Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài giảng thiết kế mạng viễn thông...

Tài liệu Bài giảng thiết kế mạng viễn thông

.PDF
41
92
84

Mô tả:

MỤC LỤC BÀI GIẢNG THIẾT KẾ MẠNG VIỄN THÔNG Chương 1. Khảo sát thiết kế trạm BTS 1 1.1. Cách thiết kế vị trí danh định: 1 1.2. Khảo sát thiết kế 2 1.3. Nguyên tắc thiết kế tối ưu vùng phủ và giảm nhiễu: 7 1.4. Các thông số thiết kế của trạm BTS 8 Chương 2. Thiết kế nhà trạm viễn thông 11 2.1. Thiết kế tổng thể của một trạm viễn thông của Viettel 11 2.2. Các thiết kế quy hoạch, bố trí thiết bị trong phòng máy của một trạm viễn thông 11 2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các thiết bị chính trong nhà trạm viễn thông 13 Chương 3: Hệ thống tiếp địa, tiếp đất chống sét cho trạm viễn thông 14 3.1 Thiết kế của hệ thống tiếp địa và tiếp đất chống sét cho ăngten, phiđơ và cột cao 14 3.2 Các nguyên tắc thiết kế hệ thống tiếp đất chống sét cho thiết bị trong nhà trạm 17 Chương 4. Lắp đặt thiết bị 18 4.1. Chuẩn bị lắp đặt 18 4.2.Lắp đặt thiết bị trong nhà: 18 4.3.Lắp đặt thiết bị ngoài trời: 21 Chương 5: Truyền dẫn 26 5.1. Truyền dẫn Viba 26 5.2. Truyền dẫn quang 33 Chương 6: Tích hợp nghiệm thu, phát sóng trạm 37 BÀI GIẢNG THIẾT KẾ MẠNG VIỄN THÔNG Chương 1: Khảo sát thiết kế trạm BTS Phần này giới thiệu về kiến thức thiết kế khảo sát trạm BTS mới, tìm hiểu về anten, tần số sử dụng trong mạng, thiết kế tần số cho mạng di động Viettel. 1.1. Cách thiết kế vị trí danh định: Để đảm bảo có đựợc một mạng lưới tốt thì việc thiết kế và khảo sát trạm mới đóng vai trò rất quan trọng. Các tỉnh thực hiện việc thiết kế danh định cho các trạm BTS theo kế hoạch phát triển trạm. Hiện tại do việc thiết kế danh định dựa vào tình hình thực tế về lưu luợng, chất lượng sóng vô tuyến của từng khu vực trong từng tỉnh. Vì vậy khi thiết kế danh định cần xác định mục đích đặt trạm là gì, có hai mục đích để thiết kế một trạm mới đó là: - Mục đích vùng phủ. - Mục đích lưu lượng. - Trước tiên, người thiết kế phải đi đến khu vực định đặt trạm để: o Nắm được địa hình của khu vực đó. o Nắm được phân bố dân cư. o Nắm được chất lượng sóng trên đoạn đường đó, xác định những khu vực sóng yếu hoặc chưa có sóng (nếu cần thiết phải tiến hành đo kiểm). - Sử dụng bản đồ quân sự kết hợp Google Earth để xác định vị trí đặt trạm BTS. 1.1.1. Những yêu cầu khi tiến hành thuê vị trí đặt trạm: - Nằm trong bán kính tìm kiếm cho phép nhằm đảm bảo hiệu quả vùng phủ và giảm nhiễu. GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 2 - Thuận lợi cho thiết kế truyền dẫn. - Thuận lợi cấp nguồn cho trạm. - Dễ dàng triển khai thi công và ứng cứu thông tin. 1.1.2. Các tiêu chuẩn thiết kế danh định các trạm BTS như sau: - Đối với các khu vực đã có thiết kế lưới, vị trí danh định là các nút lưới của khu vực đó. - Đối với các khu vực chưa có thiết kế lưới thuộc thị xã, thị trấn yêu cầu vị trí BTS danh định cách các trạm đã thiết kế trước đó một khoảng cách d >= 500m. - Đối với vùng đồng bằng nông thôn, vị trí BTS danh định cách các trạm đã thiết kế trước đó một khoảng cách d >= 1km. - Đối với các khu vực còn lại vị trí BTS danh định cách các trạm đã thiết kế trước đó một khoảng cách d >= 4km. - Trạm phục vụ các tuyến đường miền núi: thực hiện chọn điểm cao, ít bị che chắn nhất để đặt trạm BTS. - Trạm phục vụ biển đảo gần bờ:  Khoảng cách giữa các trạm ven biển <= 9km, bán kính vùng phủ sóng < 30 km.  Ưu tiên vị trí đặt trạm BTS sao cho độ cao anten GSM so với mặt nước biển >= 60m. - Trạm phục vụ biển đảo xa bờ:  Khoảng cách giữa các trạm BTS phục vụ biển đảo xa bờ >= 10km, bán kính vùng phủ sóng > 35 km.  Ưu tiên vị trí đặt trạm BTS sao cho độ cao anten GSM so với mặt nước biển >= 150m. 1.2. Khảo sát thiết kế. Các tiêu chuẩn khảo sát thiết kế trạm: 1.2.1. Tiêu chuẩn vị trí của các trạm khảo sát: GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 3 - Đối với các khu vực đã có thiết kế lưới, vị trí danh định là các nút lưới thì vị trí trạm BTS khảo sát mới phải cách vị trí trạm danh định một khoảng cách cho phép là d ≤ 50m. - Đối với các khu vực chưa có thiết kế lưới thuộc thị xã, thị trấn yêu cầu vị trí BTS danh định cách các trạm đã thiết kế trước đó một khoảng cách d ≤ 50m. - Đối với khu vực đồng bằng nông thôn còn lại vị trí trạm BTS khảo sát mới phải cách vị trí trạm danh định một khoảng cách cho phép là d≤ 100m. - Đối với khu vực khác vị trí trạm BTS khảo sát mới phải cách vị trí trạm danh định một khoảng cách cho phép là d ≤ 200m. - Với các trạm phục vụ các tuyến đường miền núi và trạm phục vụ biển đảo: nếu vị trí danh định tại điểm cao không triển khai được trạm thì đặt trạm tại vị trí điểm cao khác, đảm bảo vùng phủ theo yêu cầu. - Các tiêu chuẩn khác: o Vị trí đảm bảo thuận tiện cho việc vận hành khai thác và ứng cứu thông tin. o Ưu tiên các vị trí thuận tiện cho truyền dẫn quang. Vị trí nên ở trung tâm của khu dân cư đông, vùng phủ không bị che chắn bởi các công trình khác. 1.2.2. Tiêu chuẩn góc Tilt cho Anten: - Đối với các Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sử dụng loại Anten có góc Tilt điện bằng 6. Góc Tilt cơ được thiết kế từ 0 – 3 (tương ứng tilt tổng từ 6 – 9) và gá Anten đặt ở trên. - Đối với các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và vùng đồng bằng, sử dụng loại Anten có góc Tilt điện bằng 6. Góc tilt cơ được thiết kế là -1 hoặc -2 (tương ứng với tilt tổng là 4 hoặc 5) và gá Anten ở dưới. - Đối với các vùng còn lại, sử dụng Anten có góc Tilt điện là 0. Góc tilt cơ được thiết kế là 4 (tương ứng với tilt tổng là 4) và gá Anten đặt ở trên. - Đối với trạm phục vụ các tuyến đường miền núi: góc Tilt đặt theo địa hình thực tế và mục đích phủ sóng. GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 4 - Đối với trạm phục vụ biển đảo gần bờ: góc Tilt tổng nên đặt là 3. - Đối với trạm phục vụ biển đảo xa bờ: góc Tilt tổng lên đặt là 0. 1.2.3. Tiêu chuẩn độ cao Anten/ độ cao cột: - Trạm ở mắt lưới 200 và 250 ở HNI và HCM thì Độ cao Anten GSM/Độ cao cột = 18m/24m. - Trạm mắt lưới 400 và 500m ở HNI, HCM và thủ phủ các Tỉnh (TP/TX của các Tỉnh) thì Độ cao Anten GSM/Độ cao cột = 24m/30m. - Các trạm ở các KV khác thì Độ cao Anten GSM/Độ cao cột = 36m/42m. - Đảm bảo chiều cao Anten cao hơn chiều cao của các vật chắn xung quanh tối thiểu là 8m ở khu vực thành phố; tối thiểu là 15m ở các khu vực thị trấn, thị tứ và tối thiểu là 20m ở các vùng còn lại. Ghi chú: o Đối với các vị trí đặc biệt (trạm phủ biển, phủ đường,...) có thể sử dụng các cột có chiều cao 48m và 60m. o Các khu vực có vùng phủ hẹp, vị trí đặt trạm cao (trên các ngọn đồi, vùng đất cao,...) thì độ cao Anten/độ cao cột nên thiết kế thấp hơn để giảm chi phí xây lắp (khuyến nghị là 30m/36m). 1.2.4. Tiêu chuẩn đối với góc Azimuth: - Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và khu vực đồng bằng sử dụng góc Azimuth chuẩn cho thiết kế. - Đối với các khu vực còn lại, góc Azimuth được thiết kế theo địa hình thực tế và phân bổ dân cư. 1.2.5. Những ví dụ thiết kế cho những địa hình khác nhau: - Khu dân cư: Đối với khu dân cư thì cần thiết kế trạm gồn 3 cells sao cho các cell có thể đồng thời phục vụ cả khu vực như hình sau: GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 5 - Kết hợp khu dân cư và tuyến giao thông: Đối với địa hình như thế này thì thiết kế 3 cells, 2 cell pohục vụ đưòng còn 1 cell phục vụ khu dân cư như hình vẽ sau: - Đường cong: Đối với địa hình như thế này ta có thể thiết kế hai cell bắn theo hướng đường đi như sau. - Ngã ba: GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 6 Đối với địa hình ngã ba, ta thiết kế 3 cell phủ cả 3 hướng đường như sau. - Khu dân cư rộng, đông đúc: thiết kế theo mô hình mắt lưới: - Đối với các trạm phục vụ các tuyến đường miền núi: góc Azimuth được thiết kế theo địa hình thực tế, đặc điểm của tuyến đường và phân bố dân cư. Từ vị trí cần đặt trạm, vẽ các đường thẳng theo hướng của đoạn đường cần phủ sóng sao cho tuyến đường thực tế sẽ uốn lượn quanh các đường thẳng này. Để đảm bảo trạm BTS sẽ phủ sóng tốt trên khắp đoạn đường, các Cell GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 7 cần thiết kế theo hướng của các đường thẳng này. Chú ý kết hợp phục vụ khu dân cư. Ví dụ về thiết kế: Khu dân cư - Đối với các trạm phục vụ biển đảo gần bờ: góc Azimuth được thiết kế theo yêu cầu của vùng biển cần phủ sóng và đặc điểm của địa hình ven biển. Một số ví dụ thiết kế Bờ biển Bờ biển Đường ven biển Bờ biển Khu dân cư Khu dân cư Trạm đơn thuần phủ biển Trạm phủ biển kết hợp phủ đường ven biển Trạm phủ biển kết hợp phủ khu dân cư - Đối với các trạm phục vụ biển đảo xa bờ: Trạm phục vụ biển đảo xa bờ sử dụng các tính năng đặc biệt để mở rộng vùng phủ (như Extended Range, GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 8 TCC...). Do đó, các Cell của trạm này chỉ phục vụ biển đảo xa bờ, không kết hợp phục vụ các khu vực gần bờ hoặc khu dân cư lân cận (nếu cần thiết có thể đặt 1 trạm Cosite phục vụ khu vực gần bờ). - Trạm phục vụ biển đảo xa bờ chia ra thành 2 loại trạm: o Trạm Vùng phủ: tùy theo yêu cầu phủ sóng để thiết kế trạm gồm 2 hoặc 3 Sector (cấu hình 4/4 hoặc 4/4/4). o Trạm Lưu lượng: chỉ gồm 1 Sector, cấu hình 1x12 1.3. Nguyên tắc thiết kế tối ưu vùng phủ và giảm nhiễu: - Trường hợp phủ đường: D = d1 + d2. D: khoảng cách giữa hai trạm BTS d1, d2: bán kính phủ của mỗi cell. CELL 001 d1 CELL002 d2 - Trường hợp theo nguyên tắc mắt lưới: D = 1/3d1 + d2. D: khoảng cách giữa hai trạm BTS d1, d2: bán kính phủ của mỗi cell. d1 GV: Nguyễn Văn Vĩnh d2 Page 9 1.4. Các thông số thiết kế của trạm BTS 1.4.1. Vị trí địa lý của trạm(Lon/lat) Longitude: Kinh độ của trạm BTS Latitude: Vĩ độ của trạm BTS Lon/lat của trạm được xác định bằng GPS Ví dụ: Trạm HYN013 có tọa độ 106.05742/20.67145 1.4.2. Độ cao của anten của cell Được tính từ mặt đất đến đáy anten 1.4.3. Góc phương vị của cell (azimuth) Là góc của hướng búp sóng chính của cell so với phương bắc, theo chiều thuận kim đồng hồ. Góc Azimuth được xác định bằng la bàn 1.4.4. Góc cụp của anten của cell (Tilt) Đó là độ nghiêng của anten so với phương thẳng đứng. Tilt sẽ quyết định vùng phủ của anten đó đi được bao xa. Tilt gồm 2 loại tilt điện và tilt cơ (tilt điện là tilt được ấn định sẵn trong anten và do nhà sản xuất chế tạo-tilt này thì ta không thay đổi được. tilt cơ là góc ngẩng cơ khí của gá chỉnh tilt, đây là thông số mà ta có thể điều chỉnh được). 1.4.5. Loại Anten - Hiện tại ở Hưng Yên, Viettel đang dùng loại anten sector định hướng của hãng Kathrein gồm: 739630, 739636, 739496 o Anten 739630 là loại anten G900, búp sóng chính là 65, tilt điện là 0. o Anten 739636 là loại anten G900, búp sóng chính là 65, tilt điện là 6. o Anten 739496 là loại anten G1800, búp sóng chính 65, tilt điện là 6. - Đối với khu vực thị xã, thành phố thì thường dùng loại anten có tilt điện là 6 vì các khu vực này khoảng cách giữa các trạm là nhỏ. Bộ gá tilt cơ sẽ được lắp ở phía dưới của anten. GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 10 - Đối với khu vực cần vùng phủ có bán kính rộng thì dùng loại anten có tilt điện là 0. Đối với loại này thì bộ gá tilt cơ sẽ được lắp ở phía trên anten. - Để có thể xác định được vùng phủ của 1 trạm ta có thể sử dụng 1 phần mềm của Kathrein là: Kathrein Antena để tính toán được vùng phủ của cell có thể phục vụ tốt nhất. 1.4.6. Cấu hình của trạm Cho biết trạm có mấy sector, mỗi sector sử dụng mấy TRX Ví dụ: cấu hình 4+4+4: Trạm sử dụng 3 sector, mỗi sector có 4TRX (tương đương 2 Card thu phát) 1.4.7. Tần số của cell Đối với cell có hai loại tần - Tần số BCCH - Tần số TCH Quy hoạch tần của Viettel: GSM900: BCCH 43  n  63 TCH 65  n  83 GSM1800 BCCH TCH 712  n  744 768  n  809 Ví dụ: Cell sử dụng 1 tần số là 50 thì BCH Carrier = TCH Carrier = 50. Cell có cấu hình 2 tần số là 45 và 80 thì BCH Carrier = 45 còn TCH Carrier = 80. Ngoài ra còn cần quan tâm xem cấu hình tần của cell là COM (Combination) hay NCOM (Non – Combination). Thường với cấu hình 1 TRX thì là COM còn từ 2 TRX trở lên thì cấu hình là NCOM 1.4.8. Công suất phát của BTS. Với GSM 900 thì P = 47 dBm Với GSM 1800 thì P = 45 dBm 1.4.9. Các mối quan hệ neighbour của cell GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 11 Là các mối quan hệ chuyển giao của Cell. VD: có mối quan hệ neighbour giữa HYN0231 và HYN1572, có nghĩa là cuộc gọi của thuê bao có thể được chuyển giao từ Cell HYN0231 sang HYN1572 và ngược lại. 1.4.10. Các thông số khác BSIC (Base station Identity Code), LAC (Location Area Code), CI (Cell Identity code) GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 12 Chương 2: Thiết kế nhà trạm viễn thông 2.1. Thiết kế tổng thể của một trạm viễn thông của Viettel Một trạm BTS của Viettel bao gồm các thành phần sau: Hình 1-1: Các thành phần của một trạm BTS của Viettel - Hệ thống cột cao: bao gồm móng cột chính M0, 3 móng dây co M1, M2, M3, thân cột dây co, thang cáp ngoài trời, kim thu sét cho cột. - Hệ thống ăngten feeder: Ăngten GSM, ăngten viba, feeder, hệ thống tiếp đất cho ăngten và feeder. - Nhà trạm đặt thiết bị: Có thể là nhà xây mới, nhà lắp ghép hoặc nhà cải tạo. GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 13 - Hệ thống tiếp địa. 2.2. Các thiết kế quy hoạch, bố trí thiết bị trong phòng máy của một trạm viễn thông - Trên thực tế mạng lưới của Viettel hiện nay có 2 loại nhà trạm chính, sau đây là các thiết kế bố trí thiết bị trong 2 loại phòng máy viễn thông này. Hình 1-2: Thiết kế bố trí thiết bị trong phòng máy loại nhà xây mới GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 14 Hình 1-3: Thiết kế bố trí thiết bị trong phòng máy loại nhà lắp ghép C03 2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các thiết bị chính trong nhà trạm viễn thông - Tủ điện tích hợp AC: Làm nhiệm vụ đấu nối, điều khiển lựa chọn nguồn vào và cung cấp điện AC cho các thiết bị tiêu thụ nguồn AC như tủ nguồn DC, điều hòa, đèn chiếu sang. - Tủ nguồn DC: Làm nhiệm vụ biến đổi điện áp AC thành điện áp DC cấp cho các thiết bị tiêu thụ nguồn DC như tủ RBS, thiết bị quyền dẫn quang, thiết bị Viba. - Tủ máy BTS: Đây là tủ thiết bị chính trong phòng máy. Hiện nay Viettel đang sử dụng một số loại tủ máy BTS như sau: RBS2206, RBS2216, MBI5, MBI3, Huawei3012. - Rack 19”: Là nơi cố định các thiết bị truyền dẫn quang, viba và các giá DDF phối dây. GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 15 - Ngoài ra trong phòng máy BTS còn có thể có các thiết bị khác nhằm phục vụ đa dịch vụ như: Thiết bị DSLAM, Thiết bị PSTN… GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 16 Chương 3: Hệ thống tiếp địa, tiếp đất chống sét cho trạm viễn thông 3.1. Thiết kế của hệ thống tiếp địa và tiếp đất chống sét cho ăngten, phiđơ và cột cao 3.1.1 Đặc điểm của thiết kế hệ thống tiếp địa, hệ thống tiếp đất thoát sét đang sử dụng  Các thiết kế điển hình đang sử dụng: o Thiết kế tiếp địa điển hình cho khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. o o Thiết kế tiếp địa điển hình cho khu vực Nam trung bộ. o  Thiết kế tiếp địa điển hình cho khu vực trung du và miền Trung. Thiết kế tiếp địa điển hình cho khu vực miền núi. Đặc điểm: o Thiết kế chi tiết phân loại theo từng vùng miền. o Chỉ tiêu điện trở tiếp đất thấp: + Giá trị điện trở tiếp đất cho khu vực thành phố, thị xã là ≤ 1. + Giá trị điện trở tiếp đất cho khu vực trung du và miền Trung là ≤ 2. + Giá trị điện trở tiếp đất cho khu vực miền núi là ≤ 3. + Giá trị điện trở tiếp đất cho khu vực núi đá là ≤ 5. o Giá thành đầu tư cao (trung bình 800USD). o Tốn thời gian và chi phí cho việc khảo sát vị trí và địa chất, o Thực tế việc áp dụng thiết kế tiếp đất điển hình cho các vùng miền không chính xác, việc có nhiều thiết kế nên lựa chọn sai. o Không có sự thống nhất cho hệ thống tiếp đất chống sét của mạng lưới nhà trạm trong Tổng Công ty. 3.1.2 Thiết kế điển hình mới  Thiết kế tiếp địa điển hình 5 cọc cho nhà trạm trên mái nhà và diện tích thi công bị giới hạn (loại 05 cọc, không dùng hóa chất GEM). GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 17 Hình 3-1: Thiết kế điển hình hệ thống tiếp địa cho nhà trạm trên mái nhà  Thiết kế tiếp địa điển hình 09 cọc cho nhà trạm dưới mặt đất và diện tích thi công không bị giới hạn (loại 09 cọc, không dùng hóa chất GEM). GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 18 Hình 3-2: Thiết kế điển hình hệ thống tiếp địa cho nhà trạm dưới mặt đất  Với trường hợp đặc biệt cần khoan giếng hoặc đổ hóa chất GEM thì phải yêu cầu Công ty Tư vấn Thiết kế vẽ thiết kế cụ thể.  Đặc điểm: o Giá trị điện trở đất đạt ≤ 4Ω, theo TCN 68-141:1999. o Dễ dàng áp dụng cho tất cả các vùng miền khác nhau. o Thống nhất về mặt bản vẽ thiết kế. o Giảm chi phí khảo sát thiết kế. o Chi phí đầu tư thấp (chỉ bằng 1/2 so với trước đây) 3.1.3 Thay đổi bổ sung thiết kế tiếp địa cho cột Theo tiêu chuẩn ngành nếu cột anten chế tạo bằng thép thì có thể bỏ dây thoát sét từ kim thu sét Franklin xuống chân cột, thay vào đó sử dụng 02 dây cáp thép 7,8 thoát sét nối từ chân cột xuống bãi đất. GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 19 Yêu cầu:  Một đầu cáp thép 7,8 hàn trực tiếp vào mặt bích chân cột, đầu còn lại hàn vào hệ thống tiếp địa. Sau khi hàn nối xong, toàn bộ dây cáp thép phải được quét hắcín chống rỉ.  Mặt bích bắt chân cột phải được mạ nhúng kẽm nóng. 3.2 Các nguyên tắc và thiết kế của hệ thống tiếp đất chống sét cho thiết bị trong nhà trạm  Tiếp đất cho tủ máy BTS, tủ nguồn DC, rack19”, thang cáp sử dụng dây cáp vàng xanh bọc PVC M25 hoặc M35 và được đấu vào bảng đồng đất trên thang cáp.  Tiếp đất cho các thiết bị lắp trên rack19” sử dụng cáp vàng xanh bọc PVC M10 hoặc M16 và được đấu vào bảng đồng đất trên thang cáp.  Tiếp đất cho thiết bị cắt lọc sét sử dụng dây vàng xanh bọc PVC M25 hoặc M35 và được đấu vào bảng đồng đất nhỏ dưới chân tường phòng máy hoặc bảng đồng nhỏ dưới chân tủ tích hợp. GV: Nguyễn Văn Vĩnh Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan