Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài giảng hình họa thời trang...

Tài liệu Bài giảng hình họa thời trang

.PDF
34
1403
121

Mô tả:

Chƣơng 1: NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ HÌNH HỌA CƠ BẢN 1.1. Kh¸i niÖm vµ vai trß h×nh häa 1.1.1. Khái niệm Hình họa là phương pháp dựng hình để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng, hình khối, sáng tối... để tạo không gian trên mặt phẳng. Không gian trong hình họa có thể là một màu hoặc nhiều màu. Mối quan hệ của Hình họa và hình họa Thời trang có tính vận dụng chọn lọc. Hình họa là nghiên cứu để nắm chắc các quy luật tạo hình về cơ thể người. Hình thời trang có xu hướng cách điệu theo chuẩn độ của yêu cầu thiết kế. Hình họa thời trang là phương pháp dựng hình từ tổng thể đến mọi chi tiết trang phục phủ trên bề mặt của cơ thể người. Mỗi bộ phận đều có liên quan chặt chẽ và hệ thống với nhau. Để bề mặt có được sự hài hòa cân đối, phải tạo dựng bộ khung có tỷ lệ thuận mắt, cấu trúc chuẩn xác, thiết kế phù hợp với từng cơ thể ở mỗi độ tuổi. 1.1.2. Vai trò Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: Ký họa, Vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc… và các Ngành Nghệ thuật khác (Kiến trúc, Điện ảnh, Sân khấu, Thiết kế Mỹ thuật công nghiệp). Hình họa nghiên cứu cơ thể người là cơ sở không thể thiếu được trong việc hình thành ý tưởng sáng tác của người họa sỹ thiết kế thời trang. 1.2. Dông cô, vËt liÖu trong vÏ h×nh häa Bút chì Có 2 loại chì: Ruột cứng (chì HB, 2B) và mềm (chì 3B đến 12B) - Chì HB, 2B dùng cho việc dựng hình - Chì 3B trở lên dùng cho quá trình tạo khối, lên bóng sáng- tối, đậm nhạt Nên dùng loại bút chì Tiệp KOH, Stealer của Đức dễ tẩy và không bị lì khi vẽ bài. Không nên dùng bút chì kim, khi sử dụng phải gọt bút bằng dao. Chì màu Chì màu có 3 dạng thông dụng là chì sáp, chì gỗ và chì nước. Tẩy (gôm) Có 3 dạng tẩy cơ bản: - Tảy gôm mềm 4B (đen hoặc vàng) - Tảy gôm trắng Pentel. - Tảy ganh. Que đo Q ue đo bằng tre dày 2ly dài 30cm hoặc sử dụng trực tiếp bằng bút chì. Dây dọi Có cấu tạo tương tự con lắc đơn gồm 1 dây nhẹ và 1 vật nặng, có công dụng để gióng các điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng đứng. Là công cụ khá rườm rà có thể thay thế bằng bút chì. Tránh tình trạng đổ hình khi vẽ. (Có thể tự chế dây dọi bằng cách dùng sợi dây nhẹ, chắc, gắn chặt vào một cục chì (để thả lưới đánh bắt cá) hoặc một vật nặng tương tự). Giá vẽ Làm bằng gỗ hoặc inox, được kết cấu bằng 3 chân kiềng, có tác dụng đỡ bảng khi vẽ. Bảng vẽ (bảng gỗ dán, mica) Là một tấm bảng cứng lót dưới giấy để làm bàn đệm trong quá trình vẽ. Bản vẽ nên to hơn khổ giấy một chút để giấy không bị nhàu trong quá trình vẽ. Dao rọc giấy Dùng để gọt bút chì. Nên mua loại vừa vặn với tay và không quá nhỏ để lưỡi dao được chắc và thêm bộ lưỡi dao dữ trữ kèm theo Kẹp Làm bằng sắt, inox có tác dụng kẹp giấy vào bảng khi vẽ Băng dính Làm bằng giấy, mặt trong có lớp dính, dùng để dán giấy vào bảng. Pa lét Được làm bằng nhựa, có các ngăn pha màu to nhỏ khác nhau. Giấy thẩm (giấy ăn) Là loại giấy mề, mỏng, có độ thấm hút nước cao. Giấy vẽ Giấy Canson Trong quá trình học nên làm quen với loại giấy này. Canson có rất nhiều loại, nên chọn giấy mỏng để vẽ. Lưu ý: Giấy Canson có 2 mặt nhám và trơn, vẽ mặt nhám. 1.3. Nh÷ng yÕu tè t¹o h×nh trong vÏ h×nh häa 1.3.1. Nét, mảng, hình khối a/ Nét: Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian xung quanh. “Đường” và “Nét” thường cùng song hành, muốn tạo nét phải có đường và đường làm nên nét. Hình 1. Yếu tố nét trong dựng tượng David b/ Mảng: Một mặt phẳng có chu vi nhất định gọi là mảng. Trong mỹ thuật, nhất là trong bố cục tranh có phân biệt mảng chính, mảng phụ, mảng nổi, mảng chìm, mảng đậm, mảng nhạt… Đó là cách gọi một lượng đậm nhạt màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành 1 mảng riêng, khác biệt rõ rệt với các mảng xung quanh. Một bức tranh đẹp đều có sự hài hoà chung của các hình mảng trong bố cục. Hình 2. Yếu tố mảng trong bố cục trang trí c/ Hình - khối: Hình: Mảng tạo nên hình nhất định, những hình khác nhau được sắp xếp tạo nên sự cân đối hay thăng bằng trong bố cục, hình vẽ. Hình luôn tồn tại ở hai dạng cụ thể và trừu tượng. Hình và mảng thường không tách rời nhau, mảng khái quát còn hình cụ thể hơn. Hình 3. Yếu tố hình trong bố cục trang trí Khối: Một vật thể phải có hình dáng và chiếm chỗ nhất định trong không gian. Khối của một vật thể được nhận biết theo cách vật thể ấy đặt trong 1 không gian có giới hạn và xác định. Trong Hội họa nói chung và hình họa nói riêng, Khối và không gian là yếu tố ảo do đậm nhạt tạo ra trên mặt phẳng. Khối là một trong những yếu tố của cấu trúc tạo hình, cũng như đường nét, màu sắc… để tạo nên hình tượng vật thể của bức tranh. Hình 4. Yếu tố khối trong bố cục trang trí 1.3.2. Sáng- tối, đậm- nhạt Con người nhận biết được thế giới khách quan thông qua con mắt và ánh sáng, ánh sáng chiếu rọi vào vật thể làm nổi hình khối, làm cho vật có màu sắc. Ánh sáng chiếu vào một hay hai chiều nào đó của vật thể tạo thành các độ đậm nhạt khác nhau làm cho vật thể đó nổi hình và khối lên, các chiều khác không nhận được ánh sáng sẽ chìm trong mảng tối. Tuỳ thuộc vào cấu tạo hình khối, màu sắc và chất của vật mẫu, tuỳ thuộc vào nguồn sáng mạnh hay yếu mà tương quan cụ thể của vật mẫu thay đổi khác nhau. Hình 5. Yếu tố ánh sáng chiếu vào vất thể 1.3.3. Bố cục- tỷ lệ a/ Khái niệm bố cục: Bố cục là sự phối hợp những tín hiệu thị giác (hình khối, màu, nét và các biến thể v.v…) từ dạng tự do đơn lẻ, đến phức tạp trở nên một tổng thể có sự phối hợp hài hòa và chủ động trong một không gian cụ thể, nhằm biểu lộ định hướng nhất định trạng thái tình cảm của người vẽ. Có nhiều kiểu bố cục, tuy vậy ta có thể nhóm chúng thành một số loại bố cục cơ bản như sau: - Bố cục đối xứng: Thường được tạo ra từ trục tự nhiên của hình ảnh. Trong khi các yếu tố phụ được phân chia ít nhiều đối xứng ở cả hai bên. Kiểu bố cục này thường được các họa sỹ Trung cổ ưa sử dụng. Nó tạo nên những giá trị có tính quyền lực, trang trọng… Hình 6. Bố cục đối xứng trong nghệ thuật trang trí - Bố cục lệch tâm: Xuất phát điểm từ kiểu bố cục đối xứng, bằng cách xê dịch yếu tố được ưu tiên của hình ảnh lệch đôi chút khỏi trục tự nhiên. Cách bố cục này được các họa sỹ Phục Hưng sử dụng, sau đó được các họa sỹ ấn Tượng rất ưa dùng. Nó năng động và gần gũi, tự nhiên hơn hẳn so với bố cục đối xứng. Hình 7. Bố cục lệch tâm trong nhiếp ảnh - Bố cục chéo góc: Kéo mắt người xem trượt xuống dốc hoặc vượt lên dốc tùy thuộc vào chiều chéo lên hay chéo xuống. Chẳng hạn bức “Maja khỏa thân” của F. Goya (1716 – 1828) được bố cục có xu hướng hút mắt người xem theo trục chéo đi lên. Ngược lại bức vẽ “Ngụ ngôn về những người mù” – Bruegel Le Vieux (1525 – 1569) lại bố cục có xu hướng kéo mắt người xem theo trục chéo đi xuống. Hình 8. Bố cục chéo góc trong nhiếp ảnh - Bố cục trục ngang: Phối trợ với những hướng chéo lên nhất định tạo ấn tượng vui vẻ thanh thản và mạnh mẽ. Nếu phối trợ với những hướng chéo đi xuống tạo cảm giác đổ vỡ, u ám. Hình 9. Bố cục trục ngang trong tranh hội họa - Bố cục tam giác: Nếu bố cục nằm gọn trong tam giác thường gây cảm giác tôn nghiêm nhưng lạnh lùng. Ngược lại bố cục nằm tương đối trong hình tam giác, gây cảm giác đi lên thăng hoa và phấn chấn… Hình 10. Bố cục tam giác trong tranh hội họa b/ Khái niệm tỷ lệ: - Tỷ lệ là trọng tâm của một tác phẩm không phải ở chính giữa bức ảnh, thường nó nằm tại 4 điểm giao cắt nhau tại 4 đường thẳng sẽ cho hiệu quả cao nhất. - Tỷ lệ của đường cong vàng là một trong những nguyên tắc bố cục được ưa chuộng nhất . - Tác phẩm có điểm hút, hay còn gọi là đường chân trời sẽ tạo cho tác phẩm có chiều sâu, đem lại hiệu quả hình ảnh cao đối với người xem. Đường chân trời nằm ở vị trí 1/3 hay 2/3 bức ảnh. Hình 11. Tỷ lệ vàng trong tranh của Leonardo Da Vinci 1.3.4. Luật xa gần a/ Khái niệm luật xa gần là tập hợp các phương pháp biểu hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều bằng các yếu tố tạo hình như đường nét, tỷ lệ, sắc độ… Nhằm giải thích và trình bày diễn biến sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo quy luật của mắt nhìn. Trong quá trình sáng tạo, người ta đã tạo ra nhiều cách diễn tả xa gần, nhiều phương pháp linh hoạt sinh động như xa gần đường nét dùng đậm nhạt và màu sắc để diễn tả xa gần. Không dùng các phương pháp khoa học mà dùng cách ước lệ gây cảm giác xa gần, thuận mắt mà vẫn có cái đẹp thẩm mỹ. Đường tầm mắt (Còn gọi là đường chân trời) là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời, nên còn gọi là đường chân trời. Đường tầm mắt có thể thay đổi cao hay thấp tuỳ thuộc vào vị trí của người nhìn. Khi vẽ theo mẫu, cần phải xác định đường tầm mắt để vẽ hình cho đúng. b/ Điểm tụ: Nằm ở đường tầm mắt, là điểm đồng quy của những đường thẳng cùng hướng trong phối cảnh. Người ta dùng điểm tụ để xác định hướng của các đường thẳng song song khi đi vào chiều sâu của tranh. Trên bản vẽ phối cảnh có nhiều điểm tụ: Điểm tụ chính và các điểm tụ ngẫu nhiên. Tất cả các điểm tụ chính đều nằm trên đường tầm mắt. c/ Đường chân trời: Đường hình học dùng cho phối cảnh đường nét. Khi dùng trong phối cảnh thì đường chân trời cũng là đường tầm mắt. Trên tranh vẽ, đường chân trời là đường nằm ở vị trí mà dường như trời đất, biển trùng nhau. Đường chân trời là một yếu tố quan trọng, nó chứa đựng các điểm tụ của mặt phẳng, góp phần chủ yếu để định chiều sâu của không gian trên mặt phẳng hai chiều. Đối với người vẽ tranh, đường chân trời (hay đường tầm mắt) luôn luôn ở ngang tầm mắt của người vẽ, nó cao lên hay thấp xuống là do vị trí của người vẽ đứng lên hay ngồi xuống. Còn ở trong tranh, người vẽ có thể quyết định đường tầm mắt tuỳ theo ý định bố cục của tranh Hình 12. Luật xa gần trong phối cảnh kiến trúc 1.4. Ph-¬ng ph¸p dùng h×nh c¬ b¶n trong vÏ h×nh häa 1.4.1. Quan sát và nhận xét mẫu - Bước 1: Quan sát cách sắp xếp - Bước 2: Phân tích mối tương quan hình thể, đậm nhạt, sáng tối, màu sắc, đường nét… - Bước 3: So sánh, cân nhắc và hình thành ý tưởng bố cục bài vẽ. Hình 13. Tượng thạch cao David 1.4.2. Dựng hình - Bước 1: Xác định bố cục của hình trên giấy vẽ (lề trên cách 2- 2,5cm, lề dưới cách 4- 4,5cm, lề trái và phải cách 3- 5cm) - Bước 2: Dùng que đo và bút chì HB hoặc 2B dựng hình: Phác khung hình lớn rồi đi vào các chi tiết. - Bước 3: Dùng dây dọi và que đo so sánh các tỷ lệ sao cho giống hình mẫu Hình 14. Phương pháp vẽ dựng hình đầu tượng thạch cao 1.4.3. Tạo khối cơ bản - Bước 1: Nheo mắt để xác định bóng sáng – trung gian – tối của ánh sáng hắt vào hình. - Bước 2: Dùng bút 3B trở lên để đánh bóng từ tối qua sáng sao cho tạo khối được như hình thực. - Bước 3: Đánh bóng tương qua giữa hình và nền để làm nổi bật khối Hình 15. Phương pháp vẽ tạo khối của tượng thạch cao 1.4.4. Hoàn chỉnh mẫu - Bước 1: Đứng lùi xa bài vẽ hoặc để bài vẽ cạnh mẫu để quan sát và so sánh để có thể phát hiện các điểm chưa chính xác của bài (nên làm như vậy từ 2-3 lần) - Bước 2: Điều chỉnh lại nếu chưa đúng với mẫu, - Bước 3: Đẩy sâu hình- vẽ kỹ hơn để bài vẽ đạt được về bố cục, hình, tương quan tỷ lệ, đậm nhạt và nhất là không gian chung của mẫu. Hình 16. Phương pháp vẽ hoàn thiện tượng thạch cao 1.5. Bµi tËp øng dông 1.5.1. Vẽ hình khối cơ bản Hình 17. Các bước mẫu vẽ các hình khối thạch cao 1.5.2. Vẽ tƣợng Hình 18. Các bước vẽ tượng thạch cao Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VẼ HÌNH HỌA THỜI TRANG VÀ MẪU TRANG PHỤC 2.1. Gi¶i phÉu c¬ thÓ ng-êi vµ quy luËt vËn ®éng cña c¬ thÓ 2.1.1. Kết cấu cơ thể ngƣời Hình thể con người tương đối phức tạp, nhưng chúng ta có thể khái quát bằng các hình học cơ bản như hình tròn, hình vuông, chữ nhật, tam giác,hình trụ, hình thang,... Hình thể con người do 4 bộ phận (đầu, thân, tay, chân ) tạo thành, muốn vẽ được hình thể người phải nắm rõ những bộ phận cấu thành, mối quan hệ của chúng, những đường nối nhau thật tự nhiên thì hình vẽ mới sinh động. Hình 19. Kết cấu thân người Hình 20. Kết cấu cơ thể người 2.1.2. Trọng tâm và quy luật vận động Chiều cao trung bình của cơ thể được tính từ đỉnh sọ tới mặt sàn, tương đương khoảng cách của đầu ngon tay trái sang tay phải khi giang rộng cánh tay ra ngoài song song với mặt sàn, tạo thành hình vuông. Trọng tâm của cơ thể khi chuyển động cánh tay giơ thẳng qua đầu là vị trí rốn, tạo thành 1 hình tròn. Và trọng tâm của cánh tay khi chuyển động ở các vị trí khác nhau tâm được bắt đầu từ vị trí ức- cổ. Hình 21. Quy luật vật động của cơ thể người 2.1.3. Tỷ lệ mô-đun a/ Tỷ lệ mô- đun nữ - Khoảng cách từ đỉnh đầu tới cằm = 1 mô- đun. - Khoảng cách từ cằm tới ngang ngực = 1 mô- đun. - Khoảng cách từ ngang ngực tới ngang eo = 1 mô- đun. - Khoảng cách từ ngang eo tới ngang mông = 1 mô- đun. - Khoảng cách từ ngang mông tới ngót chân = 4 mô- đun (khoảng cách từ ngang mông tới ngang gối = 2 mô- đun). - Khoảng cách từ mỏm cùng vai tới ngón tay giữa: 3 mô- đun (khoảng cách từ mỏm khuỷu đến ngón giữa = 1,75 mô- đun). - Rộng vai = Rộng mông = 1,5 mô- đun. Hình 22. Phương pháp dựng người mẫu nữ theo tỷ lệ mô-đun dáng thẳng đứng b/ Tỷ lệ mô- đun nam - Khoảng cách từ đỉnh đầu đến cằm = 1 mô- đun. - Khoảng cách từ cằm đến ngang ngực = 1 mô- đun - Khoảng cách từ ngang ngực đến ngang eo = 1 mô- đun - Khoảng cách từ ngang eo đến ngang mông = 1 mô- đun - Khoảng cách từ ngang mông đến gót = 3,5 mô- đun (khoảng cách từ ngang mông đến ngang bắp chân = 2 mô- đun). - Khoảng cách từ mỏm cùng vai đến ngón tay giữa = 3 mô- đun (khoảng cách từ mỏm khuỷu đến ngón giữa = 1,75 mô- đun). - Rộng vai = 2 mô- đun. - Rộng mông = 1,5 mô- đun. Hình 23. Phương pháp dựng người mẫu nam theo tỷ lệ mô-đun dáng thẳng đứng c/ Tỷ lệ mô- đun trẻ em - Trẻ sơ sinh = 3,5 mô- đun (đường phân đôi người ở trên rốn). - Trẻ 1 Tuổi = 4 mô- đun (đường phân đôi người ở trên rốn 1-2cm; Đầu to, chân ngắn, giới tính chưa phân biệt rõ ràng). - Trẻ 2 tuổi > 4 mô- đun (đường chia đôi cơ thể ở dưới rốn, sự phân biệt giới tính chưa rõ). - Trẻ 4 tuổi = 5 mô- đun (nhìn thấy sự thay đổi về giới tính nhưng chưa nhiều).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan