Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài giảng kinh tế tài nguyên thiên nhiên 1...

Tài liệu Bài giảng kinh tế tài nguyên thiên nhiên 1

.PDF
150
32
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BỘ MÔN KINH TẾ ***** BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 (Lưu hành nội bộ) Biên soạn: Đào Văn Khiêm Bùi Thị Thu Hòa Hà Nội, 2015 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ........................................ 2 CHƯƠNG 2- ĐẠO ĐỨC, KINH TẾ HỌC, VÀ MÔI TRƯỜNG ......................................................... 6 CHƯƠNG 3: CÁC KHÁI NIỆM BỀN VỮNG ............................................................................... 16 CHƯƠNG 4: KINH TẾ PHÚC LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG .............................................................. 29 CHƯƠNG 5: SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VÀ TỐI ƯU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ..................... 66 CHƯƠNG 6: LÝ THUYẾT KHOAN HÚT TÀI NGUYÊN TỐI ƯU: ............................................ 82 TÀI NGUYÊN KHÔNG-TÁI TẠO..................................................................................................... 82 CHƯƠNG 7 - NHỮNG VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHO .......................................................................... 101 CHƯƠNG 8 - TÀI NGUYÊN TÁI TẠO ........................................................................................... 115 CHƯƠNG 9: TÀI NGUYÊN RỪNG ............................................................................................... 132 1 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Mục đích chương    Giới thiệu về các khái niệm hiệu quả, tối ưu và bền vững Nghiên cứu lịch sử của kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường Các vấn đề chính của kinh tế tài nguyên và môi trường hiện đại Giới thiệu về các khái niệm hiệu quả, tối ưu và bền vững Các khái niệm hiệu quả và tối ưu được sử dụng theo những cách rất đặc biệt trong phân tích kinh tế. 1.1. Hiệu quả: – Hiệu quả được nghĩ như là các cơ hội bị bỏ qua. => Kiểu lý luận này thường đề cập tới một kiểu không-hiệu quả kỹ thuật hoặc hiện vật – Các nhà kinh tế thường không sử dụng kiểu hiệu quả này, và tập trung vào không-hiệu quả phân bổ. (ví dụ sử dụng than đá sản xuất điện) 1.2. Tối ưu: Liên quan tới hiệu quả, nhưng khác biệt với hiệu quả. Để hiểu được ý tưởng tối ưu, chúng ta cần có: • ‘xã hội’ thích hợp; • mục đích toàn cục nào đó của xã hội, và có thể đo lường phạm vi quyết định sử dụngtài nguyên từ quan điểm của xã hội đó. Khi đó lựa chọn sử dụng-tài nguyên là tối ưu về mặt xã hội nếu lựa chọn đó làm tối đa mục đích đó khi đã cho các ràng buộc thích hợp có thể đang vận hành. • Nguyên nhân hiệu quả và tối ưu liên quan với nhau là phân bổ tài nguyên không thể tối ưu trừ phi đó là hiệu quả. Tức là, hiệu quả là điều kiện cần cho tối ưu. 1.3. Bền vững: là sự quan tâm tới thế hệ tương lai 1. Sự xuất hiện của kinh tế học tài nguyên môi trường 2.1.Kinh tế học cổ điển: các đóng góp của Smith, Malthus, Ricarrdo và Mill cho phát triển kinh tế học tài nguyên thiên nhiên. Xuất phát từ thế kỷ mười tám và mười chín, là giai đoạn mà cách mạng công nghiệp đang được tiến hành (ít nhất trong phần lớn Châu Âu và Bắc Mỹ) và năng suất nông nghiệp đã tăng lên một cách nhanh chóng.  Adam Smith (1723-1790): tác giả đầu tiên đã tổng hợp lý luận về tầm quan trọng của thị trường trong việc phân bổ tài nguyên,- tác động động học thị trường. o là tác giả đầu tiên với phát biểu nổi tiếng về vai trò của ‘bàn tay vô hình’: “….Bằng cách theo đuổi lợi ích cá nhân của riêng anh ta, anh ta thường thúc đẩy lợi ích xã hội một cách có hiệu lực hơn cả khi anh ta thực sự có ý định thúc đẩy lợi ích xã hội.” Hàm ý là tự bản thân mỗi cá nhân tự theo đuổi lợi ích của riêng mình thì tự khắc sẽ thúc đẩy xã hội phát triển thay vì có những công cụ thúc đẩy xã hội trực tiếp=> đó chính là “bàn tay vô hình” giúp phát triển xã hội. o Mối quan tâm trọng tâm của các nhà kinh tế cổ điển là câu hỏi về cái gì xác định ra các chuẩn sống và tăng trưởng kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên được xem là những nhân tố quan trọng của của cải và tăng trưởng quốc gia.Tuy nhiên việc đất đai là đầu vào cần thiết của sản xuất và đất đai tuân theo quy luật giao hoàn giảm dần, nên các nhà kinh tế cổ điển trước đây đã đi đến kết luận rằng tiến bộ kinh tế chỉ là một đặc điểm nhất thời của lịch sử. Và nhìn nhận viễn cảnh sống chuẩn ảm đạm. 2 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------  Malthus (1766-1834): o tài nguyên cố định (đất) với tăng dân số=> xu hướng giảm sút sản lượng đầu người theo thời gian. o Một xu hướng dài-hạn làm cho chuẩn sống của đa số quần chúng bị đẩy xuống tới mức chỉ đủ tồn tại. Tại mức lương chỉ đủ tồn tại, các chuẩn sống sẽ chỉ là sao cho dân số vừa đủ tái sản xuất bản thân mình, và nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái ổn định với qui mô dân số cố định và các chuẩn sống mức-chỉ-đủ-tồn-tại cố định.  David Ricardo (1772-1823): phát triển khái niệm trạng thái ổn định o Giả thiết của Malthus về đất đai cố định đã được thay thế bằng khái niệm trong đó đất đai bao gồm những mảnh ruộng có chất lượng không giống nhau o Sản lượng nông nghiệp có thể được mở rộng bằng cách gia tăng cận biên thâm canh (khai thác mảnh ruộng đã cho với cường độ cao hơn _ thâm canh) hoặc bằng cách gia tăng cận biên quảng canh (đưa các mảnh ruộng chưa được canh tác vào sử dụng sinh lợi).  o Tuy nhiên, giao hoàn cho đầu vào đất đai đều chịu quy luật giao hoàn giảm dần=> Phát triển kinh tế khi đó được tiến hành theo cách thức ‘thặng dư kinh tế’ như tô, giao hoàn đất đai=> phát triển hội tụ tới ổn định. John Stuart Mill (1806-1873): kinh tế học cổ điển ở mức hoàn chỉnh nhất – ý tưởng giao hoàn giảm dần, nhưng với ảnh hưởng bù đắp của tăng trưởng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và trong sản xuất một cách tổng quát=> năng suất đạt cao – chấp nhận quan điểm rộng rãi hơn về vai trò của tài nguyên thiên nhiên so với các bậc tiền bối như ngoài vai trò đất đai cho nông nghiệp và khai khoáng, Mill cũng đã thấy đây là nguồn gốc của các giá trị tiện nghi (như vẻ đẹp nội tại của các vùng quê), là những thứ sẽ sẽ trở nên ngày càng quan trọng khi điều kiện vật chất đã được cải thiện. 2.2. Kinh tế học tân cổ điển: lý thuyết cận biên và giá trị  Xuất phát từ thay đổi cách thức giải thích giá trị: o Kinh tế học cổ điển: giá trị xuất hiện từ năng lực lao động được hiện thân (trực tiếp hay gián tiếp). o Kinh tế tân cổ điển giải thích giá trị được xác định trong giao dịch, do vậy phản ánh ưa thích và chi phí sản xuất. Các khái niệm trước đây về khan hiếm và giá trị tuyệt đối  được thay thế bởi khái niệm khan hiếm tương đối với các giá trị (giá cả) tương đối được xác định bởi các lực cung và cầu=> tiền đề phát triển kinh tế học phúc lợi. Phương pháp luận: Dùng kỹ thuật phân tích cận biên, cho phép các các khái niệm trước đây về giao hoàn giảm dần có được cơ sở hình thức theo nghĩa năng suất cận biên giảm dần.  Điểm nổi bật trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển trước đây là sự thiếu vắng đất đai, hoặc  bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào, trong hàm sản xuất được sử dụng trong các mô hình như vậy. Bước đầu nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên vào các mô hình tân cổ điển của tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu từ những năm 1970, quan tâm tới sự cạn kiệt hiệu quả và tối ưu các nguồn tài nguyên. 2.3. Kinh tế học phúc lợi: 3 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cung cấp khung nghiên cứu trong đó có thể thực hiện các nghiên cứu chuẩn tắc về các cấu hình hoạt động kinh tế thay thế nhau hay chỉ ra những tình huống về việc một phân bổ tài nguyên là tốt hơn so với phân bổ khác.  Hiệu quả phân bổ hoặc tối ưu Pareto: một nền kinh tế được tổ chức như một nền kinh tế thị trường cạnh tranh sẽ đạt được trạng thái hiệu quả kinh tế. => Hậu duệ của “bàn tay vô hình” của A.Smith  Khi nền kinh tế tồn tại ‘thất bại thị trường’ (ngoại ứng xuất hiện trong những tình huống mà, vì cấu trúc của quyền sở hữu, các mối quan hệ giữa các tác nhân kinh tế không phải được dàn xếp hoàn toàn thông qua các thị trường). => Biện pháp hiệu chỉnh.  Vấn đề ô nhiễm là một mối quan tâm lớn của kinh tế học môi trường=> nghiên cứu những bài toán ô nhiễm. => Các chuyên ngành hiện đại của kinh tế học tài nguyên thiên nhiên và kinh tế học môi trường có nguồn gốc rất khác nhau trong tâm điểm của kinh tế học chính thống hiện đại. Kinh tế học tài nguyên thiên nhiên xuất hiện chủ yếu từ kinh tế học tăng trưởng tân cổ điển, và kinh tế học môi trường xuất hiện chủ yếu từ kinh tế học phúc lợi và nghiên cứu thất bại thị trường. 2.4. Kinh tế học sinh thái (Kenneth Boulding): lĩnh vực đa ngành tương đối mới.  Sinh thái là nghiên cứu về sự phân phối và mức độ phong phú của động vật và thực vật. Trọng tâm chính là hệ sinh thái, là tập tương tác lẫn nhau của các tổng thể thực và động vật và môi trường vô sinh của chúng.  Xuất phát từ nhận thức các hệ thống kinh tế và môi trường là phụ thuộc lẫn nhau.  Kinh tế học ‘Con tàu Trái đất’ của Kenneth Boulding 1966  Đặc trưng phân biệt của kinh tế học sinh thái là ở chỗ nó coi điểm khởi đầu và nguyên tắc tổ chức trung tâm của nó là sự kiện hệ thống kinh tế là một bộ phận của hệ thống lớn hơn là hành tinh trái đất. 2. Những vấn đề căn bản trong tiếp cận kinh tế tới những vấn đề tài nguyên và môi trường 3.1. Quyền sở hữu, hiệu quả và can thiệp chính phủ • Ý tưởng chính trong kinh tế học hiện đại:thị trường sẽ dẫn tới hiệu quả trong phân bổ => Xác định rõ quyền sở hữu và có thể cưỡng chế là một trong những điều kiện cần đó. • Trong KTTN:quyền sở hữu không tồn tại, hoặc không được xác định rõ ràng nên thị trường không thể phân bổ hiệu quả. => Tín hiệu giá cả không thể phản ánh các chi phí và lợi ích thực của xã hội, cần can thiệp chính phủ để tìm kiếm những lợi ích về hiệu quả. 3.2.Vai trò và giới hạn của đánh giá giá trị trong việc đạt tới hiệu quả  Do TNMT và các dịch vụ TNMT không xác định tốt quyền sở hữu (ví dụ không khí sạch) => Các tài nguyên được sử dụng nhưng không được trao đổi thông qua thị trường, => không có giá cả thị trường (ví dụ như ngoại ứng - Xả thải sulphur từ nhà máy năng lượng đốtthan)  Cần đánh giá giá trị: quyết định về các dịch vụ môi trường được đánh giá giá trị bằng tiền tệ => giúp cho việc làm quyết định môi trường 4 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------3.3 Khía cạnh thời gian của các quyết định kinh tế  Phân biệt giữa các tài nguyên ‘kho’ và ‘luồng’: o Tài nguyên ‘kho’: các tài nguyên sử dụng ngày hôm nay có các hàm ý cho khả năng sẵn có trong ngày mai, ví dụ trầm tích, khoáng sản,…  Phân biệt tài nguyên tái tạo vs không tái tạo:  Tài nguyên tái tạo: là tài nguyên sinh học, các tổng thể thực và động vật, và có năng lực tăng trưởng về quy mô theo thời gian, thông qua tái sản xuất sinh học.  Tài nguyên không tái tạo (tài nguyên cạn kiệt) là các tài nguyên vô sinh, các kho khoáng sản, và không có năng lực tăng trưởng theo thời gian.  Khi xem xét hiệu quả và tối ưu của việc sử dụng chúng, không chỉ sử dụng tại một thời điểm mà còn cả mẫu hình sử dụng theo thời gian. Tức là, hiệu quả và tối ưu có thuộc tính giữa-các-khoảng-thời gian, hoặc thuộc tính động học, cũng như thuộc tính bên-trong-khoảng-thời gian, hoặc tĩnh.  Tỷ lệ giao hoàn cho các tài sản môi trường phải được tính tới trong sự nỗ lực nhận biết các quỹ đạo hiệu quả và tối ưu của sử dụng tài nguyên môi trường theo thời gian. o Tài nguyên luồng: không có hàm ý cho khả năng sẵn có ngày mai- ví dụ bức xạ mặt trời, năng lượng gió,… 3.4 Tính bền vững và tính không thuận nghịch  Tính bền vững và không thuận-nghịch là vấn đề quan trọng và có liên quan đến chính sách trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên.  Nếu sự cạn kiệt của một kho tài nguyên là không thuận-nghịch, và không có thay thế cho các dịch vụ mà nó cung cấp=>tỷ lệ cạn kiệt TN này có hàm ý tính bền vững.  Hai thuộc tính chính cho những vấn đề độ thay thế: o phạm vi để một tài nguyên thiên nhiên có thể được thay thế bởi một tài nguyên khác (ví dụ năng lượng mặt trời có thay thế nhiên liệu hóa thạch?) o mức độ tài nguyên môi trường có thể được thay thế bởi các đầu vào khác, đặc biệt là vốn do-con-người-làm-ra (từ tiết kiệm và đầu tư) 5 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 2- ĐẠO ĐỨC, KINH TẾ HỌC, VÀ MÔI TRƯỜNG Mục đích học tập Trong chương này chúng ta sẽ:     Chủ nghĩa vị lợi - cơ sở đạo đức cho kinh tế học phúc lợi Khác biệt với một số hệ thống đạo đức khác Tranh luận về chiết khấu Phân tích tăng trưởng - sử dụng tài nguyên thiên nhiên không-tái tạo 1. Triết học đạo đức của nhà tự nhiên học  Phân biệt căn bản: triết học đạo đức nhân văn và tự nhiên o Triết học nhân văn: quyền và trách nhiệm đặc biệt phù hợp với con người, ví dụ nhà triết học Kant o Triết học tự nhiên:  Đạo đức của người theo chủ nghĩa tự nhiên từ chối tính ưu việt hoặc đặc quyền cho con người.  Quyền có thể được xác định chỉ phù hợp với một hệ thống tự nhiên nào đó.  Một dạng yếu của đạo đức học tự nhiên cho rằng hành vi có những tác động lớn lên những phần của sinh quyển, đáng được bảo vệ, vì độ bất thường hoặc khan hiếm của chúng, và cần phải bị cấm đoán _ đã có một vài tác động lên chính sách công cộng ở nhiều quốc gia. 2. Triết học đạo đức của những người tự do     Chủ nghĩa tự do là triết học đạo đức nhân văn Coi tính bất khả xâm phạm quyền con người cá thể là tiên đề trung tâm- không có quyền nào khác hơn quyền của cá nhân con người (quyền cộng đồng hoặc xã hội không có nghĩa). Robert Nozick (1974):Bất kỳ nắm giữ nào là nắm giữ công bằng nếu nó có được bằng hợp đồng giữa cá nhân đồng ý tự do với nhau, miễn là người bán được quyền sắp đặt đối tượng của hợp đồng. Tuy nhiên có vấn đề đặt ra phát sinh từ khái niệm chiếm hữu công bằng là hàng công cộng, tiếp cận mở, ngoại ứng: a. Chính phủ sẽ làm gì với những chiếm giữ không công bằng? b. Các tài nguyên tiếp cận mở cần được xử lý như thế nào? c. Các tác động ngoại ứng và hàng hóa công cộng liên hệ như thế nào với khái niệm chiếm hữu công bằng? 3. Chủ nghĩa vị lợi  Bắt nguồn từ những bài viết của David Hume (1711-1776) và Jeremy Bentham (1748-1832) và thể hiện đầy đủ nhất trong tác phẩm Chủ nghĩa vị lợi John Stuart Mill (1863).  Lợi ích’ (hoặc tiện ích _ ND) - nói về sự vui thích hoặc hạnh phúc của cá nhân.  Thuật ngữ ‘phúc lợi’ - nói đến hàng hóa xã hội, nằm trong chủ nghĩa vị lợi,  Do vậy kinh tế học phúc lợi là sự tổng hợp các lợi ích cá nhân.  Đối với những người theo chủ nghĩa vị lợi các hành động làm tăng phúc lợi là đúng đắn và các hành động làm giảm phúc lợi là sai trái  Chủ nghĩa vị lợi là lý thuyết hậu quả của triết học đạo đức- nó chỉ là các hậu quả hoặc kết cục của một hành động xác định giá trị đạo đức. 3.1. Chủ nghĩa vị lợi với loài người là trung tâm 6 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Coi con người là trung tâm  Hạn chế chỉ vào con người không cần thiết về lôgic o nhà triết học Peter Singer (1993): Lợi ích là, một đặc tính của tri giác, chứ không phải chỉ của riêng con người – (Lợi ích không –phải- là – con người). o 2 cách Lợi ích không –phải- là – con người ảnh hưởng đến lợi ích con người:  sự mất đi các thực thể không-con-người, (động vật)=> con người vị tha cần tính đến.  Con người sử dụng tài nguyên tái tạo _ cây cối và động vật như các đầu vào cho sản xuất, và quản lý tài nguyên khôn ngoan  thực vật và động vật ‘có giá trị’ cho con người, là những thứ đáng được quan tâm về mặt đạo đức trực tiếp.   Chủ nghĩa vị lợi thỏa mãn-ưa thích Mọi quyết định bởi hậu quả cá nhân con người (tốt- cải thiện-lợi ích, và xấu -giảm thiểu-lợi ích) ‘học thuyết tối thượng người tiêu dùng’ _ nền kinh tế cần được vận hành theo ý muốn của những người tiêu dùng. 3.3. Từ lợi ích tới phúc lợi Trong chủ nghĩa vị lợi, và do vậy kinh tế học phúc lợi, phúc lợi xã hội là sự tổng hợp nào đó của các lợi ích cá nhân. Đối với các hành động vị lợi làm tăng phúc lợi là đúng đắn và các hành động làm giảm phúc lợi là sai trái. Chúng ta cần xem xét một cách chính xác làm thế nào để nhận được lợi ích cho phúc lợi. 3.3.1. Các hàm lợi ích định lượng và thứ tự  Phúc lợi xã hội là một hàm các lợi ích các cá nhân thích hợp   Với U là thước đo lợi ích và X1 là các mức tiêu dùng của HH & DV 1, 2, …, Phân biệt giữa các thước đo định lượng và thứ tự của lợi ích. o Thước đo định lượng: ví dụ̀ các quan sát về chiều cao, cân nặng và độ dài o Số liệu thứ tự là các quan sát số để có thể sắp hạng, nhưng các phép tính tiêu chuẩn của số học không áp dụng được  Trong kinh tế học thực chứng, các nhà kinh tế đã thiết lập trật tự ưa thích bởi hàm lợi ích thứ tự=> Lý thuyết cầu chỉ cần thước đo thứ tự (do không quan sát hành vi cá nhân đúng đắn, chi tiết về lợi ích)  Hai cách trong thực hành kinh tế học chuẩn tắc- dùng cho cải thiện phúc lợi o Lựa chọn cơ sở giới hạn hơn để đưa ra lời khuyên. - dựa trên hiệu quả chú́ không phải tiêu chuẩn phúc lợi. o Xử lý các hàm lợi ích như là định lượng -các hàm phúc lợi xã hội, được tổng hợp từ các lợi ích để tạo ra các thước đo phúc lợi. 3.3.2 Các hàm phúc lợi xã hội và phân phối  Xét xã hội giả tưởng bao gồm hai cá nhân, A và B, sống tại môt thời điểm cụ thể nào đó. Chỉ có một hàng hóa ( X ), và tiêu dùng nó là nguồn lợi ích duy nhất. Ký hiệu U A là tổng lợi ích mà A được hưởng, và U B là tổng lợi ích mà B được hưởng, do vậy chúng ta có 7 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ trong đó X A và X B là các khối lượng được A và B tiêu dùng một cách tương ứng. Chúng ta giả sử lợi ích cận biên giảm dần, do vậy  Phúc lợi xã hội W được xác định bởi một hàm có dạng trong đó WA  W / U A  0 và WB  W / U B  0 sao cho phúc lợi xã hội tăng theo cả hai biến lợi ích cá nhân này. Hàm phúc lợi xã hội này cho phép chúng ta sắp hạng các cấu hình khác nhau của lợi ích cá nhân theo giá trị xã hội của chúng.  G   iả sử có một khối lượng hàng hóa cố định, ký hiệu là X . (Phân tích trường hợp có hai khối lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ được xem xét trong Chương 5). Tiêu dùng, và bởi vậy, mức lợi ích, cho A và B được chọn sao cho tối đa phúc lợi. X A và X B được chọn để tối đa hàm Khi đã biết U A và U B được xác định theo các phương trình (3.1) và tùy thuộc vào ràng buộc Trong Phụ lục 3.2 (bằng cách sử dụng phương pháp Lagrange được phác họa trong Phụ lục 3.1), người ta chỉ ra lời giải cho bài toán này là Đây là điều kiện để các đóng góp cận biên cho phúc lợi xã hội từ tiêu dùng của mỗi cá nhân là bằng nhau. Điều này có nghĩa là các mức tiêu dùng cho mỗi cá nhân sẽ thay đổi theo hàm lợi ích cá nhân với bản chất của hàm phúc lợi xã hội 3.2.  Khi WA=WB=1- phúc lợi xã hội là tổng số của các lợi ích của tất cả các cá nhân  (3.3) trở thành Nhưng chưa phản ánh hàng hóa cần phải được phân phối?=> xem hàm lợi ích mỗi cá nhân  Để lợi ích cận biên bằng nhau cho mỗi người, mức tiêu dùng phải bằng nhau cho mỗi người. 8 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------      Xét bài toán với các trọng số bằng nhau W1, W2, W3: đường cong phúc lợi xã hội và khối lượng cố định phân phối giữa 2 cá nhân. Phúc lợi xã hội cực đại tại Z với mức tiêu dùng XA* = XB* Nhận xét: Phân phối công bằng tại mức phúc lợi xã hội cực đại. Nhưng CN vị lợi không nhất thiết hàm ý phân phối hàng hóa bằng nhau, nó xảy ra khi xuất hiện: o SWF không có dạng cộng tính như 3.4 o Các trọng số gắn với các lợi ích cá nhân không bằng nhau. o Các hàm lợi ích khác nhau giữa các cá nhân. 3.4 Phê phán chủ nghĩa vị lợi 3.4.1 Rawls: lý thuyết công bằng  Lý thuyết Công bằng (1971) đã ảnh hưởng tới mối quan tâm của các nhà kinh tế tới các vấn đề đạo đức.  Bàng quan với đóng góp của thỏa mãn giữa các cá nhân chỉ quan tâm tới tổng lợi ích, phân phối tài nguyên được tạo ra bởi tối đa phúc lợi.  thiết lập các nguyên tắc của một xã hội công bằng dựa trên 2 nguyên tắc: 9 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------o Mỗi người phải có quyền như nhau với sự tự do tương thích với sự tự do của người khác. o Các bất công xã hội và kinh tế cần phải được dàn xếp sao cho (a) hợp lý có lợi cho mỗi người, và (b) gắn với các vị thế và cơ quan và mở cho tất cả.=> Nguyên tắc khác biệt (dẫn tới cải thiện Parento)  Lập luận vị thế của Rawl o Trường hợp 2 cá nhân, SWF o Quan điểm: Vì mức lợi ích của người được kém thuận lợi nhất xác định phúc lợi=> tăng lợi ích của người với mức lợi ích thấp nhất sẽ làm tăng phúc lợi. o So sánh b và c (cùng tạo mức phúc lợi như nhau):  Từ b tái phân bổ lợi ích, bằng cách trừ (b-d) đơn vị lợi ích từ cá nhân B và cộng khối lượng đó vào cá nhân A  => tạo mức phúc lợi cao hơn o Hàm phúc lợi xã hội Rawls hàm ý, bất cứ các mức lợi ích nào khác nhau giữa các cá nhân, sẽ có khả năng làm tăng phúc lợi xã hội bằng cách tái phân phối lợi ích từ các cá nhân có lợi ích cao hơn sang những cá nhân có lợi ích thấp hơn. o 3.4.2 Phê phán chủ nghĩa vị lợi dựa-vào-ưa thích o Ý tưởng CN vị lợi là ưa thích cá nhân được sử dụng làm thước đo của phúc lợi xã hội. o Kinh tế học không tìm hiểu những nhân tố xác định ra ưa thích – coi như đã có trước. o Chỉ trích _tối thượng người tiêu dùng_ liệu người tiêu dùng luôn biết điều gì tốt cho họ, và ưa thích của họ phản ánh lợi ích thực sự? o Liệu có đủ thông tin để đánh giá đúng lợi ích trong các phương án thay thế? o Liệu có hợp lý trong điều kiện XH hóa và quảng cáo thịnh hành, ưa thích có thực sự phản ánh lợi ích? 3.5 Phân phối giữa các khoảng thời gian o Thời gian theo nghĩa các thế hệ loài người kế tiếp nhau. 10 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------o Giả sử kích thước dân số loài người là hằng số theo thời gian 3.5.1 Hàm phúc lợi xã hội giữa các khoảng thời gian theo chủ nghĩa vị lợi o Trong trường hợp giữa các khoảng thời gian, như trong trường hợp bên trong một khoảng thời gian, hàm ý của chủ nghĩa vị lợi được kiểm tra bằng cách nhìn vào bài toán tối đa hóa, tùy thuộc vào các ràng buộc thích hợp, hàm liên hệ các lợi ích với phúc lợi. Do vậy, chúng ta bắt đầu với định dạng hàm phúc lợi xã hội qua các khoảng thời gian. o Xét hai thế hệ 0 là thế hệ hiện thời và 1 là thế hệ kế tiếp. . Khi đó U 0 và U 1 ký hiệu lợi ích được hưởng bởi (cá nhân đại diện từ) các thế hệ 0 và 1 một cách tương ứng. W bây giờ ký hiệu phúc lợi xã hội giữa các khoảng thời gian (hoặc, một cách thay thế, phúc lợi xã hội giữa các thế hệ). Trong các thuật ngữ chung một hàm phúc lợi xã hội giữa các khoảng thời gian khi đó có thể được viết là Dạng hàm đặc biệt thường được sử dụng bởi những người theo chủ nghĩa vị lợi là Với  0 và  1 là các trọng số được sử dụng trong tổng lợi ích qua các thế hệ để đạt tới một thước đo phúc lợi xã hội. Tiếp cận vị lợi tới các vấn đề giữa các khoảng thời gian điển hình được phát triển chuyên sâu hơn bằng cách gán các dạng đặc biệt cho trọng số trong phương trình (3.10). Thông thường 1 ta đặt  0 = 1 và 1  , trong đó  là tỷ lệ chiết khấu lợi ích. Phương trình 3.10 khi đó trở thành 1  Với   0 o Trường hợp tổng quát: txrường hợp T+1 giai đoạn (0- hiện tại và T tương lai). Khi đó (3.11) thành: o Trường hợp thời gian vô hạn: => 3.5.1.1.Tại sao chiết khấu lợi ích tương lai o Các cá nhân trong vai trò người tiêu dùng thường bộc lộ ưa thích thời gian lớn hơn 0 vì họ cần có khuyến khích, dưới dạng thanh toán lãi suất, để trì hoãn tiêu dùng, và do vậy trì hoãn lợi ích, bằng tiết kiệm. o Hay như Pigou (1920) đã lý luận các cá nhân bị ảnh hưởng từ ‘khả năng nhìn xa không hoàn hảo’, đưa ra các quyết định hiện tại trên cơ sở đánh giá thấp lợi ích tiêu dùng tương lai……. 11 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------3.5.1.2Số học của chiết khấu o Khi đã biết phân phối giữa các thế hệ được xác định bởi tối đa hóa W , việc chiết khấu lợi ích có thể được mô tả như một phân biệt đối xử với các thế hệ tương lai, bằng cách gán các mức lợi ích có trọng số nhỏ hơn trong khi tối ưu hóa 3.5.1.3.Các tỷ lệ chiết khấu lợi ích và tiêu dùng o Giả thiết lợi ích của cá nhân đại diện chỉ phụ thuộc vào tiêu dùng tổng hợp C: o Ta có W là hàm của C phương trình 3.16 có nghĩa là W là một hàm của C tại các ngày khác nhau, như trong Bây giờ, nếu phương trình 3.16 liên quan tới chiết khấu và có dạng mà chúng ta đã sử dụng ở đây, tức là, phương trình 3.14, là o (3.17): ngụ ý liên quan đến chiết khấu- tiêu dùng tương lai (r) chứ không phải lợi ích tương lai như (3.14). Mối quan hệ giữa tỷ lệ chiết khấu lợi ích và tỷ lệ tại đó tiêu dùng được chiết khấu sẽ được khám phá trong Chương 11. Sẽ là thuận tiện nếu sử dụng r như ký hiệu cho tỷ lệ chiết khấu tiêu dùng. Một điều quan trọng là nhận xét: bất kể việc sử dụng ký hiệu này, tỷ lệ chiết khấu tiêu dùng, không như tỷ lệ chiết khấu lợi ích, không là hằng số. Trong Chương 11 sẽ được chỉ ra là 12 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ trong đó  là độ co giãn của lợi ích cận biên của tiêu dùng và g là tỷ lệ tăng trưởng tương ứng của tiêu dùng, tức là và Đối với  cố định, r thay đổi cùng với C và tỷ lệ tăng trưởng của nó. Lưu ý đối với lợi ích cận biên giảm dần, như được giả thiết,  2U / C 2  0 , sao cho  là dương. o (3.18) chỉ ra có hai lý do để chiết khấu tiêu dùng tương lai: + lợi ích tương lai được xử lý có giá trị ít hơn lợi ích hiện tại (Tp 1) + tin tiêu dùng sẽ cao hơn trong tương lai (Tp 2) 3.5.2 Tăng trưởng tối ưu o Xuất phát: -. Chủ nghĩa vị lợi thỏa mãn-ưa thích, nguyên nhân chiết khấu là các cá nhân ưa thích tiêu dùng bây giờ hơn trong tương lai (sự không kiên nhẫn) - Vấn đề sản xuất: lợi ích theo thời gian bằng việc tích lũy và sử dụng vốn => sinh lợi o Nghiên cứu về tăng trưởng tối ưu là nghiên cứu về tương tác giữa sự thiếu kiên nhẫn và khả năng sinh lợi. 3.5.2.1 Mô hình cơ bản o Áp dụng đơn giản nhất trong mô hình hóa tăng trưởng tối ưu là tìm đường tiêu dùng theo thời gian làm cho đạt được giá trị cực đại khả thi khi đã biết ràng buộc là Phương trình 3.19 chỉ là hàm phúc lợi xã hội vị lợi mà chúng ta đã bỏ ra thời gian để xem xét, và nó . thể hiện tính thiếu kiên nhẫn. Trong ràng buộc 3.20, K là vốn và K là đạo hàm của K theo thời gian, 13 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------tức là tỷ lệ đầu tư. Trong mô hình đơn giản này, sản lượng được sản xuất ra bằng cách chỉ sử dụng vốn phù hợp với Q( Kt ) . Năng suất cận biên (hay sản phẩm cận biên _ ND) của vốn là dương nhưng giảm dần, tức là o Điều kiện mô tả đường tối ưu Ct VT: tỷ lệ thay đổi tương ứng của lợi ích cận biên  Tỷ lệ CK lợi ích (cố định) QK: NSCB vốn(giảm khi khi kho vốn tăng) o Khi kho vốn nhỏ, QK   => VP<0 và VT <0 => tăng tiêu dùng (do vốn được tích lũy, tăng đầu ra) và ngược lại o Khi QK   : tăng trưởng và tích lũy vốn dừng lại  Kế hoạch tiêu dùng/tiết kiệm giữa các khoảng thời gian được rút ra từ mô hình này: o thế hệ trước sẽ tiết kiệm vì lợi ích của các thế hệ sau, mặc dù tỷ lệ chiết khấu lợi ích là dương o Nếu , tiết kiệm tại mỗi thời điểm sẽ cao hơn, và tích lũy vốn sẽ tiếp tục cho tới khi năng suất cận biên của vốn (QK) giảm xuống 0=> thế hệ ban đầu nghèo khổ để cho thế hệ sau giàu có. o Nếu tương đối cao: các thế hệ ban đầu sẽ tiết kiệm và tích lũy tương đối ít, và xã hội có thể vẫn nghèo khổ về sau có trở nên giàu. =>Minh họa các hậu quả của vị thế đạo đức – ‘chiết khấu lợi ích tương lai là sai trái’ 3.5.2.2 Tăng trưởng tối ưu với các tài nguyên không-tái tạo được sử dụng trong sản xuất Bây giờ hãy xét việc áp dụng mô hình hóa tăng trưởng tối ưu chỉ khác với áp dụng ở trên ở một khía cạnh _ sản xuất sử dụng các đầu vào tài nguyên thiên nhiên không-tái tạo và vốn. Đường tiêu dùng, và do vậy là đường tiết kiệm và tích lũy vốn, được xác định như đường làm tối ưu 14 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ tùy thuộc các ràng buộc Ràng buộc thứ nhất, như trước đây, nói rằng đầu ra Q hoặc có thể được sử dụng cho tiêu dùng C hoặc cho đầu tư K . Nó khác với phương trình 3.20 ở chỗ sản lượng đầu ra bây giờ bao gồm hai đầu vào, vốn K và một tài nguyên nào đó R . Giả thiết chuẩn là năng suất cận biên của đầu vào tài nguyên là dương và giảm dần. Trong phương trình 3.23b, S là kho, và ràng buộc này nói rằng tài nguyên thiên nhiên được sử dụng là không-tái tạo ở chỗ kích thước kho giảm bởi khối lượng được sử dụng. S là kho hữu hạn ban đầu của tài nguyên, và phương trình 3.23c nói rằng tổng sử dụng tích lũy của tài nguyên không thể vượt quá kho ban đầu. 3.5.3 Tính bền vững  Từ đồ thị 3.6b: với tài nguyên không-tái tạo là đầu vào thiết yếu cho sản xuất, thì chủ nghĩ vị lợi có chiết khấu làm cho các thế hệ trong tương lai gần trở nên tốt hơn so hiện nay, nhưng làm cho nhiều thế hệ trong tương lai xa hơn xấu đi.  Bền vững là tiêu dùng là cố định, và các thế hệ tương lai được hưởng cùng một mức tiêu dùng như thế hệ hiện thời. -Tiếp cận Rawls: hàm phúc lợi xã hội giữa các khoảng thời gian - Quy tắc Hartwick: tại mỗi thời điểm khối lượng được tiết kiệm và được thêm vào kho vốn sẽ bằng với lợi nhuận (rent) phát sinh trong việc khoan hút tài nguyên. => tiêu dùng cố định vĩnh cửu là khả thi. 15 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 3: CÁC KHÁI NIỆM BỀN VỮNG Mục đích học tập Trong chương này chúng ta sẽ:   được giới thiệu về các khái niệm bền vững học về tầm quan trọng của các khả năng thay thế trong việc xem xét liệu đáp lại tiêu dùng cố định có khả thi hay không giải thích sự khác biệt giữa tính bền vững ‘yếu’ và ‘mạnh’ xác định xem quy tắc Hartwick làm việc khi nào và như thế nào học về những động cơ khuyến khích và thông tin trong mối quan hệ với bền vững    3.1 Các khái niệm và ràng buộc Thậm chí nếu chúng ta giới hạn sự chú ý vào tài liệu nghiên cứu kinh tế học thì cũng không có một định nghĩa đồng thuận về bền vững. Ngược lại, trong những tài liệu nghiên cứu đó, có thể tìm thấy vô số định nghĩa, nhiều ý nghĩa và lời giải thích. Trong bài báo gần đây, Jack Pezzey đã viết: ‘Do vậy tôi thấy ít có ý nghĩa trong việc mở rộng bộ sưu tập năm mươi định nghĩa bền vững mà tôi đã có vào năm 1989, tới năm nghìn định nghĩa mà ai đó có thể dễ tìm thấy ngày hôm nay’ (Pezzey, 1997, tr. 448). Một thực hành có ích hơn việc cung cấp một danh sách toàn diện các định nghĩa xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế học là chỉ đưa ra ba định nghĩa rọi sáng những khó khăn trong việc tiến tới một định nghĩa đơn bao quát-tất cả. Điều này sẽ giúp cho việc hiểu vô số các tiếp cận tới bền vững có thể được đưa ra và trong việc chỉ rõ những vấn đề chính được đề cập. Pezzey (1997) phân biệt giữa phát triển ‘bền vững’, phát triển được ‘duy trì’, và phát triển ‘để tồn tại’. Chúng được định nghĩa trong Hộp 4.1, là nội dung bạn cần đọc bây giờ. Hộp 4.1 Phát triển bền vững, phát triển được duy trì, và phát triển để tồn tại. Ký hiệu sau sẽ được sử dụng: Ut = mức lợi ích tại thời điểm t U t U MAX t = tỷ lệ thay đổi lợi ích tại t = lợi ích cực đại có thể được giữ cố định từ t trở đi, khi đã cho các cơ hội sản xuất tại t . U SURV = mức lợi ích tối thiểu phù hợp để tồn tại với dân số đã cho. MAX Phát triển là bền vững nếu luôn có U t  U t Phát triển là được duy trì nếu luôn có U t  0 Phát triển là để tồn tại nếu luôn có U t  U Nếu lợi ích là một hàm chỉ của tiêu dùng, giả thiết thông thường trong phân tích kinh tế giữa các khoảng thời gian (xem chương trước), thì có khả năng thay thế từ ‘lợi ích’ bởi từ ‘tiêu dùng’ trong mỗi tiêu chuẩn này (và thay đổi các ký hiệu từ U thành C một cách tương đương) và do vậy định nghĩa chúng theo tiêu dùng thay vì lợi ích. Làm điều này, chúng ta có được: SURV MAX Phát triển là bền vững nếu luôn có Ct  Ct Phát triển là được duy trì nếu luôn có C1  0 SURV Phát triển là để tồn tại được nếu luôn có Ct  C 16 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------Lưu ý mức lợi ích (hoặc tiêu dùng) tương ứng với khả năng để tồn tại được lấy là cố định theo thời gian (do vậy, C SURV không có chỉ số thời gian). Nhưng CtMAX thay đổi (và phải thay đổi) theo thời gian, và có chứa chỉ số thời gian. Mức cao nhất của tiêu dùng cố định có thể giữ vững mà một nền kinh tế có thể đạt được từ bất kỳ thời điểm nào đó trở đi phụ thuộc vào thời điểm nào mà chúng ta xét. Ví dụ, tại cuối một cuộc chiến tranh lớn và kéo dài, trong đó dự trữ tài nguyên lớn đã tiêu dùng hoặc bị hủy hoại không phục hồi được, mức cực đại khả thi của tiêu dùng có thể giữ vững dường như nhỏ hơn mức trước chiến tranh đã bị phá vỡ. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3.1.1. Các đường thời gian tiêu dùng Chúng ta sẽ sử dụng đường thời gian tiêu dùng giả tưởng để minh họa một số khái niệm bền vững. Như đã được nhận xét trong Hộp 4.1, và được suy luận từ chương trước, điều được coi là tiêu chuẩn cho các nhà kinh tế khi suy nghĩ về những vấn đề phân phối giữa các khoảng thời gian như là bền vững là làm việc với các hàm lợi ích với biến tiêu dùng, và lợi ích tăng theo tiêu dùng. Trong trường hợp đó chúng ta có thể nhìn nhận mọi thứ hoặc theo lợi ích hoặc tiêu dùng. Các đường thời gian tiêu dùng mà chúng ta muốn xem xét được chỉ ra trên Hình 4.1. Trục tung đo lường mức tiêu dùng tại bất kỳ thời điểm nào. Dịch chuyển thời gian từ thời điểm hiện thời ( t  0 ) trở đi tương ứng với dịch chuyển từ trái sang phải dọc theo trục hoành. Sáu đường thời gian tiêu dùng thay thế lẫn nhau được chỉ ra có nhãn là từ C (1) tới C (6) . Thêm nữa, đường đậm nét nằm ngang được ký hiệu là C MIN đại diện cho mức tiêu dùng là tối thiểu mà xã hội cho là chấp nhận được về mặt xã hội hoặc đạo đức, trong khi đường rời nét C SURV đại diện cho mức tiêu dùng tối thiểu về mặt sinh lý. Chúng tôi cho rằng bây giờ bạn sẽ cố gắng sắp hạng sáu đường thời gian thay thế lẫn nhau. Hãy đặt bạn vào vị thế của nhà quy hoạch xã hội với mục tiêu làm tốt nhất cho xã hội qua nhiều thế hệ. Khi đó bạn sẽ sắp hạng các phương án thay thế nhau như thế nào? So sánh các đường thời gian của tiêu dùng Hãy xét ý tưởng bền vững là tiêu dùng không-giảm sút, là khái niệm bền vững được sử dụng rộng rãi nhất trong phân tích kinh tế. Trong Hình 4.1, bốn đường _ C (1), C (3), C (5) và C (6) _ thỏa mãn các tiêu chuẩn tiêu dùng không-giảm sút. Chúng ta có thể sắp hạng chúng không? Chúng ta chỉ có thể làm được điều này nếu chúng ta chấp nhận kiểu hàm phúc lợi xã hội nào đó. Chúng ta đã thấy trong chương 17 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------trước chúng ta có thể kết hợp các suy xét bền vững vào bài toán tối đa phúc lợi giữa các khoảng thời gian bằng cách chấp nhận chúng như những ràng buộc. Kiểu tiếp cận này sẽ chỉ ra một trong những đường C (1), C (2), C (3) hoặc C (4) là ‘tốt nhất’. Khi đã biết dọc theo C (3) , tiêu dùng tại mỗi thời điểm cao hơn so với bất kỳ đường nào trong ba đường còn lại, và không lúc nào giảm xuống, kiểu tiếp cận với hàm phúc lợi xã hội vị lợi đã được xét trong chương trước sẽ chỉ ra C (3) là đường tốt nhất. Mặc dù C (4) có tiêu dùng cao hơn tại mỗi thời điểm, nó vẫn bị loại bỏ bởi ràng buộc tiêu dùng không-giảm sút. Chúng ta đã thấy trong chương trước rằng nguyên tắc đạo đức lạnh mạnh rõ ràng có thể trong một số tình huống dẫn tới các kết cục không rõ ràng nhạy cảm. Chính quan điểm đó có thể, và nhất thiết, phải được thực hiện ở đây. Hãy xét đường C (2) trong Hình 4.1. Rõ ràng không có thuộc tính tiêu dùng không-giảm sút. Giả sử cần phải có một lựa chọn giữa C (2) và C (6) . Sự gắn bó chặt chẽ với tiêu chuẩn tiêu dùng không-giảm sút như một ràng buộc cho lựa chọn, đối với bất kỳ hàm phúc lợi xã hội nào, sẽ có nghĩa là lựa chọn C (6) chứ không phải C (2) bất kể sự kiện tại mỗi thời điểm tiêu dùng trên đường C (2) là cao hơn so với trên đường C (6) . Một phản đối nghiêm trọng đối với tiêu chuẩn tiêu dùng không-giảm sút là nó không đặt ra bất kỳ yêu cầu nào tới mức không-giảm sút của tiêu dùng cần phải là bao nhiêu. Theo tiêu chuẩn này, một nền kinh tế là bền vững thậm chí nếu các tiêu chuẩn sống thấp cùng cực và vẫn thấp như vậy, miễn là chúng không hạ thấp xuống hơn nữa. Ai đó có thể hình dung một nền kinh tế nghèo nàn có thể trở nên ít nghèo hơn đáng kể trong tương lai trung hạn bằng cách hy sinh một phần tiêu dùng trong tương lai gần. Việc quy hoạch cho nền kinh tế như vậy với tiêu chuẩn tiêu dùng không-giảm sút như một ràng buộc sẽ loại bỏ đường phát triển như vậy. Do vậy, việc chấp nhận ràng buộc đơn giản như tiêu dùng không-giảm sút không phải là không-cóvấn đề. Thế còn các ràng buộc thay thế có thể được đặt lên bài toán tối đa hàm phúc lợi xã hội giá trị thông thường sao cho nắm bắt được tinh thần của mối quan tâm đạo đức đối với các thế hệ tương lai thì như thế nào? Như đã nhận xét ở trên, Pezzey (1997) đã giới thiệu ý tưởng phát triển để tồn tại. Trong Hình 4.1, đường rời nét có nhãn là C SURV cho thấy mức tiêu dùng tối thiểu nào đó phù hợp với các yêu cầu sinh tồn sinh lý. Ai đó có thể tối đa tùy thuộc vào ràng buộc tiêu dùng không hạ xuống dưới một mức như thế. Điều đó sẽ tránh được các vấn đề với ràng buộc tiêu dùng không-giảm sút được lưu ý ở trên. Ví dụ, nó sẽ loại bỏ C (2) và C (4) . Nhưng ai đó có thể cảm thấy ràng buộc như vậy không thực sự là ‘tốt’ cho các thế hệ tương lai. Trong các thảo luận về nghèo đói, bây giờ mọi người đã đồng thuận rộng rãi là đường đói nghèo cần được xác định về mặt văn hóa chứ không phải về mặt sinh học. Theo tinh thần này, chúng ta có thể lý luận tiêu dùng không nên giảm xuống dưới mức tối thiểu, được xác định về mặt văn hóa qua thời gian. Chúng ta hãy giả sử một mức như vậy có thể xác định được, và giả sử tương ứng với đường nằm ngang có nhãn là C MIN trên Hình 4.1. Chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ ‘điều kiện tối thiểu’ để mô tả ràng buộc lên lựa chọn đường tiêu dùng tối ưu mà tiêu dùng không bao giờ được hạ xuống dưới C MIN . Ràng buộc như vậy sẽ loại bỏ C (2) chứ không phải C (4) . Bảng 4.1 tóm tắt sáu đường tiêu dùng của Hình 4.1 phù hợp như thế nào vào ba ràng buộc được xét ở đây. Tất cả sáu đường tiêu dùng thỏa mãn tiêu chuẩn phát triển tồn tại (mặc dù chúng ta đã nhận xét điều này là một yêu cầu tương đối không được ưa thích). Ba trong số chúng _ các đường C (1), C (3) và C (4) _ cũng thỏa mãn điều kiện tối thiểu. Những đường nào thỏa mãn tất cả ba tiêu chuẩn mà chúng ta đã kiểm tra? Chỉ có hai đường, C (1) và C (3) . Rõ ràng, khi đã biết cả hai đường này thỏa mãn tất cả các ràng buộc được xét, việc tối đa hàm phúc lợi xã hội giữa các khoảng thời gian vị lợi thông thường 18 BÀI GIẢNG KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 – BỘ MÔN KINH TẾ -----------------------------------------------------------------------------------------------------------sẽ có nghĩa là lựa chọn C (3) hơn C (1) bất kể ràng buộc bền vững nào được chọn. C (4) sẽ là đường được chọn hoặc với ràng buộc tồn tại hoặc ràng buộc điều kiện tối thiểu, nhưng sẽ bị loại bỏ nếu ràng buộc tiêu dùng không-giảm sút được chấp nhận. 3.1.2. Các khái niệm bền vững Mối quan tâm bền vững được rút ra từ mối quan tâm đạo đức cho các thế hệ tương lai cùng với sự đánh giá cao những sự kiện hàm ý rằng mối quan tâm như vậy cần được tổng hợp thành việc ra quyết định hiện thời, ví dụ, cho sử dụng các tài nguyên không-tái tạo trong sản xuất. Nếu chúng ta không quan tâm về các thế hệ tương lai, thì việc sử dụng tài nguyên không-tái tạo trong sản xuất sẽ không yêu cầu bất kỳ sự chú ý đặc biệt nào tới việc ra làm quyết định hiện thời. Một cách tương đương, nếu những điều chúng ta làm hiện thời không có hàm ý gì cho các thế hệ tương lai, thì bất kể mối quan tâm đạo đức nào cho các thế hệ tương lai, sẽ không cần thiết phải nghĩ về các thế hệ đó trong việc quy hoạch và làm quyết định hiện thời. Điều mà chúng ta đã chứng kiến nhiều ở đây là thậm chí nếu chúng ta giới hạn sự chú ý vào tiêu dùng, ‘mối quan tâm cho các thế hệ tương lai’ có thể có vô số biểu hiện, và không chuyển thành ràng buộc đơn giản đơn lên quy hoạch hiện thời. Cũng cần phải nhận xét rằng trong việc giải thích này bằng cách sử dụng Hình 4.1 chúng ta đã giả định ẩn ý vô số các đường tiêu dùng thay thế nhau là khả thi, có thể thực sự được theo đuổi nếu được chọn. Điều này, tất nhiên, trên thực thế không nhất thiết là đúng. Ví dụ, khi xét việc sử dụng các tài nguyên không-tái tạo trong sản xuất, một số người sẽ lý luận tiêu dùng cố định vĩnh viễn, tại bất kỳ tỷ lệ nào khác không, là không khả thi. Chúng ta sẽ xét điều này và những vấn đề có liên quan dưới đây. Trước khi thực hiện điều đó chúng ta cần nhận xét tiêu dùng (hoặc lợi ích) cố định không là quan niệm duy nhất có thể cho bền vững. Bảng 4.2 liệt kê sáu khái niệm được sử dụng và thảo luận một cách rộng rãi trong tài liệu nghiên cứu về bền vững. Bảng 4.2 Sáu khái niệm bền vững 1. Trạng thái bền vững là trạng thái trong đó lợi ích (hoặc tiêu dùng) không-giảm sút theo thời gian. 2. Trạng thái bền vững là trạng thái trong đó tài nguyên được quản lý sao cho duy trì được các cơ hội sản xuất cho tương lai. 3. Trạng thái bền vững là trạng thái trong đó kho vốn thiên nhiên không-giảm sút theo thời gian. 4. Trạng thái bền vững là trạng thái trong đó các tài nguyên được quản lý sao cho duy trì năng suất bền vững của các dịch vụ tài nguyên. 5. Trạng thái bền vững là trạng thái thỏa mãn các điều kiện tối thiểu cho sự phục hồi hệ sinh thái theo thời gian. 6. Phát triển bền vững là xây dựng-đồng thuận và phát triển thể chế. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan