Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Bài kiểm tra giữa kì môn phương pháp nghiên cứu trong quản lí giáo dục...

Tài liệu Bài kiểm tra giữa kì môn phương pháp nghiên cứu trong quản lí giáo dục

.DOC
2
230
69

Mô tả:

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC Đề bài: Anh(Chị) cho biết một giả thuyết nghiên cứu? Trình bày một luận cứ lí thuyết có giả thiết và chỉ rõ phương pháp? Trình bày một luận cứ thực tế có giả thiết và chỉ rõ phương pháp? Bài làm: 1. Giả thuyết Để phát triển tư duy cho học sinh trong giảng dạy địa lý kinh tế cần hình thành các biểu tượng địa lí cho học sinh. 2. Luận cứ 2.1. Luận cứ lý thuyết - Học sinh nắm chắc các khái niệm Địa lí trong chương trình học. - Trong mỗi giờ học, học sinh được thường xuyên tiếp xúc với các tài liệu trực quan; Bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.... - Học sinh được tổ chức đi tham quan thực tế ở một số vùng địa lí tiêu biểu trong chương trình học 2.2. Luận cứ thực tế - Học sinh không nắm được các khái niệm địa lí hoặc nắm rất mơ hồ. - Phương tiện, đồ dùng dạy học môn Địa lí ở các nhà trường còn thiếu. - Nhà trường không có đủ kinh phí tổ chức tham quan thực tế cho học sinh. 3. Giả thiết - Hình thành được các biểu tượng địa lí cho học sinh sau mỗi giờ học. - Học sinh có đầy đủ các phương tiện và đồ dùng dạy học. - Học sinh được tổ chức đi tham quan thực tế. 4. Phương pháp * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy và học, các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học và các tài liệu liên quan khác. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế - Quan sát trực tiếp hoạt động dạy học - Phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, học sinh và giáo viên giảng dạy môn Địa lí. - Phân tích, tổng hợp và nhận xét các số liệu trong hồ sơ quản lý hoạt động dạy học, chất lượng dạy học môn địa lí của nhà trường. 5. Biện luận: Trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu địa lí kinh tế, để tránh sự khô cứng, hướng tới kết quả học tập tốt cho học sinh, việc phát huy được tính chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tư duy trong học tập và nghiên cứu cần gắn lí thuyết với thực tế, tăng cường khả năng vận dụng và liên hệ học sinh, như vậy sẽ đạt được kết quả cao trong học tập.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng