Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bai giang - hlat dinh ky-thanh hoa

.DOC
150
265
130

Mô tả:

SỞ CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THƯƠNG MẠI DU LỊCH TÀI LIỆU BỒI HUẤN KIẾN THỨC KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ NGHIỆP VỤ CHỈ HUY NỔ MÌN Thanh Hoá, tháng 10 năm 2015 KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - BẢO HỘ LAO ĐỘNG I - MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA - NỘI DUNG - TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC KTAT - BHLĐ: 1 - Mục đích: Trong quá trình lao động thường phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm có hại gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động bảo đảm nơi làm việc an toàn - vệ sinh, đây là nhiệm vụ chủ yếu quyết định sự phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động ở mỗi doanh nghiệp. Vì vậy Đảng, nhà nước luôn coi trọng công tác AT-BHLĐ nhằm: - Bảo đảm an toàn thân thể người lao động hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để sẩy ra tai nạn lao động, gây chấn thương, tàn phế hoặc tử vong trong lao động. Bảo đảm người lao động khoẻ không mắc bệnh nghề nghiệp do điều kiện lao động xấu gây nên. Bồi dưỡng phụ hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động, nó có một vị trí rất quan trọng là một trong những yếu tố khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. 2 - Ý nghĩa: Công tác AT-BHLĐ có những ý nghĩa sau: - Ý nghĩa chính trị: KTAT - BHLĐ thể hiện quan điểm coi người lao động là động lực, mục tiêu của sự phát triển, một đất nước một doanh nghiệp có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, ít mắc bệnh nghề nghiệp, thể hiện rõ sự quý trọng con người của Đảng, nhà nước. - Ý nghĩa xã hội: + KTAT - BHLĐ là yêu cầu thiết thực của hoạt động sản xuất kinh doanh, là yêu cầu nguyện vọng chính của người lao động. + Làm tốt công tác AT-BHLĐ: Người lao động được sống cuộc sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả, có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ khoa học kỹ thuật. + Nhà nước và xã hội giảm bớt tổn thất trong việc khắc phục hậu quả mà tập trung đầu tư các công trình phúc lợi xã hội. - Lợi ích kinh tế: Làm tốt công tác KTAT-BHLĐ người lao động luôn 1 3 - Nội dung tính chất của công tác KTAT-BHLĐ: a - Công tác KTAT-BHLĐ gồm những nội dung sau: - Kỹ thuật an toàn. - Vệ sinh lao động. - Các chính sách chế độ BHLĐ. (Tham khảo trang 25, 26, 27, 28 quyển BHLĐ tài liệu huấn luyện) b - Tính chất của công tác KTAT-BHLĐ: - Tính pháp luật. - Tính khoa học công nghệ. - Tính quần chúng. */ Tính pháp luật: Tính pháp luật của KTAT-BHLĐ thể hiện ở các quy định kỹ thuật (Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn), quy định về tổ chức trách nhiệm, chế độ chính sách đó là những văn bản luật pháp, bắt buộc mọi người phải thực hiện, mọi vi phạm về tiêu chuẩn KTAT tiêu chuẩn vệ sinh lao động thì đều vi phạm pháp luật về KTAT-BHLĐ. */ Tính khoa học công nghệ: KTAT-BHLĐ gắn liền với sản xuất, khoa học kỹ thuật về BHLĐ gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất. Người lao động trực tiếp trong dây chuyền sản xuất chịu ảnh hưởng các yếu tố nguy hiểm và những nguy cơ sẩy ra tai nạn lao động. Vậy muốn khắc phục chúng ta phải áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ. KTAT-BHLĐ là một môn khoa học tổng hợp, dựa trên thành tịu khoa học của các môn: Cơ, lý, hoá, sinh vật .... và cơ khí, điện mỏ. */ KTAT-BHLĐ mang tính quần chúng: Người lao động trực tiếp thực hiện các quy trình, quy phạm các biện pháp công nghệ vì vậy chỉ có quần chúng tự giác thực hiện quy phạm, quy trình thì mới ngăn chặn được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tóm lại: Công tác KTAT-BHLĐ đạt được kết quả tốt khi người sử dụng lao động và người lao động tự giác thực hiện. 4 - Định nghĩa KTAT-BHLĐ: Là một hệ thống các biện pháp, phương tiện về mặt tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối với người lao động. 2 5 - Nhiệm vụ của công tác KTAT-BHLĐ: Tạo ra các điều kiện vật chất kỹ thuật môi trường của sản xuất để không có yếu tố nguy hiểm hoặc không chúng tác động đến người lao động. 6 - Điều kiện lao động: Là tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã hội, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí lao động, chúng tác động qua lại trong mối quan hệ với con người lao động tạo lên điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. 7 - Mục tiêu của công tác KTAT-BHLĐ: Là phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương ngay từ những hiện tượng bất thường, loại trừ sự nặng nhọc căng thẳng về tâm lý, sinh lý đối với người lao động. 3 BÀI 2 CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM CÓ HẠI TRONG LAO ĐỘNG Để công tác KTAT-BHLĐ được tốt điều cơ bản là phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phát hiện và xử lý kịp thời những điều kiện lao động không có lợi trực tiếp đe doạ đến an toàn và sức khoẻ của người lao động trong quá trình lao động. 1 - Các yếu tố: - Máy móc thiết bị. - Gian xưởng. - Năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu. - Đối tượng lao động. - Người lao động. 2 - Các yếu tố khác liên đới: - Các yếu tố tự nhiên tại nơi làm việc. - Các yếu tố kinh tế, xã hội , quan hệ gia đình người lao động. 3 - Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong lao động: * Các bộ phận truyền động, chuyển động: - Trục máy, bánh răng, dây đai các loại ... cầu truyền động. - Sự chuyển động của bản thân máy móc: Ô tô, máy trục, tầu điện, đoàn goòng .... tạo ra nguy cơ (Uốn, cán, kẹp, cắt ... có thể gây cho người lao động, chấn thương, hoặc tử vong) * Nguồn nhiệt: - Lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy ... nấu ăn tạo ra nguy cơ tai nạn lao động. * Nguồn điện: - Điện áp, cường độ của dòng điện tạo ra nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do điện chập (làm cho người bị điện giật bị tê liệt hệ thống hô hấp và tim mạch). * Vật rơi, đổ sập: - Hiện tượng này thường sẩy ra khi trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định: Sập lò, vật rơi, từ trên cao xuống, đổ lò, đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm, đổ cột điện, cây đổ. * Vật văng bắn: - Phoi, các chi tiết khi gia công, gá lắp: Máy mài, máy tiện, đục kim loại, đá văng bắn khi nổ mìn. * Nổ: a - Nổ vật lý: 4 b - Nổ hoá học: Sự biến đổi về mặt hoá học của các chất diễn ra trong một thời gian ngắn với tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao làm huỷ hoại làm huỷ hoại các vật cản. * Về khí hậu: Gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ vận chuyển của O 2 ví dụ như: - Nhiệt độ cao, thấp gây suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động làm nguy hiểm khi người sử dụng thiết bị .... - Độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt cao thấp ảnh hưởng tới khả năng lao động của con người. * Tiếng ồn và rung xóc: Rung, xóc khi có các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, động cơ nổ ... công nhân làm việc ở điều kiện rung, xóc quá giới hạn dễ gây ra bệnh nghề nghiệp: Điếc, rối loạn cảm giác, giảm khả năng tập trung trong lao động gây mỏi mệt cáu gắt, buồn ngủ. * Bức xạ, phóng xạ: Bức xạ: - Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. - Lò thép. - Hàn cắt kim loại, nắn, đúc thép. - Say nắng làm giảm thị lực khi lao động do bức xạ hồng ngoại, đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực do bức xạ tử ngoại. * Chiếu sáng không hơp lý: - Chói quá, tối quá: Đơn vị là lux. * Bụi: Lượng bụi trong không trung người lao động hít phải gây bệnh phổi, hay bệnh bụi phổi. VD:- Bụi hữu cơ từ động vật, thực vật. - Bụi nhân tạo: Nhựa, cao su. - Bụi kim loại: Sắt, đồng. - Bụi vô cơ: Si líc, Amiăng. * Các hoá chất: - Chì, asen, crôm, benzen, rượu. - Các khí bụi: SO, NO, CO, axít, bazơ, kiềm, muối. * Các yếu tố vi sinh vật có hại: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn. 5 Thường gặp: Chăn nuôi, sát sinh, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị, làm lâm trường, phục vụ ở các bệnh viện, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng, làm việc ở các nghĩa trang. * Các yếu tố về cường độ lao động: Người lao động phải lao động với cường độ quá mức quy định. * Tư thế lao động: Tư thế làm việc gò bó như: Ngửa người, vẹo người, trèo trên cao, mang vác nặng .... Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: Bục nước, đổ lò , trượt tầng, đi lại vấp ngã. II - PHÂN LOẠI CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG: CÓ 3 NHÓM 1 - Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật 2 - Nhóm các nguyên nhân về tổ chức kỹ thuật. 3 - Nhóm các nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp. III - CÁC BIỆN PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN: 1- Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con người. 2 - Thiết bị che chắn an toàn. 3 - Thiết bị cơ cấu phòng ngừa. 4 - Tín hiệu an toàn. 5 - Khoảng cách và kích thước an toàn. 6 - Cơ khí hoá, tự động hoá. 7 - Phương tiện bảo vệ cá nhân. 8 - Kiểm định thiết bị. IV - VỆ SINH LAO ĐỘNG: 1 - Định nghĩa: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. 2 - Nội dung vệ sinh lao động. - Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động. - Xác định các yếu tố có hại tới sức khoẻ. - Biện pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức, kiến thức vệ sinh lao động đồng thời quan tâm việc theo dõi, quản lý sức khoẻ người lao động. - Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật thông gió, điều hoà nhiệt độ, chống bụi, chống khí độc, chống ồn, chiếu sáng, chống bức xạ.... Tất cả đều phải quán triệt ngay từ khi bắt đầu thiết kế, xây dựng các công trình, gian xưởng, tổ chức nơi sản xuất, khi chế tạo thiết bị, quá trình công nghệ. V - BỆNH NGHỀ NGHIỆP: 6 1 - Định nghĩa: Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động Việt Nam từ năm 1976, tới nay đã có 21 bệnh thuộc bệnh nghề nghiệp. 2 - Một số bệnh nghề nghiệp điển hình: - Bệnh bụi phổi silíc - Bệnh bụi phổi Amiăng - Bệnh bụi phổi bông. - Bệnh nhiễm đục chì, các hợp chất của chì - Bệnh nhiễm đoc bezen. - Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân. - Bệnh nhiễm độc măng gan. - Bệnh nhiễm độc các tia phóng xạ, X quang. - Bệnh điếc nghề nghiệp. - Bệnh xạm da nghề nghiệp. - Bệnh loét da. - Bệnh lao nghề nghiệp. - Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp. - Bệnh nhiễm hoá chất trừ sâu. - Bệnh áp suất nghề nghiệp. - Bệnh viêm phế mãn tính. 7 BÀI 3 TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN Công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại giữ vai trò rất quan trọng nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bảo vệ sức khoẻ con người lao động. Đây là chế độ của nhà nước trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động . (Thông tư số /98/TT-BLĐTBXH ký ngày 28/5/98 của bộ Lao động - Thương binh Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân). I - ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI ÁP DỤNG: Tất cả công nhân làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại, cán bộ quản lý nghiên cứu, giáo viên, học sinh, sinh viên đào tạo trong các trường dạy nghề, đại học, công nhân thử việc ... II - ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TRANG BỊ: Phương tiện bảo vệ cá nhân: Người lao động khi làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. - Tiếp xúc với các yếu tố xấu: Nhiệt độ quá cao, thấp, áp suất , tiếng ồn, rung, ánh sáng quá chói, tia phóng xạ, điện áp cao, điện từ trường. - Tiếp xúc với các bụi hoá chất: Hơi khí độc, bụi độc, sản phẩm có chì, thuỷ ngân, măngan, bazơ, axít, xăng, dầu ... - Tiếp xúc với các yếu tố sinh học độc hạivà môi trường lao động xấu: Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, phân , rác, cống rãnh hôi thối. - Làm việc với các thiết bị làm việc ở vị trí mà tư thế không phù hợp dễ gây tai nạn lao động: Trong hầm lò , trên cao. III - NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN: 1 - Đối với người sử dụng lao động: - Phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của các yếu tố nguy hiểm cải thiện điều kiện lao động. - Phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi trang cấp và kiểm tra việc sử dụng. - Phải căn cứ vào mức độ yêu cầu từng ngành nghề, từng công việc của đơn vị mình mà quyết định thời gian sử dụng cho phù hợp tính chất công việc, chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân. - Phương tiện bảo vệ cá nhân có yêu cầu kỹ thuật cao: Găng tay cách điện, ủng cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, người sử dụng lao động và người lao động cùng kiểm tra , để đảm bảo chất lượng trước khi cấp và định kỳ 8 - Kiểm tra sự sử dụng của người lao động (các phương tiện bảo vệ cá nhân): Trong quá trình làm việc đúng quy định, cấm sử dụng cho mục đích khác, nếu người lao động vi phạm phải kỷ luật theo đúng nội quy lao động của đơn vị mình. - Cấm người sử dụng lao động cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động bằng tiền để tự đi mua, những thiết bị phục vụ nếu công nhân làm mất, hư hỏng không có lý phải bồi thường, tuy nhiên nếu người lao động thiếu cần ngay thì người sử dụng lao động cấp cho họ và giải quyết sau. 2 - Đối với lao động: Đối với người lao động khi được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải: - Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn quy trình sử dụng và phương pháp bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, sử dụng đúng quy định, nếu làm hỏng mất phải bồi thường. - Các phương tiện bảo vệ cá nhân có yêu cầu kỹ thuật cao phải kết hợp với người sử dụng lao động, định kỳ kiểm tra có ghi sổ theo rõi ngày tháng năm kiểm tra. - Người lao động trước khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phải kiểm tra đề phòng hỏng hóc bất ngờ 9 BÀI 4 CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH LAO ĐỘNG 1 - Đối tượng huấn luyện: Đối tượng huấn luyện gồm: - Người sử dụng lao động. - Người lao động Làm việc trong các Doanh nghiệp, Cơ quan, Tổ chức. Ví dụ: - Doanh nghiệp nhiều nước. - Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác và tổ chức cá nhân có thuê mướn lao động. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động. - Các đơn vị sự nghiệp, Kinh doanh, Dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể nhân dân, tổ chức Chính trị khác kể cả của Quân đội. 2 - Huấn luyện đối với người lao động: a - Nguyên tắc về huấn luyện cho công nhân - Cán bộ KTAT- BHLĐ: - Công nhân phải có những hiểu biết về KTAT bảo hộ lao động của đơn vị mình. - Phải nắm những điều quy định trong các quy trình, quy phạm KTAT liên quan đến công việc mình đang làm và những nội quy, những chỉ dẫn kỹ thuật ở nơi mình đang công tác. Trên cơ sở đó có thể tránh không để sẩy ra tai nạn lao động trong việc mình đảm nhận và khi sẩy ra tai nạn lao động thì biết xử lý, biết cấp cứu người bị nạn. - Công nhân mới vào làm việc (không phân biệt công nhân tuyển dụng chính thức hay tuyển dụng tạm thời, dài hạn hay ngắn hạn) bất kỳ ngành nghề gì trước khi được giao việc phải huấn luyện và sát hạch KTAT - BHLĐ. - Đối với những công nhân thuộc những ngành nghề mà điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm hoặc có hại nhiều đến sức khoẻ, xí nghiệp, đơn vị phải tổ chức huấn luyện định kỳ và sát hạch lại. - Đối với cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất phải nắm vững các quy phạm, quy trình về KTAT - BHLĐ hiện hành có liên quan đến bộ phận (Phạm vi mình phụ trách) biết phương pháp tổ chức thực hiện theo quy trình, quy phạm nhằm bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. b - Người sử dụng lao động: - Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc huấn luyện về KTAT và BHLĐ cho toàn thể CBCNV trong đơn vị (hay Xí nghiệp). 10 - Quy định đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới đào tạo ở các Trường ra hay chuyển nghề (Từ nghề này sang nghề khác) chế độ huấn luyện theo 3 bước. Bước I: Huấn luyện khi công nhân mới đến làm việc bước này do đ/c phụ trách an toàn đơn vị giảng với nội dung theo quy định của LĐ-TBXH. Sau khi huấn luyện xong phải sát hạch và có chữ ký của người huấn luyện và người được huấn luyện vào sổ lưu kể cả bài kiểm tra. Bước II: Bước này do quản đốc Phân xưởng giảng nội dung huấn luyện. - Nội quy Phân xưởng. - Những quy định chung về an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Theo quy trình,quy phạm kỹ thuật cơ bản, quy phạm máy móc thiết bị (các ngành nghề mà đơn vị công trường, phân xưởng có) - Phổ biến các biện pháp thi công thật cụ thể từng công việc. - Các yếu tố độc hại. - Các biện pháp lao động đảm bảo an toàn. VD: Quy trình chống giữ lò cái than bằng gỗ bao gồm: + Công tác chuẩn bị trước khi làm việc và kiểm tra củng cố. + Khoan lỗ mìn. + Bắn mìn. + Bốc xúc, vận tải, gia công vì chống. + Xác định vị trí đào lỗ cột, đào lỗ cột, sửa gương. + Lên cột - xà. + Hiệu chỉnh vì chống Nêm - Đánh văng. + Cài chèn - Đào rãnh nước - Thu dọn dụng cụ, thiết bị. + Dọn vệ sinh công nghiệp. + Bàn giao ca. Sau khi huấn luyện kiểm tra + Thu bài chấm điểm ghi sổ ký tên để lưu. Bước III: Người thực hiện là tổ trưởng sản xuất đảm nhiệm hướng dẫn công việc cụ thể cho từng người và cử công nhân có bậc cao nhiều kinh nghiệm kèm cặp học sinh hàng ngày, hàng tháng, có nhận xét ưu, nhược điểm về công tác KTAT, ghi sổ ký tên đã học và đã hướng dẫn vào sổ của tổ sản xuất để lưu. c - Huấn luyện an toàn định kỳ cấp thẻ: Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về KTAT-BHLĐ cho công nhân hình thức tổ chức này thường huấn luyện tập trung, công nhân có 11 Nội dung chủ yếu là ôn tập đi sâu vào quy trình, quy phạm ngành nghề, thiết bị máy móc mà công nhân thực hiện hay điều khiển, kết hợp giữa quy trình, quy phạm, biện pháp thi công giảng viên cần phải liên hệ thực tiễn, phân tích thêm những nguyên nhân gây tai nạn lao động ở đơn vị, xí nghiệp mình hay xí nghiệp bạn, thông qua đó công nhân, rút kinh nghiệm phòng ngừa. Để đánh giá kết quả huấn luyện và nhận thức của công nhân, giáo viên ra đề kiểm tra kết quả ghi vào sổ theo dõi của đơn vị, gửi kết quả cho phòng An toàn Doanh nghiệp, ra quyết định cấp thẻ an toàn cho học viên đạt yêu cầu, công nhân không đạt buộc phải huấn luyện lại (nghiêm cấm phân công công việc cho những công nhân huấn luyện định kỳ không đạt yêu cầu. 12 BÀI 5 AN TOÀN VỀ ĐIỆN I - KHÁI NIỆM AN TOÀN ĐIỆN: 1 - Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người: Dòng điện qua người gây ra tác động nhiệt điện phân, tác động sinh lý gây kích thích các tổ chức tế bào, kèm theo sự co giật các cơ bắp, đặc biệt là cơ tim và cơ phổi, gây tổn thương cơ thể sống hoặc làm ngừng trệ cơ quan hô hấp và hệ tuần hoàn. Dòng điện chạy qua cơ thể gây kích thích gọi là dòng điện cảm giác: - Đối với Nữ khoảng 0,7 mA. - Đối với Nam khoảng 1,1 mA. Dòng điện cảm giác chưa gây nguy hiểm cho cơ thể, chúng lên tới 10 mA sẽ co giật (gọi là dòng điện co giật) ; Dòng điện khoảng 100mA gây rung tim (gọi là dòng điện rung tim). Mức độ tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố: - Điện trở người. - Loại và trị số dòng điện. - Thời gian dòng điện qua người. - Tần số dòng điện. - Đường đi của dòng điện qua cơ thể người. - Đặc điểm của người tai nạn. Điện trở người chủ yếu là điện trở lớp da ngoài, nếu da khô, sạch điện trở người  300  trong tính toán thường lấy điện trở người là 1000. Khi lớp da người bị mất thì điện trở chỉ còn 1  200. Dòng điện qua cơ thể phụ thuộc vào điện áp đặt lên cơ thể đó. Tác động của dòng điện lên cơ thể người là: Dòng điện Mức độ tác động lên cơ thể Dòng điện xoay chiều Dòng điện 1 chiều (mA) Không cảm giác 0,6  15 Bắt đầu cảm giác chân tay run nhẹ Ngón tay bị giật mạnh Không cảm giác 23 Bàn tay bị co giật Cảm giác nóng, ngứa 57 Khó rút tay ra khỏi vật dẫn, xương tay chân đau Cảm giác thấy tăng lên 8  10 Tê liệt hô hấp, tâm thất tim bắt đầu rung 50  80 Rất nóng, cơ bắp co giật, khó thở 13 90  100 Tê liệt hô hấp 3000  Tê liệt hô hấp, tim bị phá hoại tế bào do tác Như dòng điện xoay động nhiệt. chiều Thời gian dòng điện qua người lâu sẽ làm người nóng lên, mồ hôi ra nhiều làm điện trở da giảm. Như vậy việc giảm thời gian dòng điện qua người là phóng thích nạn nhân khỏi lưới điện thật nhanh. 2 - Các biện pháp bảo vệ: a - Biện pháp tổ chức quản lý: Đây là biện pháp quan trọng nhất bao gồm: Quy định trách nhiệm của quản đốc, cán bộ, công nhân , quy định về vận hành, về thủ tục giao nhận ca, quản lý hồ sơ, quy định về tổ chức kiểm tra , quy định về chế độ giám sát. b - Các biện pháp kỹ thuật: - Chống chạm vào các bộ phận mang điện gồm: + Cọc cách điện. + Che chắn. + Giữ khoảng cách an toàn. Yêu cầu cơ bản hàng đầu để bảo đảm an toàn là cách điện của thiết bị phải tốt, phải phù hợp... - Hàng năm phải tiến hành kiểm tra cách điện các thiết bị bằng mê gôm. - Che chắn: Bảo đảm người không chạm vào các phần dẫn điện. - Giữ khoảng cách an toàn. - Không để xuất hiện điện áp chạm bao gồm các biện pháp: + Tăng cường cách điện. + Dùng điện áp thấp 12v, 24v, 36v, nơi đặc biệt nguy hiểm. + Dòng mang điện cách ly. - Không thể tồn tại điện áp cao, vì chạm vỏ là trường hợp hay sẩy ra, đề phòng tai nạn cho người phải áp dụng biện pháp giảm nhỏ điện áp chạm vào, cắt nhanh nguồn điện dẫn tới chỗ chạm vỏ bằng biện pháp: + Nối không. + Nối đất bảo vệ. Nơi yêu cầu an toàn cao, mỏ hầm lò phải áp dụng mạng điện hạ áp 3 pha có trung tính cách ly , có dùng thiết bị kiểm tra cách điện làm biện pháp bảo vệ chính. Để nâng cao chất lượng an toàn cho người và thiết bị điện cần phải được nối đất bảo vệ. Nối đất bảo vệ là tạo ra mạch rẽ để giảm điện áp chạm đất lên người khi có chạm vỏ, đồng thời còn tạo ra chạm đất khi có chạm vỏ để thiết bị kiểm tra cách điện tác động kịp thời cắt ngừa điện dẫn tới chỗ chạm vỏ. 14 Dây nối đất là thép ống 30  50 mm, thép góc 40 x5  60 x 5, L = 2,5  3m đóng thẳng vào đất, đầu trên chìm sâu 0,8  1 m, nếu đóng nhiều cọc nối đất thì dùng thép dẹt 40 x 5 hay thép tròn 16, đặt nằm ngang sâu từ 0,8  1m ở trong đất để làm cực nối đất. II - CẤP CỨU TAI NẠN ĐIỆN: Hiệu quả của cấp cứu tai nạn điện phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và đúng cách, có những trường hợp không biết cách cứu thì có thể cả người cứu và người bị tai nạn đều bị chết. Đối với công nhân phải được phổ biến về sự nguy hiểm của dòng điện và cách cấp cứu khi gặp người bị tai nạn về điện, biết phương pháp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. 1 - Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện: - Nếu mạng cao áp thì phải cắt cầu dao trước, sau đó tiến hành phóng thích nạn nhân ra khỏi lưới điện. Chỉ có thợ điện có đủ trang bị đầy đủ và được huấn luyện thì mới được dùng dụng cụ gạt dây điện ra khỏi nạn nhân hay làm ngắn mạch đường dây điện. - Trường hợp bị tai nạn ở trên cao phải có người đỡ người bị nạn rơi xuống khi phóng thích. - Nếu là mạng hạ áp có thể rút phích cắm, giật đứt cầu chì, công tắc hay dùng gỗ khô, quần áo khô gạt hoặc lót vật cách điện nắm vào tay người bị nạn kéo ra. Khi tách nạn nhân cần chú ý: + Không chạm vào các phần dẫn điện nhất là dây gần nạn nhân. + Không nắm vào người nạn nhân bằng tay không. + Để nạn nhân nằm yên tĩnh nơi thoáng mát và theo dõi sự hoạt động của tim và phổi nếu hoạt động bình thường nhưng ngất thì phải có người theo dõi, bàn giao cho Y tế, nếu tim, phổi ngừng trệ phải tiến hành hô hấp nhân tạo hay xoa bóp tim ở lồng ngực. 2 - Hô hấp nhân tạo: * - Hà hơi thổi ngạt: Do 1 người làm bằng cách. Đặt nạn nhân nằm, người cứu quỳ bên cạnh, sau khi moi sạch đờm dãi, đặt một tay lên trán nạn nhân đẩy về phía sau, tay kia ấn vào mồm nạn nhân rồi thổi mạnh, vừa thổi vừa chú ý xem lồng ngực người nạn nhân có phồng lên không, rồi để khí từ phổi nạn nhân tự thoát ra và chuẩn bị cho lần thổi khác, thổi khoảng 20 lần/phút lúc đầu và sau rút xuống 16 lần/phút cho tới khi nạn nhân tự thở được. * - Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Đặt một tay lên trên phần tim, dùng tay kia ấn lên tay này 3 cái, có trường 15 Nếu không đặt hai tay chéo nhau lên trên vị trí tim dùng cả sức nặng thân cơ thể đè lên làm cho lồng ngực nạn nhân bị nén từ 3  4 cm làm 60 lần/phút. Khi có hai người cứu thì một người thổi ngạt, một người xoa bóp tim, cứ 5 lần xoa bóp tim thì 1 lần thổi ngạt, cứ thế làm đến khi tim, phổi nạn nhân hoạt động trở lại. Phải làm liên tục kể cả khi đang đưa nạn nhân trên đường tới bệnh viện. IV - CÔNG VIỆC KIỂM TRA AN TOÀN ĐIỆN TẠI CƠ SỞ: 1 - Quản lý hồ sơ văn bản: - Hồ sơ hệ thống điện: Bản thiết kế, biện pháp thi công, biên bản nghiệm thu, sơ đồ phân phối điện, sơ đồ mặt bằng đánh dấu tuyến cáp (nếu có). - Hồ sơ hệ thống chống sét (thiết kế, biện pháp thi công, biên bản nghiệm thu, văn bản kiểm tra hàng năm. - Hệ thống nối đất. - Hồ sơ máy móc, thiết bị của đơn vị quản lý. 2 - Công tác kiểm tra: Công tác kiểm tra gồm: Kiểm tra, nghiệm thu, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường. - Kiểm tra hệ thống điện: Cáp ngầm, đường dây trần, trạm, tủ phân phối, các cầu dao. - Kiểm tra hệ thống nối đất: Quy phạm nối đất , nối không các thiết bị. - Kiểm tra hệ thống chống sét: Kim thu sét, dây dẫn sét. - Kiểm tra hồ sơ máy móc thiết bị, phương tiện và chất lượng máy móc, thời gian hoạt động, thời gian sửa chữa, tiểu tu, trung đại tu, sửa chữa thay thế hay bảo dưỡng định kỳ. - Kiểm tra việc thực hiện chế độ: Làm vệ sinh các thiết bị, trạm điện thường xuyên. 16 BÀI 6 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÁC NGÀNH VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC BHLĐ I - TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC BHLĐ: Tính chất quần chúng trong công tác BHLĐ, vì nó liên quan đến tất cả mọi người (Từ người quản lý lao động, cán bộ quản lý các ngành, các cấp, đặc biệt là người lao động). Vì vậy cần thực hiện tốt cơ chế 3 bên. Nhà nước - người sử dụng lao động và công đoàn trong công tác BHLĐ. Trong nghị định 6 /CP chương 6 điều 20, 21 quy định trách nhiệm của tổ chức công đoàn. - Tổ chức công đoàn lao động Việt Nam tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chương trình Quốc gia, chương trình nghiên cứu khoahọc, pháp luật, chính sách chế độ về BHLĐ, an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Công đoàn phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh - Xã hội và Y tế cùng cấp tham gia kiểm tra giám sát việc quản lý nhà nước, việc thi hành pháp luật an toàn - vệ sinh lao động và điều tra tai nạn lao động. - Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục vận động người lao động chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, xây dựng phong trào đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong Doanh nghiệp và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên. Căn cứ hiến pháp, luật công đoàn, luật lao động và nghị quyết số 01/TCĐ ngày 21/4/1995 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quy định nội dung hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp từ TCĐ, tổng liên đoàn, công đoàn ngành nghề toàn quốc, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn cấp trên cơ sở xí nghiệp, công đoàn cơ sở, theo quyết định này công đoàn cơ sở, kể cả công đoàn lâm thời, có nhiệm vụ sau: 1 - Thay mặt người lao động ký bản thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động trong đó có nội dung về BHLĐ. 2 - Tuyên truyền giáo dục về BHLĐ cho người lao động và người sử dụng lao động, huấn luyện BHLĐ cho người lao động. 3 - Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch BHLĐ, các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, tham gia xây dựng quy chế, phân công trách nhiệm, thưởng phạt về BHLĐ. 4 - Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ, quy định về BHLĐ. 5- Tham gia xử lý, theo dõi, thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với công đoàn cấp trên. 17 II - PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN 1- Phương thức trực tiếp với người lao động: Tiến hành tổ chức đại hội công nhân viên chức, hội nghị dân chủ, đối thoại, tọa đàm giữa người lao động và người sử dụng lao động. 2- Phương thức chuyên gia: Là tập hợp đoàn viên giỏi chuyên môn và tay nghề làm công tác BHLĐ. 3- Phương thức quần chúng: Tổ chức, vận động, thu hút mọi người thực hiện công tác BHLĐ. 4- Phương thức hành chính: Tổ chức kiểm tra, điều tra, lập hồ sơ để xử lý vi phạm can thiệp giải quyết khiếu nại tố cáo của quần chúng, thực hiện chế độ thưởng phạt. 5- Phương thức hoạt động dịch vụ theo "đơn đặt hàng" của quần chúng về phương tiện bảo vệ cá nhân, pháp lý đo đạc kiểm tra môi trường lao động. III - QUYỀN - NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC KTAT-BHLĐ: 1 - Quyền - Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: a - Quyền: - Buộc người lao động phải tuân theo các quy định, nội quy, biện pháp an toàn vệ sinh lao động. - Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật đối với người vi phạm trong việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động. - Khiếu nại với cấp trên về các quy định của thanh tra về an toàn vệ sinh lao động nhưng phải chấp hành những quyết định đó và chờ quyết định mới. b - Nghĩa vụ: - Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh song song với kế hoạch KTAT-BHLĐ và cải thiện điều kiện lao động. - Trang cấp đủ có chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động theo đúng quy định của nhà nước. - Phân công nhiệm vụ và cử người: Giám sát việc thực hiện quy định, các biện pháp an toàn vệ sinh lao động trong Doanh nghiệp, phổi hợp với Công đoàn xây dựng và duy trì sự hoạt động mạng lưới ATV - VSV. - Xây dựng nội quy và quy trình về AT-VSLĐ cho các thiết bị, máy móc, các công nghệ , vật tư, nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước. - Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, các quy định, các biện pháp AT-VSLĐ đối với người lao động. 18 - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định báo cáo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện KTAT-BHLĐ, cải thiện điều kiện lao động với các cấp quản lý Doanh nghiệp. 2 - Quyền - Nghĩa vụ của người lao động: a - Quyền: - Yêu cầu người sử dụng bảo đảm điều kiện làm việc AT-VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đủ, chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện thực hiện các biện pháp biện pháp AT-VSLĐ. - Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ sẩy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình, nhưng phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, chỉ trở lại vị trí làm việc khi các yếu tố nói trên được giải quyết. - Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về AT-VSLĐ trong hợp đồng lao động thoả ước. b - Nghĩa vụ: - Chấp hành các quy định, nội quy về AT-VSLĐ có liên quan đến công việc nhiệm vụ được giao. - Phải sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn - vệ sinh nơi làm việc nếu làm mất hay hư hỏng phải bồi hoàn. - Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cấp cứu khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan