Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai kiem tra so 5...

Tài liệu Bai kiem tra so 5

.DOC
7
15
94

Mô tả:

BÀI KIỂM TRA SỐ 05 Dành cho học viên lớp Bồi dưỡng kiến thức thống kê Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ BÀI: Câu 1:Hãy nêu định nghĩa về tiêu thức thống kê? Các loại tiêu thức thống kê? Câu 2:Hãy trình bày số tương đối động thái, số tương đối kết cấu, và số tương đối cường độ? Câu 3:Hãy trình bày nội dung về thống kê biến động dân số? Câu 4: Có số liệu về dân số năm báo cáo của địa phương A như sau: Vùng Dân số bình quân Số sinh trong năm Đồng bằng 1260000 12000 Trung du 540000 6800 Miền núi 200000 3200 Yêu cầu tính: Tỷ lệ sinh thô/hệ số sính của địa phương A Câu 5: Có số liệu về số công nhân và giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm 2012 của doanh nghiệp E như sau: Các quý trong năm 2012 Chỉ tiêu Số công nhân có mặt đầu quý (người) Giá trị sản xuất (triệu đồng) I II III 410 430 460 25000 28000 32000 Biết thêm: Số công nhân có mặt đầu quý IV/2012 của doanh nghiệp là 430 người 1.Tính số công nhân bình quân 9 tháng đầu năm 2012 của doanh nghiệp E 2.Năng suất lao động bình quân 1 công nhân 9 tháng đầu năm 2012 của doanh nghiệp E? Câu 6: Có số liệu về tiêu thụ 3 model thuộc loại sản phẩm P của công ty X trong 2 năm 2013và 2014 như sau: Model Tỷ trọng doanh số năm 2013 (%) Giá bán lẻ (triệu đồng) Năm 2013 Năm 2014 A 30 20.000 22.000 B 40 30.000 35.000 C 30 40.000 50.000 Yêu cầu tính: Chỉ số tổng hợp giá sản phẩm P của công ty X năm 2014 so với năm 2013. ĐÁP ÁN Câu 1: *Nêu định nghĩa tiêu thức thống kê (5 điểm) Tiêu thức thống kê là một khái niệm chỉ đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. * Các loại tiêu thức thống kê (10 điểm) Tiêu thức thống kê được chia thành hai loại: - - Tiêu thức thuộc tính (5 điểm): + Là loại tiêu thức không được biểu hiện trực tiếp bằng con số, mà các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh loại hoặc tính chất của các đơn vị tổng thể (4 điểm). + Ví dụ: Giới tính, dân tộc, thành phần kinh tế… Giới tính có hai biểu hiện: nam và nữ. Các biểu hiện này được dùng để chỉ rõ người này là nam giới, còn người kia là nữ giới (1 điểm). Tiêu thức số lượng (5 điểm): + Là loại tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số. Đây là những con số phản ánh đặc trưng có thể cân, đong, đo, đếm được của từng đơn vị tổng thể (4 điểm). + Ví dụ: Chiều dài của cây cầu, số nhân khẩu trong gia đình, tiền lương tháng của mỗi người lao động … Mỗi con số này được gọi là một lượng biến. Các lượng biến chính là cơ sở để thực hiện các phép tính thống kê như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình, tỷ lệ… (1 điểm). Câu 2: * Số tương đối động thái(9 điểm) Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Mức độ được đem ra nghiên cứu gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ dùng làm cơ sở so sánh gọi là mức độ kỳ gốc. Nếu ký hiệu t d là số tương đối động thái, y1 là mức độ kỳ nghiên cứu, y0 là mức độ kỳ gốc, ta có công thức tính như sau: (3 điểm) Ví dụ: Vốn đầu tư xây dựng của một địa phương năm 2003 là 250 tỷ đồng và năm 2005 là 300 tỷ đồng. Nếu đem so sánh vốn đầu tư xây dựng năm 2005 với năm 2003, ta sẽ có số tương đối động thái: t= 300 =1,2 250 lần hay 120%(3 điểm) Muốn tính số tương đối động thái chính xác, cần chú ý bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Cụ thể là phải bảo đảm giống nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính, đơn vị tính, về phạm vi và độ dài thời gian mà mức độ phản ánh. (3 điểm) * Số tương đối kết cấu (8 điểm) Số tương đối kết cấu được dùng để xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể.Số tương đối này thường biểu hiện bằng số phần tram và tính được bằng cách so sánh mức độ của từng bộ phận (tổ) với mức độ của cả tổng thể.(3 điểm) Số tương đối kết cấu = Mức độ của bộ phận x100 Mức độ của tổng thể Ví dụ: Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh B năm 2005 là 1600 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt chiếm 1280 tỷ đồng và ngành chăn nuôi chiếm 320 tỷ đồng. Tính ra các số tương đối kết cấu: - Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (1280/1600) x 100 = 80% - Tỷ trọng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi (320/1600) x 100 = 20% (3 điểm) Muốn tính các số tương đối kết cấu được chính xác, chủ yếu phải phân biệt rõ các bộ phận có tính chất khác nhau trong tổng thể nghiên cứu.Vì vậy, việc tính số tương đối kết cấu có quan hệ mật thiết với phương pháp phân tổ thống kê. (2 điểm) * Số tương đối cường độ (8 điểm) Số tương đối cường độ được dùng để biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong một điều kiện lịch sử nhất định.Số tương đối này tính được bằng cách so sánh chỉ tiêu của hai hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan với nhau.(3 điểm) Mật độ = dân số Tổng số dân (người) Diện tích đất đai (km2) Qua ví dụ trên, ta thấy đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép (người/km 2), do đơn vị tính toán của tử số và của mẫu số hợp thành. Vấn đề quan trọng khi tính số tương đối cường độ là phải xét các hiện tượng nào có liên quan với nhau và khi so sánh thì hiện tượng nào để ở tử số hoặc ở mẫu số. Phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu và mối quan hệ giữa hai hiện tượng mà giải quyết vấn đề so sánh cho thích hợp, bảo đảm số tương đối cường độ tính ra có ý nghĩa thực tế.(3 điểm) Số tương đối cường độ được sử dụng rộng rãi để nói lên trình độ phát triển sản xuất, trình độ bảo đảm về mức sống vật chất và văn hoá của nhân dân một nước. Đó là các chỉ tiêu như: GDP bình quân đầu người, sản lượng lương thực hay thực phẩm tính theo đầu người, số bác sĩ và giường bệnh phục vụ cho 1 vạn dân và nhiều chỉ tiêu khác,...Số tương đối cường độ còn có thể được dùng để so sánh trình độ phát triển sản xuất giữa các nước khác nhau.(2 điểm) Câu 3: * Biến động tự nhiên của dân số(10 điểm) - Khái niệm (1 điểm): là sự biến động về quy mô và cơ cấu dân số của một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sinh chết. - Các chỉ tiêu thống kê phản ánh biến động tự nhiên của dân số + Số sinh (1,5 điểm) (N-natality) phản ánh số trẻ em được sinh ra trên một lãnh thổ, trong một thời kỳ nhất định. Thông thường số trẻ em này được tính khi đã sinh được từ 3 tháng trở lên để phân biệt với số lượt sinh trong thống kê dân số và kế hoạch hóa gia đình. + Hệ số sinh (1,5 điểm) (KN) được xác định bằng cách so sánh số sinh với số dân trung bình KN = N/ Ś Đơn vị tính của hệ số sinh thường là % + Số chết (1,5 điểm) (M-mortality) phản ánh số người bị chết trên một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định. + Hệ số chết (1,5 điểm) (KM) được xác định bằng cách so sánh số chết với số dân trung bình KM = M/ Ś Đơn vị tính của hệ số chết thường là % + Mức biến động tự nhiên (1,5 điểm) (∆ TN ) phản ánh chênh lệch giữa số sinh và số chết ∆ TN = N – M + Hệ số biến động tự nhiên (1,5 điểm) (KTN) được xác định bằng cách so sánh mức biến động tự nhiên với số dân trung bình KTN = ∆ TN / Ś Đơn vị tính của hệ số biến động tự nhiên thường là % * Biến động cơ học của dân số (còn gọi là thống kê di dân) (10 điểm) - Khái niệm (1 điểm): là sự biến động về quy mô và cơ cấu dân số của một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sự chuyển đến và chuyển đi của dân cư - Biến động cơ học được phản ánh qua các chỉ tiêu sau đây: + Số đến (1,5 điểm) (Đ) phản ánh số người chuyển đến sinh sống có tính chất lâu dài trên một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định. Phân biệt số đến với dân số tạm trú, dân số tạm trú chỉ những người tạm thời cư trú trong khoảng thời gian ngắn có thể xác định được. + Hệ số đến (1,5 điểm) ( K Đ) được xác định bằng cách so sánh số đến với số dân trung bình K Đ= Đ Ś Đơn vị tính của hệ số đếnthường là % + Số đi (1,5 điểm) (đ) phản ánh số người chuyển hẳn đi khỏi lãnh thổ sinh sống trong một thời kỳ nhất định. Phân biệt số đi với dân số tạm vắng, dân số tạm vắng chỉ những người tạm thời đi khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian ngắn có thể xác định được. + Hệ số đi (1,5 điểm) ( K đ ¿được xác định bằng cách so sánh số đi với số dân trung bình Kđ= đ Ś Đơn vị tính của hệ số đi thường là % + Mức biến động cơ học (1,5 điểm) (∆ CH ¿ phản ánh chênh lêch giữa số đến và số đi ∆ CH = Đ - đ + Hệ số biến động cơ học (1,5 điểm) ( K CH ¿ được xác định bằng cách so sánh mức biến động cơ học với số dân trung bình K CH = ∆CH Ś Đơn vị tính của hệ số biến động cơ họcthường là % * Biến động chung của số dân (5 điểm) - Mức biến động chung của dân số được tính theo các công thức sau (1,5 điểm) ∆ S = SCK – SĐK ∆ S = ∆ TN + ∆ CH - Hệ số biến động chung của dân số (1,5 điểm) (KS) được xác định bằng cách so sánh mức biến động chung với số dân trung bình KS = ∆ S/ Ś= KTN+ K CH Đơn vị tính của hệ số biến động chung của dân số thường là % - Trong thực tế để phản ánh mức độ biến động (tăng, giảm) dân số, thống kê dân số tính tỷ lệ tăng dân số (r) theo công thức sau đây (2 điểm) r = (ln (Sđk / Sck))/t = (ln Sđk – ln Sck) / t Trong đó t- độ dài thời kỳ tính toán (thường tính theo năm) Câu 4: * Tỷ suất sinh thô / Hệ số sinh Áp dụng công thức (4 điểm) KN = N / Sbqx 100 KN: Hệ số sinh N: Số sinh Sbq: Dân số bình quân N = 12000 + 6800 + 20000 = 22000 (1 điểm) Sbq = 126000 + 540000 + 200000 = 200000 (1 điểm) Vậy KN = 22000 x 100 = 1,1 % (2 điểm) 200000 Câu 5: 1. Áp dụng công thức Sbq = (S1/2 + S2 + S3 + S4/2) / (n-1) (3 điểm) Trong đó (3 điểm, mỗi ý 0,5 điểm) Sbq: Số công nhân bình quân 9 tháng năm 2012 S1: Số công nhân đầu quý I S2: Số công nhân đầu quý II S3: Số công nhân đầu quý III S4: Số công nhân đầu quý IV n: Số thới điểm Thay số vào công thức ta có: 410 + 430+460+ 430/ 2 Sbq = 2 (2 điểm) 4−1 Sbq = 205+430+ 460+215 = 436,66 = 437 (người) (2 điểm) 3 Vậy số công nhân trong danh sách bình quân của doanh nghiệp E 9 tháng năm 2012 là 437 người (1 điểm) 2. Áp dụng công thức NSLDbq = (GO1 + GO2 + GO3) / Sbq (4 điểm) Trong đó (2 điểm; mỗi ý 0,5 điểm) NSLDbq: Năng suất lao động bình quân 1 công nhân 9 tháng đầu năm 2012 GO1: Giá trị sản xuất quý I GO2 : Giá trị sản xuất quý II GO3 : Giá trị sản xuất quý III Thay số vào công thức ta có: NSLDbq = 25000+28000+32000 85000 = = 194,508 (triệu đồng) (2 điểm) 437 437 Năng suất lao động bình quân 1 công nhân 9 tháng đầu năm là 194.508 triệu đồng Câu 6: Áp dụng công thức (4 điểm) Ip= ∑ip d0 Trong đó (1,5 điểm, mỗi ý 0,5 điểm) Ip: Chỉ số tổng hợp giá sản phẩm ip: chỉ số cá thể giá bán lẻ =p1/p0 d0: Tỷ trọng doanh số Thay số ta có: Ip = (22000/2000 x 0,3) + (35000/30000 x 0,4) + (50000/40000 x 0,3) (2 điểm) = (1,1 x 0,3) + (1,67 x 0,4) + (1,25 x 0,3) = 1,375 = 137,5% (2,5 điểm)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan