Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài giảng cây rau-tài liệu nông nghiệp

.PDF
180
444
92

Mô tả:

Bài giảng cây rau-tài liệu nông nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CÂY RAU Người biên soạn: TS. Lê Thị Khánh Huế, 08/2009 Bài 1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY RAU 1. KHÁI NIỆM, GIÁ TRỊ CÂY RAU TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Khái niệ m Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngo n và bổ được sử dụng như là mó n ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống . Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệ m về “rau” chỉ có thể dựa trên công dụng của nó. Rau xa nh là loại thực phẩ m không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngà y của mỗ i người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhâ n tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ “cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị của rau được thể hiện nhiề u mặt trong cuộc sống. 1.2. Giá trị dinh dưỡng - Rau là nguồ n cung cấp năng lượng cho cơ thể Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngà y/người tức 90110kg/người/nă m. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv...Trong rau xanh hà m lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiế m tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng là m tăng sự hấp thu và lưu thông của má u, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit. - Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiề n: Rau có chứa các loại vita min A (tiề n vita min A), B1, B2, C, E và PP vv... Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồ n vita min A, 60 70% nguồn vita min B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C. Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vita min nào đó sẽ là m cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uố ng lâ u ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà... do thiế u vita min A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vita min C; miệng lưỡi lở loét, viê m ngứa chủ yếu do thiếu vita min PP; tê phù do thiếu 1 vita min B (chủ yếu là B1)...Ngoài ra thiế u vita min làm giả m sức dẻo dai, hiệu suất làm việc kém, dễ phát sinh nhiề u bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu là nh. Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hà ng ngày mỗ i người đều cần một lượng vita min nhất định, nhu cầu vita min hà ng ngày mỗ i người cần 100 mg C trong đó 90% lấy từ rau quả. - Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấ m hương, mộc nhĩ (100- 357 mg%). - Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạc h áp huyết cao. Ngoài ra nhiề u loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pine n ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệ u đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngà y càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 -110 kg/nă m tức 250-300 g/người/ngày.Liên hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triề u Tiên: 141,1 kg; Newzealands: 136,7 kg. Hà Lan lên tới 202 kg/người/nă m. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. Ở nước ta, do đời sống chưa cao, nhu cầu về rau ngà y càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng bình quân trên đầu người vẫn còn thấp. Tiê u thụ rau nhiều chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng nă m 2000 trở lại đây mức tiêu thụ tăng lên xấp xỉ nhu cầu bình quân của thế giới: Năm 2005 cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu tiêu thụ 96,3 kg/người/nă m, tức khoảng 263,8 g/người/ngà y. Phấn đấu đến năm 2010 mức tiêu thụ105,9 kg/người/năm tức 290,1 g/người/ngày với dân số chừng 95,8 triệu người. 1.3. Giá trị kinh tế - Rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiế n lược Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoà i ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Na m 329.972 ngà n USD. Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Na m hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấ m... trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ..và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất khẩu rất nhiều cả 2 dạng rau tươi và qua chế biế n như rau đóng hộp, rau gia vị, rau muối...trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm. Bảng 1: Thị trường xuất khẩu rau quả tháng 4 và 4 tháng năm 2005 Thời gian Thá ng 4/2005 (USD) 4 tháng nă m 2005 (USD) Thị trường Trung Quốc 5.208.971 15.359.231 Nhật Bản 2.905.127 10.741.899 Đài Loan 2.055.040 6.824.588 Nga 1.316.290 4.773.691 Indonesia 1.178.316 4.233.744 Mỹ 998.720 4.112.364 Hàn Quốc 786.192 2.598.249 Hà Lan 656.111 2.170.692 Pháp 500.743 2.048.384 Singapore 489.692 1.785.933 Malaysia 466.616 1.538.967 Đức 308.694 1.426.445 Brazin 245.157 1.331.510 Arập Thố ng nhất 303.166 1.136.787 (Nguồn: tổng cục Hải Quan Việt Nam 2006) - Rau là nguyên liệ u của ngành công nghiệ p thực phẩ m Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu dưới dạng tươi, muố i, là m tương, sấy khô, xay bột... công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấ m...), công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây, cà chua...), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...), công nghiệp chế biế n thuốc dược liệ u (tỏi, hành, rau gia vị), làm hương liệ u (hạt ngò (hạt mùi), ớt, tiêu....). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa. - Rau là nguồ n thức ăn cho gia súc Với chăn nuôi gia súc, gia cầ m, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu lợn tiêu thụ 1 ngày 2- 3kg rau, trong đó có 50 - 60% loại rau dùng cho người: rau muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, lang. Trung bình 9kg rau xanh thì cho 1đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được. Rau thường chiếm 1/3 - 1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất rau và các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. - Trồng rau sẽ phát huy thế mạ nh của vùng, tăng thu nhập hơn so với một số loại cây trồng khác 3 Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắ n nhưng cho năng suất cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ma ng lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cũng trồng trên chân đất ấy. Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2 - 3lần một ha lúa. Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn đấu thu nhập 50 triệu/ha/nă m, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70-100 triêụ đồng/ha/năm. Tại vùng chuyê n canh rau Hà Nội (2002-2004) theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ thu nhập bình quân 76-83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 -153 triệ u là mức có thu nhập cao so với 26,8 triêụ/ha bình quân của ngành trồng trọt. Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn nông dân trồng cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách đáng kể. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng rau. Thuỷ Châu (Hương Thuỷ - Thừa Thiên Huế) trong vụ Hè - Thu 2006 khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa (đất lúa cưỡng) sang trồng dưa hấu thì 1 sào dưa hấu (500m2 ) thu hoạch 1 tấn quả thương phẩm, giá bán sỉ 1500đồng/kg, thu được lãi 1.500.000 đồng. Cũng trên chân đất ấy trồng lúa thu được 200kg thóc, giá bán sỉ 3000đồng/kg, thu 600.000đồng/sào (tổng kết công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã 2006). Bảng 2: So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan Stt 1 2 3 4 5 6 7 Chi phí sản xuất Năng suất Tổng thu nhập (USD/ha) (tạ/ha) (USD/ha) Lúa 7.663 5,6 399 Cà chua 16.199 60,1 4.860 Khoai tây 3.876 23,9 1.104 Cải canh 2.426 39,7 1.016 Súp lơ 4.411 23,9 1.836 Hành 6.421 59,5 4.196 Tỏi 6.834 9,5 5.677 (Nguồn: Cẩm nang trồng rau, Nx b Cà Mau, 2002) Cây trồng 1.4. Giá trị làm thuốc Một số loại rau còn được sử dụng để là m thuốc, được truyền miệng từ đời này qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xe m là dược liệ u quý trong nền y học cổ truyề n của nhiề u nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam... Dùng nhá nh tỏi để chữa bệnh huyết 4 áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có tính trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị cho giá trị thẩ m mỹ như ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng... 1.5. Ý nghĩa về mặt xã hội Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngà nh nghề, giải quyết công ăn việc là m cho hàng ngà n người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển. Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuô i, nguyê n liệu cho công nghiệp chế biế n... 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.1. Trê n thế giới Theo số liệ u gần đây nhất, nă m 2005 diện tích trồng rau trên thế giới khoảng 17.999.009 ha, năng suất đạt 138,829 tạ/ha, sản lượng đạt 249,879 triệu tấn. Số liệu từ bảng 3 cho thấy: nước có diện tíc h trồng rau lớn nhất là Trung Quốc với 8.266.500 ha Về sản lượng rau thì Trung Quốc vẫn dẫn đầu với 142 triệu tấn chiế m 56,82% tổng sản lượng rau thế giới. Sau Trung Quốc là Ấn Độ đạt 35 triệu tấn (chiế m 14%). Như vậy, chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ đã chiế m 70,82% tổng sản lượng rau toàn thế giới. Bảng 3.Tình hình sản xuất ra u của một số nước trê n thế giới năm 2005 Diệ n tích Năng suất Sản lượng Quốc gia (ha) (tạ/ha) (triệ u tấn) Toàn thế giới 17.999.009 138,829 249,879 Trung Quốc 8.266.500 171,790 142,000 Ấn Độ 3.400.000 102,941 35,000 Việt Na m 525.000 133,500 6,600 Philippin 500.000 88,000 4,400 Liê n Bang Nga 207.000 162,802 3,370 Hàn Quốc 195.000 318,966 3,700 Brazil 195.000 115,385 2,250 Bănglađét 150.000 62,800 0,942 Thá i Lan 145.000 162,802 1,005 Italy 144.000 180,556 2,600 Nhật Bản 110.000 280,412 2,700 Phần Lan 75.000 200,000 1,500 Hoa Kỳ 11.050 771,801 852,840 (Nguồn: Records Copyright FAO 2006) 5 - Tình hình tiê u thụ rau trê n thế giới Trước nhu cầu rau càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những chính sách nhập khẩu rau khác nha u. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiề u nhất thế giới là Pháp đạt 145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada (143,332 nghìn tấn); Anh (140,839 nghìn tấn); Đức (116,866 nghìn tấn). Trong khi đó, 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp (132.942 nghìn USD); Canada (84.496 nghìn USD); Trung Quốc (80.325 nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD). Nhiều nước trên thế giới ngày càng có nhiề u chủng loại rau, tăng diện tích và năng suất để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngà y một tăng. Theo FAO, dự báo thị trường rau của thế giới thì thị trường rau quả cung vẫn không đủ cầu. Thời kỳ 2000 - 2010 nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trên thế giới sẽ tăng do mức tăng tiêu thụ rau quả bình quân, dự báo nhu cầu tăng 3,6% trong khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%. 2.2. Ở Việ t Nam - Hiệ n trạng sản xuất rau: Theo số liệ u của Tổng cục Thố ng kê, diện tích trồng rau cả nă m 2006 là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với nă m 2000 (452,9 nghìn ha). Năng suất đạt 149,9 tạ/ha; là năm có năng suất trung bình cao nhất từ trước đến nay. Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt giá trị 144.000 tỷ đồng (tương đương 900 triệu USD), chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam, trong khi diện tích chỉ chiế m 6%. Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rau sản xuất trên đầu người đạt 115 kg/người/nă m, tương đương mức bình quân toàn thế giới và đạt loại cao trong khu vực, gấp đôi trung bình của các nước ASEAN (57 kg/người/năm). Kim ngạch xuất khẩu rau, quả và hoa cây cảnh trong 5 năm (2000 - 2004) đạt 1.222 triệ u USD (bình quân mỗ i nă m đạt 224,4 triệu USD), trong đó khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu rau. Cả nước trồng hơn 80 loại rau thuộc 25 họ thực vật, trong đó có 25 - 30 loại rau chủ lực, có diện tích trên 10.000 ha (chiếm 73 - 75% diện tích và xấp xỉ 80% sản lượng). Có 2 vùng trồng rau chủ yếu ở nước ta hiện nay: + Vùng rau tập trung chuyê n canh ven thành phố và khu công nghiệp với khoảng 40% diện tích, 38% sản lượng. Chủng loại rau rất phong phú (hơn 60 loài). Sản phẩ m chủ yếu phục vụ cho cư dân phi nông nghiệp nên yêu cầu về chất lượng (đa dạng chủng loại và mức độ an toàn sản phẩ m) ngày càng gia tăng. + Vùng rau luâ n canh với 2 vụ lúa (vụ rau đông xuân), chiếm 60% diện tích và gần 2/3 sản lượng rau cả nước. Đây là vùng rau hàng hoá có năng suất và chất lượng cao, có tiề m năng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, đặc biệt tại đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâ m Đồng. 6 Bảng 4. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004 Loại rau Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (tấn/ha) (tấn) Cà chua 20.648 17,34 357.210 Dưa chuột 19.874 16,88 33.537 Dưa hấu 18.140 17,82 322.890 Đậu rau 7.681 6,87 52.760 Cải các loại 26.184 22,64 592.805 Hành tỏi 14.678 15,84 232.500 - Kim ngạch xuất khẩu rau: Theo số liệu thống kê chính thức của tổng cục Hải quan 2006: Năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam 186,778 triệu USD trong đó rau là 115,32 triệu USD, tỷ trọng rau/rau hoa quả chiế m 62,00%, trong đó rau tươi chiế m 70-80% còn lại là rau chế biến Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2005 đạt trên 24 triệu USD, tăng 63.88% so với tháng 4/2004. Trong đó, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều tăng khá cao. Đặc biệt xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore tăng rất mạnh, với mức tăng trên 3 con số. Tuy vậy, xuất khẩu sang một số thị trường thuộc EU như Đức, Italia và sang Canada có xu hướng giả m. Tính chung 4 tháng đầu nă m 2005, kim ngạch xuất khẩu rau đạt 80,4 triệ u USD, tăng 64.28% so với cùng kỳ nă m 2004. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt cao nhất và tăng rất mạ nh so với cùng kỳ nă m 2004, đạt gần 15,36 triệu USD, chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước và tăng tới 236.42% so với cùng kỳ nă m 2004. Tiếp đến là Nhật Bản, đạt trên 10.47 triệu USD, tăng 82.65% . Việc xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh, một thị trường khó tính nhưng ổn định là một tín hiệu đáng mừng đối với xuất khẩu hàng rau quả của nước ta. Bảng 5 : Kim ngạch xuất khẩu ra u quả năm 2004 và 04 tháng đầu nă m 2005 Thá ng 1/2004 2/2004 3/2004 4/2004 5/2004 6/2004 7/2004 8/2004 Kim ngạch xuất Tháng khẩu (triệu USD) 10,7 9/2004 8,6 10/2004 14,9 11/2004 14,7 12/2004 17,8 1/2005 14,2 2/2005 12,2 3/2005 15,2 4/2005 (Nguồn: Vietnam net : 01/06/2005) 7 Kim ngạch xuất khẩu (triệ u USD) 14,8 13,4 15,4 26,8 1,5 21,6 24,1 24,0 Theo FAO 2006, thị truờng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên thế giới vào nă m 2005 : rau hoa quả 102.900.226.000USD, xuất khẩu của Việt Nam là 186.778.000 USD chiếm 0,2% tổng thị phần của thế giới. (FAO, http://unstats.un.org/unsd/default.htp). - Các nước nhập khẩu chính rau quả của Việ t Nam: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Hồng Kông, Mỹ, Lào, Singapore, Pháp, Australia, Mala ysia, Anh, Đức, Inđônêxia trong đó Trung Quốc chiế m 36,74% thị trường xuất khẩu của nước ta. Tuy có nhiều loại rau xuất khẩu dưới dạng tươi khá phong phú như ng nhìn chung, các loại rau xuất khẩu còn mang tính đơn điệu, nhỏ lẻ, số lượng ít, thiếu tính cạnh tranh. Phản ánh tình trạng sản xuất còn ma nh mún, mặt hàng chế biến rau cho xuất khấu còn ít,... đây là những điể m yếu cơ bản của xuất khẩu rau của Việt Nam hiện nay. Đặc điể m của rau là có thời gian sinh trưởng ngắ n nên trong một năm có thể bố trí nhiều lần trồng. Do đó trồng rau có tác dụng là m tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng tốt đất vườn, đất ruộng mạ. Mặt khác, sản xuất rau phù hợp với sản xuất kinh tế hộ gia đình, tạo cơ hội việc là m cho vùng nô ng thôn, đặc biệt là lao động ven thành thị; tăng thêm thu nhập trên mỗ i đơn vị sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thô n phát triể n. Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bình quân 1 ha rau cho năng suất là 15 tấn thì giá trị kinh tế của rau lớn hơn 2,8 lần so với trồng lúa hoặc 1,8 lần so với trồng đay ở miền Bắc. 2.3. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ RAU Ở NƯỚC TA Các vùng trồng rau lớn của cả nước bao gồ m các tỉnh phía Bắc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoạ i thành TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cữu Long như Tân Hiệp - Tiền Giang, Châu Thành - Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Miề n trung và tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâ m Đồng), các tỉnh duyê n hải miền Trung . Cả nước trồng hơn 80 loại rau thuộc 25 họ thực vật, trong đó có 25 - 30 loại rau chủ lực, có diện tích trên 10.000 ha (chiếm 73 - 75% diện tích và xấp xỉ 80% sản lượng). Có 2 vùng trồng rau chủ yếu ở nước ta hiện nay: - Vùng rau tập trung chuyê n canh ven thành phố và khu công nghiệp với khoảng 40% diện tích, 38% sản lượng. Chủng loại rau rất phong phú (hơn 60 loạiư). Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho cư dân phi nông nghiệp nên yêu cầu về chất lượng (đa dạng chủng loại và mức độ an toàn sản phẩ m) ngày càng gia tăng. - Vùng rau luân canh với 2 vụ lúa (vụ rau đông xuân), chiếm 60% diện tíc h và gần 2/3 sản lượng rau cả nước. Đây là vùng rau hàng hoá có năng suất và chất lượng 8 cao, có tiề m năng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, đặc biệt tại đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâ m Đồng. Phía Bắc diện tích trồng rau chiế m trên 50% tổng diện tích trồng rau của cả nước. Tuy nhiên, năng suất rau trồng ở các tỉnh phía Bắc thấp hơn các tỉnh phía Nam, do các tỉnh này trồng nhiều loạ i rau ăn lá có năng suất cao hơn. Do điều kiệ n sinh thá i thíc h hợp với cây rau và nhu cầu tiêu dùng của xã hội nên rau nước ta thường được sản xuất tập trung chủ yếu là ha i vùng có sản lượng lớn. - Vùng rau luân canh trê n đất 2 vụ lúa và các cây trồng khác Diện tích khoảng 241.000ha - chiếm 65,3% diện tích, sản lượng 3,05 triệu tấn chiế m 63% tổng sản lượng của cả nước. Vùng rau này chia thành hai vùng theo mục đích xuất khẩu và tiêu dùng tại chỗ. + Vùng rau hà ng hoá lớn: thuộc Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ Ưu thế của vùng này là sản xuất rau trên đất 2 vụ lúa. Tỷ trọng rau ở khu vực này khá lớn, chiế m 43,6% về diện tích và 46,2% về sản lượng rau của cả nước. + Vùng rau phục vụ cho nhu cầu tại chỗ gồm miề n núi phía Bắc và Khu 4 cũ, vùng Duyên hải miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên Cây rau ở đây được luân canh trên đất màu, cây lương thực, cây công nghiệp (ngô, lạc, đậu tương), chủ yế u là rau Đông Xuân. Ngoài 2 vùng trên, còn có gần 12 triệ u hộ ở nông thôn, bình quân mỗ i hộ có từ 3540 m2 , diện tích gieo trồng ở vùng này tới 4000 ha, sản lượng có khoảng 400-500 ngàn tấn. - Vùng rau chuyê n canh tập trung (Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh) Diệ n tích: 130.000 ha, sản lượng 1,78 triệu tấn. Diện tích gieo trồng chiếm 34,7% và sản lượng chiếm 37% tổng sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau chủ yếu là phục vụ nộ i vùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Phân bố vùng trồng rau hàng hoá và rau chuyê n canh ở nước ta bao gồm: + Vùng trung du và Đồng bằng Bắc Bộ Ở đây trồng được nhiề u chủng loại rau có nguồ n gốc ở vùng ôn đới như cải bắp, su hào, hành tây, tỏi tây, xà lách, su hào, là vùng có điều kiện sản xuất rau trên diện tích lớn và tập trung. Sản lượng rau hàng hoá chiế m tỷ trọng cao trong cả nước. Khả năng xuất khẩu rau của vùng Đồng bằng sông Hồ ng là rất lớn, ngoài năng lực thoả mãn nhu cầu nội tỉnh còn lưu thông rau hà ng hoá ra nội vùng. + Vùng rau Lâ m Đồng: Vùng sản xuất rau hàng hoá tập trung chủ yếu ở Đà Lạt diệ n tích: 11.500 ha, sản lượng: 240,5 ngàn tấn chiế m 3,1% diện tích và gần 5% sản lượng rau của cả nước. Nhiệt độ bình quân hàng nă m 180 C, rất thích hợp cho các loại rau ôn đới phát triển. Đà Lạt còn là vùng sản xuất hạt giố ng rau tốt. + Vùng rau thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận 9 Diện tích: 12.000ha, hàng nă m thành phố xuất khẩu khoảng từ 500 -1000 tấn rau sang thị trường Hồng Kông, Thái La n, Hàn Quốc. + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích : 71.000 ha, sản lượng 958,8 ngàn tấn. Ở vùng nay một số tỉnh có diện tích và sản lượng rau lớn và có rau xuất khẩu ra nước ngoài như: An Giang, Tiền Gia ng, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng với diện tích lên tới 521.000ha, sản lượng 719.400 tấn chiếm gần 73% về diện tích và 75% sản lượng rau của cả vùng. Điều kiện thời tiết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi cho nhiề u loại rau sinh trưởng và phát triển, một năm có thể trồng tới 5 - 6 vụ. Đặc sản của vùng này là dưa hấu, dưa chuột (dưa leo), ngô rau, cải bắp, cà chua là những loại rau cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra ở đây còn có những vùng chuyê n sản xuất hạt giống rau muố ng, hạt giống rau xà lách để xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản, Philippin với sản lượng khá cao. - Một số chủng loại rau phân bố thành vùng trồng thích nghi theo vùng sinh thái Vùng trồng cải bắp: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Vùng trồng hà nh tây: Na m Định, Hà Na m, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phan Rang. Vùng trồng tỏi ta: Hải Dương, Bắc Gia ng, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngã i). Vùng trồng khoai tây: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định, Thá i Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang. Vùng trồng dưa hấu: Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Định, Quảng Na m và Hưng Yên. Vùng trồng cà chua: Hà Nội, Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Tây. Vùng trồng ớt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiê n Huế, Quả ng Na m, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang. Vùng trồng tiêu: Quảng Bình, Quảng Trị, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Phú Quốc. Vùng sản xuất hạt giống rau: Đồng Văn, Mèo Vạc, Sapa, Đà Lạt. - Ở miề n Trung và Thừa Thiê n Huế Trong quá trình phát triể n các tỉnh miề n Trung, Thừa Thiên Huế đã xuất hiệ n nhiều vùng trồng rau chuyên canh mới, không ngừng đổi mới về tiến bộ kỹ thuật, giống mới..., vì vậy năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên. Mỗi tỉnh đều có vùng rau chuyên canh, rau an toàn tập trung quanh thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và khu du lịc h cũng như sản xuất hàng hóa trao đổi buôn bán sang các tỉnh bạn và các quốc gia khác. - Thanh Hóa: Sản xuất rau chủ yếu ở các huyện Nga Sơn, Hoàng Hóa, Quảng Xương, Thọ Xuâ n, TP. Thanh Hóa - Nghệ An: TP. Vinh, Hưng Nguyên, Diễn Châu Hà Tĩnh: Thạch Hà, Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên 10 Quảng Bình: Đồng Phú - Đồng Hới, Cửa Phú, Võ Ninh, Gia Ninh, Hà Thô n (Quảng Ninh), Hồng Thủy, Sen Thủy - Lệ Thủy Quảng Tri: Có vùng rau chuyên canh tập trung như An lạc - thị xã Đông Hà, Nại Cửu, Liên Giang - Triệ u Phong, Hải Thọ - Hải Lăng Đà Nẵng: các vùng rau lớn thuộc huyện Hòa Vang (diệ n tích 25ha, tập trung Hòa Thọ, Hòa Phong, Hòa Phát, Hòa Phước, Hòa Tiến); quận Sơn Trà (diện tích khoảng 23ha, tập trung ở phường Phước Mỹ, Thọ Quang); Quận Ngũ Hoành Sơn (diện tích 24ha, tập trung ở phường Bắc Mỹ An, Hòa hải, Hòa Quý) Quảng Nam: Vùng rau tập trung ở thị xã Hội An, Tam Kỳ, Thăng Bình Quảng Ngãi: Vùng rau lớn nhất là thị Xã Quảng Ngãi, Mộ Dức, Đức Phổ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa. Thừa Thiê n Huế : + Vùng rau truyền thống tại một số phường, xã thuộc thành phố Huế: Phường Tây Linh, Thuận Lộc, Tây Lộc, Kim Long, Hương long, Hương An, Quảng Vinh + Vùng sản xuất rau phụ cận thành phố Huế: có diện tích trung bình 30 - 45 ha (Xã Hương Xuân, Hương An, Hương Chữ (Hương Trà), xã Điền Lộc, Điề n Môn, Điề n Hoà, Điề n Hải (Phong Điền), Xã Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Lợi ( Quảng Điền). 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH SẢN XUẤT RAU NƯỚC TA 3.1. Sản xuất rau là một ngành sản xuất sản phẩ m có tính chất hàng hóa cao Rau luôn luô n đòi hỏi no n, ngo n, tuơi, không sâu bệnh, thẩm mỹ hàng hóa cao. Vì vậy các khâu sản xuất từ thời vụ đến chă m sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, vận chuyển phải kịp thời, liên quan nhiều đến các ngành khác: giá cả, thu mua, kế hoạch, phân phối... 3.2. Rau yê u cầu công lao động cao, kỹ thuật cao và tỷ mỉ Đặc điể m của cây rau là bộ rễ nhỏ yếu, thân lá non, mề m, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh yếu, nên phải chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyê n. Hệ số quay vòng cao (trung bình 3 - 5 vụ/nă m) nên cần nhiều công lao động/đơn vị diện tích. Thời vụ trồng khẩn trương, đòi hỏi phân bón nhiều, cần nhiề u thiết bị như nhà lưới, phòng điều hòa nhiệt độ, thiết bị tưới tự động, định giờ, PE, là m giàn, thiết bị che chắn nắng, mưa, sương muối. 3.3. Rau có thể luân canh, xe n canh, gieo lẫn Rau trồng có nhiều loại: cao cây, thấp cây, rễ ngắn, rễ dài, loại ưa sáng mạnh, loại ưa sáng yếu, thời gian sinh trưởng dài ngắ n khác nhau và yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Trồng như vậy để tận dụng không gian và thời gian, tăng sản lượng/đơn vị diện tích, tăng hiệu quả kinh tế đồng thời cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh. 11 3.4. Rau thường được thông qua thời kỳ vườn ươm Bộ rễ của cây rau có khả năng tái sinh tốt (trừ các loại đậu và rau ăn rễ củ), hạt nhỏ, cây con nhỏ, yếu ớt, rễ ăn nông nên cần tập trung gieo trên một diện tích nhỏ để có điều kiện bồi dục, chăm sóc cho bộ rễ khỏe, thân lá phát triển tốt, cứng cáp, đảm bảo tỷ lệ sống cao, sau này dễ thích nghi với ruộng đại trà. Đồng thời tranh thủ không gian và thời gia n cho sản xuất. 3.5. Rau thường bị nhiề u loại sâu bệ nh gây hại. Ruộ ng rau là mô i trường cho sâu bệnh phát triển tốt: trồng với mật độ dày, thâm canh cao, ruộng luôn luôn ẩm, thân lá rậ m rạp. Bản chất cây rau do vách tế bào mỏng, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hà m lượng nước cao, trồng nhiều chủng loại liên tục, luân canh không triệt để, khả năng chống thuốc hóa học kém, đặc biệt có những bệnh lây la n hiể m nghèo (xoăn lá, thối nhũn). 3.6. Rau yêu cầu thời vụ nghiê m ngặt Rau là cây rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, nhất là điều kiện thời tiết khí hậu, yêu cầu bố trí thời vụ thíc h hợp, thu đúng thời vụ, thời điể m tiêu thụ: Ví dụ bắp cải trồng muộn không cuốn, su hào bị xơ, đậu cô ve trồng vụ Hè khô ng ra hoa. 3.7. Rau có thể trồng trong điề u kiệ n nhân tạo Rau có nhiề u loại, nhiều biế n chủng khác nha u, khối lượng thân lá, rễ nhỏ, chiế m chỗ không gian hẹp, thời gian sinh trưởng ngắ n, có thể trồng trong điều kiện nhâ n tạo: rau sạch, rau trái vụ hay rau trong nhà kính, nhà ấm, hoặc dùng PE che phủ những nơi điều kiện thời tiết bất lợi như băng tuyết, quá lạnh cây không thể sinh trưởng được... 4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH SẢN XUẤT RAU 4.1. Những thuận lợi tiề m năng - Là một ngà nh sản xuất truyền thống của nông nghiệp Việt Nam. Nông dân có kinh nghiệ m, cần cù và sáng tạo. Nhân dân ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệ m trong việc chă m sóc, huấn luyện cây con, chống nóng, chống rét, trồng rau rải vụ, trái vụ... - So với các ngành trồng trọt khác, đây là lĩnh vực sản xuất có hiệu quả cao, nông dân trồng rau có thu nhập cao hơn hẳn trồng lúa và các cây lương thực khác. - Do điều kiện tự nhiên thuậ n lợi, vị trí địa lý, lại có những nét độc đáo về khí hậu, địa hình phức tạp, chạy dài trên 15 vĩ độ, có sự chênh lệch về độ cao so với mặt biể n. Do khí hậu đa dạng nên cũng đa dạng và phong phú các chủng loại rau. Rau trồng được quanh nă m mà không qua nhân tạo, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, giá thành hạ. Việt Nam có thể trồng được hầu hết các loại rau có trên thế giới, rau vụ đông xuâ n ở 12 các tỉnh phía Bắc có lợi thế so sánh rõ rệt so với các nước sản xuất và xuất khẩu rau lớn của Châu Á và thế giới như Trung Quốc và Thái La n. - Thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn định và ngày càng tăng là cơ hội để ngành rau phát triển. - Lực lượng lao động dồi dào, tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới - Nhiều chính sách mới đã được ban hành và tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi cho hoạt động, sản xuất kinh doanh rau phát triển - Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), kinh tế đối ngoạ i có nhiề u cơ hội phát triển. Quan hệ giữa Việt Na m và nhiề u nước trên thế giới được thiết lập. Thị trường xuất khẩu rau và các sản phẩm chế biến từ rau ngà y càng được mở rộng - Có đội ngũ cán bộ khoa học nghiên cứu về rau có trình độ, năng lực và nhiệt tình - Những kỹ thuật mới đang phát triể n trong quá trình sản xuất rau: Trước hết là giống, nông dân đã có cơ hội sử dụng nhiều giống mới. Những giống chịu nhiệt, chịu mưa đã tạo nên những mùa vụ mới mà trước đây chưa từng có. Ví dụ nhờ có giống bắp cải, sup lơ chịu mưa, chịu nhiệt mà các loại rau này không còn là những loại rau độc tôn của vùng Đà Lạt nữa. Chúng đã được sản xuất ở vùng đồng bằng, nhiệt độ cao từ Quảng Na m, Đà Nẵng vào đến Cà Mau. Gần đây, các giống dưa hấu chịu mưa, cùng với các giống dưa hấu vụ truyề n thống (vụ đông xuân) đã đem đến cho thị trường vị ngọt quanh nă m. Các giống mới còn góp phần nâng cao năng suất, ước tính hơn giống cũ 15 - 20 %. Chủng loại rau mới: Những năm gầ n đây người tiêu dùng dần dần được thưởng thức sup lơ xanh, đậu cô ve xanh, bắp rau (ngô bao tử/baby corn) và một số loại rau đặc biệt khác như cà chua sơry (cherry) quả nhỏ, dùng ăn sống, bắp cải tím. Đa số các loại rau này được trồng tại vùng mát Lâm Đồng. Các tiến bộ kỹ thuật đáng chú ý là việc sử dụng nilo n phủ luống, dùng nilon phủ luống là 1 biện pháp kỹ thuật ma ng lại nhiều lợi ích tổng hợp rất thiết thực. Các tỉnh áp dụng nhiều biện pháp nà y có Khánh Hoà, Tiề n Gia ng, Đồng Tháp, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh. Việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học cũng là những nét mới góp phần làm tăng năng suất, sản lượng rau. Các biện pháp dùng nhà lưới để trồng rau sạch, rau an toàn, dùng vỉ để gieo ươm cây con cũng đã bắt đầu được sử dụng. Các tỉnh tiêu biểu áp dụng biện pháp này gồm Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long. Bắt đầu hình thà nh mô hình sản xuất gắ n với chế biến xuất khẩu. Ví dụ một số địa phương như An Gia ng, Tiền Gia ng, Nông trường Sông Hậu, TP Hồ Chí Minh đã và đang từng bước sản xuất và chế biến ớt, bắp nhỏ, đậu nành rang. Trong tương lai gần, một nhà máy chế biến cà chua tại Lâ m Đồng cũng sẽ được xây dựng. 13 Các vùng sản xuất rau an toàn đang dần dần được hình thành, nhất là ven các thị xã, thành phố lớn. Tình hình nhiễ m độc do rau đã giả m đáng kể. Trong việc chuyể n đổi cơ cấu cây trồng nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, rau được coi là một trong nhữ ng cây có vai trò quan trọng được chú ý phát triển để thay thế cây lúa ở những vùng đất ven đô thị. Một điể m đặc biệt là việc hình thành và phát triển các công ty sản xuất giố ng của Việt Nam hoặc của nước ngoài trên lãnh thổ phía Nam nước ta đã góp phần rất lớn trong việc cung cấp nhiề u giống tốt cho ngành trồng rau nước ta. Đáng kể có công ty giống Cây trồng miền Nam, Công ty Đông Tây (ha i mũi tên đỏ), công ty Known You, Công ty Xanh (Tropical) 4.2. Những tồn tại, yế u ké m của ngành sản xuất rau - Nền sản xuất nhỏ, manh mún, diện tích nhỏ khó đầu tư và áp dụng những tiến bộ mới. Sản xuất rau từ xưa đến nay mang tính tự cung tự cấp cho thị trường nội địa, năng suất và đặc biệt chất lượng rau chưa cao. Vì vậy có rau mà không xuất khẩu được. Sản xuất rau hiện na y hoàn toàn tự do, trôi nổ i theo thị trường, thiếu hẳn va i trò tổ chức và quản lý nhà nước. Vì thế thường có tình trạng sản xuất dư thừa, thị trường tiêu thụ không hết, nông dân phải bán rẻ, thậm chí có người bỏ mặc trên nuộng không muốn thu hoạch. - Năng suất rau còn thấp, chỉ bằng 87% so với trung bình toàn thế giới, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch khá cao (20 - 30%). Sản lượng rau phân bố không đều. Nhiều khu vực còn thiếu về lượng, đơn điệu về chủng loại như các tỉnh miền núi, duyê n hải Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Mức độ an toàn rau sản xuất ven thành phố và khu công nghiệp có chiề u hướng suy giả m. - Tỷ trọng giống nước ngoài sử dụng trong sản xuất rất cao (trên 50%). Công tác nghiên cứu chọn tạo giống rau trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất. - Chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh về khí hậu và lao động để sản xuất rau cho xuất khẩu tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và tại Lâ m Đồng. - Hệ thống cơ sở vật chất cho sản xuất, chế biến và bảo quản rau còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. - Sự phát triển nghề trồng rau chủ yếu tập trung vào các thành phố và khu công nghiệp, nên có sự chênh lệch về trình độ sản xuất, tiêu thụ giữa các vùng trong nước. - Rau không an toàn: Mặc dù tình hình ngộ độc do rau không còn nghiêm trọng như 34 năm trước đây nhưng mối đe doạ sức khoẻ cộng đồng vẫn còn nặng nề. Việc sử dụng nhiề u hoá chất độc hại, không có thời gian cách ly an toàn. Thậm chí nhiề u nơi đã dùng cả dầu nhớt thải (chứa chì và các chất độc hại khác) để trừ sâu cho rau muống. Việc trồng rau trên vùng đất, nước nhiễ m bẩn, nhất là rau muố ng trên kênh rạch bẩn còn khá phổ biến. 14 - Việc chuyể n giao công nghệ trong sản xuất rau chưa được chú trọng và hiệu quả còn thấp. Các tiến bộ kỹ thuật thích hợp chậ m được đánh giá, kết luận và nhân rộng. Công nghệ sau thu hoạch chưa được phát triển mạnh. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau vẫn chưa được chú ý đúng mức, nhất là việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu, công tác tiếp thị, thị trường còn hạn chế. - Xây dựng các vùng rau xuất khẩu là cả một chiế n lược cho ngành trồng rau đầy tiềm năng của Việt Nam, nhưng vệc phát triển các giố ng có ưu thế lai trong sản xuất còn hạn chế, do vậ y giá thành sản phẩm cao, từ đó kéo theo sự hạn chế trong sản xuất rau xuất khẩu. - Chưa chú trọng công tác quản lý nghề trồng rau và chất lượng sản phẩ m, chưa cạnh tranh được trên thị trường trong khu vực và thế giới. - Công tác nghiên cứu về rau chưa được chú ý đầu tư đúng mức, có chiến lược, nhất là việc sản xuất rau hàng hoá xuất khẩu. 4.3. Một số trở ngại lớn trong việc phát triể n rau có tính đặc thù ở miề n Trung - Thời tiết khí hậu: Nền nhiệt biến động lớn và lượng mưa lớn, phân bố không đều, thường xảy ra nhiề u thiên tai, bão lụt, gây nhiều rũi ro cho sản xuất rau. Ví dụ Thừa Thiê n Huế là Tỉnh có tổng nhiệt độ năm đạt từ 8.500 - 90000 C. Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.800mm. Nhiệt độ và lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa khô (vụ Hè - Thu) nhiệt độ trung bình tháng khoảng 25o C, có tháng nhiệt độ lên đến 28-29o C với thời gian kéo dài và đây cũng là những tháng ít mưa nhất trong nă m nên đã gây ra tình trạng hạn hán kéo dài là m ảnh hưởng đến sản xuất rau xanh. Mùa mưa (vụ Đông Xuâ n) có lượng mưa lớn (chiếm khoảng 66 -75% lượng mưa/nă m) kết hợp với nhiệt độ và số giờ nắng thấp, gây ra tình trạng ngập úng, là m ảnh hưởng đến mùa vụ và sinh trưởng của các loại rau. Do đó trong sản xuất cần có biện pháp chống hạn, chống nóng cho rau trong mùa khô và chống úng, chống mưa to trong mùa mưa. - Đất đai: Đất đai phong phú về chủng loại có thể phát triể n các loại rau xanh, nhưng nhìn chung các loại đất có độ phì thấp, nghèo dinh dưỡng, diện tích đất chua phèn, ngập mặ n lớn, độ dốc lớn nên khả năng rửa trôi trong mùa mưa cao. Đặc điể m đất đai và địa hình cho thấy tuy diện tíc h đất nông nghiệp của các tỉnh lớn nhưng trong đó diện tích có thể phát triển cây rau chiế m tỉ trọng nhỏ, ngoà i ra do địa hình dốc nên mùa mưa dễ bị rửa trôi ngập úng, mùa khô khả năng giữ nước kém, hạn hán nên trồng rau phải đầu tư cao dẫn đến lãi thấp. - Chủng loại: Các loại rau trồng chưa đa dạng, chủ yếu nhóm rau ăn lá, những loại rau cao cấp có giá trị kinh tế cao còn hạn chế như: cà chua, ngô rau, dưa chuột, cải bắp, su hào các loại rau gia vị. Chưa có những giống rau thích ứng cho mỗi vùng, mỗ i vụ cụ thể. 15 - Sản xuất rau vùng ngoại ô: Dù có diện tíc h lớn hơn thành phố, tuy nhiên vùng này gặp một số khăn như sản xuất tự cung tự cấp, diện tích nhỏ, ma nh mún nên khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cũng như khó hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá. Thiếu kỹ thuật thâm canh cũng như công nghệ chế biến bảo quản một số loại rau cao cấp. Cơ sở vật chất đang còn nghèo nàn lạc hậu chưa tương xứng với tiềm năng của từng địa phương. Thiếu vốn đầu tư sản xuất. Đây là vấn đề cần có sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền giúp người sản xuất mở rộng diện tích cũng như quy mô sản xuất. - Tiê u thụ rau: Thị trường tiêu thụ rau nhỏ lẻ, hạn chế đối với một số loại rau như rau cải, xà lách, đậu cô ve, bí xanh do đó đòi hỏi người sản xuất phải vận chuyển đi xa, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ hao hụt cũng như về mặt thẩ m mỹ của sản phẩ m. Ngoài ra chất lượng và giá cả các loại rau vẫn chưa cao nên cũng ảnh hưởng đến sức mua và quy mô sản xuất. - Tập quán trồng: Người dân Miề n Trung có tập quán trồng lúa lâu đời, do đó khi thay đổi cơ cấu chủng loại cây trồng ít có kinh nghiệ m trong sản xuất, để giố ng, bảo quản giố ng. Quy mô sản xuất rau nhỏ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Điều này đòi hỏi cần có những mô hình sản xuất đe m lạ i hiệ u quả thiết thực, từ đó có sự chuyển giao khoa học kĩ thuật cũng như quy trình sản xuất đến tận người dân. - Giống rau: có thể nói một trong những nguyên nhân lớn khiến năng suất suất rau của chúng ta chưa cao là do giống. Tỷ trọng giống tốt (gồm cả giống lai và giống thuầ n) chưa nhiều, có một số vấn đề khác như nhà nước không quản lý được việc đánh giá, công nhậ n và phổ biến giống. Việc giới thiệu, phổ biến giống tốt gần như tuỳ thuộc vào các công ty sở hữu giống. Nông dân có nơi bị nhiễu, có nơi bị thiếu thông tin, không biết giống nào tốt và thích hợp với vùng mình. - Biệ n pháp canh tác: Sử dụng giống mới trên nền kỹ thuật cũ hay nói cách khác là sự không đồng bộ cũng là một nguyên nhân là m năng suất rau không cao. Ví dụ, các giống lai, bản thân chúng có tiềm năng 30 - 40 tấn/ha nhưng bị đặt trong một điều kiện giống địa phương, gieo ươm cây con không cẩn thận, cây giống xấu, cỏ dại nhiề u, không quản lý được sâu bệnh, bón phân không cân đối, hợp lý, mật độ không hợp lý, dàn leo hay choái cắm không chắc chắn v.v.. thì nă ng suất không thể cao được. Trong biệ n pháp canh tác có vấn đề về sử dụng phân bón. Nói chung việc sử dụng phân bón hiện nay dựa vào kinh nghiệ m là chính với xu hướng coi trọng phân hoá học và lạ m dụng phân đạ m, phân kali ít được chú ý. - Sâu bệ nh và vấn đề rau không an toàn: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rau bị nhiều sâu bệnh không những về số lượng mà còn nhiề u về chủng loại. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi gây hiện tượng quen thuốc do đó sâu bệnh phát triển ngày càng mạnh hơn. Đây là 1 trong những vấn đề lớn của sản xuất rau Việt Nam. Do ở vào vùng nhiệt đới 16 nóng ẩm, thích hợp cho sâu bệnh phát triển quanh năm nên trong sản xuất rau chúng ta gặp tất cả những loại sâu bệnh nguy hiểm đặc trưng của các vùng nhiệt đới. Đối mặt với sự tấn công của sâu bệnh, nông dân đã phải sự dụng nhiề u loại thuốc hoá học, hoá chất ngà y càng tăng và không ít trường hợp đã sử dụng thuốc cấm (như Methylparathion Metha midophos). Cùng với việc sử dụng thuốc có độ độc cao, liều lượng cao, nông dân còn sử dụng nhiề u lần trong một vụ (trung bình từ 11-15 lần/vụ rau, không theo đúng quy trình hướng dẫn đến sâu bệnh “quen thuốc”. Tình trạng trên đã dẫn đến hậu quả là rau không an toàn. Trước hết với người tiêu dùng trong nước, hậu quả trước mắt và lâu dài là rất lớn. Sau nữa, rau như vậy không bao giờ xuất khẩu được. - Vấn đề sản xuất rau trái vụ: Trồng rau ở các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của hai mùa khí hậu: mùa mưa và mùa khô. Ví dụ ở miền Trung trong mùa khô, nhất là những tháng trong vụ Hè Thu (tháng 5-8) thời tiết nắng nóng, hạn hán. Ngược lại mùa mưa, nhất là những tháng trong vụ Đông Xuân (tháng 10 -12) thời tiết không thuậ n lợi, khó trồng. Đây là vụ trái (không thuận lợi) nên cần được đầu tư cao hơn chính vụ, áp dụng một số biệ n pháp kỹ thuật tiên tiến để giúp cây rau sinh trưởng, phát triể n tốt, đả m bảo nă ng suất cao, chất lượng khá, cung cấp rau quanh năm cho thị trường (biện pháp chọn giố ng chịu nóng, chịu mưa, chịu sâu bệnh, là m má i che, nhà lưới, che lưới, phủ luống nilon 2 màu, kết hợp đồng bộ giữa tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh) - Đặc điể m mùa vụ và sản lượng rau cung cấp cho thị trường: Mùa mưa: Nhiệt độ thấp hơn, có thể nói hầ u hết các loại rau ôn đới và một số ít các loại rau nhiệt đới có thể trồng tốt, cho năng suất cao trong vụ Đông Xuân. Một số loại rau khác có thể trồng được nhưng cần phải có giống thích hợp như cà chua, cải xanh, hành, ngò. Đa số từng được trồng với giố ng địa phương, năng suất không cao. Mùa khô: Gần như không trồng được hoặc có trồng được thì năng suất thấp, chất lượng kém đối với rau ôn đới, hầu hết trồng rau nhiệt đới như mướp đắng, dưa leo, ớt, dưa, bầu bí. Một số loại rau ôn đới trồng được nhưng giá thành cao. Vì vậy, thường có hiện tượng mùa mưa rau dồi dào, mùa khô thì rau thiếu cả về số lượng lẫn chủng loại. 5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN RAU 5.1. Công tác giống - Chọn lọc và cải thiện nâ ng cao độ thuần của giống địa phương. - Chọn lọc và lai tạo giố ng rau có chất lượng cao, chống chịu khô hạn, chịu nóng, có thể trồng được ở các loại đất thấp trũng và đất cao vùng đồi. - Nhập nội những hạt giố ng ở Miề n Trung không sản xuất được do điều kiện thời tiết không phù hợp (bắp cải, su hào, cà rốt) và các giống lai F1 như dưa chuột, dưa hấu. 17 - Từng bước tiến hành nghiên cứu, xây dựng các xí nghiệp chuyên sản xuất cung cấp giống, cây con sạch bệnh cho dân. 5.2. Tập trung sản xuất rau an toàn. Tổng kết công tác nghiên cứu phát triển rau an toàn, rau sạch vừa qua. Mở rộng mô hình đã có kết quả, đa dạng các hình thức sản xuất rau an toàn, rau sạch từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ đơn giản đến hiệ n đại (kể cả nhà lưới, thuỷ canh...) 5.3. Tăng cường sản xuất rau trái vụ: Rau mùa mưa, mùa khô những tháng khó khăn do thời tiết gây ra, cần được chú ý và phát triể n để đảm bảo rau xanh ổn định cho thị trường. 5.4. Nâng cao chất lượng kỹ thuật của các biệ n pháp canh tác - Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi phủ nilon, rau có thiết bị che chắn, già n che và các biện pháp tưới tiêu hiện đại. - Nghiê n cứu bón phân cân đối, hợp lý, có hiệu quả cho các loại đất chính trồng rau ở các vùng: Đất cát ven biển miền Trung, đất xám Củ Chi, đất đỏ miền Đông Nam Bộ, đất đen đồng bằng sông Cửu Long. 5.5. Nghiê n cứu các biện phá p kỹ thuật, xây dựng và phát triển mô hình sau thu hoạch: Để giảm tổn thất, tăng chất lượng rau tươi, đa dạng hoá các sản phẩ m rau chế biến. 5.6. Xây dựng dây chuyền sản xuất - chế biế n - tiêu thụ Cần có sự phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng những mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ hợp thành mạng lưới sản xuất rau trong cả nước. (Ví dụ: gần đây công ty của Nhật đã thu mua và sơ chế để bán cho các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh hoặc hiện nay sản xuất bắp rau cung cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu ở An Giang). 5.7. Đẩy mạnh sản xuất rau xuất khẩu Thời gian gầ n đây từ phía Nhà nước đã có những chuyển biến trong việc xác định rau là mặt hàng xuất khẩu quan trọng phải từng bước được đầu tư. Ví dụ mới có nhà máy chế biến cà chua xuất khẩu ở Hải phòng, dưa leo xuất khẩu Hả i Dương, chế biến bắp và các loại rau khác ở An Gia ng và sắp tới là nhà máy chế biến cà chua ở Lâm Đồng. Công tác nghiên cứu khoa học về rau cũng được chú ý hơn. Đã có Viện Nghiên cứu Rau Quả ở Hà Nội, viện KHKTNN miền Nam, các trường đại học Nông Nghiệp. Miề n Trung cũng rất cần một Viện nghiê n cứu rau mới đáp ứng được đòi hỏi và tiề m năng mang sắc thái riê ng của vùng. Câu hỏi bài 1: 1. Vai trò và giá trị của cây rau trong cuộc sống? 2. Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Na m như thế nào? 3. Những đặc điểm chính của nghề trồng rau, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp nhằ m phát triển rau ở Việt Nam? 18 Bài 2 PHÂN LOẠI RAU Phân loại rau thành hệ thống nhằ m tạo điều kiện tốt cho công tác giả ng dạy, nghiên cứu khoa học, chọn giống, nhập nộ i giống và sử dụng giống trong sản xuất được thuận lợi. Có nhiều phương pháp phân loại, nhưng sau đây là 3 phương pháp chính của P. Mudappa và ctv 1996 và trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC) 1. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI THỰ C VẬT HỌC Phương pháp này dựa vào các đặc điể m thực vật học của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt và quan hệ họ hàng giữa chúng mà phân loại thành bộ, họ, chi, loài, giống vv... có tên gọi thống nhất bằng tiếng Latin. Đây là phương pháp phân loại được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tiêu chuẩn chính để xác định mố i quan hệ trong phân loại thực vật là dựa vào mối quan hệ giống nhau và khác nhau về cấu trúc hoa. Bộ Nông nghiệp Mỹ (Terrell et al. 1986) đã phân loại thực vật theo họ, chi và loài và tuân theo các quy luật quốc tế về thuật ngữ khoa học. Sự kết hợp của các chi hoặc loài lập thành danh sách tên khoa học của các loại rau được chấp nhậ n trên thế giới.Ưu điểm của phương pháp phân loại này là có thể tìm hiểu quan hệ về hình thái, họ hàng và có tên gọi thống nhất bằng tiếng Latin. Sự hiểu biết mố i quan hệ này là cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo và nhập nội giống. Bảng 6: Danh sách một số loại rau có mặt trong đời sống và trên thị trường Việ t Nam Tên Việ t Nam Tê n khoa học 1. Thực vật bậc thấp (thực vật hạ đẳng) 1- Họ nấ m tán Agricaceae Nấm rơm Volvaria volvacea Fr. (V. esculenta ) Nấm mỡ Psalliota bisporus (P. campestri Fr.) Nấm hương Coritellus shiitake P. Hen 2 - Họ mộc nhĩ Auriculoria Nấm mộc nhĩ (nấ m mèo) A. judae Shroter ( A.fidae Shroter) Nấm sò Pleurotus sajor- caju Thực vật bậc cao (thực vật thượng đẳng) Nhóm cây một lá mầm (đơn tử diệp) 1- Họ hòa thảo Poaceae /Gra mine ae Ngô rau (ngô bao tử) Zea mays L. var. saccharata Koern Ngô đường Zea mays L. subsp. mays 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan