Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Bài giảng bài sự phân tích ánh sáng trắng vật lý 9 (2)...

Tài liệu Bài giảng bài sự phân tích ánh sáng trắng vật lý 9 (2)

.PDF
24
170
76

Mô tả:

BÀI GIẢNG VẬT LÝ 9 Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG KIỂM TRA BÀI CŨ 1. KHI CHIẾU CHÙM SÁNG TRẮNG QUA CÁC TẤM LỌC MÀU TA THU ĐƯỢC KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO? 2. NGƯỜI TA TẠO RA ÁNH SÁNG MÀU BẰNG NHỮNG CÁCH NÀO? Tại sao cầu vồng xuất hiện ? Tại sao cầu vồng có 7 màu ? Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I.Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính 1. Thí nghiệm 1: Hình 53.1 Lăng kính là một khối trong suốt có 3 gờ song song (Lăng trụ đứng). Mục đích thí nghiệm: Quan sát một chùm sáng hẹp chiếu qua lăng kính. Bố trí thí nghiệm: - Đặt một khe hẹp trước nguồn sáng trắng để được 1khe sáng hẹp. - Đặt lăng kính sao cho cạnh của nó song song với khe sáng trắng hẹp đó. - Đặt màn chắn sau lăng kính để thu được chùm tia sáng ló. Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I.Phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính 1. Thí nghiệm 1: Hình 53.1 Khe hẹp A đỏ cam vàng lục lam chàm tím Lăng kính Màn ảnh B Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I.Phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính 1. Thí nghiệm 1: Hình 53.1 Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I.Phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính 1. Thí nghiệm 1 Khe hẹp A Đỏ Tím Lăng kính Màn ảnh B - Chiếu một chùm ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng) qua một khe hẹp A đến gặp một lăng kính. Sau lăng kính đặt một màn ảnh B để hứng chùm tia ló ra. Ta thấy, trên màn B có một dải sáng màu cầu vồng, trong đó tia đỏ bị lệch ít nhất và tia tím bị lệch nhiều nhất. Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I.Phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính 1. Thí nghiệm 1 2. Kết luận: Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng) khi qua lăng kính, bị tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau, Dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG 2. Thí nghiệm 2 a. Thí nghiệm 2a *Mục đích thí nghiệm: Thấy rõ sự tách các dải màu riêng rẽ. *Cách làm thí nghiệm: dùng tấm lọc mầu để chắn chùm sáng (tấm lọc này có thể đặt trước mắt hoặc trước khe sáng) Hãy dự đoán hình ảnh quan sát được? *Tiến hành thí nghiệm Khe hẹp A Hình ảnh quan sát được: Hãy mô tảdùng tấm lọc đỏ thấy hình ảnh vạch đỏ, dùng quan sát tấm lọc xanh được? thấy vạch xanh, hai vạch này không nằm cùng một chỗ Lăng kính Khe hẹp A Lăng kính Hình 53 b) Thí nghiệm 2b • Mục đích thí nghiệm: Thấy rõ sự ngăn cách giữa dải màu đỏ và dải màu xanh • Cách làm thí nghiệm: Chắn khe sáng bằng tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh. Hãy mô tả hình ảnh Hình ảnh quan quan sátThấy sát được: haiđược? vạch đỏ và xanh tách rời nhau Khe hẹp A Lăng kính Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG C2: Hãy mô tả hình ảnh quan sát được trong thí nghiện a và b? Trả lời C2: - Khi chắn khe sáng bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy vạch đỏ, bằng tấm lọc màu xanh có vạch xanh, hai vạch này không nằm cùng một chỗ - Khi chắn khe sáng bằng tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh thì thấy đồng thời cả hai vạch xanh đỏ nằm lệch nhau. (tách rời nhau, truyền theo hai phương khác nhau) Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I. Thí nghiệm 2: Có thể làm thí nghiệm bằng cách như sau Khe hẹp A đỏ cam vàng lục lam chàm tím Lăng kính Màn ảnh B Khoét 1 khe thật hẹp tại vị trí màu lục Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I. Thí nghiệm 2: Lăng kính Khe hẹp A lục Lăng kính B C Màn E C3:Em hãy dựa vào kết quả quan sát được ở trên để nhận định sự đúng, sai của hai ý kiến sau? + Lăng kính đã nhuộm các màu khác nhau cho chùm sáng trắng. + Trong chùm sáng trắng có chứa sẵn các chùm sáng màu. Lăng kính chỉ có tác dụng tách các chùm sáng đó ra, cho mỗi chùm đi theo một phương vào mắt. Trả lời C3: Bản thân lăng kính là một khối chất không màu nên nó không thể đóng vai trò như tấm lọc màu được. Nếu lăng kính có tác dụng nhuộm màu cho chùm tia sáng thì tại sao chỗ này chỉ nhuộm màu xanh, chỗ kia chỉ nhuộm màu đỏ? Trong khi đó các vùng mà tia sáng đi qua trong lăng kính có tính chất hoàn toàn như nhau. Như vậy ý kiến đúng là: Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG C4: Tại sao nói thí nghiệm 1 là phân tích ánh sáng trắng? • C4 : Trước lăng kính ta chỉ có một dải sáng trắng, sau lăng kính ta thu được nhiều dải sáng màu. Như vậy lăng kính đã phân tích từ dải sáng trắng nói trên ra nhiều dải sáng màu nên ta nói thí nghiệm 1 là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng 3. Kết luận: (SGK/ 140) Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG II. Ph©n tÝch mét chïm s¸ng tr¾ng b»ng sù ph¶n x¹ ¸nh s¸ng trªn ®Üa CD. 1. Thí nghiệm 3: h×nh 53.2 *Mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu việc phân tích ánh sáng trắng bằng sự phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD. *Cách quan sát: Đặt mặt ghi của đĩa CD dưới ánh sáng trắng nghiêng đĩa đi, nghiêng đĩa lại theo các phương khác nhau để tìm thấy các dải màu C5: Hãy mô tả hình ảnh quan sát được? C5: Khi chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD và quan sát ánh sáng phản xạ, ta thấy nhìn theo phương này có ánh sáng màu này, nhìn theo phương khác có ánh sáng màu khác. Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG C6: - ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng màu gì? - ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào? - Tại sao có thể nói thí nghiệm 3 cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng? C6: - ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng trắng. - Tuỳ theo phương nhìn ta có thể thấy ánh sáng từ đĩa CD đến măt ta có màu này hay màu kia. - Trước khi đến đĩa CD, chùm sáng là chùm ánh sáng trắng. Sau khi phản xạ trên đĩa CD, ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau. Vậy thí nghiệm với đĩa CD cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan