Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Vật lý Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam...

Tài liệu Bài giảng các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

.PDF
116
1612
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN THỊ THU HÀ BÀI GIẢNG CÁC DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM Hà Nội - 2013 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................. 5 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................................................... 5 2. Mục đích, nội dung môn học ........................................................................................................... 6 PHẦN I: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ CỦA CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM .............................................................................................................................. 7 1.1. Vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ Việt Nam ................................................................................. 7 1.2. Địa hình và núi đồi Việt Nam ...................................................................................................... 7 1.3. Sông ngòi, ao hồ. ......................................................................................................................... 10 1.4. Đồng bằng.................................................................................................................................... 11 1.5. Nguồn tài nguyên ........................................................................................................................ 12 1.6 Khí hậu .......................................................................................................................................... 14 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ DÂN TỘC VÀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 15 2.1. Khái niệm dân tộc ....................................................................................................................... 15 2.2. Các tiêu chí xác định tộc người .................................................................................................. 17 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ........... 20 3.1. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á .............................................................................................. 20 3.2. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái - Kađai ..................................................................................... 35 3.3. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Mã Lai - Pôlinêdiên (Đa Đảo) ........................................................ 43 3.4. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán - Tạng ....................................................................................... 46 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................................... 53 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ............................ 54 4.1. Những đặc điểm chung ............................................................................................................... 54 4.2. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc ở việt nam trong thời đổi mới. ............................................................................................................................................... 60 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................................... 64 3 PHẦN II: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ..................................................................................... 65 CHƯƠNG 5: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN NAY ................................................................................................................................ 65 5.1. Quan điểm chung về chính sách dân tộc ................................................................................... 65 5.2. Khái niệm và đặc điểm của chính sách dân tộc: ....................................................................... 67 5.3. Các nguyên tắc cơ bản để hoạch định chính sách dân tộc ........................................................ 72 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................................... 74 CHƯƠNG 6: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM........................................................................................................................................... 75 6.1. Quan điểm chung về chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến ................................... 75 6.2. Bài học lịch sử và những kinh nghiệm về chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam ............................................................................................................................................. 77 6.3. Bài học lịch sử và những kinh nghiệm về chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam. ............................................................................................................................................ 83 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................................................... 85 CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC QUA CÁC THỜI KỲ .............................................................................................................................................. 86 7.1. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945)........................ 86 7.2. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)....................... 88 7.3. Chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà (1954-1975) ......................................................... 93 7.4. Chính sách dân tộc thời kỳ 1976 - 1985: ................................................................................. 102 7.5. Chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay): ......................................................... 105 Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................................... 113 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 116 4 LỜI NÓI ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Có dân tộc đa số chiếm tới hơn 60 triệu người trên tổng số khoảng 80 triệu dân cả nước, còn lại là 20 triệu người dân tộc thiểu số gồm 53 thành phần dân tộc. Dù là dân tộc đa số hay thiểu số, từ lâu đời các dân tộc Việt Nam vẫn kết thành một khối thống nhất với những đặc trưng khác nhau, phong phú, đa dạng trên cơ sở cư dân nông nghiệp. Lãnh thổ Việt Nam nằm giữa ngã tư đường của bản đồ thế giới, từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây. Do đó, từ thời xa xưa Việt Nam đã trở thành nơi giao lưu và hội tụ văn hoá giữa các châu lục, vùng miền địa lí khác nhau. Điều đó được thể hiện rõ ràng ở sự phân bố các dân tộc Việt Nam theo 4 ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, không phải cứ cùng ngữ hệ là cùng một trình độ phát triển như nhau. Vì sự phát triển đó còn tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử của từng dân tộc. Nhưng, do đặc điểm cư trú xen kẽ giữa các dân tộc từ lâu đời, cho nên bên cạnh những sự khác biệt mang tính chất đặc trưng của từng dân tộc, nhìn chung các dân tộc Việt Nam vẫn có sự thống nhất về nhiều mặt, nhất là các dân tộc sống trong vùng văn hoá với nhau. Thậm chí, hiện nay đã có một số dân tộc cùng chung tiếng nói và các sinh hoạt văn hoá...mặc dù họ thuộc các ngữ hệ khác nhau. Vi dụ nhiều dân tộc nói tiêng Môn Khơme ở Tây Bắc đã sử dụng tiếng Thái và văn hoá Thái trong sinh hoạt hàng ngày. Giữa người Mường và người Thái, giưa người Thái với người Việt có sự gần gũi với nhau về nhiều mặt từ lâu đời nhất là ngôn ngữ. Điều đó nói lên đặc điểm văn hoá các dân tộc ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú, nhưng lại phát triển trong sự thống nhất. Lâu nay, nhiều người nghi ngờ sự thống nhất trong đa dạng này là mâu thuẫn, đa dạng thì sẽ khó thống nhất. Song, đối với văn hoá các dân tộc Việt Nam đó lại là một thực tế khá sinh động và lý thú. Thực tế đó chính là nét độc đáo của các dân tộc Việt Nam, ít khi tìm thấy ở một số láng giềng. Bởi lẽ, các dân tộc Việt Nam tuy có thể được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng lại là một cộng đồng dân tộc thống nhất trên nhiều lĩnh vực. Trước hết, đó là sự thống nhất về tính cộng đồng. Nói khác đi, các dân tộc Việt Nam là một cộng đồng thống nhất. Trong đó, nổi trội nhất là giữa các dân tộc ít khi xảy ra sự mâu thuẫn sâu sắc hay những đối đầu cần giải quyết bằng vũ lực. Nếu có chăng chỉ là sự xung đột giữa các thế lực chính trị của giai cấp thống trị. Đối với nhân dân các dân tộc ít khi xảy ra những xung đôt găy gắt như thế. Cái cội nguồn từ 100 trứng cho dù chỉ là huyền thoại thì vẫn thể hiện rõ sự cố kết thống nhất giữa các dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lich sử và biết bao thăng trầm lớn nhỏ, kể cả những cuộc đồng hoá dưới nhiều màu sắc khác nhau đã làm tăng thêm giá trị cố kết cộng đồng. Giới thiệu về cộng đồng dân tộc Việt Nam chính là giới thiệu về sự đồng lòng nhất trí đó. Trên cơ sở đó, tuỳ từng thời kỳ lịch sử và thể chế chính trị xã hội khác nhau mà chính sách về dân tộc khác nhau. Nhưng, nhìn chung từ ngày dựng nước đến nay, sự nhất quán mang tính chiến lược của chính sách dân tộc cũng chỉ quy về một mối: ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. Với đặc điểm của một quốc gia đa dân tộc như nước ta, đoàn kết dân tộc là sự sống còn không chỉ của cả quốc gia mà còn là sự tồn vong của từng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ đó. Nhận thức sâu sắc thực tế này, cả 54 thành phân dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ ngày càng làm cho khối đoàn kết dân tộc vững mạnh hơn. 5 2. Mục đích, nội dung môn học Mục đích của môn học này nhằm nêu bật hai vấn đề: Giới thiệu một cách tổng quan về điều kiện môi trường sinh thái của các dân tộc Việt Nam. Từ đó tìm ra mối quan hệ hài hoà giữa các dân tộc với môi trường tự nhiên của chính mình. Trên cơ sở đó nhận ra đặc điểm chính của các dân tộc Việt Nam. Nêu bật các chính sách dân tộc của các thời kỳ lịch sử từ thời cổ đại cho đến nay. Tuy, giữa các thời kỳ lịch sử đó, chính sách dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử có thể khác nhau, nhưng thành tựu chung vẫn nhằm đoàn kết tất cả các dân tộc thành một khối thống nhất. Môn học gồm 2 tín chỉ, chia làm hai phần chính, bao gồm 7 chương: Phần I: Các dân tộc ở Việt Nam Chương 1: Môi trường tự nhiên và địa bàn cư trú của các dân tộc ở Việt Nam Chương 2: Khái niệm dân tộc và các tiêu chí xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam Chương 3: Thành phần và sự phân bố các dân tộc Việt Nam Chương 4: Đặc điểm các cộng đồng dân tộc Việt Nam Phần II: Chính sách dân tộc Chương 5: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong lịch sử và hiện nay Chương 6: Chính sách dân tộc trong các triều đại phong kiến Việt Nam Chương 7: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ 6 PHẦN I: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ CỦA CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM 1.1. Vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ Việt Nam Nhìn trên bản đồ, Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm tuyến, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Diện tích toàn lãnh thổ Việt Nam là 329.241m2 , riêng lãnh hải chiếm 1/2 đến mũi Cà Mau dài 3 .260km. Đường biên giới đất liền chung với 3 nước Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Campuchia dài 4510m. Trên đất liền, tính theo đường chim bay từ cực bắc (cột cờ Lũng Cú, Mèo Vạc Hà Giang) đến điểm cực nam (múi Né, Cà Mau) dài 1.650m (đấy là còn điểm cực tây nơi rộng nhất là 600m (Bắc Bộ), 400m (Nam Bộ) và nơi hẹp nhất 50 km (Quảng Bình). Với vị trí địa lí như vậy, từ xưa Việt Nam đã trở thành ngã tư đường nối Đông - Tây, Nam - Bắc và là nơi giao lưu văn hóa, kinh tế với các quốc gia trên thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á . 1.2. Địa hình và núi đồi Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam bao gồm nhiều địa hình khác nhau. Trong đó, 3/4 diện tích đất liền là vùng đồi núi, chủ yếu là loại núi thấp: Độ cao địa hình dư với 1000m so với mặt nước biển chiếm tới 80%; núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%, trong đó ngọn cao nhất là đỉnh FanXipan (3143m) thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Đặc điểm núi non ở Việt Nam đều thuộc loại núi già được trẻ lại. Loại núi già còn khá phổ biến ở vùng Đông Bắc. Có thể chia địa hình và núi rừng Việt Nam ra thành các vùng như sau, mỗi vùng có đặc điểm riêng của mình. 1.2.1. Vùng Đông Bắc và Bắc Đông Bắc1 Phần lớn đều thuộc loại núi già, có độ cao trung bình và thấp dần về phía biển Đông. Đây là vùng núi có các nếp núi uốn dạng hình cánh cung bao quanh khối núi vòm sông Chảy, mở rộng về phía tây bắc, quay mặt lồi về phía đông, một đầu chụm lại ở dãy Tam Đảo. Đó là bộ phận núi phía hữu ngạn sông Chảy gồm các cánh cung đá vôi xen lẫn với núi đá phiến trải từ thung lũng sông Lô, sông Gâm ra tận bờ biển Quảng Ninh. Dân gian thường gọi đó là các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và Đông Triều. Địa hình toàn khu vực có hướng nghiêng tây bắc - đông nam, tạo cho các con sông, con suối tụ lại trước khi chảy về đồng bằng như sông Lô, sông Gâm đổ dồn vào sông Chảy ở Đoan Hùng (Phú Thọ) về Việt Trì và các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam chảy lèn giữa các cánh cung đổ về Phả Lại (Lục đầu giang) rồi theo sông Thái Bình ra biển. Phía tây bắc của vùng Đông Bắc, giáp biên giới Trung Quốc có một số đỉnh núi cao trên 2.000m như đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.431m), Kiều Liên Ti (2.403m), Pu Ta Ca (2.274m). Khu vực thuộc địa phận các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, phú Thọ, Thái Nguyên đều là đồi núi thấp 1 Những số liệu trình bày trong chương này chủ yếu là số liệu trích từ cuốn "Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí" của Lê Bá Thảo - NXB Thế giới, Hà Nội, 1998. 7 dần và thoải rộng chạy ra tận bờ biển Quảng Ninh, Hải Phòng, ở đây có độ cao cách mặt biển chỉ khoảng 1m. Đặc biệt là, từ đó một bộ phận đồi núi chạy ra biển và bị ngập trong nước biển tạo ra một vùng Hải đảo với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh mà ta quen gọi là Vịnh Hạ Long. Có thể coi đây là nơi kết thúc của các vòng cung vùng đông bắc Việt Nam2. Có một điều cần chú ý ở địa hình khu vực Đông Bắc Bộ và vai trò cấu trúc địa chất của vùng này. Nếu như ở Tây bắc chịu một chế độ địa máng kéo dài từ Nguyên sinh đại đến cuối Trung sinh đại với các biểu hiện khác nhau theo từng thời kỳ, thì vùng Đông Bắc lại mang nhiều dấu hiệu chuyển tiếp của một nền hoạt động mà bộ phận phía tây có lịch sử phát triển cổ hơn phần phía đông. Cấu trúc địa chất của từng bộ phận miền núi rộng lớn này khá phức tạp và các vận động tân kiến tạo càng làm cho rắc rối thêm. Nhìn chung, từ sông Lô - Gâm ra phía biển ra phía biển, quang cảnh đã thay đổi hẳn Đấy là một vùng đồi núi cao trung bình và núi thấp, được phân cách từng đoạn bởi các vòng cung đá vôi lưng lồi ra biển. Mỗi vòng cung như vậy lại đổ thẳng sườn xuống một thung lũng sông. Đó là các vòng cung và thung lũng sông sau đây: - Vòng cung trung lưu sông Gâm với thung lũng sông Cầu, sông Năng. - Vòng cung Ngân Sơn với thung lũng sông Na Rì, sông Bắc Giang. - Vòng cung Yên Lạc và thung lũng sông tương ứng. - Vòng cung Bắc Sơn với thung lũng sông Kinh Thầy, Diễn Vọng. Riêng thung lũng sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) lại chảy theo hướng mà rìa khối núi đá thuộc cao nguyên Vân - Quý chườm lên biên giới Việt - Trung làm cho dải đất này không còn đi theo hướng chung ra biển mà lại chảy ngược lên phía Bắc. Đây là nơi sinh tụ của các dân tộc Tày, Nùng, HMông, Dao, Pà Thẻn, Cờ Lao, Pu Péo, La Chí, Lô Lô... 1.2.2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (tính từ hữu ngạn sông Thao đến núi động Ngài - Bạch Mã, Thừa Thiên Huế) Tự nhiên vùng này có những nét khác biệt khá rõ so với địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Đây là vùng núi hiểm trở nhất địa hình Việt Nam. Núi non trùng điệp, hùng vĩ, có nhiều núi cao, vực sâu, sườn dốc, lắm thác, nhiều ghềnh. Địa hình toàn khu vực không phải là một khối núi duy nhất mà có nhiều dãy núi chạy theo hớng Tây Bắc - Đông Nam, so le nhau. Trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài trên 200km" gồm nhiều đỉnh cao trên 2.500m, tiêu biểu là đỉnh Fanxipan (3.143m). ở vùng sông Mã và biên giới Việt - Lào cũng có đỉnh cao tới 3.000m. Xen giữa các dãy núi có nhiều cao nguyên đá vôi rất đồ sộ. Điển hình là dải cao nguyên đá vôi Ma lu thang - Mộc Châu vượt sang phía tả ngạn sông Thao cho đến thung lũng sông Chảy. Dải cao nguyên đá vôi chạy dọc theo sông Đà từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Thanh Hoá dài khoảng 400km, rộng từ 10 đến 25km, cao từ 600m đến 1000m. Các đỉnh núi cao thường phân bố ở phía biên giới tây bắc thấp dần ra biển. Riêng mạch Trường Sơn (phía nam vùng núi bắc Nghệ An Thanh Hoá) chạy từ nam cao nguyên Xiêng Khoảng (Lào) cho đến cực nam Trung Bộ. Trong thực tế, chỉ có sườn phía Đông của dãy Trường Sơn này là thuộc lãnh thổ Việt Nam thường gọi 2 Lê Bá Thảo: Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí, Nxb Thế giới, Hà Nội 1998, tr. 8, tr.353. 8 là Trường Sơn Bắc, bắt đầu từ hữu ngạn sông Chu (Thanh Hoá) cho tới khu vực đèo Hải Vân, gồm nhiều dãy núi chạy song song. Có thể coi dãy Trường Sơn như một cánh cung lớn, mặt lồi quay ra hướng biển đông và có hai sườn không cân đối, sờn phía Đông dốc xuống biển, còn sườn phía tây dốc thoai thoải dần tới thung lũng sông Mê Kông (biên giới Lào - Thái Lan). Các mạch núi vùng này thường chạy đâm ngang ra sát biển, cho nên đồng bằng và thềm lục địa ở đây khá hẹp, bị cắt xén vụn. Cũng vì thế bờ biển khu vực này khúc khuỷu, gập ghềnh, núi cao trên 2000m đứng sát các hố biển sâu cũng đến 2000m. Khu vực này ít có các vùng đồi núi thấp và trung du rõ nét như ở vùng Đông Bắc Bộ. Địa hình nhìn chung tạo ra thế hiểm trở, khó thông thương với các vùng lân cận, nhưng lại thuận lợi hơn khi giao lưu giữa miền núi và miền xuôi do hướng núi và sông suối tạo ra. Khu vực bắc Trường Sơn (Đông Trờưng Sơn) là một hệ thống núi và cao nguyên có cấu trúc phức tạp. Trong đó có các đỉnh núi cao được tạo nên bởi đá granit như đỉnh Pu lai leng (2.711m), Rào Cỏ (2.235m) và dãy núi đá vôi Kẻ Bàng - Khe Ngang - Quảng Bình) là một trong những khối núi hiểm trở nhất Việt Nam, nó còn kéo dài sang tận khu vực tỉnh Khăm Muộn (Lào). Các dãy núi ở Trường Sơn Bắc có vài nhánh núi nằm ngang đâm thẳng ra biển tạo thành các hoành sơn chia cách các đồng bằng ven biển ra thành nhiều ô và cản trở giao thông Bắc - Nam. 1.2.3. Miền Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam) Bắt đầu từ núi Động Ngài và Bạch Mã (thuộc khu vực đèo Hải Vân) xuống đến địa đầu miền đất cao đông Nam Bộ. Đây là một vùng sơn nguyên đồ sộ (còn gọi là địa khối cổ Inđônêxia) và địa máng rộng lớn ở rìa phía Nam. Trong đó, nổi lên là các cao nguyên đất đỏ bazan có dạng xếp tầng, chênh lệch nhau tới 500m. Đây là một vùng núi và cao nguyên xen kẽ nhau rất phức tạp ở phía bắc Kon Tum và Tây Quảng Ngãi núi non đồ sộ với đỉnh granit Ngọc áng (còn được gọi là Ngọc Linh) cao nhất miền Nam (trên 2000m như Ngọc Niay, Ngọc Pan, Ngọc Krinh). Ở đây còn có một loạt các cao nguyên xếp tầng ở cực nam như cao nguyên Lâm Viên, Bảo Lộc, Di Linh, Đắc Nông, Plâycu, Buôn Mê Thuộc, Đà Lạt...Chen vào giữa các dãy núi và cao nguyên đó là những vùng đất tương đối bằng phẳng, bề mặt lượn sóng cao trung bình từ 500 - 800m cách mặt biển. Đó là vùng đất đỏ bazan với tâm điểm là vùng Buôn Mê Thuột. Nhìn chung, núi non vùng Nam Trường Sơn là một miền núi và cao nguyên, đồi cùng các thung lũng xen kẽ nhau rất phức tạp, tuy nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản. Đến đây có thể coi là vùng kết thúc các dãy núi cao ở Việt Nam. Qua những mô tả trên, chúng ta nhận ra rằng địa hình và núi đồi Việt Nam khá phức tạp và đa dạng. Có vùng đồi núi cao trập trùng như vùng Tây Bắc với ngọn Fanxipan cao hơn 3000m hay Bắc Trường Sơn có đỉnh Pu lai leng cao hơn 2000m cũng có vùng núi thấp thoai thoải đổ ra biển như vùng Đông Bắc và cũng có nơi núi đồi bị cắt xén, tạo thành những vụng sâu như vùng biển miền Trung. Xen vào đó là những cao nguyên có độ cao đến 1000m như Mộc Châu (Sơn La), Bắc Kon Tum và Tây Quảng Ngãi có ngọn Ngọc Áng cao trên 2000m, xếp thành nhiều tầng như các cao nguyên Lâm Viên, Bảo Lộc, Di Linh, Đắc Nông, Buôn Mê Thuộc... Phần lớn đó là địa bàn sinh tụ của các dân tộc thiểu số ở nước ta. 9 1.3. Sông ngòi, ao hồ. Có thể nói Việt Nam là một lãnh thổ bao gồm một mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Với 70% diện tích là đồi núi, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900mm, đạt tới 643 tỷ m3 nước và khoảng 50% lượng nước đó đã tạo ra các dòng chảy sông suối đọng lại thành các ao hồ. Bên cạnh đó, khối lượng nước từ các vùng lân cận của các con sông Hồng, sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, sông Mê Kông từ Campuchia, Lào cũng đổ vào các dòng chảy ở Việt Nam khoảng 132 tỷ m3 nước một năm, làm cho sông ngòi Việt Nam có nhiều nước quanh năm. Hiện nay, Việt Nam có 2. 860 con sông có chiều dài từ l0km trở lên. Dọc theo bờ biển cứ khoảng 20km lại có một cửa sông. Tuy sông lớn chỉ chiếm khoảng 8% và thường thuộc về phần hạ lưu, nhưng nguồn nước khá dồi dào. Phần lớn là sông nhỏ, ngắn và có độ dốc khá cao. Hướng chảy của hầu hết các con sông, suối chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam. Nhưng, cũng có một số sông chảy theo hướng vòng cung, uốn dòng theo các cánh cung của núi như sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Riêng sông Kỳ Cùng lại chảy ngược theo hướng Nam Bắc. Ngoài sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long là loại sông lớn có lưu vực từ 10.000km2 và tổng lượng nước từ 70 đến 80 tỷ m3, còn có một số hệ thống sông khác tương đối lớn. Đó là hệ thống các sông Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (hay Đà Rằng), sông Đà và sông Đồng Nai. Riêng hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long đã chiếm đến 40% diện tích các lưu vực và 15,5% tổng lượng nước có được trong nội địa. Hàng năm, hệ thống sông Hồng đổ ra biển khoảng 122 tỷ m3 nước, sông Cửu Long khoảng 1.400 tỷ m3. Do ở Việt Nam có mùa lũ và mùa cạn, cho nên lượng nước chảy trong năm phân phối không đều (riêng mùa lũ lượng nước chiếm tới 70 - 80% tổng lượng nước cả năm). Ngoài việc cung cấp đủ nước tới cho các cánh đồng, sông ngòi Việt Nam còn có lượng phù sa khá lớn, trong đó sông Hồng có lượng phù sa lớn nhất (trung bình khoảng 1000m3). Hàng năm lượng cát bùn sông Hồng tải ra biển khoảng 200 triệu tấn. Vào mùa lũ, lượng phù sa sông Hồng đạt tới 10000g/m3 nước. Những con sông thuộc loại trung bình có khoảng 116 sông và diện tích lưu vực từ 500km2 đến dưới 10000 km2. Tính ra, có tới 17 hệ thống sông thuộc loại này. Trong đó, lớn nhất là sông Gianh và sông Trà Khúc, nhỏ nhất là sông Cái (Phan Thiết) và sông Ba Kỳ . Lượng nước dao động từ 1 đến 8 tỷ m3 nước. Tuy các con sông lớn và sông trung bình trên đây đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho những đồng bằng châu thổ, nhưng nhờ 2.170 con sông, suối nhỏ khác với diện tích lưu vực dưới 1000 km2 (chiếm 95,55% sông suối cả nước) mới thực sự có giá trị. Hệ thống sông suối này đã làm cho toàn bộ lãnh thổ, kể cả miền núi và trung du được hưởng tác dụng tốt lành của các dòng chảy. Nhìn chung, mật độ sông suối cho thấy phần lớn lãnh thổ đạt từ 0,5 đến 1 km/km2: Mật độ đó được phân bố khá đồng đều ở cả miền núi lẫn đồng bằng. Trong đó, cao nhất là khu vực Đông Nam châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình cũng như đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn thấy ở Móng Cái (Quảng Ninh), vòm sông Chảy (Lào Cai, Yên Bái) và khu vực đèo Ngang, đèo Hải Vân... đều có nhiều sông suối. Những khu vực có mật độ sông suối thấp nhất (dưới 0,5 km/km2) là cao nguyên 10 Đồng Văn, Mộc Châu, Kẻ Bàng, Bắc và Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Thuận Hải và Đông Nam Bộ. Đây là những vùng ít mưa, nước bốc hơi lớn và có nền nham thạch là đá vôi, cát hoặc đất bazan. Có thể nói, mạng lưới sông ngòi Việt Nam khá dày đặc, ngoài việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, nó còn là mạng lưới giao thông quan trọng ở các vùng, miền trên đất nước ta. Đặc biệt là, mạng lưới sông ngòi, nhất là các sông lớn đã, đang trở thành nguồn năng lượng (than trắng) dể phát triển hệ thống thuỷ điện trong cả nước. Đồng thời với hệ thống thủy điện còn là các công trình thuỷ lợi cũng được chú trọng và phát triển mạnh. Có hệ thống công trình thuỷ lợi địa phương, có hệ thống thuỷ lợi với quy mô vùng (Bắc Hưng Hải), phá Tam Giang hay quy mô cỡ quốc gia như đập thủy điện Thác Bà (sông Chảy, Yên Bái), đập thuỷ điện Hoà Bình (sông Đà, Hoà Bình), rồi đây sẽ là đập thuỷ điện Na Hang (sông Gâm, Tuyên Quang) hay đập thuỷ điện Tạ Bú (Sơn La); trong Nam có thuỷ điện Yaly, sông Hinh, sông Se-rê-pốc... Các công trình thuỷ điện đó đã tạo nên khá nhiều hồ chứa nước nhân tạo phục vụ cho sinh hoạt và sử dụng của các vùng .Ngoài ra, hệ thống ao hồ tự nhiên cũng rải rác khắp nơi. Trong đó, tiêu biểu là các hồ, đầm lớn như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ U - va (Điện Biên), hồ Thiêng (còn gọi là hồ thuồng luồng) ở Plâycu hay đầm Ông Tong, đầm Ô Loan... Đây cũng là những nơi chứa nước dự trữ cho mùa khô hạn ở những nơi này, đồng thời cũng là nơi cung cấp thuỷ sản khá lớn cho các địa phương. 1.4. Đồng bằng Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng Bắc bộ (châu thổ sông Hồng) và đồng bằng Nam Bộ (châu thổ sông Cửu Long). Ngoài ra, tại các lưu vực sông suối, các thung lũng, bồn địa trước núi cũng có nhiều đồng bằng nhỏ (có thể gọi là các cánh đồng) rải rác ở khắp nơi. Ví dụ, ở vùng Tây Bắc có 4 cánh đồng lớn: nhất Thanh (Điện Biên), nhì Lò (Nghĩa Lộ - Yên Bái), tam Than (Than Uyên - Lai Châu) và tứ Tấc (cánh đồng Quang Huy, Phù Yên - Sơn La). ở tỉnh Hoà Bình cũng có các cánh đồng (nhất Bi - Tân Lạc, nhì Vang - Lạc Sơn, tam Thàng Kỳ Sơn và tứ Động - Kim Bôi). Ở các huyện miền xuôi Thanh Hoá, Nghệ An cũng có những cánh đồng màu mỡ. Tuy vùng Tây Nguyên phần lớn cao nguyên, nhưng xen vào đó cũng có một số cánh đồng đáng kể. Đây là các đồng bằng được tạo nên bởi hai con sông Đồng Nai và Vàm Cỏ, vùng đồng bằng rìa của đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là vùng duyên hải từ Quảng Ninh đến tận Phan Thiết cũng có những đồng bằng ven biển. Hầu hết các cánh đồng này đều dài, nhưng hẹp chiều ngang và bị cắt xén nhiều. Trong đó, điển hình là các cánh đồng ven biển từ Thanh Hoá đến Phan Thiết được tạo nên do lưu vực các con sông, con suối chảy từ dãy Trường Sơn xuống biển. Đặc tính của các cánh đồng này phản ánh đầy đủ tính chất của một châu thổ thuỷ triều nên thường nhiễm mặn. Tuy nhỏ hẹp, nhưng các cánh đồng này cũng cung cấp đủ lương thực cho địa phương. Tuy nhiên, chỉ có đồng bằng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long mới thực sự là hai vựa lúa của cả nước. 1.4.1. Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng có 1.100.000 ha trồng lúa một vụ, có 500.000 ha trồng được hai vụ trong tổng số 1.600.000 ha diện tích trồng lúa trong một năm. Nhưng, do nhiều lý do, nhất là việc mở rộng thành phố và khu dân cư, nên đến năm 1994, cả đồng bằng Bắc Bộ chỉ còn lại hơn 900.000 ha đất nông nghiệp, trong đó chỉ còn khoảng 650.000 ha trồng lúa (có 75% diện tích trồng được 2 vụ) . 11 Cho tới nay, diện tích toàn châu thổ sông Hồng có khoảng 150.000 - Xem thêm -