Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu bai giang an toan lao dong

.DOC
74
351
69

Mô tả:

bài giảng an toàn lao động
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KỸ THUẬT AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP Mã số môn học: MH 15 Thời gian môn học: 30h; (LT: 25 giờ; BT: 3 giờ; KT: 2 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: + Môn học Kỹ Thuật An Toàn – Môi Trường Công Nghiệp được bố trí khi sinh viên học sinh học xong các môn học chung - Tính chất: + Là môn học kỹ thuật cơ sở thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.. + Là môn học giúp cho sinh viên học sinh trong tất các môn học, mô đun sau này. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Trình bày chính xác các điều quy định của Luật Lao động áp dụng cho sản xuất - Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại đến sức khoẻ người lao động. - Phân tích được nguyên nhân gây ra tai nạn. - Mô tả được một số phương pháp sơ cứu và cấp cứu khi đồng nghiệp bị tai nạn. - Trình bày được cách sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động và các phương tiện khác nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động. - Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, sơ cứu, cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nôi dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các chương, mục I II III IV Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 2. Tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động Những khái niệm cơ bản và công tác tổ chức về bảo hộ lao động 1. Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động 2. Công tác tổ chức bảo hộ lao động Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây ra tai nạn lao động 1. Phân tích điều kiện lao động 2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động Khái niệm về vệ sinh lao động, vi khí hậu, bức xạ ion hoá và tiếng ồn 1. Khái niệm về vệ sinh lao động 2. Vi khí hậu Trang 1 Tổng số 2 Thời gian Lý Thực thuyết hành 2 0 Kiểm tra* 0 2 2 0 0 2 2 0 0 3 3 0 0 1.5 1.5 0 0 1.5 2 1.5 2 0 0 0 0 1 1 3 1 1 3 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 V VI VII VIII IX X 3. Bức xạ ion hoá 4. Tiếng ồn Bụi và rung động trong sản xuất 1. Bụi 2. Rung động trong sản xuất Ảnh hưởng của điện từ trường, hoá chất độc 1. Ảnh hưởng của điện từ trường 2. Ảnh hưởng của hoá chất độc Ánh sáng, màu sắc và kỹ thuật thông gió trong lao động 1. Kỹ thuật chiếu sáng 2. Kỹ thuật thông gió 3. Kiểm Tra Kỹ thuật an toàn khi sửa chữa máy 1. Khái niệm về kỹ thuật an toàn 2. Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí 1. Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí 2. Các giải pháp kỹ thuật an toàn trong cơ khí 3. Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy và nổ 4. Sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ, thiết bị nâng hạ 5. Kiểm Tra Cộng 1 0.5 0.5 3 1.5 1.5 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 3 1 1 2 0 0 0 0 0 1 1 1 1 3 1 2 1 1 0 2 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 5 1 2 3 1 1 2 0 1 0 0 0 2 4 1 3 1 0 0 1 1 0.5 1 0.5 0 0 0 0 1 1 0 0 0.5 0.5 0 0 1 30 3. Sử dụng các trang bị bảo hộ lao động Kỹ thuật an toàn điện, phòng chống cháy nổ và sử dụng thiết bị nâng hạ 1. Kỹ thuật an toàn điện 2. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ 1 0.5 0.5 3 1.5 1.5 2 0 25 0 3 1 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN ĐÀO TẠO Trang 2 KỸ THUẬT AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP Mã số môn học: MH 15 Thời gian môn học: 30h; (LT: 25 giờ; BT: 3 giờ; KT: 2 giờ) MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA TÍNH CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mục tiêu của bài: - Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. - Nhận biết rõ tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 2. Tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động 1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG: a. Mục đích của công tác bảo hộ lao động: Mục đích của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế xã hội để giảm bớt và loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm về an toàn tính mạng người lao động và cơ sỏ vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất góp phần tăng năng suất lao động, tạo cho người lao động một thói quen và tâm lý thoải mái. b. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động: Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Mục đích của bảo hộ lao động là mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác nhờ chăm lo sức khỏe cho người lao động nên công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao. BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án thiết kế điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế , chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Ở bất cứ chế độ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có, tự do dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang sáng tạo cũng nhờ lao động mà ra ( lao động trí óc) do đó lao động chính là động lực cho sự tiến bộ của loài người. 2. TÍNH CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG: 2.1 Tính chất của công tác bảo hộ lao động: BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: tính pháp lý, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Các tính chất trên có quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. 2.1.1 BHLĐ mang tính chất pháp lý: Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hóa thành những luật lệ chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp nhà nước. Xuất phát từ quan điểm, con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về BHLĐ được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo hộ con người Trang 3 trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người mọi tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động. 2.1.2 BHLĐ mang tính KHKT: Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp…đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để nghiên cứu đề ra các phương pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. Hiện nay việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Như các hệ thống tự động ngắt, điều chỉnh, thông báo… trong các thiết bị máy móc nhằm đảm bảo tính an toàn cao hơn cho người sử dụng. Ngoài ra người lao động con nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức khoa học cần thiết về công tác bảo hộ. Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện lao động an toàn thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hóa, tự động hóa…mà cần phải có những kiến thức khác như về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động… Vì vậy công tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp. 2.1.3 BHLĐ mang tính quần chúng: Tất cả cá nhân và tập thể sử dụng người lao động cho đến người trực tiếp tham gia lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác bảo hộ lao động để bảo vệ mình và bảo vệ cho người khác. BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những người thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các quy trình công nghệ… do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về các mẫu mã, quy cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc… Mặt khác dù các quy trình quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa học tập, ứng dụng thực tế, chưa được thấm nhuần, chưa thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó thì cũng rất dễ vi phạm trong quá trình sản xuất gây hậu quả không thể lường trước được. Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, chúng ta cần vận động được đông đảo mọi người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. 2.2 Nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động: Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. Trang 4 - Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. II- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm về: điều kiện lao động, tai nạn lao động. - Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại. - Trình bày được khái niệm vùng nguy hiểm và các yếu tố nguy hiểm trong quá trình sản xuất. - Áp dụng thực hiện được biện pháp trang bị bảo hộ lao động. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động 2. Công tác tổ chức bảo hộ lao động 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BHLĐ: 1.1 Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. 1.2 Tai nạn lao động: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, nó xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động, làm ảnh hưởng đến quá trình lao động sản xuất của người lao động. nhiễm độc đột ngột cũng là một tai nạn lao động. Tai nạn lao động được phân ra: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp  Chấn thương: là tai nạn mà kết quả là gây nên những vết thương hay hủy hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.  Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác dụng của điều kiện lao động có hai, bất lợi (tiếng ồn, rung động…) đối với người lao động. bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần Trang 5 sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe người lao động một cách dần dần và lâu dài.  Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất. Các chất độc này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại ngay lập tức hoặc lâu dài tùy loại chất độc nhiễm phải. Ví dụ: nhiễm bụi phấn ở người làm công tác giáo dục, giảng dạy, nhiễm bụi than trong phổi ở những công nhân lao động trong các hầm mỏ … 1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại: 1.3.1 Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất: - Máy, trang bị sản xuất và quá trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có hại: Tồn tại các khu vực nguy hiểm, bụi khí độc, hỗn hợp nổ, ồn, rung, bức xạ có hại, điện áp nguy hiểm ... - Máy, trang bị sản xuất được thiết kế, kết cấu không thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người sử dụng. - Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo gây sự cố trong quá trình sử dụng. - Thiếu thiết bị che chắn an toàn cho các bộ phận chuyển động, vùng có điện áp nguy hiểm, bức xạ mạnh.. - Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn, các cơ cấu phòng ngừa quá tải như van an toàn, phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình… - Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc về kỹ thuật an toàn như: không kiểm nghiệm các thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử dụng, sử dụng quá hạn các thiết bị van an toàn… - Thiếu điều kiện trang bị để cơ khí hóa, tự động hóa những khâu lao động có tính chất độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm ví dụ như trong các ngành tuyển khoáng, luyện kim, công nghiệp hóa chất… - Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, sử dụng không thích hợp như dùng phương tiện bảo vệ không phù hợp tiêu chuẩn yêu cầu, dùng nhầm mặt nạ phòng độc…. 1.3.2 Yếu tố nguy hiểm có hại: Là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể là: - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi… - Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ… - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng, côn trùng, rắn … - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, do tư thế lao động thiếu khoa học… - Các yếu tố tâm lí không thuận lợi, do công việc, xã hội,… gây mất tập trung trong công việc cũng rất dễ gây ra mất an toàn trong lao động. 1.4 Vùng nguy hiểm 1.4.1 Khái niệm: Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó có các nhân tố gây nguy hiểm đến sự sống và sức khỏe của người lao động tác dụng một cách thường xuyên theo chu kỳ hoặc bất ngờ. 1.4.2 Phân loại vùng nguy hiểm: Trang 6 - Vùng nguy hiểm ở các cơ cấu truyền động là vùng nguy hiểm xuất hiện ở các cơ cấu truyền động như: khoảng không gian làm việc của bộ truyền bánh răng, dây đai, xích, … các bộ phận quay với tốc độ cao như mâm cặp máy tiện, mâm từ, máy mài, … các bộ phận chuyển động tịnh tiến như đầu máy bào, búa máy, máy cắt, … đều hình thành những vùng nguy hiểm cho người lao động. - Vùng nguy hiểm do mảnh vụn hay vật liệu gia công văng ra: khi gia công các chi tiết trên các máy công cụ ( tiện, phay, bào…) khi gò, tán các loại vật liệu dòn hoặc trong một số quy trình công nghệ khác, tại vùng làm việc thường bắn ra các mẩu vật liệu, có khi cả chi tiết gia công. Các mảnh vật liệu, chi tiết gia công nói trên thường có động năng lớn, có cạnh sắc nhọn, có đôi khi kèm theo nhiệt độ cao như phoi tiện, phoi bào, rất dễ gây hư hỏng trang bị, chấn thương cho người xung quanh. - Vùng nguy hiểm nhiệt: vùng nguy hiểm nhiệt thường xuất hiện ở các khu vực đúc, rèn, lò nung, buồng lạnh…khi kim loại đang nóng chảy tiếp xúc đột ngột với nước, hơi ẩm, vật thể có nhiệt độ thấp, …sẽ gây nổ, bắn tung kim loại gây nguy hiểm hoặc khi đúc theo phương pháp li tâm, áp lực có thể xảy ra sự bắn tung kim loại do rót kim loại quá nhiều hay phun ra ở các mặt phân khuôn không kín. Trong các nguyên công, cũng có thể các vẩu, vảy kim loại nóng văng ra gây bỏng hoặc chấn thương. Ở những nơi, khu vực có nhiệt độ thấp ( dưới 00C) cũng gây ra bỏng và được gọi là bỏng lạnh. - Vùng nguy hiểm phóng xạ: Trong các lò cao tần, lò hồ quang, máy hàn, có các vùng nguy hiểm do tác dụng của sóng ngắn, tia hồng ngoại, tia tử ngoại,…tác hại của tia phóng xạ gây ra cho con người có hai dạng: + Nhiễm xạ mãn tính gây ra hội chứng suy nhược thần kinh, ung thư da ung thư xương… + Nhiễm xạ cấp tính gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó ngủ, mệt mỏi. Ở những nơi tia phóng xạ chiếu quá mạnh da sẽ bị bỏng hoặc tấy đỏ. - Các vùng nguy hiểm khác: Các khu vực dây điện trần có điện áp, khu vực có chất độc, bụi, hơi độc, khoảng không gian dưới dàn cẩu, palăng, … đều là những vùng nguy hiểm trong sản xuất. 2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC BẢO HỘ LAO ĐỘNG: 2.1 Khái quát chung: Công tác quản lý Nhà nước về Bảo hộ lao động bao gồm: - Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, nơi làm việc và các tác nhân có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân. - Ban hành và quản lý thống nhất tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; tiêu chuẩn về sức khỏe đối với các nghề, các công việc. - Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệ sinh lao động. - Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. - Nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn - vệ sinh lao động - Thanh tra, kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động - Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Thông tin về an toàn - vệ sinh lao động - Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động 2.2 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác Bảo hộ lao động: Trang 7 2.2.1 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; Hướng dẫn chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về an toàn lao động; thanh tra an toàn lao động; Tổ chức thông tin huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế về lĩnh vực an toàn lao động. 2.2.2 Bộ Y tế: Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc; Hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện về vệ sinh lao động; thanh tra vệ sinh lao động; tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp; Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh lao động. 2.2.3 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm quản lý thống nhất việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ y tế, xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động. 2.2.4 Các bộ, ngành: Các bộ, ngành có liên quan, có trách nhiệm ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy phạm an toàn lao động - vệ sinh lao động cấp ngành sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc bộ, ngành mình trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về Bảo hộ lao động. 2.2.5 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động - vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương mình; Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương với các nội dung sau: - Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn địa phương thực hiện luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước. - Xây dựng các chương trình về bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của địa phương. - Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động - vệ sinh lao động của Nhà nước và các quy định của địa phương trong các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương. - Thẩm tra, xem xét các giải pháp về an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế của các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân. - Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của địa phương. Huấn luyện và kiểm tra sát hạch về bảo hộ lao động cho cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh ở các cơ sở thuộc quyền quản lý. Trang 8 - Điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động gây hậu quả nghiêm trọng. - Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động ở địa phương, đôn đốc các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động với Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế. Các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, y tế, Phòng cháy - chữa cháy ở địa phương có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ lao động ở địa phương. 2.2.6 Thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động: Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động bao gồm: - Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động và các chế độ bảo hộ lao động. - Điều tra về tai nạn lao động và những vi phạm về tiêu chuẩn an toàn - Vệ sinh lao động. - Tham gia xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế về mặt an toàn vệ sinh lao động. - Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động vi phạm pháp luật về an toàn-vệ sinh lao động. - Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động theo thẩm quyền của mình. Việc thanh tra Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó chịu trách nhiệm, có sự phối hợp của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế. 2.3. Trách nhiệm của các cấp các ngành và tổ chức Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động: Công tác Bảo hộ lao động bao gồm nhiều mặt công tác, nhiều nội dung phải thực hiện. Mỗi mặt, mỗi nội dung công tác có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, từ ngành quản lý trực tiếp sản xuất đến các ngành chức năng của Nhà nước, kể cả các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, từ các cấp lãnh đạo ở trung ương đến lãnh đạo địa phương, lãnh đạo của cơ sở. 2.3.1 Trách nhiệm của tổ chức cơ sở: Trong pháp lệnh Bảo hộ lao động đã quy định quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong tất cả các thành phần kinh tế) trong công tác Bảo hộ lao động bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, quy phạm tiêu chuẩn về bảo hộ lao động. Đồng thời phải tổ chức giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện người lao động trong đơn vị hiểu biết và chấp hành. - Phải chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động, thực hiện đủ các chế độ bảo hộ lao động (Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ phụ cấp thêm giờ...). - Phải thảo luận và ký thỏa thuận với tổ chức Công đoàn hoặc đại diện người lao động về lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động, kể cả kinh phí để hoàn thành. - Phải thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi tình hình sức khỏe cho người lao động. Phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trang 9 và giải quyết mọi hậu quả gây ra. Phải tuân thủ các chế độ điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định. - Phải tổ chức tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đồng thời phải tôn trọng, chịu sự kiểm tra của cấp trên, sự thanh tra của thanh tra Nhà nước, sự kiểm tra giám sát về bảo hộ lao động của tổ chức Công Đoàn theo quy định của pháp luật. 2.3.2 Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên: Điều 33 của pháp lệnh bảo hộ lao động đã quy định rõ các cấp trên cơ sở ngành, địa phương có những trách nhiệm chủ yếu sau đây trong công tác bảo hộ lao động. - Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về bảo hộ lao động. - Ban hành các chỉ thị, hướng dẫn quy định về công tác bảo hộ lao động cho ngành và địa phương mình nhưng không được trái với pháp luật và quy định chung của Nhà nước. Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch biện pháp đầu tư, đào tạo huấn luyện, sơ tổng kết về bảo hộ lao động, khen thưởng thành tích, xử lý kỷ luật vi phạm về bảo hộ lao động trong phạm vi ngành, địa phương mình. - Thực hiện trách nhiệm trong công tác điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động trong ngành và địa phương mình. - Thực hiện các biện pháp về tổ chức, bố trí cán bộ và phân cấp trách nhiệm hợp lý cho các cấp dưới để bảo đảm tốt việc quản lý, chỉ đạo công tác bảo hộ lao động ở địa phương. 2.3.3 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn: Những nội dung chủ yếu về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động là: - Thay mặt người lao động ở cơ sở ký thỏa thuận với người sử dụng lao động (trong tất cả các thành phần kinh tế) về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. - Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật về bảo hộ lao động, yêu cầu người có trách nhiệm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động. - Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành tốt các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động. - Tổ chức tốt phong trào quần chúng " bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động" tổ chức và quản lý chỉ đạo tốt mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ở cơ sở . - Tham gia với cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về bảo hộ lao động đối với cơ sở. - Cử đại diện tham gia vào các đoàn kiểm tra, điều tra tai nạn lao động. - Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và kỷ luật về bảo hộ lao động. - Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo hộ lao động. 2.4. Công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp: Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp là một công tác gồm nhiều nội dung phức tạp, nó có liên quan đến nhiều bộ phận, phòng, ban, cá nhân và phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp. 2.4.1 Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp: Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp do người sử dụng lao động quyết định hội đồng bảo hộ lao động là tổ chức phối hợp giữa người sử dụng lao động và Công Trang 10 đoàn doanh nghiệp, nhằm tư vấn cho người sử dụng lao động về các hoạt động bảo hộ lao động ở doanh nghiệp, qua đó bảo đảm quyền tham gia và quyền kiểm tra giám sát về bảo hộ lao động của Công Đoàn. Thành phần của hội đồng gồm có: - Chủ tịch của hội đồng: Thường là phó giám đốc kỹ thuật. - Phó chủ tịch hội đồng: Là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp. - Ủy viên thường trực kiêm thư ký: Là trưởng bộ phận bảo hộ lao động hoặc cán bộ phụ trách công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp. Ngoài ra có thể thêm các thành viên đại diện phòng kỹ thuật, y tế, tổ chức... 2.4.2 Trách nhiệm quản lý công tác bảo hộ lao động trong khối trực tiếp sản xuất: * Quản đốc phân xưởng (hoặc chức vụ tương đương) - Về trách nhiệm: + Tổ chức huấn luyện, kèm cặp, hướng dẫn người lao động mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến về biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ. + Bố trí người lao động làm việc đúng nghề đã được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức an toàn - vệ sinh lao động đạt yêu cầu. + Thực hiện kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền quản lý. + Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, xử lý kịp thời các thiếu sót được phát hiện qua kiểm tra, qua kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng, của công trường và báo cáo cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của mình. + Tổ chức khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong phân xưởng theo quy định. + Tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả. - Quyền hạn: + Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn- vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát. + Từ chối nhận người lao động không đủ trình độ và đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. ** Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương): - Về trách nhiệm: + Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý, sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân. + Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh, kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình sản xuất. + Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn- vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được. + Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn - vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động. - Quyền hạn: + Từ chối nhận người không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động. Trang 11 + Từ chối nhận công việc nếu thấy nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động trong tổ và báo cáo kịp thời cho cấp trên xử lý. *** Mạng lưới an toàn vệ sinh viên: An toàn vệ sinh viên do tổ sản xuất bầu ra, họ là người lao động trực tiếp, có tay nghề cao, am hiểu tình hình sản xuất và an toàn vệ sinh trong tổ, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và gương mẫu về bảo hộ lao động nhưng không phải là tổ trưởng sản xuất để đảm bảo tính khách quan. Vệ sinh viên có nhiệm vụ. - Đôn đốc, kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn, sử dụng trong thiết bị bảo vệ cá nhân, nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ bảo hộ lao động, hướng dẫn biện pháp làm an toàn đối với công nhân mới tuyển hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ. - Tham gia ý kiến với tổ trưởng đề xuất các nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động có liên quan đến tổ. - Kiến nghị với cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn - vệ sinh lao động. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là hình thức hoạt động về bảo hộ lao động của người lao động được thành lập theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và chấp hành công đoàn doanh nghiệp nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và lợi ích của người sử dụng lao động. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên, mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn vệ sinh viên. Ngoài khối trực tiếp sản xuất có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác bảo hộ lao động thì khối các phòng, ban chức năng trong doanh nghiệp nói chung đều được giao những nhiệm vụ có liên quan đến công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. Nếu tất cả các phòng, ban đều nhận thức rõ và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao thì công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp mới tiến triển thuận lợi và đạt được hiệu quả. - Trước hết là phải tự động hóa, cơ giới hóa các dây chuyền sản xuất. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn giảm thiểu tới mức tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm, có hại cho NLĐ, góp phần đáng kể trong việc giảm nguy cơ gây TNLĐ và BNN. - Khuyến khích áp dụng "công nghệ sản xuất sạch" (công nghệ có chứa ít nhất các yếu tố nguy hiểm có hại). áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro đến con người và môi trường. Ví dụ: Thực tế đã có nhiều nghiên cứu về tự động hóa và cơ giới hóa, ưu tiên cho những ngành nghề có nguy cơ gây TNLĐ và BNN cao thành công. Một số sản phẩm nổi bật đã và đang được áp dụng trong lĩnh vực này là: Máy tuốt lúa an toàn - vừa tăng năng suất lao động lại đảm bảo an toàn cho người nông dân khi thực hiện thao tác tuốt lúa. Máy tuốt lúa an toàn này đã giành cúp vàng tại hội chợ Techmart 2005. Hay Robot mini thay thế NLĐ trong công nghệ sửa chữa, đóng tàu thủy. Hiện nay, Viện BHLĐ đang nghiên cứu áp dụng tay máy, người máy trong một số công đoạn sản xuất có nguy cơ rủi ro cao. Hoặc thiết bị sấy hải sản tích hợp bộ khử mùi nguyên khối. Sản phẩm này đã được áp dụng tại một số làng nghề đánh bắt hải sản tại khu vực miền Trung. - Chế tạo các thiết bị, cơ cấu an toàn để che chắn cho các máy móc công nghệ tại các vị trí có thể gây ra TNLĐ và BNN cũng là một giải pháp tốt. Theo đó, sẽ ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại và không làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như Trang 12 quan sát, bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp. Chẳng hạn như một số sản phẩm dao tách mạch trong thiết bị che chắn của cưa đĩa an toàn. Sản phẩm này đã được sử dụng trong sản xuất gia công chế biến gỗ. Hay thiết bị cắt điện áp không tải dùng cho máy hàn hồ quang, thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị và hệ thống điện. - Trong lĩnh vực an toàn bức xạ, có màn chắn nhiệt bức xạ di động, tấm chắn bức xạ ion hóa, bức xạ. Đặc biệt trong cải thiện môi trường làm việc, nhiều công trình khoa học đã được ứng dụng như các hệ thống hút bụi, hơi khí độc tại vị trí nguồn phát sinh tại hàng loạt các nhà máy. - Đảm bảo an toàn hóa chất- kỹ thuật phòng ngừa nhiễm độc hóa chất trong sản xuất cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng bởi đây là một trong những nguy cơ lớn trong sản xuất hiện nay. Biện pháp tốt nhất và chủ động nhất là loại bỏ các hóa chất độc hại đang sử dụng bằng cách thay đổi công nghệ hoặc thay thế hóa chất có độc tính cao hơn bằng hóa chất ít độc hơn. Tiếp đó là cách ly, che chắn và sử dụng các biện pháp bảo vệ người lao động. Một trong những biện pháp quan trọng là thông tin cho người lao động đầy đủ tính chất, mức độ độc hại, biện pháp phòng tránh của các loại hóa chất mà họ tiếp xúc trong quá trình sản xuất. Ví dụ: Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu được ứng dụng như phiếu an toàn hóa chất dùng để cảnh cáo mức độ nguy hiểm của hóa chất và hướng dẫn an toàn khi sử dụng bảo quản mỗi loại hóa chất đặc trưng. Hay thiết bị cấp khí độc có khả năng chống ăn mòn và ổn định, thiết bị xử lý bụi, xử lý hơi khí độc di động, hệ thống xử lý khí thải tại xưởng pha chế thuốc thực vật, hệ thống xử lý mùi tại Công ty Sơn Tổng hợp, ống phát hiện nhanh các hóa chất độc trong môi trường và Phòng thí nghiệm đánh giá các nguy cơ gây cháy nổ do hóa chất độc hại gây ra trong sản xuất. * Để giảm thiểu TNLĐ và BNN một cách hiệu quả, ngoài các giải pháp cụ thể như đã nêu trên cần phải có các giải pháp quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách, xây dựng, ban hành và thực hiện các luật pháp, qui định, qui chế... về công tác ATVSLĐ. Về nhóm biện pháp quản lý, tổ chức và chế độ chính sách. Hiện nay có một số phương pháp được áp dụng như: phương pháp "cây sai phạm", phương pháp "phiếu kiểm tra"; phương pháp "đánh giá phân loại theo thang điểm". Nói chung, đây là những phương pháp đánh giá an toàn sản xuất khá tổng hợp, không những có độ chính xác cao mà còn có ý nghĩa tích cực trong việc phòng ngừa những nguy cơ, sự cố gây TNLĐ và BNN. Các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) cũng là các dụng cụ, trang bị hữu hiệu để NLĐ bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, tổ chức, kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh chưa loại trừ được hoặc làm giảm đến mức cho phép. Như vậy PTBVCN là giải pháp kỹ thuật sau cùng trong việc phòng ngừa TNLĐ và BNN. Các loại phương tiện BVCN có tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu mức độ tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm có hại cho người lao động tại các cơ sở sản xuất đang được đưa vào sử dụng là mũ chống chấn thương sọ não: dùng cho công nhân xây dựng, thợ điện, thợ máy...; Dây đai an toàn dùng cho công nhân xây dựng hay công nhân phải làm việc trên giàn giáo...; Giày ủng chống xăng dầu mỡ; Găng tay giảm rung, găng tay chống va đập dùng cho công nhân khoan, đập đá...; Khẩu trang chống bụi, chống hơi khí độc, bán mặt nạ phòng độc; Kính an toàn hàn để chống bức xạ hồng ngoại, tử ngoại có hại dùng cho công nhân hàn; Tạp dề chống hóa chất; Quần áo bảo hộ lao động chống lạnh... Trang 13 III- PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG Mục tiêu: - Trình bày rõ điều kiện lao động phụ thuộc vào: Cường độ lao động, công việc, tư thế làm việc, môi trường làm việc và những nguyên nhân gây tai nạn lao động. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Phân tích điều kiện lao động 2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động 1. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG: Tư thế làm việc không thuận lợi: khi ngồi ở ghế thấp mà tay phải với cao hơn, nơi làm việc chật hẹp tạo nên thế đứng không thuận lợi, làm việc ở tư thế luôn đứng, luôn vươn người về một phía nào đó, ... Vị trí làm việc khó khăn: ở trên cao, dưới nước, trong những hầm sâu, không gian làm việc chật hẹp, vị trí làm việc gần nơi nguy hiểm nên bị khống chế tầm với, không chế các chuyển động, ... Các dạng sản xuất đặc biệt: ví dụ tiếp xúc với các máy truyền nhắn tin luôn chịu ảnh hưởng của sóng điện từ, làm việc lâu bên máy vi tính, tiếp xúc với các loại keo dán đặc biệt, làm việc ở những nơi có điện cao thế, có sóng vô tuyến ... 1.1. Cường độ lao động: Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động. 1.2. Mức độ phức tạp: Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có Trang 14 thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trình trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát. 1.3. Công việc: Công việc của người lao động cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động, có nhiều loại công việc khác nhau từ lao động chân tay đến lao động trí óc, cường độ lao động cao dễ gây ảnh hưởng to lớn cho người lao động, phát sinh các bệnh nghề nghiệp như bệnh phổi nhiễm bụi đối với công nhân làm trong các nhà máy, nơi có nhiều bụi như nhà máy xi măng, nơi khai thác than… Một số loại bệnh nghề nghiêp ta thường gặp: Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản 1. Bệnh bụi phổi - silic 2. Bệnh bụi phổi Atbet hay bệnh bụi phổi amiăng 3. Bệnh bụi phổi – bông 4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp 1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì 2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các hợp chất đồng đẳng của Benzen 3. Bệnh nhiễm độc Thủy ngân 4. Bệnh nhiễm độc Mangan 5. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen) 6. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp 7.Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp 8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý 1. Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ 2 Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp) 3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 4. Bệnh giảm áp Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp 1.Bệnh sạm da 2.Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc. Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp 1. Bệnh lao nghề nghiệp 2. Bệnh viêm gan Virus nghề nghiệp 3. Bệnh do Leptospira nghề nghiệp Trang 15 Phổi bị nhiễm bụi Nước thải chứa độc chất chưa qua xử lí 1.4. Tư thế làm việc: Tư thế làm việc sai gây ra tác hại rất lớn cho cơ thể người lao động, gây cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến thời gian làm việc lâu dài của người lao động, do đó tư thế làm việc của người lao động cần phải thoải mái, nếu điều kiện lao động bắt buộc người lao động phải trong tình trạng không thoải mái thì thời gian nghỉ giữa ca nên nhiều hơn, cần bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng thích hợp nhằm bảo đảm sức khỏe phục vụ quá trình học tập công tác. 1.5. Yếu tố môi trường: Môi trường sống, làm việc của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến súc khỏe của người lao động, môi trường người lao động tiếp xúc trực tiếp có rất nhiều điều kiện khác nhau như môi trường hóa chất, phóng xạ, nhiệt độ cao,… do đó người lao động cần phải có những phương tiện bảo hộ thích hợp cho từng loại công việc. 2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG 2.1. Nguyên nhân về thiết kế và thi công a- Nguyên nhân do thiết kế Thông thường tai nạn xảy ra do nguyên nhân này ít, nhưng khi xảy ra thì hết sức nghiêm trọng. Những thiếu sót trong thiết kế như tính toán sai, bố trí kết cấu không hợp lý, lựa chọn vật liệu không đúng... có thể dẫn đến tai nạn ngay khi chế tạo kết cấu hay khi thi công. b- Nguyên nhân do thiết kế biện pháp công nghệ Để tạo ra bộ phận công trình cần có thiết kế biện pháp công nghệ như biện pháp chống đỡ ván khuôn, biện pháp chống sạt lở vách đất khi thi công... sự thiếu sót trong thiết kế biện pháp công nghệ có thể dẫn đến sập đổ, gây tai nạn lao động. c- Nguyên nhân do kỹ thuật thi công Đây là nguyên nhân phổ biến. Do tính đa dạng và phức tạp của công việc, do thiếu hụt kiến thức chuyên môn, do trình độ nghiệp vụ của người thực hiện công việc thấp, không nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an toàn ... những yếu tố này trực tiếp gây ra tai nạn lao động. d- Nguyên nhân do tổ chức thi công Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động hiện nay. Việc tổ chức thi công một cách khoa học không những góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình mà còn liên quan rất nhiều đến vấn đề an toàn - vệ sinh lao động. Biểu hiện của công tác này ở chỗ: - Bố trí ca, kíp không hợp lý hay kéo dài thời gian làm việc của công nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe giảm sút, thao tác mất chính xác, xử lý tình huống và sự cố kém, do đó gây ra tai nạn lao động. - Sử dụng công nhân không đúng trình độ nghiệp vụ, làm sai quy trình, dẫn đến gây ra sự cố. Trang 16 - Thiếu nơi nghỉ ngơi cho công nhân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe - Bố trí công việc không đúng trình tự, chồng chéo, hạn chế tầm nhìn và hoạt động của công nhân. - Ý thức trách nhiệm kém, làm ẩu, sử dụng nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn, cắt bớt quy trình thi công. 2.2. Nguyên nhân về kỹ thuật: a- Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh Máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu, không hoàn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ cấu an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa... b- Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn Thể hiện qua một số hình thức sau: - Vi phạm trình tự tháo dỡ, kiểm tra… Như trong ngành xây dựng việc tháo dỡ ván khuôn, đà giáo không đúng quy trình sẽ làm cho các kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ. - Làm việc trên cao không có dây an toàn, ở dưới nước không có bình ôxy, không trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ theo quy định. - Dùng phương tiện chuyên chở vật liệu để chở người... 2.3. Nguyên nhân về tổ chức: a- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong quá trình thi công, nếu không làm thường xuyên sẽ dấn đến thiếu ý thức. trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu cầu về công tác an toàn hay các sai phạm không phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai nạn lao động. b- Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động Chế độ bảo hộ lao động gồm nhiều vấn đề như: Chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại... Nếu không thực hiện một cách nghiêm chỉnh sẽ làm giảm sức khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và mức độ nguy hiểm. 2.4. Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc: - Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: Nắng nóng, mưa, gió, sương mù... Trang 17 - Môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại. - Làm việc trong môi trường áp suất cao hay quá thấp. - Làm việc trong tư thế gò bó, chênh vênh nguy hiểm - Công việc đơn điệu, nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng vượt quá khả năng của các giác quan người lao động. 2.5. Nguyên nhân do bản thân người lao động: a- Thao tác vận hành không đúng kỹ thuật, không đúng quy trình Người công nhân làm việc không đúng chuyên môn đào tạo dẫn đến thao tác sai. b- Vi phạm kỷ luật lao động Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình làm việc, người công nhân nếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, tự ý làm những công việc không phải nhiệm vụ của mình... sẽ gây ra sự cố tai nạn lao động. c- Do sức khỏe và trạng thái tâm lý Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, trạng thái thần kinh tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an toàn, vì khi đó khả năng làm chủ thao tác kém, thao tác sai hoặc nhầm lẫn, làm liều, làm ẩu... Trang 18 IV-KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG, VI KHÍ HẬU, BỨC XẠ ION HÓA VÀ TIẾNG ỒN Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về vệ sinh lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ion hoá, tiếng ồn và vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và các biện pháp đề phòng. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Khái niệm về vệ sinh lao động 2. Vi khí hậu 3. Bức xạ ion hoá 4. Tiếng ồn 1. KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG: Khoa học vệ sinh lao động: Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động và do đó ảnh hưởng đến con người, dụng cụ, máy móc thiết bị ảnh hưởng này còn có khả năng lan truyền đến một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá tải ( điều kiện dẫn đến nguyên nhân gây bệnh) dẫn đến nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp. Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cũng như tạo ra điều kiện tối ưu cho sức khỏe và tình trạng lành mạnh cho người lao động chính là mục đích của vệ sinh lao động( bảo vệ sức khỏe). Các yếu tố tác động xấu đến hệ thống lao động cần được phát hiện và tối ưu hóa. Mục đích này không chỉ nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế điều chỉnh những hoạt động của con người một cách thích hợp. Trang 19 Với ý nghĩa đó thì điều kiện môi trường lao động là điều kiện xung quanh của hệ thống lao động cũng như là thành phần của hệ thống. Thuộc thành phần của hệ thống là những điều kiện về không gian tổ chức trao đổi cũng như xã hội. Đối tượng và mục đích dánh giá: Các yếu tố của môi trường lao động được đặc trưng bởi các điều kiện xung quanh về vật lý, hóa học, vi sinh vật ( như các tia bức xạ, rung động, bụi). a) Mục đích chủ yếu của việc đánh giá các điều kiện xung quanh là: - Đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động - Tránh căng thẳng trong lao động, tạo khả năng hoàn thành công việc. - Đảm bảo chức năng các trang thiết bị hoạt động tốt. - Tạo hứng thú trong công việc. b) Cơ sở của việc đánh giá các yếu tố môi trường lao động: - Khả năng lan truyền của các yếu tố môi trường lao động từ nguồn. - Sự lan truyền của các yếu tố này thông qua con người ở vị trí lao động. * Tác động chủ yếu của các yếu tố môi trường lao động đến con người: Các yếu tố tác động chủ yếu là các yếu tố môi trường lao động về vật lý hóa học và sinh học và chỉ xét về mặt gây ảnh hưởng đến con người. Tình trạng sinh lý của cơ thể cũng chịu tác động và phải được điều chỉnh thích hợp, xét cả hai mặt tâm lý và sinh lý. Tác động của năng suất lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp về mặt tâm lý đối với người lao động. Tất nhiên năng suất lao động cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ( chẳng hạn về nghề nghiệp, gia đình, xã hội…). Vì vậy khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng của môi trường lao động, phải xét cả yếu tố tiêu cực như tổn thương gây nhiễu… và các yếu tố tích cục như yếu tố sử dụng Một điều cần chú ý là sự nhận biết mức độ tác động của cá yếu tố khác nhau đối với người lao động để có các biện pháp xử lý thích hợp. ** Đo và đánh giá vệ sinh lao động: Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan