Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bai giang tmdt

.PDF
97
593
70

Mô tả:

Thương mại điện tử
Bài tập cá nhân (kiểm tra tại lớp): Hình thức: Tự luận, mở tài liệu; (1) Kiểm tra những nhận thức của người học về mọi vấn đề đã trình bày tại lớp (nội dung 1) và khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn (nội dung 2). (2) Nội dung kiểm tra: bao gồm tất cả các vấn đề đã học, đã nghe giảng tại lớp và các vấn đề liên quan đến ví điện tử (nội địa và quốc tế). Bài thu hoạch (làm theo nhóm): (1) Viết bài luận, trình bày về thực trạng và các đề xuất về Thương mại điện tử B2B và giải pháp thanh toán điện tử trong thương mại B2C. (2) Trình bày: 20 – 30 trang A4, cỡ chữ 13, dãn dòng 1.2, lề trên, dưới, trái: 2cm; lề phải: 1,5 cm. (3) Nộp bài (bản giấy): ngày 19 tháng 4 năm 2016, tại văn phòng khoa Thương Mại (tại tủ của giáo viên – điện thoại khi cần: 0905.026.490). (4) Lưu ý: Bìa ngoài ghi rõ tên các thành viên trong nhóm và số thứ tự của nhóm. Để bảo đảm công bằng, nhóm có thể đánh giá chi tiết mức độ tham gia của từng thành viên (trong trường hợp này, điểm của từng thành viên sẽ được tính theo mức độ đóng góp). (5) Chấm bài thu hoạch dựa trên 3 tiêu chí: + Cách đặt vấn đề (thể hiện qua đề cương – tức là những vấn đề mà nhóm nhận thấy cần phải trình bày để giải quyết yêu cầu trong từng chủ đề – 40%); + Nội dung bài luận (giải quyết vấn đề đặt ra đến mức độ nào – 50%); + Chính tả, văn phạm, kỹ thuật trình bày bài thu hoạch (10%) Cách tính điểm: (1) Phần kiểm tra tại lớp bao gồm 2 nội dung (như trên) và tính điểm như sau: + Nội dung 1: tính điểm thành phần 1 (20%) + Nội dung 2: tính điểm thành phần 2 (5%) (2) Bài thu hoạch (làm theo nhóm): tính điểm thành phần 2 (15%) 1 TMĐT3_4 Lớp Họ và 1 38K12 Phan Đức 2 38K12 Nguyễn Thị Ngọc 3 39K12 Nguyễn Ngọc Thiên 4 39K12 Nguyễn Đức 5 39K12 Trần Mỹ 6 39K12 Hồ Tấn 7 39K03 Trần Thị Thùy 8 40K01.2 Nguyễn Thị Cẩm 9 40K01.2 Nguyễn Thị Hồng 10 40K01.2 Lê Hoàng 11 40K01.2 Nguyễn Thị Kim 12 40K01.2 Phan Thị 13 38K08 Siladouangchay 14 38K12 Lê Khánh 15 38K14 Huỳnh Bảo 16 38K21 Trần Thị Hồng 17 39K12 Huỳnh Bá 18 39K12 Nguyễn Ngọc Hà 19 40K01.1 Nguyễn Thu 20 40K01.1 Trương Mai Hoàng 21 40K01.1 Nguyễn Hoàng Phương 22 40K01.1 Cao Thị Xuân 23 40K01.2 Đoàn Khuê 24 40K26 Nguyễn Thị Hoàng 25 40H14K08.1 Phạm Thị Thanh 26 40H14K08.1 Nguyễn Trần Hồng 27 40K08 Nguyễn Trường 28 40K08 Nguyễn Quang 29 40K08 Đỗ Thị Thanh 30 41H15K03.1 Nguyễn Thị Thùy 31 40K08 Đỗ Nguyễn Thanh 32 40K23 Nguyễn Quốc 33 40K23 Trương 34 40K23 Trần Thị Mỹ 35 40K23 Giáp 36 40K23 Nguyễn Thị Lê 37 39K21 Đặng Thị Mộng 38 40K22 Võ Thị Thanh 39 40K22 Nguyễn Thành 40 40K22 Võ Thị Thanh 41 40K22 Võ Văn 42 40K22 Nguyễn Viết 43 40K01.1 Lê Thị Thanh 44 40K01.1 Phan Thị Tịnh 45 40K01.1 Nguyễn Hoàng Khánh 46 40K14 Trình Thị 47 40K14 Phạm Thị 48 39K23 Nguyễn Thị Thu 49 39K23 Trần Thị Tú 50 40K03 Sisoukkaseum 51 40K03 Lê Thị Hoài 52 40K03 Lê Võ Nguyên 53 38K03.1 Nguyễn Hải 54 38K03.1 Phan Thị Thu 55 38K03.2 Nguyễn Ngọc Phương 56 40K01.2 Nguyễn Thanh 57 40K01.2 Trương Thị Minh 58 40K22 Nguyễn Văn 59 38K03.1 Nguyễn Phạm Thục 60 40K14 Quách Văn Tên Anh Huyền Bình Hạnh Hạnh Thành Dương Anh Ry Thủy Uyên Vân Nilack Hưng Quyên Nhung Công My Hiền My Nhi Thư Nhi Yến Bình Nhi Duy Minh Thúy Dung Tâm Công Hoàng Linh Tuyên Vân Linh An Hậu Hiếu Nghĩa Trọng Hằng Nhi Vy Diễm Thúy Hằng Oanh Siamphone Tâm Thảo Nguyên Thảo Trinh Tâm Thanh Bôn Trinh Thanh Nhóm 1 [email protected] 1 1 1 1 1 2 2 [email protected] 2 2 2 2 3 3 3 [email protected] 3 [email protected] 3 3 4 4 4 [email protected] 4 4 4 [email protected] 5 5 5 5 [email protected] 5 5 6 [email protected] 6 [email protected] 6 [email protected] 6 [email protected] 6 [email protected] 6 [email protected] 7 7 7 7 7 [email protected] 7 8 8 8 [email protected] 8 8 9 [email protected] 9 [email protected] 9 [email protected] 9 [email protected] 9 [email protected] 10 10 [email protected]> 10 10 10 10 Ghi chú Nhóm trưởng   Nhóm trưởng   Rút HP   Nhóm trưởng   Rút HP Nhóm trưởng     Nhóm trưởng             Nhóm trưởng   Nhóm trưởng     Nhóm trưởng     Nhóm trưởng         Nhóm trưởng Rút HP 2 TMĐT4_4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 Lớp 40K03 40K03 40K14 40K14 40K22 40K22 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 40K01.1 39K03 39K03 39K12 39K12 39K23 40K01.1 40K01.2 40K22 40K22 40K22 40K22 40K22 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K22 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 40K01.2 38K21 38K21 38K21 39K01.1 39K12 40K22 39K23 39K23 39K23 39K23 40K01.1 40K01.1 40K01.2 38K01.2 Họ và Nguyễn Thị Hoàng Đặng Thị Thái Thị Lê Thị Lê Thị Thanh Trần Thị Diễm Lê Tuấn Lê Nguyễn Đức Lê Thùy Nguyễn Xuân Hà Thị Nguyễn Đình Phan Công Nguyễn Thị Minh Lê Thị Phước Phạm Thị Nguyễn Khánh Đoàn Phan Dạ Phùng Thị Phương Nguyễn Hoàng Thu Phạm Thị Hoài Hà Thị Thảo Lê Thị Thanh Võ Thị Thanh Đào Thị Thu Quách Hạnh Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Hoàng Nguyễn Anh La Thị Mỹ Hồ Thị Bích Lê Nho Phạm Thị Ái Trần Trương Mạnh Hồ Thị Thanh Nguyễn Duy Võ Thị Nguyễn Thị Thanh Lê Diễm Lê Thị Thiện Nguyễn Thị Minh Trần Thị Kim Lê Phương Phạm Trần Nhật Lê Thị Mỹ Nguyễn Đình Anh Nguyễn Thị Hồng Võ Nguyễn Minh Đặng Thị Thanh Võ Lê Hiền Lê Văn Trương Công Nguyễn Văn Trần Thanh Phan Công Phan Tấn Hoàng Thị Thanh Nguyễn Thị Mỹ Huỳnh Thị Á Lê Nữ Yên Hồ Thị Thúy Lê Huỳnh Lăng Lê Thư Lê Thị Tên Ni Phúc Hằng Thanh Đượm Phương Đôn Duy Giang Hoài Lành Thắng Thành Hằng Lộc Ngân Phương Thảo Thảo Uyên Mến Nguyên Nga Thúy Hiền Dung Thủy Dung Khoa Ly Phương Thành Diễm Hùng Nhi Sơn Thùy Thủy Hằng Hòa Nguyệt Oanh Thảo Thi Linh Tài Thắm Thư Trúc Vy Cương Hưng Phú Tiến Nhật Phát Hiền Lệ My Thường Nga Vân Lâm Na Nhóm 1 1 1 1 1 [email protected] 1 [email protected] 2 2 2 2 2 2 2 [email protected] 3 [email protected] 3 [email protected] 3 [email protected] 3 [email protected] 3 [email protected] 3 [email protected] 3 [email protected] 4 4 4 [email protected] 4 4 4 5 [email protected] 5 5 5 5 5 6 6 6 [email protected] 6 6 6 7 7 7 7 7 [email protected] 7 8 8 8 [email protected] 8 8 8 9 [email protected] 9 9 9 9 9 10 10 10 10 [email protected] 10 10 10 3 Ghi chú Nhóm trưởng Nhóm trưởng Nhóm trưởng Nhóm trưởng Nhóm trưởng Nhóm trưởng Nhóm trưởng Nhóm trưởng Nhóm trưởng Nhóm trưởng Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.Lịch sử phát triển của thương mại điện tử 1.1.1.Lịch sử phát triển của Internet Internet là mạng liên kết các mạng máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự phổ biến từ những năm 1990, internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu: - 1962: J.C.R. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công; - 1965: Mạng gửi các dữ liệu đã được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại; - 1967: Lawrence G Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet (Advanced Research Project Agency Network – Mạng các cơ quan nghiên cứu cao cấp) tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin - packet switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau. Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet, sau này trở thành DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency - Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp) (năm 1983 đã tạo thành mạng MILNET - military network - mạng quân sự, tại Hoa Kỳ); - 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet; Internet - liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng máy tính được kết nối với nhau; - 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson); - 1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London; - 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu loại chính bao gồm .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục, .gov (government) thuộc chính phủ, .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự, .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại, .org (organization) cho các tổ chức, .net (network resources) cho các mạng; - 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục đich thương mại. - 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới. Sự xuất hiện của website đã giúp cho các doanh nghiệp xuất hiện trên Internet dưới dạng định dạng chữ và hình ảnh. Khi Internet được thương mại hóa với số lương người sử dụng ngày một tăng, thuật ngữ TMĐT được hình thành và các ứng dụng TMĐT được phát triển nhanh chóng sau đó. World Wide Web (WWW) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. WWW chính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ... thông qua Internet. Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994, Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997... Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997 mở ra cơ hội hình thành và phát triển thương mại điện tử. Năm 2003, thương mại điện tử chính thức được giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam. 1.1.2.Lịch sử phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) Sự phát triển của TMĐT gắn với sự phát triển của Internet. Thực tế những ứng dụng mang tính thương mại điện tử đầu tiên được phát triển vào đầu những năm 1970 với phát minh về hệ thống chuyển tiền điện tử (Electronic Funds Transfer – EFT), đây là cách thức mà các khoản thanh toán có thể được chuyển trực tuyến từ một tổ chức này sang một tổ chức khác. Tuy nhiên, các ứng dụng này chỉ được ứng dụng tại tập đoàn lớn, các tổ chức tài chính, và một vài những công ty dám mạo hiểm với những công nghệ mới. Sau đó, sự xuất hiện của hệ thống truyền dữ liệu điện tử (Electronic Data Exchange – EDI), một công nghệ được sử dụng để truyền tải trực tuyến 4 các văn bản và giấy tờ giao dịch mang tính chất thường xuyên, sau đó công nghệ này được mở rộng cho các giao dịch tài chính và các hình thức giao dịch khác. EDI đã được mở rộng sử dụng không chỉ tại các tổ chức tài chính mà còn ở các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, các công ty dịch vụ, và các loại hình doanh nghiệp khác. Những hệ thống truyền tải dữ liệu này được gọi là hệ thống trao đổi thông tin kết nối giữa các tổ chức (interorganizational systems - IOS) và những lợi ích của các hệ thống này mang lại cho các doanh nghiệp đã được chứng minh trên thực tiễn. Internet ra đời như một sự thử nghiệm của chính phủ Mỹ trong việc truyền tải thông tin trong cơ quan chính quyền, những người sử dụng đầu tiên là các nhân viên công nghệ thông tin trong chính phủ, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu. Mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của TMĐT là sự ra đời của World Wide Web vào đầu những năm 1990. Sự xuất hiện của website đã giúp cho các doanh nghiệp xuất hiện trên Internet dưới dạng định dạng chữ và hình ảnh. Khi Internet được thương mại hóa với số lương người sử dụng ngày một tăng, thuật ngữ TMĐT được hình thành và các ứng dụng TMĐT được phát triển nhanh chóng sau đó. Một số lượng lớn những công ty được thành lập hoàn toàn dựa trên nền tảng Internet được thành lập, thường gọi là các công ty dot.com hay Internet start-up companies. Lý do cho sự phát triển nhanh chóng của TMĐT là sự ra đời và không ngừng lớn mạnh của mạng mới, các mô hình công nghệ, các phần mền TMĐT, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt và các áp lực kinh doanh khác. Từ năm 1995, người dùng Internet đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ứng dụng và công nghệ truyền thông tiên tiến. Tại thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn trên toàn thế giới đã có một website riêng, và các cổng thông tin trực tuyến cho các đối tác kinh doanh, nhân viên, khách hàng, và cộng đồng có thể truy cập thông tin của doanh nghiệp. Những website này bao gồm hàng chục nghìn trang và đường links. Vào năm 1999, TMĐT chuyển từ tập trung vào B2C sang B2B, năm 2001 từ B2B sang B2E, c-commerce, egovernment, e-learning, và m-commerce. Năm 2005, mạng xã hội, công nghệ wireless và ứng dụng thương mại di động bắt đầu thu hút sự chú ý của người dùng. Năm 2009 TMĐT thêm vào ứng dụng TMĐT thông qua mạng xã hội, hay f-commerce nghĩa là các hoạt động thương mại diễn ra trên Facebook. Do đặc tính của công nghệ và Internet, TMĐT vẫn không ngừng thay đổi và phát triển. TMĐT là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ và liên quan đến kiến thức của nhiều ngành khác như: kế toán, luật kinh doanh, khoa học máy tính, hành vi khách hàng, kinh tế học, tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị hệ thống thông tin, marketing,và quản trị công. 1.2.Các khái niệm về thương mại điện tử 1.2.1.Khái niệm về thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: e-commerce, online trade, paperless commerce, cyber trade. Tuy nhiên, thương mại điện tử (e-commerce) là tên gọi phổ biến nhất và được sử dụng thống nhất trong tất cả các văn bản pháp luật, quy định và các giao dịch của các tổ chức và cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Theo Turban và các cộng sự (2012), TMĐT là quá trình mua bán, trao đổi hàng, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet và intranets. Theo Luật mẫu về TMĐT của Ủy Ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL), TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Phương tiện điện tử bao gồm điện thoại, máy fax, truyền hình, máy tính và mạng Internet. Theo WTO, TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng, và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng việc giao nhận có thể như truyền thống hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hóa. Theo Ủy Ban Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), TMĐT bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp. Trên góc độ doanh nghiệp “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”. Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó: M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet) S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng) D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng) P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng) 5 Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử. Dưới góc độ quản lý nhà nước, thương mại điện tử bao gồm các lĩnh vực : IMBSA (I: Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT; M: Thông điệp; B: Các quy tắc cơ bản; S: Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực; A: Các ứng dụng). Mô hình IMBSA này đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển TMĐT như sau: + I (Infrastructure): Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông. Một ví dụ điển hình là dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL. Tại nước ta, theo thống kê năm 2008 của Cục Thương mại điện tử, có đến 99% doanh nghiệp đã kết nối internet, trong đó 98% doanh nghiệp là sử dụng dịch vụ băng thông rộng ADSL truy cập Internet với tốc độ đủ cao để giao dịch qua mạng. Suy cho cùng, nếu không phổ cập dịch vụ Internet thì không thể phát triển thương mại điện tử được. Chính vì vậy, UNCTAD đưa ra lĩnh vực đầu tiên cần phát triển chính là Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông, tạo lớp vỏ đầu tiên cho TMĐT. + M (Message): Các vấn đề liên quan đến Thông điệp dữ liệu. Thông điệp chính là tất cả các loại thông tin được truyền tải qua mạng, qua Internet trong thương mại điện tử. Ví dụ như hợp đồng điện tử, các chào hàng, hỏi hàng qua mạng, các chứng từ thanh toán điện tử ... đều được coi là thông điệp, chính xác hơn là “thông điệp dữ liệu”. Tại các nước và tại VN, những thông điệp dữ liệu khi được sử dụng trong các giao dịch TMĐT đều được thừa nhận giá trị pháp lý. Điều này được thể hiện trong các Luật mẫu của Liên hợp quốc về giao dịch điện tử hay Luật TMĐT của các nước, cũng như trong Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam. + B (Basic Rules): Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung về TMĐT: chính là các luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến TMĐT trong một nước hoặc khu vực và quốc tế..Ví dụ: ở Việt Nam hiện nay là Luật Giao dịch điện tử (3/2006), Luật Công nghệ Thông tin (6/2006). Đối với khu vực có Hiệp định khung về TMĐT của các khu vực như EU, ASEAN, … Hiệp định về Công nghệ thông tin của WTO, về Bảo hộ sở hữu trí tuệ, và về việc thừa nhận giá trị pháp lý khi giao dịch xuyên “biên giới” quốc gia. + S (Sectorial Rules/ Specific Rules): Các quy tắc riêng, điều chỉnh từng lĩnh vực chuyên sâu của TMĐT như chứng thực điện tử, chữ ký điện tử, ngân hàng điện tử (thanh toán điện tử). Thể hiện dưới khía cạnh pháp luật ở Việt Nam có thể là các Nghị định chi tiết về từng lĩnh vực. Hay các tập quán thương mại quốc tế mới như Quy tắc về xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế (e-UCP), hay quy tắc sử dụng vận đơn điện tử (của Bolero) + A (Applications): Được hiểu là các ứng dụng TMĐT, hay các mô hình kinh doanh thương mại điện tử cần được điều chỉnh, cũng như đầu tư, khuyến khích để phát triển, trên cơ sở đã giải quyết được 4 vấn đề trên. Ví dụ như: Các mô hình Cổng TMĐT quốc gia (ECVN.gov), các sàn giao dịch TMĐT B2B (Vnemart(vietnam12h.com)) cũng như các mô hình B2C (golmart(vietnam12h.com), Amazon(vietnam12h.com)), mô hình C2C (Ebay(vietnam12h.com)), hay các website của các công ty XNK... đều được coi chung là các ứng dụng TMĐT. - Nghị định 52/1013/NĐCP: Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. 1.2.2.Một số thuật ngữ cơ bản trong thương mại điện tử - E-commerce: bao gồm các trao đổi THƯƠNG MẠI (mua bán) giữa khách hàng - các đối tác - doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông. Ví dụ: giữa khách hàng – người/doanh nghiệp bán hàng, giữa nhà cung ứng DV vận tải - nhà phân phối - E-business: ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào các quy trình, hoạt động của doanh nghiệp như bán hàng, marketing, thanh toán, sản xuất, đào tạo…KDĐT bao hàm tất cả các hoạt động TMĐT, ngoài ra, còn liên quan đến các hoạt động xảy ra bên trong doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng, và hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng CNTT chuyên sau trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Thị trường điện tử (electronic market hay e-marketplace): là nơi người bán và người mua gặp nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, hay thông tin - Mạng giá trị gia tăng (VAN – Value Added Network) - Intranet (Mạng nội bộ): là mạng nội bộ của một doanh nghiệp, tổ chức chính phủ sử dụng các công cụ Internet như trình duyệt Web và các cổng thông tin điện tử - Extranet: là mạng điện tử dùng để kết nối các mạng intranets (mạng liên bộ) 6 - Nền kinh tế số hóa: Nền kinh tế số hóa được định nghĩa là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ số hóa, bao gồm các mạng truyền thông số hóa (Internet, intranets, extranets, and VANs), người dùng, phần mền và các công nghệ có liên quan. Nền kinh tế số hóa bao gồm các đặc điểm sau: + Hàng loạt các sản phẩm được số hóa: cơ sở dữ liệu, tin tức, thông tin, sách, tạp chí, chương trình TV,…được sản xuất và truyền tải online ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. + Người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch thông qua đồng tiền điện tử trên mạng máy tính hoặc các thiết bị di động. + Bộ vi xử lý và khả năng kết nối mạng được tích hợp vào các sản phẩm vật chất và các thiết bị di động + Thông tin được thương mại hóa + Tri thức được mã hóa + Công việc và sản xuất được tổ chức theo cách thức mới 1.3. Những người tạo điều kiện cho thương mại điện tử Ở phần trên, chúng ta đã nghiên cứu về khái niệm thương mại điện tử. Tuy nhiên sẽ là thiếu hụt nếu chúng ta không đề cập tới một mô hình kinh doanh khá quan trọng: những người cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết giúp các doanh nghiệp kinh doanh điện tử thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Họ chính là các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng Internet bao gồm các thiết bị phần cứng, các hệ điều hành, công nghệ mạng truyền thông, các phần mềm ứng dụng các công cụ và dịch vụ thiết kế Web cùng nhiều công cụ và dịch vụ hỗ trợ khác. Tất cả những điều này tạo điều kiện cho thương mại điện tử trên Web có thể thực hiện được (xem bảng 1). Bảng 1: Những người tạo điều kiện cho thương mại điện tử Cơ sở hạ tầng Các điển hình Phần cứng: Máy chủ Web IBM, Sun, Compaq, Dell Phần mềm: Hệ điều hành và phần mềm máy chủ Microsoft, Sun, Apache Software Foundation Thiết bị mạng: Bộ định tuyến Cisco Bảo mật: Phần mềm mã hoá CheckPoint, VeriSign Các phần mềm hệ thống thương mại điện tử (B2B, B2C) IBM, Microsoft, iPlanet, CommerceNet, Ariba Các giải pháp đa phương tiện Real Networks, Microsoft Phần mêm quản lý mối quan hệ khách hàng PeopleSoft Các hệ thống thanh toán PayPal, CyberCash Nâng cao hiệu suất Akamai, Cache Flow, Inktomi, Cidera, Digital Island Cơ sở dữ liệu Oracle, Sybase Dịch vụ máy chủ Exodus, Equinex, Global Crossing 1.4. Cơ cấu và phân loại thương mại điện tử Một trong những cách phân loại phổ biến nhất trong TMĐT là căn cứ trên bản chất của các giao dịch và mối quan hệ giữa các thành phần tham gia. Những hình thức/mô hình chính của TMĐT bao gồm: - Business-to-business (B2B): Tất cả cá thành phần tham gia vào trong giao dịch TMĐT B2B là các doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác. Ngày nay, hơn 90% trong tổng doanh thu TMĐT. Ví dụ: toàn bộ các giao dịch bán sĩ của Dell là B2B. Dell mua toàn bộ các linh kiện thông qua TMĐT và bán các sản phẩm cuối cùng đến tay người TD và các doanh nghiệp cũng thông qua TMĐT. - Business-to-Consumer (B2C): bao gồm các giao dịch bán lẻ các sản phẩm và dịch vụ từ các doanh nghiệp đến những người TD cá nhân. Hình thức này còn được gọi là e-retailing. - Business-to-Business-to-Consumer (B2B2C): là một doanh nghiệp cung cấp một số dịch vụ và sản phẩm cho các khách hàng tổ chức. Các khách hàng này lại có những khách hàng của họ, có thể là chính nhân viên của họ những người sẽ được cung cấp hàng hóa và dịch vụ. - Consumer-to-Business (C2B):bao gồm các cá nhân sử dụng Internet để bán hàng hóa và dịch vụ cho các tổ chức hoặc có thể các cá nhân tìm kiếm nhà cung cấp đấu giá để bán các sản phẩm và dịch vụ cho họ. ví dụ: Priceline.com là một tổ chức nổi tiếng về hình thức C2B. 7 - Intrabusiness EC: bao gồm các hoạt động TMĐT bên trong của doanh nghiệp bao gồm trao đổi hàng hóa, dịch vụ, và thông tin giữa các bộ phận và cá nhân trong một tổ chức. Các hoạt động này có thể bao gồm online training, các nỗ lực hợp tác thiết kế, chia sẻ thông tin nội bộ. - Business-to-Employees (B2E): là một phần của Intrabusiness EC, tổ chức cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho mỗi nhân viên. Một ứng dụng khác trong hình thức này là mobile employees (B2MB) dành cho các đại diện bán hàng trên thực địa hoặc các dịch vụ sửa chữa tận nhà cho KH. - Consumer-to-Consumer (C2C) người TD giao dịch trực tiếp với người TD khác thông qua Internet để bán các vật dụng gia đình, xe,…phần lớn các đấu giá thực hiện trên eBay là C2C. Một ví dụ khác là việc quảng cáo các dịch vụ cá nhân thông qua Internet, chào bán trực tuyến các kiến thức và tư vấn chuyên nghiệp online. - Thương mại cộng tác: Các cá nhân và các nhóm truyền thông và cộng tác online, ví dụ như các đối tác kinh doanh trên các khu vực địa lý khác nhau cùng tham gia thiết kế một sản phẩm mới thông qua các phần mền cộng tác trực tuyến và quy trình online. - E-government: Một tổ chức chính phủ mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoặc thông tin từ hoặc bán cho các doanh nghiệp (G2B), cho các cá nhân (G2C), các tổ chức chính phủ khác (G2G). 1.5. Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và sự thích ứng và điều chỉnh của doanh nghiệp và các ứng dụng thương mại điện tử a.Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh Sự thay đổi mạnh mẽ trong các yếu tố kinh tế, luật pháp, xã hội, và công nghệ, thêm vào đó là xu hướng toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực đã tạo nên môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt, trong đó khách hàng ngày có vai trò ngày càng cao. Các yếu tố môi trường thay đổi một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, và trong nhiều trương hợp là không thể dự đoán trước. Các công ty cần có những sự thích ứng nhanh chóng trước những cơ hội và thách thức từ những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Tốc độ thay đổi chóng mặt của môi trường và mức độ rủi ro cao buộc các doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm nhiều hơn, nhanh hơn nhưng với ít nguồn lực hơn. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2010 đã khiến rất nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc bị thu mua. Nó cũng mở ra cơ hội lớn các ngân hàng có thể mua lại các tổ chức khác, thậm chí các ngân hàng khác lớn hơn. Những sự thay đổi môi trường kinh doanh đã tạo ra những ảnh hưởng lớn đến cách thức doanh nghiệp hoạt động, rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành quá trình tái cấu trúc tổ chức, hệ thống thông tin, và các ứng dụng thương mại điện tử. Áp lực thị trường (kinh tế) Áp lực xã hội Áp lực công nghệ - Sự cạnh tranh gay gắt giữa - Sự thay đổi bản chất của lực lượng - Sự gia tăng nhanh chóng các lao động cải tiến kỹ thuật và công nghệ các doanh nghiệp Phá bỏ độc quyền và cấu trúc mới - Nền kinh tế toàn cầu ngành truyền thống, dẫn đến cạnh Rút ngắn thời gian tồn tại trên - Hiệp định tự do mua bán tranh nhiều hơn thị trường của công nghệ mới, trong khu vực Tuân thủ các quy định, quy định, lỗi thời trong công nghệ diễn - Sự thay đổi liên tục và to lớn pháp luật của Nhà nước ra nhanh chóng hơn trên thị trường Cắt giảm trợ cấp, trợ giá từ chính Giảm đáng kể chi phí công - Sự gia tăng quyền lực của phủ nghệ so với chi phí nhân công người mua Gia tăng tầm quan trọng của các vì thế công nghệ trở nên ngày - Yếu tố chính trị và thể chế yếu tố chính trị và đạo đức càng thu hút các nhà đầu tư. nhà nước - Gia tăng trách nhiệm xã hội của các tổ chức kinh doanh - Thay đổi nhanh chóng về mặt chính trị-xã hội, hoạt động khủng bố b.Môi trường kinh doanh và sự ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp hiện nay đang không ngừng nỗ lực nhằm tăng hiệu quả kinh doanh như một yêu cầu tất yếu để sinh tồn và phát triển cũng như xây dựng thương hiệu, danh tiếng và tìm kiếm lợi nhuận cao. Hầu hết các doanh nghiệp đo lường kết quả hoạt động định kỳ và so sánh với các chỉ tiêu định lượng trong mục tiêu, sứ mệnh, và các kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Nhưng đáng lưu ý là trong kinh doanh, kết quả hoạt động của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào những gì bản thân doanh nghiệp làm mà còn phụ thuộc và kết quả kinh doanh của những người khác trên thị trường. Môi trường kinh doanh đã tạo ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp là cho kết quả kinh doanh của họ trong một số trường hợp không thể khống chế và không thể dự đoán trước được. 8 Mô hình dưới đây giải thích những thay đổi trong môi trường kinh doanh tạo ra áp lực cạnh tranh, thách thức, và cơ hội cho doanh nghiệp từ đó định hướng cách thức doanh nghiệp hoạt động. Các yếu tố tác động khác bao gồm sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp. Quy trình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các lợi thế cốt lõi, hoạt động tác nghiệp, và sự tương tác với các áp lực từ môi trường kinh doanh hay còn có thể gọi hoạt động thích ứng cần thiết hoặc các giải pháp phù hợp. Kết quả của các quy trình và hoạt động kinh doanh là các kết quả có thể đo lường, các giải pháp hiệu quả để tận dụng các cơ hội và đối phó các nguy cơ tiềm ẩn, và đồng thời đưa ra sự điều chỉnh cần thiết cho sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp. Các ứng dụng thương mại điện tử và CNTT đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh, và đối phó với các áp lực từ môi trường kinh doanh. Hai thành phần chính của mô hình bao gồm: áp lực từ môi trường kinh doanh và các hoạt động ứng phó của doanh nghiệp. Hình 1: Mô hình sự tác động của môi trường kinh doanh lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp Sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch KD CÔNG TY Quy trình kinh doanh Môi trường KD Thách thức Áp lực KD Cơ hội Lợi thế cốt lõi Hoạt động phản ứng cần thiết (Giải pháp) Giải pháp Feedback Kết quả KD trên thực tế Sự hỗ trợng dụng TMĐT và cơ sở hạ tầng CNTT c.Áp lực từ môi trường kinh doanh Áp lực từ môi trường kinh doanh được phân loại và các nhóm sau: các yếu tố kinh tế (thị trường), xã hội, yếu tố công nghệ. Các yếu tố này được trình bày tạo ra những cơ hội cũng như các thách thức cho doanh nghiệp. d.Các chiến lược thích ứng của doanh nghiệp Bên cạnh một số chiến lược thích ứng truyền thống vẫn còn hữu hiệu, các hoạt động đối phó của doanh nghiệp trước những thay đổi của thị trường cần phải được làm mới, điều chỉnh, bổ sung, hoặc loại bỏ. Các hoạt động phản ứng cần thiết của doanh nghiệp được thực hiện trong một, nhiều hay tất cả các quy trình hoạt động của doanh nghiệp từ các hoạt động tác nghiệp đến các động thái chiến lược, và cả trong hoạt động của toàn bộ chuổi cung ứng. Các hoạt động thích ứng có thể là một giải pháp đối phó với áp lực từ môi trường hiện tại hoặc dự đoán trong tương lai hoặc để tận dụng các cơ hội từ sự thay đổi của môi trường. Các hoạt động thích ứng này được hỗ trợ rất lớn từ các ứng dụng thương mại điện tử. 1.6.Tác động của thương mại điện tử (sinh viên tự tìm hiểu) 1.6.1.Sự tác động chung 1.6.2.Tác động của thương mại điện tử đến các ngành nghề 1.6.3.Tác động của thương mại điện tử đến hoạt động của doanh nghiệp 1.7.Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử (đã tìm hiểu trên lớp) 1.8.Xu hướng thương mại điện tử a.Các xu hướng công nghệ Các cải tiến trong ứng dụng thương mại điện tử đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ các phát minh mới và các chiến lược đổi mới của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh hiệu quả và phát triển thị trường. 9 Điều này đặc biệt quan trọng đối với công ty muốn đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa ra những cải tiến mới hơn là đi sau và thích ứng với những thay đổi đó. Các ứng dụng TMĐT với những chức năng hoạt động hiệu quả và sự phát triển liên tục về mặt công nghệ đã và đang hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các giao dịch hữu hiệu Mọi lúc, mọi nơi, thuận Tiếp cận khách hàng trên và hiệu quả tiện toàn thế giới Truyền tải thông tin Dễ dàng tìm kiếm thông nhanh chóng tin KH và nhà cung cấp Sự phát triển của TMĐT Khả năng so sánh giá Tăng hiệu quả KD Cá biệt hóa sản phẩm và Kênh truyền thông và giải dịch vụ trí hiệu quả Social Cộng tác chia sẻ tri thức và kinh nghiệm networking Các chiến lược thích ứng đột phá của doanh nghiệp Chiến lược thích ứng Mô tả Hệ thống chiến lược Tăng cường các lợi thế chiến lược ngành Hệ thống linh hoạt Tăng cường khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường Quản trị cải tiến liên tục và quy Sử dụng hệ thống thông tin doanh nghiệp để hoàn thiện các quy trình hoạt động trình kinh doanh, giới thiệu quy trình mua và đặt hàng trực tuyến Quản trị quan hệ khách hàng Sử dụng các chương trình dựa trên Internet và TMĐT để duy trì và phát triển quan hệ khách hàng Quản trị mối quan hệ với các đối Xây dựng các chiến lược hợp tác, dự án liên doanh, cộng tác trực tác kinh doanh tuyến, cộng tác “ảo” để tạo ra những kết quả cùng có lợi cho các bên, kể cả hợp tác với đối thủ cạnh tranh. Thị trường điện tử Tận dụng các thị trường điện tử công cộng và tư nhân để tăng tính hữu hiệu và hiệu quả Giảm thời gian sản xuất sản phẩm Tăng tốc độ của hoạt động sản xuất, và giảm thời gian đưa sản phẩm đến thị trường Phân quyền cho nhân viên đặc biệt Cung cấp cho nhân viên những phần mền hỗ trợ ra quyết định để là nhân viên trực tiếp tương tác với họ có thể tự đưa ra quyết định một cách nhanh chóng KH Mass customization trong hệ thống Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cá biệt hóa với mức giá hợp lý sản xuất theo đơn đặt hàng đến lượng lớn khách hàng Tự động hóa trong sử dụng mạng Các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp có thể được cải tiến thông intranet qua ứng dụng TMĐT và TM di động, từ tự động hóa lực lượng bán đến quản trị hàng tồn kho 10 Quản trị tri thức Sử dụng hệ thống thông tin điện tử để tạo ra, lưu trữ, và chia sẻ tri thức một cách phù hợp nhằm tăng năng suất lao động, sự thích ứng, và và khả năng cạnh tranh Hoàn thiện các dịch vụ khách Xác định khách hàng có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất, hàng, sự lựa chọn khách hàng, và tăng khả năng họ sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành và duy trì lòng trung thành của họ Nguồn lực con người Chọn lựa những nhân viên thích hợp nhất cho từng công việc tại mức thù lao phù hợp Chất lượng sản phẩm và dịch vụ Phát hiện ra lỗi sản phẩm một cách sớm nhất và hạn chế tối đa lỗi Kết quả về mặt tài chính Am hiểu tốt hơn các yếu tố ảnh hưởng đến các kết quả tài chính và sự ảnh hưởng của các yếu tố phi tài chính Nghiên cứu và phát triển Tăng cường chất lượng, sự thích ứng, sự an toàn của sản phẩm và dịch vụ Social networking Đề xuất những ý tưởng marketing, quảng cáo, cộng tác, sáng kiến sáng tạo và độc đáo dựa trên hiệu ứng đám đông. b.Các xu hướng xã hội Thế hệ đầu tiên của TMĐT bao gồm chủ yếu các hoạt động mua bán, dịch vụ điện tử, và các hoạt động cộng tác online do doanh nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, chúng ta đang dần chuyển sang thế hệ thứ hai của TMĐT với tên gọi E-commerce 2.0. Công nghệ này dựa chủ yếu trên các công cụ Web 2.0, mạng xã hội, thế giới ảo, và kết quả của công nghệ mang tính xã hội. CN mang tính xã hội (Social computing): là những CN liên quan đến sự giao thoa giữa các hành vi xã hội và hệ thống CNTT. Những công nghệ này được thực hiện dựa trên nền tảng những công cụ tương tác chính như blogs, mashups, instant messaging, dịch vụ mạng xã hội, forums thảo luận, wikis, social bookmarking, và các phần mền mang tính xã hội. Trong khi các CN truyền thống nhấn mạnh đến việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp và quy trình kinh doanh, giảm chi phí hoạt động, và tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh. CN mang tính xã hội tập trung vào hoàn thiện sự tương tác và cộng tác giữa con người và các nội dung do người sử dụng tự tạo ra. Đó là sự thay đổi từ việc truyền thông quản trị từ cấp cao đến cấp thấp truyền thống sang chiến lược truyền thông từ dưới lên, theo đó mỗi cá nhân trong cộng đồng đó có thể có quyền lực nhất định trong quá trình truyền thông của tổ chức. Với việc ứng dụng các công nghệ mang tính xã hội, người dùng có thể cùng cộng tác trực tuyến, nhận được tư vấn từ những người khác và từ các chuyên gia đáng tin cậy, tìm được những sản phẩm và dịch vụ mà bạn bè và người thân họ tin tưởng giới thiệu. Ví dụ: Một trong những ứng dụng nổi bật của CN mang tính XH là sự tác động đến quyết định về du lịch, ăn uống, và giải trí. Những người đã từng đi du lịch hoặc người dùng chia sẻ thông tin và cảnh báo những người khác về những trải nghiệm tại một địa điểm hoặc một quán ăn nào đó. https://ohyeap.com/da-nang Ý tưởng cơ bản của CN mang tính XH là làm cho thông tin được tạo ra có thể tồn tại và dễ truy cập cho tất cả mọi người. Những thông tin này có thể được cung cấp trực tiếp khi hệ thống hiển thị số lượng người đánh giá về một cuốn sách hay một bộ phim nào đó (www.amazon.com). Hay những thông tin này có thể được cung cấp gián tiếp như trong trường hợp Google đưa ra các xếp hạng thứ tự các website dựa trên nguyên lý thứ tự kết quả hiển thị sẽ căn cứ vào số lượng trang và đường links hữu ích của từng website. Trong tất cả các trường hợp thông tin được tạo ra bởi người dùng, và nó có thể truy cập cho bất kỳ ai, thường là miễn phí. CN mang tính XH này đã được nhân rộng nhờ vào sự trợ giúp của các công cụ Web 2.0 WEB 2.0, Thuật ngữ Web 2.0 được đưa ra bởi O’Reilly Media in 2004 để nhấn mạnh đến thế hệ thứ hai của các công cụ dựa trên nền tảng Internet cho phép người dùng tự tổng hợp và điều khiển nội dung, hợp tác và chia sẻ thông tin trực tuyến theo một cách thức hoàn toàn mới như mạng xã hội, wikis, công cụ truyền thông, và folksonomies (library catalog). O’Reilly Media chia Web 2.0 thành 4 cấp độ sau: 1. Những ứng dụng cấp độ 3: Những ứng dụng đinh hướng Web 2.0 chỉ tồn tại trên Internet, khai thác hiệu quả từ những tương tác giữa con người, và ảnh hưởng của mạng XH. Khi lượng người dùng càng tăng thì hiệu quả từ việc sử dụng Web 2.0 ngày càng lớn. O’Reilly cung cấp các các ứng dụng cấp độ 3 cho các trang webs: eBay, Craigslist, Wikipedia, delicio.us, Skype, Dodgeball, and AdSense. 11 2. Những ứng dụng cấp độ 2 có thể hoạt động offline nhưng chỉ đạt được lợi ích nhất định khi được thực hiện online. O’Reilly đưa Flickr như một ví dụ điển hình, đây là trang web thu lợi từ cơ sở dữ liệu hình ảnh được chia sẻ và từ hệ thống từ khóa tag mà cộng đồng người dùng tạo thành. 3. Những ứng dụng cấp độ 1 hoạt động offline nhưng có những chức năng online. Ví dụ tiêu biều cho ứng dụng này là Google Docs và Spreadsheets và iTunes (Appstore) 4. Những ứng dụng cấp độ 0 hoạt động hoàn toàn offline. O’Reilly cung cấp các ví dụ như Yahoo!Local, Google Maps. Karakas (2009) đánh giá Web 2.0 là một hệ thống số hóa sinh học có thể được mô tả thông qua 5 C’s: sáng tạo (creativity), kết nối (connectivity), cộng tác (collaboration), hội tụ (convergence), cộng đồng (communities) Mạng XH và các dịch vụ mạng XH: Một trong sự phát triển nổi bật trong các ứng dụng của EC trong những năm gần năm là sự bùng nổ của các mạng xã hội và các doanh nghiệp mạng XH. Bắt nguồn từ các cộng động mạng, mạng XH phát triển rất nhanh và cung cấp những ý tưởng mới cho TMĐT với các mô hình KD cải tiến. Mạng XH là một cấu trúc xã hội bao gồm các chủ thể (thường là các cá nhân, nhóm, hay các tổ chức) được gắn kết với nhau thông qua các một hay nhiều mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau như giá trị, tầm nhìn, ý tưởng, trao đổi tài chính, tình bạn, tình thân, những điều không thích, mâu thuẩn, và mua bán.Những cấu trúc này thường rất phức tạp. Trong hình thức đơn giản nhất, mạng XH là một bản đồ bao gồm các kết nối giữa các chủ thể. Mạng lưới này có thể được sử dụng để đánh giá vị thế XH của các cá nhân tham gia. Những khái niệm này thương được thể hiện ở các mô hình mạng XH, các chủ thể được thể hiện dưới dạng các điểm, và mối liên hệ là các đường thẳng. Các thành viên trong mạng XH tập hợp với nhau trong một website, nơi mà họ có thể thiết kế trang homepage riêng miễn phí, viết blogs, wikis, post hình ảnh, video, nhạc, chia sẻ ý tưởng và đường link của các Website mà họ cảm thấy thú vị. Những người sử dụng mạng XH dùng các chức năng instant messaging và Twitter, và tag những nội dung bằng những keywords do chính họ tạo ra, tạo điều kiện cho những nội dung này có thể tìm kiếm và hỗ trợ cho các tương tác và trao đổi mang tính cá nhân. Dịch vụ mạng XH (Social networking sites): ví dụ như LikedIn, Facebook, cung cấp không gian Web cho người dùng có thể xây dựng homepages của họ, những tổ chức kinh doanh mạng XH cung cấp hoàn toàn miễn phí, họ cũng cung cấp những công cụ truyền thông cơ bản và những công cụ hỗ trợ khác. Mạng XH được xây dựng định hướng XH. Ban đầu, mạng XH chỉ được sử dụng cho các hoạt động mang tính xã hội, ngày nay các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến những khía cạnh kinh doanh của mạng XH, ví dụ www.linkedin.com Thương mại điện tử qua mạng XH: Các hoạt động TMĐT được thực hiện trên mạng XH dựa trên các mạng XH và/hay phần mền mang tính XH (các công cụ Web 2.0) Thế giới ảo: Thế giới ảo là một mô hình không gian điện tử 3-D được xây dựng và sở hữu bởi những thành viên của nó. Nói cách khác, thế giới ảo là một thế giới do người dùng tạo thành mà trong đó con người có thể tương tác, giải trí, và kinh doanh. Nền kinh tế số hóa: Nền kinh tế số hóa được định nghĩa là một nề kinh tế dựa trên các công nghệ số hóa, bao gồm các mạng truyền thông số hóa (Internet, intranets, extranets, and VANs), người dùng, phần mền và các công nghệ có liên quan. Nó cũng có thể được gọi là Internet economy, new economy, hay Web economy. Nền kinh tế số hóa bao gồm các đặc điểm sau: - Hàng loạt các sản phẩm được số hóa: CSDL, tin tức, thông tin, sách, tạp chí, chương trình TV,…được sản xuất và truyền tải online ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào - Người TD và doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch thông qua đồng tiền điện tử trên mạng máy tính hoặc các thiết bị di động. - Bộ vi xử lý và khả năng kết nối mạng được tích hợp vào các sản phẩm vật chất và các thiết bị di động. - Thông tin được thương mại hóa. - Tri thức được mã hóa. - Công việc và sản xuất được tổ chức theo cách thức mới Nền kinh tế số hóa được xem như là sự hội tụ của công nghệ máy tính và truyền thông trên Internet và các mạng khác, và những thông tin và công nghệ sẽ hỗ trợ sự phát triển của TMĐT và các hoạt động khác. Sự hội tụ tất cả các dạng thông tin (dữ liệu, audio, video,..) được lưu trữ, xử lý, và truyền tải qua toàn bộ hệ thống trên phạm vi toàn cầu. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ VÀ CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 12 2.1. Giao dịch điện tử 2.1.1. Tổng quan về giao dịch dân sự Theo Luật Dân sự Việt Nam (2005), “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 120, Luật Dân sự 2005, điều 133, Luật Dân sự sửa đổi hiệu lực 1/1/2017). Như vậy, một chủ thể (cá nhân, tổ chức), khi thức hiện một giao dịch có thể thông qua việc thực hiện một hành vi pháp lý đơn phương, hoặc ký kết một hợp đồng với chủ thể khác. Điều quan trọng là một giao dịch phải làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (đây là yếu tố quan trọng để phân biệt một hoạt động có phải là một giao dịch hay không). Một giao dịch là hợp đồng nếu có ít nhất là hai chủ thể và giữa các chủ thể đó phải có sự thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ngược lại, một hành vi pháp lý đơn phương thì chỉ do một chủ thể thực hiện. Chủ thể của giao dịch dân sự là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác (nhiều) Hình thức của giao dịch dân sự (Điều 123 Î 136): Thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu (Data messages) được coi là giao dịch bằng văn bản. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. 2.1.2.Khái niệm và đặc điểm của giao dịch điện tử Ngày nay, các hình thức giao dịch thông qua các phương tiện điện tử của các cá nhân và các tồ chức đang ngày càng trở nên phổ biến, các giao dịch bằng hình thức này được gọi là giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử bao gồm rất nhiều hình thức phong phú và đa dạng như việc gửi, nhận và cung cấp dữ liệu, thông tin qua mạng, ký kết các hợp đồng, thanh toán điện tử, hóa đơn, chứng từ điện tử… Giao dịch thương mại điện tử (electronic commerce transactions) là loại hình hoạt động bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn cả các giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử. (Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam, 2002, trong Giao dịch thương mại điện tử – Một số vấn đề cơ bản). Các giao dịch TMĐT có thể chia làm 2 nhóm chính: Giao dịch buôn bán hàng hóa vật chất và dịch vụ: Trong nhóm này, các công cụ dựa trên nền tảng Internet: website hoặc các trang xã hội được sử dụng để chào hàng, chấp nhận chào hàng, ký kết hợp đồng, và thực hiện quy trình thanh toán. Nhưng việc giao và nhận hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng phải được thực hiện trực tiếp bằng các phương thức truyền thống. Giao dịch trực tuyến thông tin và cung ứng các sản phẩm/dịch vụ đã được số hóa: khai hải quan điện tử, kê khai thuế điện tử, phần mền, âm nhạc, chương trình video theo yêu cầu, game,..Trong nhóm này, Internet và các mạng mở khác được xem như là một môi trường trao đổi và giao nhận hàng hóa/dịch vụ. Sau khi Luật Giao dịch điện tử chính thức được nhà nước ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2006, các giao dịch điện tử đã bước đầu được công nhận tính pháp lý ở Việt Nam. Luật giao dịch điện tử là một nền tảng pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch điện tử nhất là thương mại điện tử, tuy nhiên nhà nước cần phải ban hành thêm các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể cho việc thực thi cụ thể. Điều 4 luật Giao dịch điện tử đưa ra những khái niệm cơ bản có liên quan đến giao dịch điện tử: 1. Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. 2. Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. 3. Chương trình ký điện tử là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu. 4. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. 13 5. Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. 6. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. 7. Giao dịch điện tử tự động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã được thiết lập sẵn. 8. Hệ thống thông tin là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu. 9. Người trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ một thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó. 10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. 11. Quy trình kiểm tra an toàn là quy trình được sử dụng để kiểm chứng nguồn gốc của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, phát hiện các thay đổi hoặc lỗi xuất hiện trong nội dung của một thông điệp dữ liệu trong quá trình truyền, nhận và lưu trữ. 12. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. 13. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. 14. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng là tổ chức cung cấp hạ tầng đường truyền và các dịch vụ khác có liên quan để thực hiện giao dịch điện tử. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, tổ chức cung cấp dịch vụ Internet và tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập mạng. 15. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - electronic data interchange) là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin. Một yếu tố rất quan trọng trong giao dịch điện tử là việc chứng thực xác nhận tính nguyên bản của dữ liệu và xác định danh tính người gửi bằng việc sử dụng chứng thực điện tử và chữ ký điện tử. - Nhà cung cấp chứng thực số (Certificate authority - CA) là một tổ chức chuyên đưa ra và quản lý các nội dung xác thực bảo mật trên một mạng máy tính, cùng các khoá công khai để mã hoá thông tin. Hoạt động của Nhà cung cấp chứng thực số - CA: - Kiểm tra, xác minh một chủ thể - Cấp chứng thư số (thông tin cá nhân, khóa công khai, hiệu lực...) - Cấp khóa riêng cho chủ thể (để ký) - Cung cấp thông tin (online) về chứng thực số (còn hiệu lực hay đã bị thu hồi)... - Chữ ký điện tử là thuật ngữ chỉ mọi phương thức khác nhau để một cá nhân, đơn vị có thể "ký tên" vào một dữ liệu điện tử, thể hiện sự chấp thuận và xác nhận tính nguyên bản của nội dung dữ liệu đó - Chữ ký số là hình thức chữ ký điện tử phổ dụng nhất. Chữ ký số bao gồm một cặp mã khoá, gồm khoá bí mật và khoá công khai. Trong đó, khoá bí mật được người gửi sử dụng để ký (hay mã hoá) một dữ liệu điện tử, còn khoá công khai được người nhận sử dụng để mở dữ liệu điện tử đó và xác thực danh tính người gửi. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, an toàn nhất và cũng được sử dụng rộng rãi nhất. Chữ ký này hình thành dựa trên kỹ thuật mã khoá công khai (PKI), theo đó mỗi người sử dụng cần có một cặp khóa bao gồm khóa bí mật và công khai. Người chủ chữ ký sử dụng khoá bí mật để tạo chữ ký số (trên cơ sở kết hợp với nội dung thông điệp dữ liệu), ghép nó với thông điệp dữ liệu và gửi đi. Người nhận dùng mã công khai giải mã chữ ký số để biết được người đó là ai. Tất cả quy trình ký và giải mã chữ ký số đều được thực hiện bằng phần mềm. Ngoài ra, tài liệu gửi kèm theo cũng được mã hóa để đảm bảo tính nguyên bản của nó. Điểm quan trọng là các cặp khóa trên do những nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Certification Aithority - CA) cấp (hoặc xác minh là đủ điều kiện an toàn) sau khi đã kiểm tra, xác minh chủ của nó (cá nhân, tổ chức) là có thực. Đồng thời, nhà cung cấp dịch vụ cũng giao cho cá nhân, tổ chức đó một chứng thư số - tương đương như chứng minh thư nhân dân hay giấy xác nhận sự tồn tại của cơ quan, tổ chức trên môi trường mạng. Chứng thư đó có chứa khóa công khai của tổ chức, cá nhân và được duy trì tin cậy trên cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực, do vậy người nhận có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu đó để xác minh xem đúng là có người đó hay không. Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực số thường do nhà nước quản lý. Hiện nay, nhà nước đang xem xét các giải pháp để xây dựng mạng lưới chứng thực điện tử quốc gia.Nhà cung cấp dịch vụ chưng thực điện 14 tử nổi tiếng thế giới là Verisign có thể cung cấp cả dịch vụ chứng nhận một website an toàn để giao dịch khi chứng thực danh tính chủ sở hữu website và các giao dịch trên website đã được mã hóa an toàn.. Theo quy chế mới của Bộ Thương mại, mọi văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy được ký và đóng dấu. Người sử dụng phải lưu trữ văn bản điện tử đó bằng các hình thức tin cậy để có thể được sử dụng làm bằng chứng khi cần thiết. Ngoài ra, khi gửi các văn bản điện tử có nội dung mật hoặc không công khai, người gửi phải mã hóa văn bản này bằng tiện ích mã hóa của Hệ thống MOTCA và phải chịu trách nhiệm về các hậu quả xảy ra do việc không mã hóa văn bản điện tử này. Đồng thời, khi nhận được văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số, người nhận phải kiểm tra tính xác thực của văn bản điện tử nhận được trước khi sử dụng văn bản điện tử này. Trường hợp phát hiện văn bản điện tử nhận được có dấu hiệu không tin cậy và an toàn, người nhận có trách nhiệm thông báo ngay cho người gửi hoặc thông báo cho đơn vị quản lý Hệ thống MOT-CA để có các biện pháp xử lý phù hợp với pháp luật. Quy chế cũng quy định về việc sử dụng chữ ký số, cấp phát thẻ MOT-CAT và quản lý hệ thống chứng thực chữ ký số áp dụng cho các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Thương mại. Khi có nhu cầu sử dụng, các đối tượng này đều phải đăng ký với đơn vị quản lý Hệ thống MOT-CA là Vụ Thương mại điện tử để được cấp thẻ, thiết bị đọc thẻ và được cài đặt các phần mềm liên quan. Hệ thống MOT-CA bao gồm toàn bộ thiết bị công nghệ thông tin, thẻ và thiết bị đọc thẻ MOT-CA, phần mềm tin học, quy trình chứng thực chữ ký số và các yếu tố liên quan khác của Bộ Thương mại đảm bảo cho việc sử dụng chữ ký số tin cậy, an toàn. Thẻ MOT-CA là thẻ thông minh (smart card) chứa cặp khóa riêng (private key) và khóa công khai (public key), thông tin về chủ thẻ và một số thông tin khác hỗ trợ cho Hệ thống MOTCA. 2.1.3.Các đặc trưng của giao dịch thương mại điện tử Đế xây dựng khung pháp luật thống nhất cho Thương mại điện tử, chúng ta cần nghiên cứu và tìm ra các đặc trưng của Thương mại điện tử. So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau: a.Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, .. chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp mà các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng người tham gia ngày càng tăng. Những người tham gia là cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ. Trong nền kinh tế số, thông tin được số hóa thành các byte, lưu giữ trong các máy vi tính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng. Điều này tạo ra những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con người mà trong đó, người bán (mua) hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kỳ công ty thương mại nào.Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. b. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Không chỉ các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới ngay đầu ngón tay của mình. Với thương mại điện tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã hoàn toàn có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê..., mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm. Sang thế kỷ XXI, bất cứ người dân nào – dù là người tiêu dùng, các nhà kinh doanh nhỏ, hay chủ tịch công ty lớn - đều sẽ có thể mở rộng công việc giao dịch của mình tới những nơi xa xôi nhất của hành tinh. Toàn cầu hóa, tự do hóa mậu dịch và phát triển là con đường nhanh chóng đưa các quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi 15 theo hướng cạnh tranh quốc tế trên phạm vi toàn cầu, kể cả việc giành lấy các thị trường nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại. c. Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử. d. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính. Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng dễ sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành cho thương mại điện tử là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng. Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Alta Vista…, đóng vai trò như các trang Web gốc khác với vô số thông tin. Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Giá cả không quan trọng bằng tính dễ sử dụng và tiện lợi. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi các công ty kinh doanh trên Web cạnh tranh không liệt hơn và đua nhau dành cho khách hàng những dịch vụ tiện lợi nhất, giá cả sẽ lại trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Con người ngày càng trở nên lười biếng và họ cho rằng thà phải trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng. Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên Web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo. Tóm lại, trong thương mại điện tử bản chất của thông tin không thay đổi. Thương mại điện tử chỉ biến đổi cách thức khởi tạo, trao đổi, bảo quản và xử lý thông tin, hoàn toàn không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia truyền thống của hợp đồng. Việc mã hóa, số hóa nội dung của các thông tin, chứng từ và tài liệu giao dịch làm cho thương mại điện tử dù cho hoạt động trong khuôn khổ quốc gia hay quốc tế, có sự khác biệt so với thương mại truyền thống chủ yếu dựa trên chứng từ bằng giấy tờ. Trong thương mại truyền thống (bằng giấy tờ) nếu có nhiều bên tham gia thì sẽ phải tốn một khối lượng lớn giao dịch về hợp đồng. Trong khi đó nếu giao dịch được thực hiện thông qua thương mại điện tử, thì tiết kiệm được rất nhiều giấy tờ và thời gian. Tuy nhiên các chứng từ được thể hiện bằng giấy tờ, cho đến nay, lại có ưu thế hơn trong vai trò chứng cứ khi xảy ra tranh chấp. 2.2. Các mô hình giao dịch điện tử Một trong những đặc điểm chính của TMĐT là hỗ trợ việc hình thành những mô hình kinh doanh mới. Timmers (1999) defines a ‘business model’ as: An architecture for product, service and information flows, including a description of the various business actors and their roles; and a description of the potential benefits for the various business actors; and a description of the sources of revenue. Nói cách khác, mô hình KD là cách thức doanh nghiệp thực hiện hoạt động KD tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển thị trường. Mô hình KD cũng giúp định vị doanh nghiệp trong chuỗi giá trị bởi nó chỉ ra những hoạt động mà doanh nghiệp làm tăng giá trị cho sản phẩm mà họ cung cấp. Trong một số trường hợp, một số công ty có thể có nhiều mô hình kinh doanh khách nhau. Mô hình kinh doanh là trọng tâm của một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Một mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhằm mục đích khai thác và tận dụng những đặc trưng riêng có của Internet và Web và nó có thể khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của công ty, ngành KD, và các yếu tố khác. 16 2.2.1.Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh Một doanh nghiệp khi xây dựng một mô hình kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ là thương mại điện tử, cần tập trung vào yếu tố cơ bản là: khách hàng mục tiêu, mục tiêu giá trị, kênh phân phối và truyền thông, quan hệ với khách hàng, các hoạt động chính, các nguồn lực chính, các đối tác kinh doanh trong yếu, chi phí hoạt động, và mô hình doanh thu. Bảng 2: Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh Các yếu tố Câu hỏi then chốt 1. Khách hàng mục tiêu Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp phân đoạn thị trường như thế nào? 2. Quan hệ với khách hàng Làm thế nào doanh nghiệp có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng? 3. Mục tiêu giá trị Tại sao khách hàng nên mua hàng của doanh nghiệp? 4. Kênh phân phối và truyền thông Doanh nghiệp phân phối sản phẩm và thông tin sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh nào? 5. Các hoạt động chính Những hoạt động kinh doanh nào là cốt lõi của doanh nghiệp là gì? 6. Các nguồn lực chính Những nguồn lực cốt lõi tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? 7. Các đối tác kinh doanh chính Các mối quan hệ đối tác chiến lược của doanh nghiệp? 8. Mô hình doanh thu Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào? 9. Cấu trúc chi phí Các khoản chi phí hoạt động lớn nhất là gì? KP= Key partnerships (Các đối tác kinh doanh chính) KA= Key activities (Hoạt động chính) KR= Key resources (Các nguồn lực chính) VP= Value proposition (Mục tiêu giá trị) CS= Cost structure (Cấu trúc chi phí) CR= Customer Relationships (Quan hệ với khách hàng) CS= Customer Segments (Khách hàng mục tiêu) CH= Channels (Kênh phân phối và truyền thông) RS= Revenue stream (Doanh thu) Khi nghiên cứu các mô hình kinh doanh, một số nhà kinh tế cho rằng chỉ cần tập trung nghiên cứu hai nhân tố quan trọng nhất là mục tiêu giá trị và mô hình thu nhập. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, muốn đánh giá chính xác các mô hình, các kế hoạch kinh doanh hoặc để tìm hiểu nguyên nhân thành công hay thất bại của một doanh nghiệp cần xem xét toàn bộ các nhân tố trên. 2.2.2.Mô hình doanh thu Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp hay dự án TMĐT có doanh thu, tạo ra lợi nhuận, và mức lợi nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư. Chức năng của một tổ chức kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và thu được doanh lợi trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác. Bản thân các khoản lợi nhuận chưa đủ để khẳng định sự thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được xem là kinh doanh thành công cần tạo ra mức lợi nhuận lớn hơn các hình thức đầu tư khác. Bằng không, doanh nghiệp không thể tồn tại. Thí dụ, một doanh nghiệp bán lẻ một sản phẩm, máy tính cá nhân chẳng hạn, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Thương vụ này tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu khoản doanh thu này lớn hơn các chi phí hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận. Tuy nhiên, để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, người bán máy tính phải đầu tư vốn bằng cách đi vay hoặc lấy từ khoản tiền tiết kiệm cá nhân. Khoản lợi nhuận mà người bán hàng thu được từ hoạt động kinh doanh tương tự như trên, chính là khoản doanh lợi thu được trên vốn đầu tư bỏ ra và khoản doanh lợi này phải lớn hơn khoản doanh lợi thu được nếu doanh nghiệp đầu tư vào những nơi khác như đầu tư vào bất động sản hoặc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Thực tế có nhiều mô hình doanh thu thương mại điện tử được áp dụng nhưng chủ yếu tập trung vào một (hoặc là sự phối hợp của một số) trong số các mô hình cơ bản sau: mô hình quảng cáo, mô hình đăng ký (subscription model), mô hình phí giao dịch, mô hình bán hàng và mô hình liên kết. 17 a.Mô hình doanh thu bán hàng Doanh nghiệp theo mô hình này thu được doanh thu từ việc bán hàng hoá, dịch vụ và thông tin cho khách hàng trên website của họ. Các doanh nghiệp như Amazon.com bán sách, băng đĩa nhạc và các sản phẩm khác; DoubleClick.net thu thập các thông tin về những người sử dụng trực tuyến, sau đó bán các thông tin này cho các doanh nghiệp khác; và Salesforce.com bán các dịch vụ quản lý lực lượng bán hàng trên Web. Tất cả các doanh nghiệp kể trên đều theo mô hình doanh thu bán hàng. b.Mô hình doanh thu phí giao dịch Ở mô hình này, doanh nghiệp nhận được một khoản phí khi các đối tác thực hiện giao dịch thông qua website của doanh nghiệp dựa trên số lượng giao dịch được thực hiện. Thí dụ như công ty eBay.com tạo một thị trường bán đấu giá và nhận một khoản phí giao dịch nhỏ từ những người bán hàng khi họ bán các hàng hoá của mình qua website của eBay; E-Trade - một công ty môi giới chúng khoán trực tuyến - thu các khoản phí giao dịch khi họ đại diện cho khách hàng thực hiện các giao dịch chứng khoán. c.Mô hình doanh thu quảng cáo (advertising revenue model) Áp dụng mô hình doanh thu quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp một website với các nội dung hữu ích hoặc để các đối tác đưa các thông tin kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm hay các dịch vụ hoặc cung cấp vị trí để họ quảng cáo và thu phí từ các đối tượng quảng cáo này. Các website quảng cáo như vậy có thể thu hút sự chú ý của nhiều người và đối với những đối tác có nhu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có thể thu các mức phí cao hơn. Thí dụ tiêu biểu cho mô hình này là công ty Yahoo.com, một công ty mà doanh thu chủ yếu thu được từ việc kinh doanh quảng cáo, cụ thể là bán các dải băng (banner) quảng cáo. Đây là một trong các mô hình doanh thu cơ bản trên Web và mặc dù có một số ý kiến không đồng tình nhưng nó vẫn là nguồn thu chủ yếu của doanh thu trên Internet. Đây là mô hình kinh doanh truyền thống nhất, nhưng hiện nay đã có nhiều cải tiến trong mô hình này. Khi mà những công cụ chặn quảng cáo đã đến được tay người sử dụng thì mô hình này cũng bắt buộc phải thay đổi với những phương pháp sáng tạo hơn, gây chú ý được với người dùng hơn. Điểm qua một số loại hình trong mô hình này: • Display Ads (những quảng cáo dưới dạng banner, hình ảnh động…), như Yahoo, Google • Search Ads (quảng cáo trên những cỗ máy tìm kiếm), như Google, Bing • Text Ads (quảng cáo bằng những đoạn văn bản thuần túy) như Google, Facebook • Video Ads (quảng cáo bằng những đoạn video hay flash động) như Youtube, Google • Audio Ads (quảng cáo bằng những đoạn ghi âm mô tả về thương hiệu) như Saavn • Promoted Content (quảng cáo bằng cách lan truyền những nội dung, tạo ra hiệu ứng lan truyền) như Twitter, Facebook • Recruitments Ads (quảng cáo những thông tin tuyển dụng) nổi bật nhất là mạng xã hội dành cho những người đã đi làm Linkedin • Email Ads (quảng cáo chạy trên những hộp thư mail điện tử) như Yahoo, Google Và còn nhiều hình thức quảng cáo kiếm lợi nhuận khác: Classified, Featured Listings, Location-based offers mà những “ông lớn” này đóng vai trò xây dựng nên một Ads network, kết nối nhu cầu quảng cáo của các Advertiser đến những người dùng cuối (User). d.Mô hình doanh thu đăng ký – đăng ký theo dõi (Subscription Model) Trong mô hình doanh thu đăng ký, các thông tin hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp được đưa ra thông qua một website. Người sử dụng sẽ phải trả một khoản phí cố định đăng ký cho việc truy cập tới một số hoặc toàn bộ các nội dung nói trên. Người sử dụng có thể trả phí theo tháng hoặc trả phí theo năm. Thí dụ như trường hợp công ty Consumer Reports Online, người đăng ký sử dụng dịch vụ của công ty sẽ phải trả khoản phí 3,95 USD/1 tháng hoặc 24 USD/1 năm. Trở ngại lớn nhất của mô hình kinh doanh này là khách hàng thường cảm thấy ngượng ép khi phải thanh toán cho các nội dung trên Web. Để giải quyết vấn đề này các nội dung doanh nghiệp đưa ra phải thực sự là những khoản giá trị gia tăng cao và cần hạn chế người đăng ký sao chép những nội dung truy cập được. e.Mô hình doanh thu liên kết (affiliate) – Còn gọi là marketing liên kết (Affiliate Marketing) Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh được tiến hành trên cơ sở xây dựng một website liên kết - hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất hay các nhà phân phối. Doanh thu của doanh nghiệp thu được là các khoản phí tham khảo (hay phí liên kết kinh doanh) (referral fee) hoặc một khoản phần trăm trên doanh thu của các hoạt động bán hàng thực hiện trên cơ sở các liên kết giới thiệu trên, chẳng hạn như trường hợp của công ty MyPoints.com. MyPoints liên kết website của mình với các nhà sản xuất và các nhà phân phối như 18 Kmart, Barnes & Noble Booksellers, Marriott, Macy's, Hollywood Video, Olive Garden... Mỗi hội viên của MyPoints (cũng là khách hàng tiềm năng của các đối tác) có một tài khoản "điểm" để lưu giữ "điểm thưởng" và họ tích luỹ điểm bằng cách thực hiện các yêu cầu của MyPoints: đọc các thư chào hàng, trả lời các câu hỏi điều tra, thực hiện hoạt động mua bán trực tuyến... Điểm thưởng của khách hàng có thể đổi lấy các phần thưởng như băng đĩa nhạc, sách vở, quần áo, vé máy bay, phiếu mua hàng... và MyPoints sẽ thu được các khoản phí từ các đối tác hay hưởng phần trăm trên giá trị các giao dịch mua bán được thực hiện. Nhà quảng cáo lôi kéo khách hàng từ những người dùng truy cập vào một blog, hoặc website có lượng truy cập cao qua những chiến dịch liên kết về nội dung. Lúc đó những người chủ của blog, website (gọi là publihser) sẽ kiếm được hoa hồng khi người dùng truy cập về website của nhà quảng cáo (advertiser) hoặc là đã chuyển đổi thành khách hàng của advertiser Ví dụ: Các blogger viết đánh giá về MotoG và khi đó người sử dụng sẽ được điều dẫn đến những chiến dịch khuyến mãi của Flipkart thông qua những đường dẫn liên kết, hay là sản phẩm Doublelink.net tại Việt Nam. f.Mô hình phí bản quyền Nguồn doanh thu đến từ phí bản quyền được tính chi trả hằng năm hoặc tính theo đơn vị sử dụng.Ví dụ công ty Microsoft thu phí từ các công ty sử dụng phần mền có bản quyền Windows hoặc NT (bảng 2). Một mô hình cũng khá phổ biến với những công ty phần mềm, nhưng đang dần bị thay thế bởi mô hình Subscription Model Mô hình licensing thường liên quan đến những sản phẩm trí tuệ (bằng sáng chế, bản quyền, nhận diện thương mại), thường bị giới hạn về thời gian, địa lý, loại hình sản phẩm. Một ví dụ bạn có thể dễ thấy là logo McAfee SECURE mà bạn dễ dàng bắt gặp khi truy cập internet khẳng định sự bảo mật về thông tin người dùng của website đó. Mô hình này được chia thành: - Trên từng thiết bị: Microsoft - Trên từng sản phẩm phần mềm: Adobe Photoshop - Trên từng website đăng ký - Đăng ký sử dụng bằng sáng chế: logo Qualcomm g.Một số mô hình kinh doanh khác - Một số các công ty cho phép người dùng chơi game hoặc xem các chương trình truyền hình hoặc thể thao trực tuyến trả phí. - Bán dữ liệu (Selling Data): Bạn đã từng nghe câu:”Nếu bạn không trả tiền cho sản phẩm, tức là bạn chưa là một khách hàng nhưng là “sản phẩm” và sẽ được bán lại” Nhưng dữ liệu quý giá về khách hàng tiềm năng đã trở nên rất có giá trị trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Rất nhiều công ty chuyên biệt trong việc tìm kiếm danh sách những khách hàng tiềm năng và bán lại cho bên thứ 3. Một số ví dụ điển hình: Dữ liệu người dùng: Linkedin (nhờ đó các công ty tuyển dụng (headhunter) có thể tìm được những ứng viên phù hợp); Dữ liệu tìm kiếm: Google, (nhờ đó nắm rõ được mối quan tâm của khách hàng để tập trung khai thác); Dữ liệu để đánh giá so sánh (Benchmarking service): Comscore (cung cấp những dữ liệu quý giá về những website để các marketer phân tích); Phân tích thị trường: MarketsandMarkets - Tài trợ – Ủng hộ (Sponsorship/Donation): Rất nhiều dịch vụ internet được tài trợ bởi chính phủ hoặc là những quỹ lớn, ví dụ như Khan Academy được tài trợ bởi Quỹ Gates Foundation của Bill Gates và Google. Ngoài ra, Wikipedia sử dụng mô hình kêu gợi sự đóng góp nhỏ từ người dùng để hỗ trợ wikipedia duy trì, và những sản phẩm tiện ích mở rộng cho các trình duyệt (browser extension) cũng áp dụng mô hình kêu gọi đóng góp. - Bán lại (Build to sell): Thật sự đây không hẵn là một mô hình tạo ra doanh thu, nhưng hiện nay có rất nhiều ví dụ cho trường hợp này. Hầu hết đều nỗ lực để xây dựng, lôi kéo người dùng mà chưa quan tâm nhiều đến việc tạo ra dòng tiền, và rồi cuối cùng được bán lại cho những ông lớn. Những ví dụ điển hình mà ắt hẵn nhiều người đã nghe: Candy Crush Saga, WhatsApp… Việc phân tích mô hình tạo ra doanh thu của một công ty là một bước quan trọng mà các nhà phân tích tài chính phải thực hiện. Điển hình như vấn đề gây tranh cãi gần đây là vụ mua lại 19 tỉ đô Whatsapp của Facebook, mà người ta còn hoài nghi khi mà mô hình tạo ra doanh thu của Whatsapp chỉ là Subscription với Margin cực thấp (chỉ $0.99/năm), người ta cứ dự đoán rằng mô hình kinh doanh sẽ chuyển qua hướng quảng cáo mới đủ phản ánh được hết con số 19 tỉ mà Mark Zuckerberg đã bỏ ra. 19 Bảng 3: Vi dụ về năm mô hình doanh thu chủ yếu Mô hình doan thu Thí dụ Nguồn doanh thu Quảng cáo Yahoo.com Thu phí từ những người quảng cáo trả cho các quảng cáo của mình Đăng ký WSJ.com Thu phí từ những người đăng ký trả cho việc truy cập Consumerreports.org các nội dung và dịch vụ Sportsline.com Phí giao dịch eBay.com Thu phí (hoa hồng) khi thực hiện các giao dịch mua E-Trade.com bán Bán hàng Amazon.com Doanh thu từ việc bán hàng hoá, dịch vụ và thông tin DoubleClick.net cho khách hàng trên website của họ. Salesforce.com Liên kết MyPoints.com Phí liên kết kinh doanh Một số mô hình doanh thu cải tiến cho các cá nhân: Mô hình mua thấp – bán cao, mô hình mua bán “không gian ảo” 2.2.3.Mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến tại Việt Nam a. Cửa hàng trực tuyến (e-shop hay storefront model) Doanh nghiệp có thể bán hàng hóa, dịch vụ hay thông tin trên mạng theo mô hình này. Việc bán hàng có thể từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng, bỏ qua các trung gian phân phối (Dell) hoặc từ nhà bán lẻ đến khách hàng làm cho việc phân phối trở nên hiệu quả hơn. Tại “cửa hiệu trực tuyến”, khách hàng có thể đọc và xem các thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và thông tin về doanh nghiệp của bạn một cách thuận tiện nhất, và việc tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán qua mạng khi mua lẻ sẽ là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây là mô hình mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều có thể áp dụng, đơn giản nhất là đưa thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, hay dịch vụ lên mạng để tạo điều kiện cho khách hàng thu thập thông tin dễ dàng nhất. Chuyên nghiệp hơn, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán qua mạng để phục vụ khách hàng tốt hơn. Ví dụ: thegiodidong.com b.Sàn giao dịch đấu giá trực tuyến (auction model hay e-auction): Sàn đấu giá mới xuất hiện trở lại ở Việt Nam gần đây. Đấu thầu cũng là một hình thức của đấu giá. Sàn đấu giá cho phép người tham gia đấu giá các sản phẩm hoặc các dịch vụ thông qua Internet. Nói chung, có rất nhiều loại đấu giá và eBay (www.ebay.com) là một nhà tiên phong trong lĩnh vực e-aution này. Khi nói đến đấu giá trực tuyến là chúng ta nghĩ ngay đến eBay, website đấu giá trực tuyến lớn nhất trên thế giới hiện nay. Giống như hầu hết các công ty đấu giá, eBay không trực tiếp bán hàng của chính mình mà chỉ giúp cho các thành viên liệt kê và trưng bày sản phẩm của họ, đấu giá các sản phẩm và thanh toán chúng. Nó hoạt động giống như là một nơi họp chợ cho các thành viên hoặc các doanh nghiệp sử dụng để đấu giá các sản phẩm và dịch vụ. Những ưu điểm của mô hình thương mại này là: - Không ràng buộc thời gian. Việc đặt giá có thể thực hiện bất kì lúc nào. Các sản phẩm được liệt kê trong một một vài ngày (thường là từ 1 đến 10 ngày, tùy theo ý thích của người bán) để người mua có thời gian tìm kiếm, quyết định và đặt giá. Giá trị của món hàng sẽ được nâng lên theo số lượng người tham giá đấu giá. - Không ràng buộc địa lý: Những người bán hàng và những người đấu giá có thể tham gia đấu giá từ bất kì nơi nào có truy cập Internet. Điều này làm các cuộc đấu giá thêm gần gũi và giảm chi phí tham dự một cuộc đấu giá. Điều này đồng thời cũng làm tăng số lượng các sản phẩm (có càng nhiều người bán hàng) và số lượng các đặt giá (có càng nhiều người đặt giá). Những món hàng không những không cần phải đưa đến sàn đấu giá mà còn giảm được chi phí, giảm được giá khởi điểm được chấp nhận của người bán. - Sức mạnh của tương tác xã hội: Tương tác xã hội mà liên quan đến quá trình đấu giá thì giống như việc đánh bạc. Những người đấu giá chờ đợi trong hi vọng là họ sẽ thắng (eBay gọi những người đặt giá thành công là những người chiến thắng). Cũng giống như sự ham mê cờ bạc, nhiều người tham gia đặt giá chủ yếu để "chơi trò chơi" chứ không muốn giành được món hàng. Và điều này tạo ra một sự phân chia lớn các khách hàng tiềm năng của eBay. - Số lượng người đấu giá lớn. Bởi vì tiềm năng có giá thấp, hàng hóa và dịch vụ đa dạng, dễ dàng tham gia và lợi ích xã hội của quá trình đấu giá. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan