Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai hoan chinh...

Tài liệu Bai hoan chinh

.PDF
60
195
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH Ở LẠI TP. HCM LÀM VIỆC CỦA CÁC SINH VIÊN NGOẠI TỈNH ĐANG THEO HỌC TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh –Năm 2012 PHẦN TÓM TẮT 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Tuy vậy, thành phố này đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá ngày càng quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe. Môi trường của thành phố cũng đang ngày càng ô nhiễm. Trong những năm gần đây mật độ dân số của thành phố đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng với phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác vào. Theo thống kê của trang web Wikipedia thì tính đến đầu năm 2012 trên địa bàn TP. HCM có 25 trường cao đẳng và 55 trường đại học, bao gồm các trường có trụ sở chính tại TP. HCM và các trường có cơ sở 2 tại đây. Hàng năm có trên 100.000 sinh viên nhập học tại TP. HCM, chiếm tỉ lệ lớn trong đó là các sinh viên ngoại tỉnh đến từ mọi miền tổ quốc và rất nhiều người trong số họ có ý định ở lại đây lập nghiệp và định cư. Như vậy một câu hỏi lớn được đặt ra đó là nguyên nhân nào khiến cho thành phần sinh viên ngoại tỉnh có ý định ở lại TP. HCM? Giải quyết được câu hỏi này tôi tin rằng sẽ có sự phân bổ và quản lý phù hợp hơn giữa các tỉnh thành trong việc thu hút và quản lý nguồn lực con người trong tương lai. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ở lại TP. HCM làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu gồm hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn sâu 20 sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại trường ĐH Kinh tế TP. HCM. Kết quả nghiên cứu này được dùng để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh các thang đo sử dụng từ những nghiên cứu trước. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 268, đối tượng phỏng vấn là những sinh viên ngoại tỉnh đang học tập tại ĐH Kinh tế TP. HCM. Việc xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết quả thông qua sử dụng phần mềm SPSS 16.0. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài. Chương này sẽ nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và quy trình nghiên cứu. Chương này sẽ nêu lên những lý thuyết và bài nghiên cứu dùng làm cơ sở. Nêu lên mô hình nghiên cứu, bộ thang đo, thiết kế phiếu khảo sát, mẫu nghiên cứu. Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ tiến hành các bước như sau: Kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng phân tích nhân tố EFA và Cronbach Alpha. Sau đó có bộ thang đo điều chỉnh, dùng các kiểm định T-test để so sánh giữa các nhóm, cuối cùng là phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Chương 4: Kết luận. Chương này đưa ra các kết luận, nêu lên ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài đã khám phá được rằng trong nhiều yếu tố ảnh hưởng thì chỉ có yếu tố mạng lưới xã hội và yếu tố con người- khí hậu có ảnh hưởng có ý nghĩa đến ý định ở lại TP. HCM làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh. Điều này cũng đúng với thực tế, các sinh viên ngoại tỉnh đến TP. HCM học tập, theo thời gian họ sẽ quen nhiều bạn bè, và quen với cách sống ở TP. HCM, gia đình cũng mong muốn các sinh viên này ở lại TP. HCM làm việc thì họ sẽ có ý định ở lại TP. HCM. Mặt khác nếu con người ở TP. HCM càng thân thiện và khí hậu càng dễ chịu thì các sinh viên ngoại tỉnh lại càng có ý định ở lại TP. HCM làm việc. Nghiên cứu còn giúp cho chúng ta biết được cảm nhận của sinh viên ngoại tỉnh đối với TP. HCM, xác định được những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần phải cải thiện trong thời gian tới. Theo như nghiên cứu thì các sinh viên ngoại tỉnh đánh giá ưu điểm của TP. HCM: Là một nơi có phong cách làm việc năng động, điều kiện học tập, vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, dịch vụ tốt, có thu nhập và cơ hội thăng tiến cao. Còn nhược điểm của TP. HCM theo đánh giá của các sinh viên ngoại tỉnh: Khí hậu ở TP. HCM chưa thật sự dễ chịu, và con người chưa thân thiện, dễ mến. 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách tăng cỡ mẫu khảo sát, và khảo sát thêm các đối tượng sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng khác trong TP. HCM. Những nghiên cứu tiếp theo cố gắng sử dụng cách chọn mẫu theo phương pháp xác suất để tính đại diện cao hơn. MỤC LỤC ------------Trang Danh mục hình vẽ Danh mục chữ viết tắt Mục lục CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ....................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................ 2 Kết cấu đề tài ............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 4 2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 4 2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 8 2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................. 9 2.3.1. Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước sau .................................................. 9 2.3.2. Các bước thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu ....................................... 10 2.4. Bộ thang đo....................................................................................................... 11 2.4.1. Thang đo yếu tố gia đình .............................................................................. 11 2.4.2. Thang đo yếu tố thói quen ........................................................................... 11 2.4.3. Thang đo yếu tố phong cách sống................................................................ 11 2.4.4. Thang đo yếu tố chất lượng cuộc sống ........................................................ 12 2.4.5. Thang đo yếu tố lực đẩy nơi xuất cư ............................................................ 12 2.4.6. Thang đo yếu tố lực hút của TP. HCM ........................................................ 12 2.4.7. Thang đo yếu tố ý định ở lại TP. HCM làm việc .......................................... 12 2.5. Thiết kế phiếu khảo sát ..................................................................................... 13 2.6. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ......................................... 13 2.6.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 13 2.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 14 2.7. Phân phối chuẩn................................................................................................ 14 2.8. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................. 15 2.9. Cronbach Alpha ................................................................................................ 16 2.10. T-test ................................................................................................................ 16 2.11. Phân tích hồi quy ............................................................................................ 17 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 17 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 18 3.1. Mô tả những thống kê cơ bản về mẫu .............................................................. 18 3.2. Kiểm tra phân phối chuẩn ............................................................................... 21 3.2.1. Kiểm tra Histograms .................................................................................... 21 3.2.2. Kiểm tra skewness & kurtosis ..................................................................... 21 3.3. Phân tích nhân tố EFA ..................................................................................... 22 3.4. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha........................................... 26 3.5. Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh ................................................................... 29 3.6. Kiểm định T-test ............................................................................................... 30 3.7. Phân tích hồi quy ............................................................................................. 32 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ........................................................................................... 36 4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.............................................................................. 36 4.2. Ý nghĩa đóng góp của đề tài............................................................................. 36 4.3 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 37 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................... 37 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC HÌNH -----------------------Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu Hình 2.3: Các bước phân tích và xử lý số liệu Hình 3.1: Tỉ lệ sinh viên nam và nữ Hình 3.2: Tỉ lệ sinh viên các năm Hình 3.3: Tỉ lệ các miền quê của sinh viên ngoại tỉnh Hình 3.4: Tỉ lệ các chuyên ngành của sinh viên ngoại tỉnh Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh Hình 3.6: Điểm trung bình của các thành phần trong ý định ở lại TP. HCM DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ----------------------------ĐH : Đại học EFA : Exploratory factor analysis – Phân tích nhân tố khám phá TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Tuy vậy, thành phố này đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá ngày càng quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe. Môi trường của thành phố cũng đang ngày càng ô nhiễm. Trong những năm gần đây mật độ dân số của thành phố đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng với phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác vào. Điều nay gây ảnh hưởng không tốt đến việc phân bố nhân lực lao động giữa các vùng miền - đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi các vùng quê thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần xây dựng quê hương, thì việc đổ dồn nguồn lực con người vào TP. HCM trong những năm qua là một vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý đất nước. Làm sao để phân phối hợp lý nguồn lực giữa các vùng miền các tỉnh thành trong cả nước đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo thống kê của trang web Wikipedia thì tính đến đầu năm 2012 trên địa bàn TP. HCM có 25 trường cao đẳng và 55 trường đại học, bao gồm các trường có trụ sở chính tại TP. HCM và các trường có cơ sở 2 tại đây. Hàng năm có trên 100.000 sinh viên nhập học tại TP. HCM, chiếm tỉ lệ lớn trong đó là các sinh viên ngoại tỉnh đến từ mọi miền tổ quốc và rất nhiều người trong số họ có ý định ở lại đây lập nghiệp và định cư. Như vậy một câu hỏi lớn được đặt ra đó là nguyên nhân nào khiến cho thành phần sinh viên ngoại tỉnh có ý định ở lại TP. HCM? Giải quyết được câu hỏi này tôi tin rằng sẽ có sự phân bổ và quản lý phù hợp hơn giữa các tỉnh thành trong việc thu hút và quản lý nguồn lực con người trong tương lai. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ở lại TP. HCM làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đến việc có ý định ở lại TP. HCM làm việc của sinh viên ngoại tỉnh? 1.3. Phạm vi nghiên cứu Hàng năm số lượng sinh viên đổ về các trường đại học cao đẳng tại TP. HCM là rất lớn. Đại học Kinh tế TP. HCM - một trong 14 trường đại học trọng điểm quốc giađược xem là một trong các trường đại học lớn ở TP. HCM. Trường có khoảng 4.500 sinh viên nhập học hàng năm. Mỗi năm lại có hàng ngàn sinh viên của trường tốt nghiệp và có ý định ở lại TP. HCM làm việc. Phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ xoay quanh 18.000 sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM hệ đại học chính quy trong các niên khóa từ năm 2008 đến năm 2011. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu gồm hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn sâu 20 sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại trường ĐH Kinh tế TP. HCM. Kết quả nghiên cứu này được dùng để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh các thang đo sử dụng từ những nghiên cứu trước. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 268, đối tượng phỏng vấn là những sinh viên ngoại tỉnh đang học tập tại ĐH Kinh tế TP. HCM. Việc xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết quả thông qua sử dụng phần mềm SPSS 16.0. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Phản ánh thực tế các nguyên nhân chính khiến sinh viên ngoại tỉnh ở lại TP. HCM làm việc. 3 Kết cấu đề tài Đề tài được kết cấu làm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và quy trình nghiên cứu Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Di dân là một vấn đề mà từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, và đến ngày nay đã có rất nhiều lý thuyết về hiện tượng này. Di dân, hiểu theo nghĩa rộng là sự dịch chuyển bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Hiểu theo nghĩa hẹp thì di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới trong một không gian, thời gian nhất định. Ở tầm vĩ mô về di cư, lý thuyết của Ravenstein (1885) về qui luật di cư, ông cho rằng đa số di dân di chuyển ở phạm vi ngắn, một số sẽ di chuyển xa là di chuyển đến các thành phố lớn, thương mại, di cư diễn ra trong nhiều giai đoạn. Quá trình đô thị hóa thu hút dân số từ các vùng ngoại ô vào trung tâm. Khoảng trống vùng ngoại vi sẽ được lấp đầy cư dân vùng khác đến. Cư dân ở trung tâm nhỏ sẽ chuyển đến trung tâm lớn hơn. Cứ như vậy, quá trình di cư diễn ra theo nhiều giai đoạn kế tiếp theo hướng di chuyển về trung tâm đô thị lớn. Thông thường các trung tâm thương mại, công nghiệp lớn sẽ thu hút những vùng xung quanh và vùng xa hơn. Mỗi dòng di cư sẽ tạo ra dòng di cư ngược lại. Mức di cư nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị (không phù hợp trong giai đoạn hiện nay). Phụ nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới ở khoảng cách địa lý gần. Di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuật. Kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cư, mặc dù môi trường xã hội, luật lệ… có ảnh hưởng nhất định. Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về các nguyên dân của di dân đến các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác. Những năm sau đó, người ta đã xây dựng và phát triển thêm những lý thuyết di dân mới như lý thuyết lực hấp dẫn hoặc lý thuyết cơ hội sống… Lý thuyết của Lewis: Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX. Lý thuyết của Lewis ra đời trong bối 5 cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các đô thị. Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn: “Sự phát triển kinh tế đối với việc cung cấp không giới hạn về lao động” (Economic Development with Unlimited Suplies of Labour, 1954). Theo ông, lí do di cư dân số từ nông thôn ra đô thị là:  Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp đặt ra đòi hỏi phải có thêm lực lượng lao động đáp ứng. Sự tăng lên không ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nông nghiệp dư thừa. Số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làm việc tại các khu công nghiệp và thành phố, nơi có nhu cầu tuyển dụng. Lewis coi đây là sự điều tiết có tính chất tự nhiên, là sự cân bằng lao động giữa các khu vực, các ngành nghề.  Thứ hai, do sự chênh lệch về mức lương giữa nông thôn và đô thị. Sự di cư lao động này sẽ dừng lại khi mức lương ở đô thị cân bằng với mức thu nhập của người dân ở nông thôn. Từ quan điểm này người ta gọi lí thuyết của Lewis là mô hình cân bằng. Trong thập kỉ 50, khi mà các làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị không ngừng tăng lên ngay cả khi lao động ở đô thị thất nghiệp nhiều. Điều này làm cho lý thuyết của Lewis đã đơn giản hoá nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng di dân từ nông thôn ra đô thị là do yếu tố kinh tế quyết định. Giai đoạn những năm 1960 và 1970 nhiều nghiên cứu về di dân được công bố với những nguyên nhân gắn với quá trình đô thị hoá. Lý thuyết di cư của Lee, trong cuốn sách: “Một học thuyết chung về di cư” (A general theory of migration, 1966), Lee đã tổng kết một số các yếu tố quyết định đến việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị. Ông chia thành hai nhóm yếu tố:  Nhóm yếu tố tiêu cực: nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà. 6  Nhóm yếu tố tích cực: sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến… Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến. Ngoài ra, Lee còn phân tích một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc di dân. Đó là nhận thức, sự thông minh, hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm bản thân hay qua các kênh thông tin đại chúng, qua bạn bè, họ hàng. Đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu di dân từ nông thôn ra thành thị thuộc về Harris-Todaro (1970). Nghiên cứu này tập trung vào các nước đang phát triển, nơi diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh và dòng di dân từ nông thôn ra thành thị rất mạnh, do chênh lệch tiền lương và cơ hội việc làm ngày càng lớn. Những vùng đô thị thiếu lao động có mức lương cao sẽ thu hút dòng di dân từ các vùng nông thôn có thu nhập thấp. Harris và Todaro cho rằng quyết định di chuyển kết hợp những kỳ vọng của những người di cư tiềm năng về khả năng thu nhập cho phép họ có thu nhập cao hơn và cuộc sống khá hơn. Hai tác giả cũng cho rằng những người di cư mong chờ có thể nhận được việc làm tốt và có thu nhập cao nên họ chấp nhận thất nghiệp hay thiếu việc để chờ đợi cơ hội việc làm tốt trong tương lai. Ở Việt Nam, việc di cư diễn ra từ rất sớm, “đối với cá nhân và gia đình, di cư là rời quê hương cũ đến quê hương mới, đối với dân tộc trong lịch sử là việc phát triển vùng sinh sống, mở rộng lãnh thổ từ địa bàn sẵn có” (Đặng Thu, 1994). Trong cuốn “Di dân của người Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”, nguyên nhân di dân được đề cập tới: do đời sống cơ cực, thê thảm vì chế độ tô thuế, bệnh dịch, thiên tai đã xô đẩy hàng ngàn, hàng vạn gia đình nông dân không thể bám trụ ở quê hương. Tình trạng di cư trở nên phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở đó xuất hiện mâu thuẫn tâm lí giữa tình cảm quê hương với chính sách cột chặt người nông dân vào công điền. Do nhu cầu di dân đến vùng đất hứa (vùng đất mới và đô thị) nên đã dẫn đến việc di dân có kiểm soát. Từ đây xuất hiện hai hình thức di dân là tự phát và có tổ chức. Đặc điểm của di dân tự phát là vô 7 tổ chức và đa phương nên hiện tượng này được gọi dưới cái tên là nạn lưu tán. Đây cũng là sự di cư bất đắc dĩ đối với người nông dân Việt Nam - là những người vốn có tâm lí bám làng không muốn rời xa quê cha đất tổ. Di cư có tổ chức dưới thời Nguyễn chủ yếu khuyến khích di cư vào Nam, hướng tới việc thành lập các đồn điền, khẩn hoang lập ấp. Những hình thức di dân này đã dẫn đến sự gia tăng dân số đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, có sự biến đổi tích cực về kinh tế, diện tích đất nông nghiệp tăng, các đô thị không ngừng phát triển và có sự hội nhập các tộc người chung sống trên cùng lãnh thổ. Trong những thập kỉ gần đây khi chúng ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế, đổi mới, mở cửa, quá trình đô thị hoá diễn ra khá mạnh, nhất là ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng…chính các tỉnh, thành phố này là tiêu điểm của làn sóng di cư ra thành thị để kiếm việc. Một thuật ngữ mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong những năm gần đây là “làn sóng của những người lao động ngoại tỉnh”. Hiện tượng này cũng được một số các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Theo Đinh Văn Thông (2010), trong bài nghiên cứu “ Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội. Vấn đề đặt ra và giải pháp’’ đã đưa ra hai nguyên nhân cơ bản của hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị sau: Thứ nhất, đó là nguyên nhân kinh tế: Nguyên nhân kinh tế bao gồm lực đẩy từ nơi xuất cư như: thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, thu nhập thấp…, và lực hút từ những nơi nhập cư: cơ hội việc làm có tính ổn định, thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ… Ông cho rằng tiền lương, thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp… đều ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định di cư của người dân. Thứ hai, là nguyên nhân phi kinh tế như: vấn đề chất lượng cuộc sống, những người di dân muốn sống ở thành thị, nơi có ánh đèn rực rỡ, nơi đó có các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng… được hiện đại hoá, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển, vấn đề về phong tục tập quán và các nhân tố xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, ví dụ như những 8 người di dân muốn thoát khỏi những ràng buộc truyền thống, những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ở nông thôn, vấn đề đi học của con cái và đoàn tụ gia đình cũng là những lực hút của dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Bên cạnh đó, hiện nay việc nghiên cứu mạng lưới xã hội trở thành nghiên cứu chuyên sâu để lí giải vấn đề di cư. Mạng lưới xã hội không chính thức như họ hàng, bạn bè, đồng hương đóng vai trò quan trọng trong việc di dân, mạng lưới xã hội giúp cho người di cư tiềm năng về thông tin trước khi di chuyển. Sau khi di chuyển mạng lưới xã hội giúp cho người di chuyển về việc làm, nhà ở và sự giúp đỡ khác. Những người di cư có xu hướng sống tập trung ở những khu vực có bà con họ hàng hoặc là người thân. Phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm cho thấy vấn đề này được các nhà nghiên cứu rất quan tâm, và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên những nghiên cứu trước đây chưa áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, chạy mô hình hồi quy để cho ra kết quả. Với góc độ là một sinh viên đang học tập tại TP. HCM, tôi rất muốn khám phá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định ở lại TP. HCM làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh. Với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bản câu hỏi khảo sát, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu và phân tích hồi quy, tôi hi vọng sẽ tìm ra được câu trả lời cho vấn đề trên. Những kết quả phân tích dữ liệu, kiểm định thang đo, phân tích hồi quy sẽ được trình bày ở chương 3. 2.2. Mô hình nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu trước về hiện tượng di dân, tôi đã tham khảo và có một số hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng khảo sát là sinh viên . Để đánh giá về yếu tố ý định ở lại TP. HCM làm việc (là một biến phụ thuộc), tôi đã thảo luận với các thầy cô giáo, các bạn sinh viên năm cuối, các anh chị đã tốt nghiệp và đang làm việc tại TP. HCM sau đó tổng hợp lại được 6 yếu tố chính bao gồm: gia đình, thói quen, phong cách sống, chất lượng cuộc sống, lực đẩy nơi xuất cư, lực hút của TP. HCM. Hình 2.1 mô tả mối quan hệ giữa các biến. 9 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Các giả thuyết: H1: Gia đình có tác động cùng chiều tới ý định ở lại TP. HCM H2: Thói quen có tác động cùng chiều tới ý định ở lại TP. HCM H3: Phong cách sống có tác động cùng chiều tới ý định ở lại TP. HCM H4: Chất lượng cuộc sống có tác động cùng chiều tới ý định ở lại TP. HCM H5: Lực đẩy nơi xuất cư có tác động cùng chiều tới ý định ở lại TP. HCM H6: Lực hút của TP. HCM có tác động cùng chiều tới ý định ở lại TP. HCM 2.3. Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước sau 10 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây Xây dựng giả thuyết Xây dựng bản câu hỏi Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Giải thích kết quả và kết luận 2.3.2. Các bước thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu Hình 2.3: Các bước phân tích và xử lý số liệu Nghiên cứu định lượng (bảng câu hỏi, n=268) Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số Cronbach Alpha Thang đo điều chỉnh Kiểm định T-test Phân tích hồi quy Để so sánh giữa các nhóm Để kiểm định giả thuyết Từ các bảng câu hỏi thu thập từ các sinh viên tham gia khảo sát, dữ liệu được mã hóa, nhập liệu vào phần mềm SPSS 16.0. Dữ liệu được xử lý qua một số bước để đưa ra kết quả. Kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng 11 phân tích nhân tố EFA và Cronbach Alpha. Sau đó có bộ thang đo điều chỉnh, dùng các kiểm định T-test để so sánh giữa các nhóm, cuối cùng là phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. 2.4. Bộ thang đo Thang đo này dùng để đo lường các yếu tố trong nghiên cứu này dựa trên một số các nghiên cứu trước đó và một số hiệu chỉnh cho phù hợp. Kết quả điều tra thử 20 sinh viên là cơ sở để xây dựng các thang đo mới xuất hiện trong mô hình nghiên cứu và cũng là cơ sở để thực hiện các hiệu chỉnh đối với một số thang đo có sẵn cho phù hợp với đối tượng khảo sát là sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại ĐH Kinh tế TP. HCM. 2.4.1. Thang đo yếu tố gia đình Thang đo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và gồm 2 câu hỏi là: - Gia đình 1: Anh/chị ở lại TP. HCM làm việc vì có người thân ở đây - Gia đình 2: Gia đình mong muốn anh/chị ở lại TP. HCM làm việc 2.4.2. Thang đo yếu tố thói quen Thang đo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và gồm 3 câu hỏi là: - Thói quen 1: Anh/chị ở lại TP. HCM làm việc vì anh/chị học ở TP. HCM - Thói quen 2: Anh/chị có nhiều bạn bè làm việc ở TP. HCM - Thói quen 3: Anh/chị quen cách sống ở TP. HCM 2.4.3. Thang đo yếu tố phong cách sống Thang đo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và gồm 2 câu hỏi là: - Phong cách 1: Phong cách làm việc của TP. HCM năng động - Phong cách 2: Con người ở TP. HCM thân thiện 12 2.4.4. Thang đo yếu tố chất lượng cuộc sống Thang đo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và gồm 5 câu hỏi là: - Chất lượng 1: Điều kiện học tập ở TP. HCM tốt - Chất lượng 2: Điều kiện vui chơi giải trí ở TP. HCM tốt - Chất lượng 3: Chăm sóc sức khỏe ở TP. HCM tốt - Chất lượng 4: Dịch vụ ở TP. HCM tốt - Chất lượng 5: Khí hậu thời tiết của TP. HCM dễ chịu 2.4.5. Thang đo yếu tố lực đẩy nơi xuất cư Thang đo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và gồm 2 câu hỏi là: - Lực đẩy 1: Ở vùng quê của anh/chị thiếu cơ hội việc làm - Lực đẩy 2: Ở vùng quê của anh/chị thu nhập thấp 2.4.6. Thang đo yếu tố lực hút của TP. HCM Thang đo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và gồm 3 câu hỏi là: - Lực hút 1: Tìm được việc làm ở Thành phố tương đối dễ dàng - Lực hút 2: Thu nhập ở TP. HCM cao - Lực hút 3: Khi ở lại TP. HCM, anh/chị có cơ hội thăng tiến cao 2.4.7. Thang đo yếu tố ý định ở lại TP. HCM làm việc Thang đo sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và gồm 3 câu hỏi là: - Ở lại 1: Anh/chị có ý định ở lại TP. HCM lâu dài - Ở lại 2: Nếu có nơi khác có cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn, anh/chị vẫn sẽ ở lại TP. HCM - Ở lại 3: Anh/chị xem TP. HCM là quê hương thứ hai của mình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng