Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Bai giai cap cong nhan 1...

Tài liệu Bai giai cap cong nhan 1

.DOC
23
278
80

Mô tả:

Các giai đoạn phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam
Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… ĐỀ BÀI: Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt giữa công nhân Việt Nam so với công nhân Tây Âu trong giai đoạn tự phát Bài làm: A. MỞ ĐẦU Thời cận đại là thời kì tiếp lịch sử thời trung đại, bắt đầu từ cuộc cánh mạng tư sản Hà Lan – năm 1566 cho đến cách mạng tháng 10 Nga – 1917. Trong vòng 3 thế kỉ rưỡi, lịch sử thế giới cận đại mang trong mình 5 nội dung cơ bản. Đó là: Nội dung thứ nhất là sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, chủ yếu là ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Điều này đưa đến sự thay thế, lãnh đạo của giai cấp tư sản cho giai cấp phong kiến, và chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nội dung thứ hai là sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân và cộng sản quôc tế. Giai cấp vô sản hiện đại ra đời khi cuộc câch mạng công nghiệp hoàn thành, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản hết sức quyết liệt, diễn tiến từ thấp đến cao. Và sự ra đời của “Bản tuyên ngôn Đảng cộng sản” – 2/ 1848 đã trình bày một cách hệ thống và tương đối đầy đủ quan điểm về chủ nghĩa xã hội khoa học, và phong trào công nhân đã đạt đến đỉnh cao với sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga – 1917 với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Nội dung thứ ba là phong trào giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mỹ Latinh phát triển. Chủ nghĩa tư bản phát triển dưới tác động của cách mạng công nghiệp ra sức bành trướng xâm lược thuộc địa, và nhân dân các dân tộc bị áp bức bởi chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã dấy lên phong trào đấu tranh rầm rộ ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở châu Á, và người ta gọi đó là thời kỳ châu Á thức tỉnh. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 1 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Nội dung cơ bản thứ tư là sự phát triển rầm rộ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất. Cuộc cách mạng này được bắt đầu từ nước Anh vào những năm 40 của thế kỉ XIX, mà người ta quen gọi giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp. Nó tác động mạnh mẽ đến chủ nghĩa đế quốc, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới cao hơn, mà người ta quen gọi là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Và nội dung cơ bản thứ năm của lịch sử thế giới cận đại đó là quan hệ quốc tế. Trong năm nội dung cơ bản trên của lịch sử thế giới cận đại, ba nội dung đầu là những nội dung chủ yếu nhất. Trong đó, sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân và công sản quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việt Nam là một bộ phận của thế giới nói chung và của khu vực châu Á nói riêng nên sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam cũng gắn liền với quá trình xuất hiện và phát triển của giai cấp vô sản thế giới. Sự ra đời của giai cấp vô sản ở Việt Nam đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ trong phong trào đấu tranh ở nước ta. Trên cơ sở đó, sau này dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam – một bộ phận ưu tú nhất của giai cấp công nhân đã góp phần to lớn vào việc đưa sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đánh đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời tạo mối liên hệ ngày càng lớn giữa cách mạng Việt Nam nói chung, giữa giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng với phong trào đấu tranh chống áp bức của nhân loại. Chính vì vậy, sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với giai cấp vô sản thế giới, đó là một sợi dây liên kết không thể tách rời, bổ sung cho nhau để cùng phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bất công trên thế giới. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 2 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… B. NỘI DUNG I. Sự ra đời của giai cấp công nhân 1.1. Khái niệm “giai cấp công nhân” Muốn biết, muốn hiểu Giai cấp công nhân là gì ta phải căn cứ vào tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Tập 1. Trong tác phẩm này Ăngghen viết: giai cấp vô sản là giai cấp không có của, nhưng họ là những người đóng góp nhiều nhất vào sự sinh tồn của xã hội. Như vậy, đặc trưng quan trọng nhất của giai cấp công nhân là giai cấp này không có của, tức là không có tư liệu sản xuất. Tuy nhiên chúng ta cũng phải hiểu rằng không phải ai không có của cũng là công nhân. Trong tác phẩm “Nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” Ăngghen cho rằng: giai cấp vô sản là giai cấp xã hội, họ chỉ sống được bằng việc bán sức lao động, sức lao động này trở thành hàng hoá như biết bao thứ hàng hoá khác trên thị trường. Tóm lại, giai cấp công nhân là những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sứ lao động cho nhà tư bản, tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tu bản. Vì vậy, giai cấp công nhân phải gắn liền với nền đại công nghiệp, là sản phẩm đích thực của nền đại công nghiệp. Qua đây ta thấy giai cấp công nhân không phải lúc nào cũng có mà giai cấp công nhân ra đời khi có nền đại công nghiệp mà thôi. 1.2. Các quan điểm về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam Cho đến nay, khi nói đến việc giai cấp công nhân ra đời từ bao giờ thì có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lai thì có ba quan điểm cơ bản sau: Quan điểm thứ nhất là quan điểm của giáo sư Trần Văn Giàu trong tác phẩm “giai cấp công nhân Việt Nam”. Quan điểm này, được nhiều thầy cô của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học sư phạm Hà Nội ủng hộ. Quan điểm thứ hai là quan điểm của giáo sư Trần Huy Liệu và một số người khác, chủ yếu là người làm ở Viện sử học. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 3 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Quan điểm thứ ba là quan điểm của người nước ngoài, tiêu biểu là ý kiến của Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Liên xô cũ là Khi – Ta – Pi – An. Các quan điểm đó được thể hiện cụ thể là: 1.2.1. Quan điểm của giáo sư Trần Văn Giàu: Dựa vào lí luận và thực tiễn của Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào đầu thế kỉ XX, gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897 – 1914). Để đưa ra nhận định như vậy, giáo sư Trần Văn Giàu đã dựa vào các căn cứ sau: Một là, giáo sư dựa vào số lượng của giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo qua cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp. Cụ thể là: Năm 1906, Việt Nam có 49500 công nhân. Năm 1909, Việt Nam có 55000 công nhân. Năm 1913, tăng lên 100000 công nhân. Trong đó, riêng công nhân mỏ than, năm 1911 có 8233 công nhân; đến năm 1916 có 9400 công nhân. Như vậy, với tổng sơ công nhân là 10 vạn, giáo sư cho rằng đã đủ sức thành lập lên một tập đoàn người. Hai là về chất lượng. Giáo sư cho rằng : tập đoàn 10 vạn người này đã có ý thức, là một tập hợp riêng biệt trong xã hội tư bản, có lợi ích chung và ban đầu đấu tranh cho quyền lợi đó dưới nhiều hình thức. Trong đó, giai cấp công nhân dã sử dụnh hình thức đấu tranh đặc thù của mình là bãi công, mặc dù lúc đầu số lượng các cuộc bãi công còn ít. Ba là cuộc đấu tranh này còn mang nặng về ý thúc đấu tranh dân tộc, còn hoà vào đấu tranh dân tộc. Trên đây là quan điểm của giáo sư Trần Văn Giàu về thời điểm hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Quan điểm này được nhiều người ủng hộ, nhất là các giảng viên của các trường đại học. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 4 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… 1.2.2. Quan điểm của giáo sư Trần Huy Liệu. Trong tác phẩm « Tám mươi năm chống Pháp », Giáo sư Trần Huy Liệu cho rằng: trước chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam giai cấp công nhân chưa đủ điều kiện để ra đời. Điều này được giáo sư đưa ra bằng những dẫn chứng cụ thể. Đó là : Một là về số lượng. Giáo sư cho rằng: con số 49500 công nhân vào năm 1906 hay là con số 10 vạn công nhân vào năm 1913 là không chính xác, bởi vì Giáo sư Trần văn Giàu không tách các loại công nhân ra mà nhập cục vào làm một. Lúc đó, có hai loại công nhân là công nhân áo xanh (công nhân chuyên làm việc ở nhà máy, xí nghiệp...) và công nhân áo lâu (là những người nông dân, khi mùa vụ thì tiến hành cày cấy, gặt hái ; khi mùa vụ kết thúc thì chạy ra thành phố, chạy vào nhà máy, xí nghiệp... để làm việc). Đây được gọi là công nhân nửa mùa. Hai là về hình thức đấu tranh là bãi công vẫn chưa diễn ra phổ biến, chỉ lác đác diễn ra ở một số nơi. Ba là về ý thức. Giáo sư cho rằng công nhân lúc này chưa có ý thức về đấu tranh giai cấp, chưa biết được mục đích của cuộc đấu tranh, mang nặng ý thức dân tộc. Thông qua những dẫn chứng trên, giáo sư Trần Huy Liệu cho rằng: qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, công nhân, kể cả công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp chưa đủ 10 vạn người, ý thức giai cấp chưa hình thành rõ rệt. Vì vậy, chưa thể nói giai cấp công nhân đã được hình thành. Bên cạnh đó, qua đây giáo sư cũng cho rằng : giai cấp công nhân ở Việt Nam chỉ ra đời thực sự vào sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1918) khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Tóm lại, quan điểm của giáo sư Trần Văn Giàu và qua điểm của giáo sư Trần Huy Liệu hoàn toàn trái ngược nhau. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 5 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… 1.2.3. Quan điểm của người nước ngoài Cụ thể là của Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Liên xô cũ tên là Khi – ta – pi – an trong tác phẩm « Lịch sử Việt Nam thời cận – hiện đại ». Ông cho rằng muốn nghiên cứu sự hình thành giai cấp công nhân ở Việt Nam cần căn cứ vào lí luận Mác – Ăngghen. Đó là giai cấp công nhân bao giờ cũng hình thành trải qua hai giai đoạn : Giai đoạn 1: Giai cấp vô sản hình thành như một giai cấp riêng biệt trong xã hội tư bản. Trong giai đoạn này, giai cấp công nhân chưa giác ngộc được sứ mạng lịch sử của mình, mà lúc này cuộc đấu tranh của họ chỉ mang tính chất tự phát, tức là chỉ đòi quyền lợi về kinh tế, nâng cao đời sống chứ không phải là đấu tranh giai cấp lật đổ chế độ cũ. Giai đoạn 2: Giai cấp công nhân bước vào con đường đấu tranh chính trị, tức là con đường tự giác. Ông nhấn mạnh sự hình thành của giai cấp vô sản chỉ kết thúc khi nào giai cấp vô sản phải giác ngộ về vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời, giác ngộ đấu tranh chính trị, xoá bỏ chế độ tư bản, xây dựng xã hội không có người bóc lột người. Theo ông, quá độ từ tự phát lên tự giác khác nhau ở mỗi nước, do sự phát triển của giai cấp vô sản ở từng nước. Ông nhấn mạnh, quá trình hình thành giai cấp vô sản ở nuớc nào cũng trải qua hai giai đoạn. Đó là : Giai đoạn 1 : giai cấp vô sản hình thành từ chủ nghĩa tư bản. Giai đoạn 2 : giai cấp vô sản bước vào con đường đấu tranh chính trị, thực hiện sứ mạng lịch sử của mình là lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, để lập lên chính quyền của giai cấp vô sản. Hai giai đoạn này có quan hệ chặt chẽ với nhau, giữa chúng không có sự ngăn cách nào. Chính vì vậy, sự phát triển từ tự phát sang tự giác là một quá trình thống nhất. Căn cứ vào lí luận đó, áp dụng vào tình hình thực tế ở Việt Nam, ông thấy rằng : từ cuối thế kỉ XIX đến giai đoạn 1914 – 1918 ở Việt Nam giai cấp công SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 6 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… nhân chưa thể hình thành thành một giai cấp được. Sở dĩ như vậy vì cuộc khai thác thuộc địa lần 1 chỉ là bước đầu, máy móc của nền công nghiệp hiện đại chưa thống trị. Do đó, nó chưa thể hình thành giai cấp mang đặc trưng của giai cấp công nhân hiện đại. Và theo ông, từ năm 1918 – 1929, ở Việt Nam chuyển sang chế độ công xưởng khi thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Từ đây giai cấp công nhân phát triển đáng kể và đến đây giai cấp công nhân đã thực sự hình thành nhưng vẫn còn mang tính tự phát. Qua quan điểm này ta thấy : giai cấp công nhân ra đời rất muộn (1929). Và như chúng ta đã biết, năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Như vậy rõ ràng việc vận dụng lí luận của chủ nghĩa Mác vào Việt Nam ở đây là chưa thực sự chính xác. 1.3. Các tiêu chí về sự ra đời của giai cấp công nhân Trên đây là các ý kiến chủ yếu khi nói về thời gian ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Và để xác định quan điểm nào nêu trên là chính xác cũng như để xác định được rõ vấn đề là giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ bao giờ thì chúng ta phải dựa vào một số tiêu chí nhất định. Sau đây là bốn tiêu chí mà chúng ta phải dựa vào khi cần nghiên cứu về vấn đề đó. Cụ thể là : Tiêu chí thứ nhất là tiêu chí về mặt số lượng. Đây là tiêu chí quan trọng nhất. Bởi vì nếu giai cấp là một tập đoàn người, mà tập đoàn người này tước đoạt tư liệu sản xuất của một tập đoàn người khác và đã là tập đoàn người thì nó không phải bao gồm chỉ vài nghìn người mà là gồm hàng trăm nghìn hay hàng vạn người. Tiêu chí thứ hai là trong khối lượng người này, phải có một lực lượng công nhân làm lòng cốt, là cơ sở cho sự hình thành giai cấp. Lực lượng đó chính là những người công nhân chuyên nghiệp. Những người này được Ăngghen gọi là công nhân công xưởng. Đây là những đứa con đầu lòng của giai cấp vô sản, là nòng cốt của phong trào công nhân. Đồng thời, đây là những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp chế biến những nguyen liệu thành sản phẩm. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 7 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Tiêu chí thứ ba là : Tập đoàn người này không phải phân tán rời rạc mà phải tập trung trrong các khu kinh tế, trong các nhà máy, các xí nghiệp, các đồn điền, trong các thành phố...Bởi vì tính tập trung tạo nên sức mạnh của giai cấp công nhân, tập trung làm cho công nhân gắn bó với nhau, làm công nhân nhanh chóng nảy sinh ý thức giai cấp. Tiêu chí thứ tư là xem khối người này khi mới ra đời đã bắt đầu đấu tranh chưa, đấu tranh cho quyền lợi của mình và xuất hiện những hình thức đấu tranh đặc thù của nó chưa. Như chúng ta đã biết, vũ khí và hình thức đấu tranh đặc thù của giai cấp công nhân là bãi công. Hình thưc này của giai cấp công nhân khiến cho giai cấp tư sản rất sợ, bởi vì mỗi khi giai cấp công nhân bãi công sẽ làm tê liệt sản xuất của giai cấp tư sản, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi kinh tế của giai cấp tư sản. Bên cạnh đó, chúng ta phải xem lúc này, hình thức đấu tranh bãi công đã diễn ra phổ biến hay còn đơn lẻ. Nếu nó diễn ra phổ biến thì chứng tỏ sự trưởng thành và cố kết của giai cấp công nhân. Tóm lại, nếu chúng ta tìm được các số liệu để chứng minh một cách đầy đủ cả bốn tiêu chí này xuất hiện trong khoảng thời gian nào thì chúng ta có thể khẳng định được thời gian ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Đồng thời qua đó, chúng ta cũng có thể biết được trong các quan điểm khi nói đến sự hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam, quan điểm nào là có sức thuyết phục và thoả đáng nhất. 1.3.1. Tiêu chí về số lượng Như ta đã biết, năm 1896, phong trào Cần Vương thất bại trên phạm vi toàn quốc. Nguyên nhân thất bại của phong trào này là do phong trào không do một giai cấp mới lãnh đạo, thiếu một đường lối chính trị đúng đắn, lá cờ cứu nước dưới chế độ phong kiến đã lạc hậu. Năm 1896 cũng là năm Pháp cơ bản hoàn thành được quá trình bình định ở nước ta, giờ đây trong cả nước chỉ còn một phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất, đó là phong trào nông dân Yên Thế (1884). SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 8 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Sau khi hoàn thành quá trình chinh phục và bình định đối với nước ta, Pháp bắt tay vào khai thác và bóc lột nhân dân Việt Nam, ta thường gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Để tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chính phủ Pháp đã cử một viên toàn quyền tên là Paul Doumer. Trên cơ sở mục đích của cuộc xâm lược, Pháp đề ra nguyên tắc của cuộc khai thác. Đó là : Một là, Pháp không có chủ trương biến Việt Nam thành xứ kĩ nghệ, hạn chế phát triển kĩ nghệ nặng, vì nếu Việt Nam trở thành xứ kĩ nghệ sẽ quay trở lại cạnh tranh với Pháp. Pháp chỉ muốn kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế Pháp, Việt Nam là nơi khai thác nguyên liệu để cung cấp cho nền sản xuất của Pháp. Tất cả là Pháp muốn làm cho kinh tế Việt Nam không làm phương hại đến nền kinh tế của Pháp. Hai là, Pháp không phát triển một nền kĩ nghệ nhẹ một cách toàn diện mà chỉ phát triển những ngành nghề cần thiết phục vụ cho việc kiếm lời. Chính vì vậy, Pháp chủ yếu đi sâu vào ngành kĩ nghệ khai khoáng để khai thác nguyên liệu. Sau khi khai thác thì nguyên liệu được chở về Pháp, sản xuất ở Pháp rồi sau đó lại được đưa sang bán lại cho Đông Dương. Lênin trong tác phẩm « chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản » đã phân tích đế quốc Pháp khác với các đế quốc khác. Cụ thể là đế quốc Pháp là đế quốc cho vay lấy lãi, khi khai thác thuộc địa không bao giờ đầu tư vốn vào mà chỉ tập trung khai thác nguồn nguyên liệu phong phú và nguồn nhân công rẻ mạt ở các nước đó ; và nếu có đầu tư cũng chỉ đầu tư vào những ngành đầu tư vốn ít, thu hồi vốn nhanh. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là cuộc khai thác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Để thực hiện cuộc khai thác, đầu tiên thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt. Hệ thống này nhằm chuyên chở các nguyên liệu khai thác được, rồi đưa ra các cảng biển ở Việt Nam rồi đưa về Pháp. Đường xe lửa mà Pháp xây dựng đầu tiên ở Việt Nam là tuyến đường sắt Sài Gòn – Mĩ Tho, dài 70 km. Sau đó, Pháp tiếp tục xây dựng con đường xe lửa Hải Phòng – Vân Nam lối liền với Nam Trung Quốc. Tiếp sau SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 9 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… nữa là tuyến đường xe lử Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Vinh, đông Hà – Đà Nẵng, Sài Gòn – Nha Trang... Đây là hiện tượng rất mới ở Việt Nam, lần đầu tiên ở nước ta có đường xe lửa. Gắn liền với đường xe lửa, các con đường bộ cũng được xây dựng. Con đường bộ quan trọng đầu tiên là con đường quốc lộ 1A, con đường này được xây dựng trên cơ sở của con đường Cái Quan triều Nguyễn. Quốc lộ 1A lúc đầu chỉ rộng 5 – 6m, trên hệ thống đường này có nhiều hầm xuyên núi. Bên cạnh đó, Pháp xây dựng một số hải cảng như cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng...Đây là nơi chuyên chở nguyên liệu từ Việt Nam sang Pháp. Nơi đây tập trung một lực lượng nhân công rất lớn. Trong cuộc khai thác này, Pháp xây dựng hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp ở Sài Gòn, Hà Nội, Nam Định, Vinh – Bến Thuỷ (nhà máy Diêm, Cưa, nhà máy xe lửa Trường Thi...). Thời gian này, Pháp xây dựng vài trăm xí nghiệp trên đất nước ta với lực lượng công nhân đông đảo. Ngoài ra, Pháp tiến hành cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân để thiết lập các trang trại, đồn điền trồng cao su, cà phê, chè...Thời kì này, hàng loạt các đồn điến được hình thành, đặc biệt là ở miền Nam như đồn điền cao su Phú Riềng... Nơi đây tập trung rất nhiều công nhân đến làm việc. Về vấn đề khai mỏ: Trong thời gian này, Pháp rất chú trọng đến việc khai mỏ, đặc biệt là các mỏ than. Riêng ở mỏ than Hòn Gai tập trung hơn 4000 công nhân đến khai thác. Lúc này, nguyên liệu chủ yếu của thế giới là than đá, trong khi đó ở Việt Nam trữ lượng than đá là rất lớn, chất lượng tốt, có nhiều mỏ than lộ thiên rất dễ khai thác. Đây là điều kiện để Pháp tăng cường vơ vét và tăng cường khai thác để đưa sang Pháp. Ngoài than, lúc này, Pháp còn tập trung khai thác mỏ thiếc ở Cao Bằng, vàng Bồng Miêu ở Quảng Nam, mỏ sắt ở Thái Nguyên và có rất nhiều mỏ đá vôi là nguyên liệu để sán xuất xi măng, thời gian này có hàng loạt các nhà máy sản xuất xi măng ra đời. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 10 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Qua những dẫn chứng trên chúng ta có thể thấy, hoạt động khai thác lúc này là rất triệt để, nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng. Chính vì vậy tập trung và thu hút về đây rất nhiều công nhân, từ một 1 tăng lên 10 vạn, đó là chưa kể hàng vạn công nhân làm đường xe lửa, làm đường bộ. Số lượng công nhân này so với ở các nước tư bản thì chẳng là bao, nhưng so với điều kiện của nước ta lúc đó là một con số rất lớn. Nó là điều kiện để hình thành lên một tập đoàn người. Đến những năm 1914 – 1918, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Pháp thực hiện chính sách vơ vét của cải để cung cấp cho chiến tranh, biến Việt Nam thành hậu phương cho Pháp. Một trong những chính sách mà chúng thực hiện việc bắt lính. Chúng sử dụng bộ máy Nam triều để vận động thanh niên Việt Nam đi lính cho Pháp để đánh quân Đức. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, cuối cùng Pháp đã bắt ở Việt Nam được 10 vạn người, sau đó đưa sang chiến trường châu Âu để tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Số lính này, trước khi được đưa sang chiến trường châu Âu thì được tập trung ở hai cảng: Huế và Đà Nẵng. Tại đây, lúc này diến ra một không khí tang thương. Kết quả là trong mười vạn lính này khi tham gia chiến tranh đã có năm vạn lính Việt Nam bỏ xác ở Châu Âu ; còn năm vạn lính còn lại một số đi về miền Nam nước Pháp làm trong các nông trường trồng nho, một số khác đi vào làm trong các nhà máy, xí nghiệp. Sau 4 năm chiến tranh, lực lượng này đấu tranh đòi hồi hương về nước. Đây là một lực lượng bổ sung cho lực lượng công nhân ở Việt Nam ngày càng đông đảo. Qua đây ta thấy, 10 vạn công nhân lúc này đã đủ sức để tạo nên một tập đoàn người. Khối người này mang những đặc điểm chung... và đủ sức hình thành nên một giai cấp. 1.3.2. Sự xuất hiện của công nhân chuyên nghiệp. Theo số liệu của một nhà nghiên cứu tên là Robequain vào năm 1905 ở Việt Nam có khoảng 17000 thợ máy. Trong khi đó, theo tài liệu của nhà nghiên cứu Lê Thành Khôi trong tác phẩm « Le Viet nam » thì năm 1914, ở Việt Nam có 54000 thợ máy và thợ mỏ. Bên cạnh đó, thời kì này, Pháp rất chú trọng đến việc đào tạo SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 11 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… các công nhân có tay nghề. Cụ thể là: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp mở hàng loạt các trường kĩ nghệ thực hành như trường kĩ nghệ thực hành Hà Nội, trường kĩ nghệ thực hành Hải Phòng, trường kĩ nghệ thực hành Sài Gòn, đặc biệt là trường kĩ nghệ thực hành Huế (ngày nay là trường Cao đẳng công nghiệp Huế). Từ năm 1913 – 1930, trường kĩ nghệ thực hành Hải Phòng đào tạo được 1500 thợ lành nghề. Trường kĩ nghệ thực hành Sài Gòn từ 1901 – 1902 đào tạo được 800 công nhân lành nghề. Trường kĩ nghệ thực hành Hà Nội từ 1922 – 1923 đào tạo được 210 công nhân. Trường kĩ nghệ Huế 1929 – 1930 đào tạo được 260 công nhân. Theo số liệu của viện sử học Việt Nam trong tác phẩm « Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam » thì công nhân chuyên nghiệp chỉ tính trong 200 xí nghiệp đã có 1800 công nhân có tay nghề cao. Như vậy, đến đây chúng ta có thể kết luận ở Viẹt Nam đấu thế kỉ XX gắn liền với cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp đã hình thành một lực lượng công nhân chuyên nghiệp đông đảo. Đây chính là nòng cốt để hình thành lên giai cấp công nhân Việt Nam sau này. 1.3.3. Tính tập trung của công nhân. Thời kì này đội ngũ công nhân đã lên đến con số là 10 vạn người. Mười vạn người này không phân tán lẻ tẻ, mà tập trung trong các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, các trung tâm kinh tế...Chính sự tập trung này đã tạo lên sức mạnh của giai cấp công nhân. Sự tập trung được thể hiện cụ thể là : Nhà máy xi măng Hải Phòng tập trung 1500 công nhân. Ba nhà máy dệt Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng tập trung 1800 công nhân. Các nhà máy xây ở Sài Gòn – Chợ Lớn tập trung đến 3000 công nhân. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 12 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Bốn nhà máy rượu ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn tập trung đến 1900 công nhân. Riêng ngành mỏ, vào năm 1904 có 4000 công nhân. Đến năm 1914 tăng lên 15000 công nhân, trong đó, mỏ Hòn Gai tập trung nhiều công nhân nhất. Nhà mày đóng tàu Ba Son tập trung 1500 công nhân. Các nhà máy ở Vinh – Bến Thuỷ như nhà máy diêm, nhà máy cưa, nhà máy xe lửa Trường Thi tập trung 1000 công nhân. Đó là ta chưa kể nhiều công nhân nửa mùa làm trên nhiều tuyến đường xe lửa như Hà Nội – Vân Nam tập trung lên đến 6 vạn công nhân. Như vậy, những con số trên đã nói lên tính tập trung của công nhân Việt Nam. Đây là một trong những tiêu chuẩn để hình thành giai cấp công nhân Việt Nam. 1.3.4. Tiêu chí thứ tư là xem thời kì này giai cấp công nhân đã sử dụng hình thức đấu tranh đặc thù của mình là bãi công chưa. Vào những năm đầu thế kỉ XX, bãi công đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Luc này có hàng chục, hàng trăm cuộc bãi công nổ ra khắp từ Bắc – Trung – Nam. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở phía Bắc. Cụ thể là có diễn ra các cuộc đấu tranh tiêu biểu như : Một là năm 1900, diễn ra cuộc bãi công của công nhân làm ở hầm đá Ôn Lâu – Hải Dương. Cuộc đấu tranh này đòi tăng lương vì chủ tư bản trả tiền lương thấp, không đủ sống. Cuộc đấu tranh làm cho công việc khai thác đá cung cấp cho các đường sắt bị ngưng trệ. Kết quả là cuộc đấu tranh này đã giành thắng lợi với việc buộc chủ tư bản phải tăng tiền lương cho công nhân. Hai là, năm 1903 chị em công nhân nhà máy sàng Cửa ông – Cẩm Phả đồng lòng bãi công, chống lại sự sàm sỡ của bọn đốc công. Cuộc bãi công có sự tham gia của hàng trăm chị em phụ nữ và buộc bọn chủ phải chấp nhận những yêu cầu của các chị. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 13 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Ba là vào năm 1906, công nhân mỏ Hà Tu cùng nhau bỏ việc, đồng lòng bãi công đòi chủ trả tiền phụ cấp đi đường cho công nhân, nhiều nhất là cho công nhân ở Thái Bình. Trước sự đấu tranh quyết liệt của công nhân Hà Tu, cuối cùng bọn chủ tư bản phải trả tiền phụ cấp đi đường cho công nhân. Bốn là năm 1907, nổ ra một cuộc bãi công của công nhân làm đường xe lửa Nậm Ty. Cuộc đấu tranh nhằm đòi chủ tư bản trả lương đúng kì hạn cho công nhân. Cuối cùng cuộc đấu tranh cũng giành được thắng lợi. Năm là, vào năm 1909, diễn ra một cuộc bãi công của công nhân hãng L)UCI tưc liên hiệp thương mại Đông Dương. Đây là một cuộc đấu tranh rất tiêu biểu, thể hiện ý thưc chính trị, ý thức giai cấp ngày càng cao. Nội dung của cuộc đấu tranh liên quan đến việc lúc đó, công nhân ở Châu Âu trong một ngày chỉ làm có 8h, ngày chủ nhật đựợc nghỉ có lương. Trong khi đó, ở Việt Nam, công nhân bị buộc phải làm việc từ 11 – 12h một ngày, thậm chí ngày chủ nhật không đựoc nghỉ. Trước sự ảnh hưởng của thế giới, công nhân đã đấu tranh đòi được hưởng luật lao động như công nhân châu Âu. Khẩu hiệu lúc đầu là được hưởng ngày chủ nhật có lương. Cuộc bãi công đã làm tê liệt hoạt động của hãng L )UCI, báo chí Pháp luôn bình luận về cuộc bãi công này. Tiếp theo là từ tháng 6 năm 1914 đến năm 1918, 5 vạn lính Việt Nam bị bắt sang châu Âu chiến đấu đã tiến hành đấu tranh đòi được trở về nước. Cuối cùng họ đã được về nước. Dến đây ta có thể nói bãi công vũ khí sắc bén cuả giai cấp công nhân đã trở thành một hiện tượng phổ biến, chứ không phải cá biệt. 1.4. Tiểu kết Tóm lại, qua bốn tiêu chí trên ta có thể kết luận rằng : đầu thế kỉ XX, gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành một giai cấp thực sự. Từ đây, xã hội Việt Nam xuất hiện một giai cấp mới. Tuy nhiên , giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì này vẫn còn là một giai cấp tự phát, chứ chưa phải là tự giác. Dù là tự phát, nhưng sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam đã đánh dấu một sự kiện to lớn. Đó là sự ra dời của giai SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 14 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… cấp công nhân Việt Nam báo hiệu ở Việt Nam lúc này đã có điều kiện chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về quá trình hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam, ta có thể rút ra một vài vấn đề cần lưu ý. Đó là : Vấn đề thứ nhất, nếu như ở các nước Tây Âu, giai cấp công nhân là sản phẩm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của một nươc nhất định. Cụ thể như giai cấp công nhân Pháp là sản phẩm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp, giai cấp công nhân Anh là sản phẩm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Anh, giai cấp công nhân Đức là sản phẩm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức...Trong khi đó, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời không phải là sản phẩm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, mà ở Việt Nam giai cấp công nhân là sản phẩm của nền kinh tế tư bản nước ngoài du nhập vào, cụ thể ở đây là tư bản Pháp. Lưu ý này cũng là đặc điểm chung của các nước Đông Nam Á khác. Lưu ý thứ hai là nếu Tây Âu, chế độ công xưởng phát triển rất mạnh. Chủ nghĩa tư bản làm phá sản hàng loạt nông dân, thợ thủ công và thu hút họ vào các công xưởng, xí nghiệp của chủ nghĩa tư bản. Do đó , số lượng công nhân ở các nước này rất đông đảo, có nước số lượng công nhân lên đến hàng triệu người. Trong khi đó, ở Việt Nam, giai cấp công nhân hình thành trong một nước thuộc địa nửa phong kiến. Hơn nữa đế quốc Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi, nên không mạnh dạn đầu tư, không mở nhiều nhà máy, xí nghiệp. Do đó, nhiều người bị phá sản không được đưa vào hết các nhà máy, xí nghiệp, đa phần họ không có việc làm, trở thành một đội ngũ dư thừa tiềm tàng khá lớn. Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhỏ bé và ít ỏi. Lưu ý thứ ba là, trong tác phẩm « Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học », Ăngghen có nói : khi người thợ cả trong các phường hội thời trung cổ phát triển lên thành người tư sản hiện đại, thì người thợ bạn trong các phường hội ấy, những người làm công nhật cũng phát triển thành những người vô sản tương ứng. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 15 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Qua câu nói này ta thấy rằng, ở Tây Âu, nông dân ra thành thị trở thành những người thợ thủ công, từ người thợ thủ công đi vào xí nghiệp thành người công nhân. Trong khi đó, ở Việt Nam, công nhân trực tiếp xuất than từ nông dân, không qua một giai đoạn trung gian nào. II. Sự khác nhau giữa tính tự phát của giai cấp công nhân Việt Nam với tính tự phát của giai cấp công nhân Tây Âu 2.1. Sự khác nhau giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân Tây Âu trong giai đoạn tự phát Trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác có nói: lịch sử hết thảy của mọi xã hội cho đến ngày nay chỉ là đấu tranh giai cấp. Do đó, lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam cũng là lịch sử của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các giai cấp đối địch trong xã hội hiện đại, đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Ở Việt Nam tồn tại không chỉ đấu tranh giai cấp mà còn cả đấu tranh dân tộc, tức là chống lại kẻ xâm lược để giải phóng dân tộc. Cuộc đấu tranh đó của giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu ngay khi họ mới ra đời và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, mỗi giai đoạn mạng một đặc điểm riêng, mang một tính chất khác nhau. Nhìn vào quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác, chúng ta có thể phan tích qua trình phát triển từ tự phát lên tự giác như sau : Giai đoạn đấu tranh tự phát : Giai đoạn đấu tranh tự phát ở nước ta được nổ ra từ rất sớm, cụ thể là năm 1864 khi Pháp tiến hành xây dựng các cơ sở công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam và kéo dài đến năm 1918. Thông qua tìm hiểu giai đoạn này của giai cấp công nhân Việt Nam chúng ta không chỉ biết được quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn này thế nào, mà chúng ta còn biết được, còn có thể so sánh được quá trình đấu tranh tự phát này của giai cấp công nhân Việt Nam với quá trình đấu tranh tự phát của công nhân nhiều nơi khác, đặc biệt là với công nhân Tây Âu. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 16 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Nếu như ở châu Âu, giai cấp vô sản trải qua một giấc ngủ dài gần một thế kỉ. Ở Việt Nam, giai đoạn tự phát trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân được rút ngắn lại. Nếu như ở Tây Âu, giai cấp công nhân trong giai đoạn tự phát đơn thuần chỉ đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế, đòi quyền sống. Tính chất của cuộc đấu tranh của công nhân Tây Âu giai đoạn này : Lúc đầu, đấu tranh của người công nhân mang tính chất các nhân chống lại từng tên tư bản. Cuộc đấu tranh lúc đầu mang tính lẻ loi, rồi phát triển len thành nhiều công nhân đấu tranh trong cùng một công xưởng. Cuối cùng, đấu tranh trong một ngành công nghiệp, trong cùng một địa phương chống người tư bản trực tiếp bóc lột họ. Do đó, trong cuộc đấu tranh này, họ không hiểu tại sao mình bị bóc lột và cũng không hiểu vì sao mình bị đói khổ. Vì vậy, họ đấu tranh chỉ đả kích vào công cụ sản xuất, phá huỷ hàng hoá, đốt cháy công xưởng để giành lại địa vị của những người thợ thủ công thời trung cổ. Hình thức đầu tiên này, Mác gọi là đấu tranh giai đoạn tự phát. Tóm lại, lúc này giai cấp công nhân Tây Âu đấu tranh về kinh tế, không có liên hệ gì về mặt giai cấp, chưa nhận rõ kẻ thù của mình là giai cấp tư sản. Do vậy, họ chưa trực tiếp đánh vào kẻ thù của mình, mà chỉ đánh vào những tàn tích của chế độ phong kiến để laị. Cuộc đấu tranh mới chỉ chống lại sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chứ không phải là xoá bỏ chủ nghĩa tư bản. Cho nên, nó chưa phải là một cuộc đấu tranh giai cấp thực sự. Sở dĩ như vậy vì cuộc đấu trânh của gai cấp công nhân chỉ chuyển thành cuộc đấu tranh giai cấp thực sự khi nó là cuộc đấu tranh chính trị, tưc đó là cuộc đấu tranh nhằm lật giai cấp tư sản – kẻ thống trị mình và đem lại quyền thống trị về tay giai cấp vô sản. Mác viết : cuộc đấu tranh địa phương đâu đâu cũng mang một tính chất giống nhau trong một cuộc đấu tranh toàn quốc thành một cuộc đấu tranh giai cấp, nhưng bất kì một cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là cuộc đấu tranh chính trị. (Tuyên ngôn của Đảng cộng sản) Lênin nói : Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chỉ thành cuộc đấu tranh giai cấp khi nào tất cả những đại biểu tiền phong của giai cấp công nhân trong cả nước đã ý thức tập hợp thành một giai cấp công nhân duy nhất và đấu tranh SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 17 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… không chỉ chống lại tên tư bản này hay tên tư bản kia mà chống lại toàn bộ giai cấp tư sản và chính phủ ủng hộ giai cấp đó.( Lênin toàn tập, tập 4). Ngoài ra, Lênin cũng phân tích : ngay cả những hành động của từng người công nhân, được xem là hành động có tính giai cấp chỉ khi nào anh ta nhận thức được rằng mình là thành viên của toàn bộ giai cấp công nhân, đấu tranh cho toàn bộ giai cấp chứ khjông phải đấu tranh cho cá nhân. Như vậy, trong giai đoạn tự phát giai cấp công nhân Tây Âu chưa hiểu được thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong giai đoạn đấu tranh tự phát, giai cấp công nhân Việt Nam nhận thức được ý thức dân tộc và nhanh chóng giác ngộ ý thức giai cấp. 2.2. Nguyên nhân của sự khác biệt Sở dĩ có sự khác biệt giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân Tây Âu trong giai đoạn tự phát là vì: Ở nước ta, có những điều kiện tạo cho giai cấp công nhân sớm đi đến giác ngộ về đấu tranh giai cấp và ý thức giai cấp. Đó là các yếu tố sau : Yếu tố thứ nhất là: đặc điểm hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều nét khác so với các nước khác. Nó hình thành trong bối cảnh lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh oanh liệt của dân tộc, chống lại chủ nghĩa đế quốc để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc. Đầu thế kỉ XX, đế quốc Pháp đặt mọi hình thức thống trị nên toàn thể dân tộc Việt Nam ta. Do vậy, nước ta không phát triển được, mâu thuẫn dân tộc trở lên sâu sắc. Lúc này, mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất. Và như chúng ta đã biết, lúc đó, ở nứưc ta tồn tại hai mâu thuẫn chủ yếu. Đó là : Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và giai cấp phong kiến đầu hàng. Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 18 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Hai mâu thuẫn náy nói lên rằng, để giải quyết hai mâu thuẫn đó đòi hỏi nhân dân ta bằng ý chí và nghị lực của mình nổi dây để chống lại đế quốc , tay sai ; giải quyết độc lập tự do và dân chủ là nguyện vọng của mọi giai cấp, trong đó có công nhân. Do đó, vì độc lập tự do của dân tộc, khi giai cấp phong kiến đã đánh rơi ngọn cờ dân tộc thì nhân dân đã nổi dậy và cầm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc đó. Chính vì vậy, đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh dân tộc diễn ra rất mạnh mẽ với các phong trào của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục...Tất cả các phong trào này đều mang tính chất nhân dân sâu sắc. Cuộc kháng chiến đã chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính của dân tộc là đế quốc Pháp và bọn vua qua bán nước. Cuộc đấu tranh đó, tiếp tục bồi dưỡng truyền thống dân tộc và giai cấp công nhân ra đời trong hoàn cảnh đó đã nhanh chóng giác ngộ được ý thức dân tộc. Trên cơ sở đó, nhanh chóng giác ngộ ý thức chính trị. Yếu tố hai là giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện trong bối cảnh lịch sử khi mà mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt. Chủ nghĩa đế quốc Pháp vừa là kẻ thù dân tộc, vừa là kẻ thù bóc lột công nhân. Vì vậy, giai cấp công nhân cũng mang trên vai mình hai mối thù dân tộc và giai cấp. Hai mối thù này quyện chặt với nhau làm giai cấp công nhân sớm nhận ra kẻ thù của mình. Vì vậy, giai cấp công nhân nhận thức rằng : muốn giải phóng mình trước hết phải giải thống dân tộc. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Sau này, Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo cách mạng qua từng giai đoạn (1930 - 1945) để giành lấy chính quyền. Về vấn đề này, Ăngghen nói : Cuộc đấu tranh hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức, tức giai cấp vô sản không còn có thể tự giải phóng khỏi ách giai cấp bóc lột nếu khong đồng thời vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi áp bức, bóc lột. Mác cũng nói trong « Tuyên ngôn Đảng cộng sản »: Giai cấp vô sản, tầng lớp dưới cùng của xã hội hiện tại không thể vùng dậy vươn mình lên mà lại không lật nhào tất cả tầng lớp chồng chất lên họ là tầng lớp đang cấu thành xã hội chính thức. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 19 Sự ra đời của Giai cấp công nhân Việt Nam và nét khác biệt… Mác nhận định : Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản về thực chất không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng trước hết nó vẫn mang tính chất đấu tranh dân tộc. Như vậy, trong hoàn cảnh lịch sử trên, công nhân Việt Nam nhanh chóng giác ngộ được ý thức dân tộc, ý thức được trách nhiệm của mình là chống lại chủ nghĩa đế quốc, chống lại phong kiến tay sai để giành độc lập dân tộc. Và đây cũng là ý thức chính trị. Yếu tố thứ ba là: Công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân. Nông dân Việt Nam trong thời kỳ này căm thù sâu sắc đế quốc, phong kiến. Họ trở thành lực lượng căn bản trong cuộc chiến chống đế quốc tay sai, do đó người công nhân xuất thân từ nông dân có nghĩa là ra đi từ mảnh đất nóng bỏng của đấu tranh vũ trang. Giờ đây khi trở công nhân, họ nhanh chóng trưởng thành về ý thức chính trị. Yếu tố thứ tư là Giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện là kết quả của một phương thức bóc lột không phải ở giai đoạn chủ nghiã tư bản tự do cạnh tranh mà là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, tức chủ nghĩa đế quốc. Lênin kết luận : Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản trở nên ăn bám thối nát, là thời kỳ cuộc cách mạng vô sản trở nên trực tiếp. Vì vậy, giai cấp công nhân ngay từ giai đoạn tự phát đã có nhận thức mới về chính trị. Tóm lại, các yếu tố này làm cho phong trào công nhân giai đoạn tự phát không chỉ đấu tranh về mặt kinh tế mà đã nhanh chóng giác ngộ ý thức tập thể, ý thức dân tộc. Từ đó nhanh chóng giác ngộ ý thức giai cấp. Để chứng minh cho nhận định trên, sau đây là một số phong trào công nhân tiêu biểu trong giai đoạn tự phát. Một là, năm 1892, công nhân làm trên công trường làm đường xe lửa Hà Nội – Lạng Sơn đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Chứng tỏ sự trưởng thành của ý thức dân tộc của giai cấp công nhân. SVTH: Đỗ Đức Nghĩa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan