Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Bài giảng môn nhà nước và pháp luật...

Tài liệu Bài giảng môn nhà nước và pháp luật

.DOC
6
770
80

Mô tả:

Bài Giảng Chương trình : TCLLCT. Môn : Nhà nước-pháp luật. Họ tên: Lương văn Mừng. Bản Chất – Vai Trò CỦA PHÁP LUẬT *** Đặt Vấn Đề. Thưa Các đồng chí! Học phần trước chúng ta đã nghiên cứu: “những vấn đề cơ bản về nhà nước” qua đó cho thấy nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không chỉ có pháp luật nhà nước còn sử dụng nhiều công cụ, phương tiện quản lý khác. Nhưng phải khẳng định rằng pháp luật là công cụ là phương tiện sắc bén nhất, hữu hiệu nhất, nếu không có pháp luật thì nhà nước không thể tồn tại và phát huy được quyền lực nhà nước, không thể quản lý xã hội. Tại sao lại như vậy? Để làm sáng tỏ vấn đề đó hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài: Bản chất - Vai trò của pháp luật. ( ghi tên bài lên bảng) Kết cầu bài này gồm 4 phần: I. Nguồn gốc của pháp luật. II. Bản chất của pháp luật. III. Mối quan hệ của pháp luật. IV. Vai trò của pháp luât. Trong khuôn khổ thời gian 4 tiết, rất hạn hẹp, do đó tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản nhất, đề nghị các đồng chi nghiên cứu thêm ở các tài liệu như: - Ngoài giáo trình môn nhà nước,pháp luật, quản lý hành chính- tập 1.(TCLL) - Gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước-Mác-Ăng ghen toàn tập,tập 6- NXB ST-H-1986. - Lịch sử thế gới cổ đại, trung đại, cận đại.( tập 1,2,3) Bay giờ chúng ta đi nghiên cứu phần thứ nhất ( ghi phần I lên bảng) . Nêu vấn đề Diễn giảng I. NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT. 1.Thời kỳ cộng sản nguyên thủy không có nhà nước, không có pháp luật. có nhu cầu quản Như chúng ta đã biết bất kỳ một hình thức tổ chức xã hội lý XH không? nào, dù đơn giản nhất cũng phải có một hình thức quản lý nhất định, nhu cầu quản lý mang tính khách quan. Ql, điều chỉnh Trong xã hội CSNT có nhu cầu quản lý nhưng không phải bằng cách nào? bằng pháp luật mà bằng các quy phạm xã hội khác như: - Đạo đức - Tập quán. - Tín ngưỡng tôn giáo.. Vì sao?  đặc điểm của các quy phạm này là: - Phù hợp với ý chí , lợi ích của toàn xã hội. - Mọi thành viên đều thực hiện tự giác. - Điều chỉnh trên nguyên tắc: bình đẳng-hợp tác. - Không phân biệt quyền, nghĩa vụ.  Cho nên nó phù hợp với xã hội thị tộc mà đặc trưng của Kết luận các QHXH là: Sống bầy đàn, thi tộc, bộ lạc.. Cùng lao động, cùng hưởng thụ. Không có kẻ giàu người nghèo. Mọi người bình đẳng như nhau. Như vậy trong xh CSNT con người chưa biết đến pháp luật, chưa cần đến pháp luật mà mọi thành viên trong xã hội xử sự với nhau một cách tự giác theo những thói quen, tập quán, những quy tắc do hội đồng thị tộc đặt ra, thể hiện ý chí của cả thị tộc, phù hợp với lợi ích cả thị tộc theo nguyên tắc bình đảng, nếu có sự cưỡng chế thì cũng là sự cưỡng chế của cả thị tộc với cá nhân người vi phạm. 2.Thời kỳ có nhà nước và hình thành pháp luật Khi xã hội phát triển đế trình độ nhất định xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp và hình thành nhà nước( chúng ta đã nghiên cứu ở phần trước, tôi không nhắc lại) nhưng tại sao pháp luật lại ra -Như chúng ta biết Nhà nước ra đời do mâu thuẫn giai cấp đời? không thể điều hoà được, để xã hội tồn tại và phát triển phải có một tổ chức đủ mạnh để duy trì được trật tự và quản lý xã hội. Nhà nước muốn quản lý xã hội phải tìm ra những phương tiện, những công cụ cưỡng chế và những quy tắc đặc biệt thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Hơn nữa nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh lúc này được đặc trưng bởi tính bất bình đẳng về quyền, lợi ích, địa vị.. do đó các quy phạm xã hội trước đó chỉ phù hợp trong xã hội mà cơ sở các quan hệ là nguyên tắc bình đẳng đã không còn phù hợp nữa. Đòi hỏi phải có những quy phạm khác để điều chỉnh. Pháp luật được Con đường hình thành pháp luật: hình thành như Một mặt: thế nào? Nhà nước :- giữ lại ( thừa nhận) những quy phạm xã hội cũ: Tập quán, đạo đức, tín điều. Nhưng có lợi và phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Ví dụ: -Ăn miếng trả miếng -Đuổi ra khỏi nơi cư trú. -Tôn thờ và nghe lời thủ lĩnh. -Chế độ trách nhiêm tập thể… - Hoặc sửa đổi dôi chút nội dung của nó sao cho phù hợp, có lợi nhất cho giai cấp thống trị. Ví dụ: Ăn miếng trả miếng chí áp dụng với người cùng đẳng cấp, địa vị xã hội. Nhận xét Những QP như vậy dễ dàng được mọi người chấp nhận do thói quen nhưng đã được nhà nước thừa nhận nen trở thành pháp luật. ( Mở rộng nếu Chú ý: Các hình thức pháp luật ít nhiều đều có đặc điểm thời gian cho này : là sự thừa nhận, kế thừa những quy phạm cũ còn phù phép) hợp. Ví dụ: Mặt khác: Xã hội càng phát triển: - con người càng đông - sự phân công LĐXH càng sâu sắc. - Các quan hệ xh ngày càng nhiều. Nhu cầu xã hội đòi hỏi nhà nước(với tư cách là người đại diện cho xã hội) phải ban hành những quy phạm mới điều chỉnh, nhưng nhà nước dựa vào địa vị thống trị và nhằm bảo vệ lợi ích của chúng luôn ban hành ra các quy phạm điều chỉnh sao cho có lợi nhất cho giai cấp thông trị. Như vậy Chú ý: Nhà nước ban hành ra pháp luật, nhưng không phải nhà nước đẻ ra pháp luật, mà pháp luật ra đời do nhu cầu của đời sống xã hội, trong những điều kiện KTXH nhất định. Hay nói một cách khách khác những nguyên nhân làm ra đời nhà nước cũng chính là những nguyên nhân là nảy sinh pháp luật. Không phải ngay từ đầu pháp luật đã đầy đủ và hoàn chỉnh, mà lúc đầu hoạt động lập pháp còn đơn giản, phiến diện chủ yếu là tập quán pháp. Nhưng cùng với sự phát triển và hoàn thiện của bộ máy nhà nước, hoạt động đó ngày càng chặt chẽ, phức tạp và hoàn thiện hơn. Lịch sử nhân loại đã có những bộ luật thành văn từ rất lâu. Ví dụ : - Bộ luật Hăm muarapi-TK XVIII TCN. - Doracong – 621 TCN – Hy lạp. - 12 bảng – la mã- TK V TCN. - Manu- ấn độ TK I TCN… Rút ra khái niệm Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Do nhà nước thừa nhận và ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước Thể hiện ý chì của giai cấp thống trị xã hội. Là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chuyển ý Như vậy phải chăng pháp luật chỉ bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị? Nhà nước có tồn tại hay không nếu chỉ biết đàn áp giai cấp khác? … Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta nghiên cứu sang phần: II. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT. 1. Bản chất chung của các kiểu pháp luật. Như đã nói ở trên, pháp luật là hiện tượng song hành với nhà nước nó chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, và đấu tranh giai cấp nên bản chất pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội sâu sắc. * Tính giai cấp -Pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. biều hiện pháp luật do nhà nước ban hành, mà nhà nước luôn là công cụ của giai cấp thống trị xã hội, nên pháp luật là của Phản ánh như thế nào? Tại sao phải phản ánh? giai cấp thống trị xã hội. Giai cấp thống trị có trong tay bộ máy bạo lực là nhà nước nên thông qua con đường nhà nước để thể chế hóa ý chí của giai cấp mình thành pháp luật. Hay nói cách khác pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị một cách tập trung thống nhất. -Thống nhất ở hệ thống pháp luật ( chí có 1 HT pháp luật =/= với các qp khác) -Thống nhất ở quyền lực nhà nước. - ý chí của một giai cấp dường như đã trở thành ý chí của cả xã hội. Bởi vì: - Chỉ nhà nước mới là tổ chức duy nhất có tính đại diện cho cả xã hội, mới có quyền ban hành những quy tắc xử sự chung, và chỉ nhà nước mới có những công cụ cuỡng chế đặc biệt để bảo đảm việc thực hiện những quy tắc đó trong toàn xã hội. -> khi ý chí của giai cấp thống trị được nhà nước thể chế hoá thành pháp luật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan