá sản, tuy nhiên nghĩa vụ về tài sản của thành viên hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ không được miễn trừ (Điều 90 luật phá sản), điều đó có nghĩa là thành viên hợp danh vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty ngay cả khi công ty hợp danh được Tòa án tuyên bố phá sản Ngoài ra thành viên hợp danh của công ty hợp danh bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản KẾT LUẬN Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã tạo ra khung pháp lý cơ bản, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các hoạt động kinh doanh. Trong đó nó đã quy định một cách chi tiết và cụ thể về vấn đề thành lập doanh nghiệp; tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết. Việc phân tích ưu nhược điểm của các loại hình DN hiện nay ở Việt nam nhằm giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng chọn lựa loại hình DN phù hợp với quy mô, nguồn lực cũng như chiến lược kinh doanh của mình. Mặc dù pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư thành lập và phát triển doanh nghiệp, tuy nhiên cần quản lý chặt chẽ hơn để loại ra khỏi danh sách các doanh nghiệp hoạt động trá hình, thành lập nhằm mục đích buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng, không thực hiện nghĩa vụ thuế, không có địa chỉ rõ ràng, không treo biển hiệu mà vẫn hoạt động như hộ kinh doanh cá thể, còn treo thuế hoặc không thực hiện thủ tục phá sản, giải thể, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật…Như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển được trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Trong quá trình thực hiện, mặc dù rất cố gắng để hoàn thiện đề tài nhưng do kiến thức và thông tin cũng như số liệu có giới hạn nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉnh sửa của Thầy và Các bạn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng