Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Âm nhạc Bài dự thi tìm hiểu 85 năm vinh quang đoàn tncs hồ chí minh...

Tài liệu Bài dự thi tìm hiểu 85 năm vinh quang đoàn tncs hồ chí minh

.DOC
20
45024
141

Mô tả:

Từ thực tế học tập, lao động và công tác tại đơn vị, địa phương bạn có đề xuất những mô hình gì để xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội vững mạnh, mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên, phát huy vai trò của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay?
85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) Bài dư thi tìm hiểu “85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” (26/3/1931 – 26/3/2016) Câu 1: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập? Từ khi thành lập đến nay Đoàn đã đổi tên bao nhiêu lần? Liệt kê số lần đổi tên? Bạn hãy cho biết ý nghĩa của huy hiệu Đoàn? Trả lời Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ. Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh. Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần: Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc. Tổ chức Đoàn mang tên gọi khác nhau qua các thời kỳ cách mạng 1.Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương Tháng 5/1935, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và sau đó giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/1936. Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp. Căn cứ diễn biến tình hình thế giới và trong nước, tháng 7/1936, Hội nghị T.Ư Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế sau đổi thành mặt trận Thống nhất Dân chủ. Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động TN. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng như trên đã nêu. Đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ “Bạn dân”, “Thế giới”, “Mới” phát hành ở cả ba miền đất nước. Đoàn đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 – 1935). Ngoài việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình thành các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Nhiều tác phẩm chính trị, văn học của C.Mác. F.Angghen, V.I.Lênin, Goocki… như: “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Tư bản”, “Nhà nước là gì?”, “Người mẹ”… cũng như các 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như: “Vấn đề dân cầy” của Qua Ninh và Vân Đình, “Mác xít phổ thông” của Hải Triều và Thơ Tố Hữu được đông đảo đoàn viên, thanh niên hân hoan đón đọc. Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào TN và tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành và xứ. Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thẳng tay thi hành chính sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và TN ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt động bí mật. 2. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương Tháng 11/1939, T.Ư Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). NQ Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của CMGP dân tộc, là nhiệm vụ hàng đầu của CM Đông Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng. Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức TNCS và TNDC trước đây. Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt chẽ. Những ĐVTN Dân chủ được thử thách, lựa chọn và chuyển thành ĐVTN Phản đế, các hội viên TN trong các tổ chức TN phổ thông được giao những công tác thích hợp để thử thách bồi dưỡng. Tháng 9/1940, Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Từ đây nhân dân Việt Nam một cổ hai tròng, bị hai kẻ thù là phát xít Nhật và thực dân Pháp cùng thống trị. Nhưng nhân dân Việt Nam và thế hệ thanh niên nước ta thời kỳ này không chịu khuất phục: Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra; tháng 11/1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với sự xuất hiện lần đầu tiên lá Cờ đỏ Sao Vàng; tháng 1/1941, nổ ra cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương. Các tổ chức Đoàn TN Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. 3. Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam Tháng 11/1940, Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về: “Vấn đề tổ chức các đoàn thể quần chúng”. Nghị quyết hội nghị ghi: “Vì chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách cứu quốc cho nên mục đích các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…… Việt Nam thanh niên Cứu quốc từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật”. Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành TW Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta… Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TƯ Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì. Hội nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong đó có: Đoàn Thanh niên Cứu quốc - Việt Nam một tổ chức của những thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập và lãnh đạo trước đó. Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn TN Cứu quốc trong cao trào đấu tranh của giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn TNCQ Việt Nam đã đóng góp to lớn, kể cả hy sinh xương máu, cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân chủ, cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Tháng 2/1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) Nam được triệu tập tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của Đoàn, gồm trên 400 đại biểu của ba miền đất nước. Sau đó, Đoàn đã vận động đoàn viên, TN đi tiếp chặng đường hơn 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7/1954), bắt tay xây dựng hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. 4 - Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Tháng 7/1954, hòa bình đợc lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị T.Ư Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trơng đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lợng dự trữ và cánh tay của Đảng. Quyết nghị có đoạn viết: “Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam. Việc Đoàn TNCQ Việt Nam đổi tên thành Đoàn TNLĐ Việt Nam sẽ làm cho thanh niên thêm phấn khởi, thêm gắn bó với Đảng và do đó càng quyết tâm phấn đấu đến cùng dới ngọn cờ của Đảng”. Trong “Quyết nghị về đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam” (Ban Bí th T.Ư - ngày 19/10/1955) đã nêu rõ tính chất, nhiệm vụ, vấn đề tổ chức và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam. Về tính chất của Đoàn TNLĐ Việt Nam, Quyết nghị nêu: “Đoàn TNLĐ Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiên tiến của TN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn TNLĐ Việt Nam là trờng học của chủ nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dỡng lực lợng dự trữ của Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng”. Quyết nghị của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới và đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn là: 1. Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt và tập thể. Nơi nào cha có đủ điều kiện đổi tên Đoàn thì cha đổi. 2. Làm cho ĐVTN có một nhận thức đúng đắn về Đoàn TNLĐ Việt Nam. Việc kết nạp đoàn viên hoặc đổi tên Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của TN. 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) 3. Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác chính trớc mắt do Đảng đề ra… Việc xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam cần làm một cách có lãnh đạo và có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”. Quyết nghị nêu kết luận: “Việc đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam là một việc rất quan trọng có ảnh hởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động và việc hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đờng lối vận động thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”. 5 - Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời. Toàn thể cán bộ, ĐVTN và đội viên thiếu niên, nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương vô hạn. Bác Hồ và Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau. Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970), BCH T.Ư Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên và đội thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác. Nghị quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam”. BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định: - Đoàn TNLĐ Việt - Đội TNTPViệt Nam Nam nay nay là là Đoàn Đội TNLĐ TNTP Hồ Hồ Chí Minh Chí Minh - Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh Tổ chức Đoàn và tổ chức đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ quốc và nhân dân. Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích và tính chất của Đoàn là đội tiên phong chiến đấu của TN, đi 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng và Bác Hồ là độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 6. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh. Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”. Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta. Kể từ ngày được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Đoàn và tuổi trẻ cả nước luôn cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đổi mới đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH dưới sự lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ý nghĩa của huy hiệu Đoàn: 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác Hồ đã tổng kết ý nghĩa của huy hiệu Đoàn: “ Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Câu 2: Bạn hãy cho biết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh? Điều kiện để kết nạp Đoàn viên như thế nào? Trả lời * Chức năng: - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội. - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; là môi trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành. - Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam. * Nhiệm vụ và quyền hạn: - Tuyên truyền, vận động, giáo dục Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tổ chức, tạo điều kiện để Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng nâng cao nhận 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. - Tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh về xây dựng quy chế, chính sách bảo vệ quyền lợi cho Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng. - Tập hợp các tầng lớp thanh niên, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Điều kiện để kết nạp Đoàn viên: - Điều kiện độ tuổi và trình độ học vấn: + Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 và không quá 30 tuổi. + Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu phải có trình độ Tiểu học. Đối với thanh niên là dân tộc thiểu số, người đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì vận dụng linh hoạt. - Xét kết nạp Đoàn viên trong một số trường hợp: + Trường hợp thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động của Đoàn tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có bố mẹ, anh, chị, em ruột đang bị giam giữ, trước khi xét kết nạp phải xin ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp. + Trường hợp thanh niên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và có nguyện vọng vào Đoàn thì chi đoàn nơi cư trú xét, đề nghị, Ban Chấp hành Đoàn xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp. Câu 3: Bạn hãy cho biết những nội dung cơ bản của phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”. Liên hệ thưc tiễn tại đơn vị, địa phương? Trả lời Nội dung cơ bản của phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”: 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) 1. Xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì và triển khai sâu rộng phong trào “Sáng tạo trẻ”; Đẩy mạnh các hình thức hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của thanh niên trong các đối tượng, lĩnh vực. Tích cực tham mưu tạo cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thanh niên triển khai thực hiện các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Chủ động tham mưu đảm nhận và thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Cụ thể hoá nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong từng đối tượng ĐVTN, trọng tâm là triển khai có hiệu quả chương trình Tuổi trẻ chung tay xây dưng nông thôn mới; đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia cải cánh hành chính, tham gia quản lý xã hội. 2. Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Đổi mới phương thức triển khai phong trào “Thanh niên tình nguyện” với phương châm vừa phát huy thanh niên, vừa gắn với nhu cầu, quyền lợi chính đáng của thanh niên. Nhân rộng mô hình, đội hình thanh niên tình nguyện, tri thức trẻ tình nguyện tập trung và tại chỗ, hướng đến với những địa bàn khó khăn của tỉnh để tiếp tục tham gia giải quyết những việc mới, việc khó và những vấn đề bức xúc của cộng đồng, nhất là tham gia giữ vững an ninh chính trị, an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới, phát triển y tế, giáo dục ở vùng cao, vùng khó khăn. Tổ chức sâu rộng hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”,“Uống nước nhớ nguồn”, góp phần giúp đỡ các gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Vận động và tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo, thành lập các đội thanh niên tình nguyện hiến máu nhân đạo, khơi dậy tính xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của ĐVTN. 3. Xung kích bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: - Nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò của tuổi trẻ tham gia bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức quốc 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) phòng, an ninh, đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch. Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động Nghĩa tình biên giới, hải đảo và thực hiện chính sách hậu phương quân đội; vận động thanh niên trong độ tuổi đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng chống tội phạm, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, tham gia cảm hoá và giúp đỡ thanh thiếu niên chậm tiến, vi phạm pháp luật sau khi cải tạo tái hoà nhập cộng đồng, chia sẻ giúp đỡ những người có HIV/AIDS. Duy trì và phát triển sâu rộng cuộc vận động “Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, đây là một trong các tiêu chí rèn luyện của đoàn viên, đội viên; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. 4. Xung kích xây dựng đời sống văn hoá: Vận động, cổ vũ, động viên, khuyến khích đoàn viên thanh niên tìm hiểu, học tập, phổ biến và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, của dân tộc đi đôi với việc xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở thanh niên vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và các quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đi đầu tổ chức thực hiện cuộc vận động “Thanh niên xây dựng văn minh đô thị”, “xây dựng văn hoá công sở”,“xây dựng văn hoá doanh nghiệp” và “Thanh niên với văn hoá giao thông”… 5. Xung kích bảo vệ môi trường: Thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường, xung kích trong các hoạt động phòng chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Xây dựng mô hình giáo dục kỹ năng cho nhân dân và thanh thiếu nhi ứng phó trước những tác động xấu của biến đổi khi hậu; đăng ký đảm nhận khoanh nuôi bảo 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) vệ rừng tái sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng kinh tế...góp phần tạo màu xanh bảo vệ môi trường sinh thái. Phê phán các hành động và việc làm gây nguy hại, ảnh hưởng tới môi trường như xả nước thải tại các nhà máy, bệnh viện, xí nghiệp không đúng quy định; xả rác xuống các dòng sông, suối; khai thác cát sỏi làm lệch dòng chảy... Nội dung cơ bản của phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” 1 - Đồng hành với thanh niên trong học tập, sáng tạo: 1.1 - Tổ chức phong trào thi đua học tập trong các đối tượng thanh niên với phương châm: “ở nơi nào cũng phải học, làm việc gì cũng phải học”. Phát triển rộng rãi các hình thức hỗ trợ học tập như Câu lạc bộ học tập, các cuộc thi sáng tạo, hội nghị nghiên cứu khoa học trẻ, các hoạt động biểu dương, khuyến khích, tôn vinh các tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua học tốt, dạy tốt và các sân chơi trí tuệ khác. 1.2 - Phối hợp tổ chức các hoạt động tạo các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ tài năng trẻ, học sinh nghèo hiếu học như học bổng, quỹ khuyến học, khuyến tài… Triển khai thành lập quỹ hỗ trợ tài năng trẻ tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của thanh thiếu niên. Tích cực tham mưu tạo cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thanh niên triển khai thực hiện các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Phối hợp với các cơ quan liên quan, nhất là ngành giáo dục và đào tạo trong việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ; Chủ động, tích cực tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. 1.3 - Duy trì khai thác có hiệu quả các điểm tuyên truyền, phổ biến khoa học công nghệ và truy cập Internet cho thanh niên nông thôn, miền núi theo đề án của Trung ương Đoàn. Tiếp tục triển khai cuộc vận động học tập ngoại ngữ, tin học trong ĐVTN. 1.4 - Tổ chức cho thanh niên tham gia phổ cập giáo dục, chống tái mù chữ; hỗ trợ thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Phát huy vai trò của các 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) cấp bộ Đoàn trong việc giảm tỷ lệ thanh thiếu niên bỏ học. Phối hợp, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng học tập. 2 - Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm: 2.1 - Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các trường nghề, các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh công tác dạy nghề, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên đáp ứng nhu cầu xã hội. Tạo điều kiện giúp đỡ thanh niên tiếp cận với các ngành nghề mới, lĩnh vực mới. Hỗ trợ và khuyến khích tạo môi trường cho thanh niên thi đua lập nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Hướng dẫn, tư vấn cho thanh niên vay vốn và xây dựng các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh việc phối hợp với các ngân hàng nhất là ngân hàng chính sách xã hội và các ngành liên quan tạo điều kiện hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển kinh tế. 2.2 - Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên; phối hợp với các Trung tâm dạy nghề trong toàn tỉnh đa dạng hoá các loại hình ngành, nghề, quy mô đào tạo nghề cho ĐVTN. 2.3 - Phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên vay vốn tín dụng học nghề; khởi sự doanh nghiệp, tạo việc làm và đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Khuyến khích các hình thức thanh niên giúp nhau học nghề. 2.4 - Tiếp tục duy trì và nhân rộng các hoạt động biểu dương tôn vinh “Người thợ trẻ giỏi”, tay nghề cao trong thanh niên công nhân theo kế hoạch tổ chức do Trung ương Đoàn triển khai. 3 - Đồng hành với thanh niên, nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần. 3.1 - Tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật, thể thao quần chúng trong thanh thiếu nhi; tham gia giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội của tỉnh, góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc, quê hương. 3.2 - Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Đoàn viên, thanh niên rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) 3.3 - Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các giải thể thao thường niên như: giải bóng đá thanh niên, giải cầu lông thanh niên. 3.4 - Tiếp tục tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền triển khai đề án xây dựng chính sách đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh thiếu nhi. 4 - Đồng hành với thanh niên phát triển kỹ năng xã hội: 4.1 - Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò của kỹ năng xã hội trong sinh hoạt, học tập, lao động và công tác. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình “Khi tôi 18”. 4.2 - Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức kinh tế, xã hội, rèn luyện các kỹ năng nói, viết, phân tích và bày tỏ ý kiến, kỹ năng xây dựng kế hoạch và làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh thiếu nhi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, xử lý tình huống cho thanh thiếu nhi. 4.3 - Duy trì và nhân rộng các lớp bồi dưỡng kỳ năng sống, các chương trình Học kỳ trong quân đội, trải nhiệm quân ngũ, học từ thiên nhiên, học làm người có ích… cho thanh thiếu nhi. Câu 4: Hãy viết về một tấm gương tiêu biểu đã và đang làm công tác Đoàn mà bạn biết? Trả lời: Tấm gương tiêu hiểu trong công tác Đoàn: Những năm qua, trong số học sinh nghèo, học sinh gặp cảnh khó khăn mà hội Khuyến học Bắc Ninh từng trao học bổng, có những học sinh là tấm gương cho truyền thống hiếu học của quê hương Bắc Ninh. Nguyễn Thị Thảo sinh ra trong một hoàn cảnh thực sự éo le. Quê em ở xã Ngũ Thái huyện Thuận Thành. Gia đình em chỉ có 3 người phụ nữ: Bác em bị bệnh tâm thần, không đi lấy chồng, sống chung với mẹ con em. Còn mẹ em ốm đau quanh năm vì thấp khớp mãn tính, suy tim. Vất vả, khó khăn, bất hạnh cứ theo em từ khi em mới sinh ra trên cõi đời này, đeo đẵng trong suốt những năm tháng em bước chân đến trường. Đi học về là em lại dành hết thời gian cho công việc chăm sóc mẹ và bác, lo nhà cửa đồng ruộng. Với 2 sào ruộng khoán một mình em cáng đáng hết mọi việc để có 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) đồng tiền, bát gạo nuôi sống cả nhà. Còn phần thời gian ít ỏi, Thảo dành cho việc học. Thiếu sách vở, quần áo, dụng cụ học tập... chỗ ngồi học cũng rất sơ sài. Bạn bè, thầy cô ở trường THPT Thuận Thành số I biết hoàn cảnh của em đã quan tâm giúp đỡ. Nhưng sự giúp đỡ đó cũng có hạn. Mãi khi em thi đỗ điểm cao vào trường Đại học Y Hải phòng, thì mọi người mới biết rõ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em. Các tổ chức và cá nhân đến thăm đều ái ngại cho cảnh nhà em và cảm phục nghị lực của em. Hội Khuyến học và các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và Trung ương đã kêu gọi mọi người giúp đỡ em, tạo điều kiện để em được đến trường. Hôm gặp gỡ, giao lưu với em ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh, tất cả mọi người có mặt không ai cầm được nước mắt khi em kể lại hoàn cảnh bất hạnh của gia đình mình. Hội Khuyến học Bắc Ninh, rất nhiều doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đã dang rộng vòng tay yêu thương đối với em. Không phụ lòng yêu thương của mọi người, trong những năm học trường ĐH Y Hải Phòng, Thảo là một sinh viên chăm chỉ, điểm thi hàng năm của em luôn đạt từ 8 trở lên. Thảo cũng là một sinh viên tích cực hoạt động xã hội. Em tự nhủ phải học thật tốt để hàng năm được nhận học bổng của trường. Em còn đi làm gia sư để có tiền ăn học. Mong ước cháy bỏng của Thảo là trở thành một bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho mẹ và cho những người nghèo. Mong ước ấy của cô học trò nghèo sắp trở thành hiện thực. Còn Nguyễn Thị Huế, một học sinh ở huyện Lương Tài lại có nỗi bất hạnh khác. Huế bị khiếm thị từ khi em 13 tuổi. Không chấp nhận sự mất mát quá lớn ấy, Huế đã vươn lên học giỏi. Hội Khuyến học đã tặng em học bổng, động viên em quyết tâm học tập. Nhân dịp Hội Khuyến học Việt Nam mở cuộc giao lưu với chủ đề “Chắp cánh ước mơ - vượt sông hồ tìm chữ” Hội Khuyến học Bắc Ninh đã cử em đi dự. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, trân trọng nghị lực học tập của em, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhận em vào học tại trường. Lần giao lưu thứ 2 của Hội Khuyến học Việt Nam, Nguyễn Thị Huế, cô học sinh khiếm thị đầy bản lĩnh của đất học Lương Tài đã là sinh viên giỏi của một trường Đại học lớn. Người dân xã Yên Phụ, huyện Yên Phong không ai không biết về hoàn cảnh của cô học sinh Nguyễn Thị Vui. Năm 2011, em học lớp 9 trường THCS xã Yên Phụ. Ở 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng em đã phải gánh vác công việc nặng nề của một gia đình nghèo khó, bất hạnh. Bố mẹ em đã chia tay. Họ hàng thương 3 mẹ con em đã giúp gia đình em làm một ngôi nhà nhỏ, gọi là có chỗ chui ra chui vào. Ba mẹ con em, ba người phụ nữ sống nghèo khổ trong ngôi nhà bé nhỏ đó. Mẹ em bị bại liệt đã lâu. Mọi sinh hoạt của bà chỉ đóng khung trên chiếc giường tre ọp ẹp. Vui còn một cô em nhỏ học lớp 2. Giờ đây Vui là lao động chính trong nhà. Em lo toan mọi việc, từ chăm mẹ ốm đến chăm sóc, dạy dỗ em. Thăm nhà em, chẳng ai cầm lòng được. Một ngôi nhà trống trơn chẳng có gì đáng giá; một người đàn bà tật nguyền suốt năm đau ốm, một cô bé mà trên đôi vai gầy đè trĩu bao công việc nặng nhọc, bao nhiêu nỗi lo toan. Vui hầu như già đi so với sự ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi em. Cứ tưởng bao gánh nặng đè lên cuộc đời em có thể làm em gục ngã, nhưng không! Vui vẫn đến trường, vẫn say mê học tập. Em vẫn là học sinh luôn được xếp loại khá. Em mong ước bằng con đường học hành em sẽ giúp nhà em thoát nghèo, giúp mẹ em đỡ đau đớn bệnh tật. Nhưng ước mơ ấy em biết vẫn còn xa vời lắm. Hội khuyến học đã chia sẻ nỗi bất hạnh của gia đình em, giúp em một số tiền, một thẻ bảo hiểm y tế để tạo điều kiện cho chị em em học tập. Mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp em, gia đình em vượt qua bất hạnh, đói nghèo. Trên nhiều làng xóm của quê hương Bắc Ninh, còn có nhiều mảnh đời thanh, thiếu niên, nhiều gia đình bất hạnh vì nghèo đói, vì bệnh tật. Hội Khuyến học Bắc Ninh đã đến và sẽ đến tận nơi để chia sẻ với các em. Những học sinh mà chúng tôi tận mắt chứng kiến trên là những tấm gương về nghị lực sống, về niềm say mê học tập mà có lẽ mọi người, đặc biệt là lớp trẻ Bắc Ninh có thể lấy đó làm bài học về lẽ sống bản lĩnh sống cho mình. Thầy Lê Nho Nùng (Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bắc Ninh) Câu 5: Từ thưc tế học tập, lao động và công tác tại đơn vị, địa phương bạn có đề xuất những mô hình gì để xây dưng tổ chức Đoàn - Hội - Đội vững mạnh, mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên, phát huy vai trò của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay? Trả lời: 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) Những năm gần đây, công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong tỉnh Bắc Ninh không ngừng được đẩy mạnh, đổi mới phương thức hoạt động nhằm thu hút tập hợp thanh thiếu nhi tham gia vào các phong trào hành động cách mạng. Qua đó phát huy sức lưc và trí tuệ của thế hệ trẻ vào sư nghiệp xây dưng, bảo vệ quê hương, đất nước. Trong thưc tế, đã có nhiều mô hình, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả cần được phổ biến, nhân rộng. Phát huy truyền thống là cơ sở đoàn vững mạnh, nhiều năm qua, Đoàn xã Trung Kênh luôn làm tốt việc quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và đoàn cấp trên tới 100% các đơn vị với hàng trăm lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Đoàn xã tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, phối hợp với các đoàn thể tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho hàng trăm đoàn viên, thanh niên. Muốn thu hút được thanh niên, Đoàn cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thường xuyên khởi xướng các phong trào để mọi người tham gia. Mỗi buổi sinh hoạt, giao lưu thể thao là cơ hội để thu hút đoàn viên, thanh niên sinh hoạt. Hơn nữa, cán bộ đoàn vừa phải có trình độ, vừa phải năng động, nhiệt tình, biết cách tập hợp thanh niên. Trong khi ở nông thôn hiện nay, còn không ít tổ chức đoàn hoạt động khó khăn, kém hiệu quả, thậm chí có nơi, trong cả năm, đoàn thanh niên hầu như không hoạt động gì thì những mô hình trên đã thu hút, tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia sôi nổi, đóng góp nhiệt tình vào các hoạt động và phong trào ở địa phương, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Những mô hình này cần được nhân rộng, phổ biến. Cũng qua thực tế hoạt động của những mô hình này cho thấy muốn thu hút lớp trẻ, đoàn thanh niên cần tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt chính trị với nội dung phong phú hấp dẫn, các hoạt động thiết thực lồng ghép với việc tuyên truyền, giáo dục về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện, tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng để đoàn kết, tập hợp thanh niên, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn dân cư. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là việc làm cho lao động là thanh niên nông thôn. Ở nhiều vùng quê, thanh niên thiếu công ăn việc làm phải bỏ 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) quê lên thành phố kiếm sống, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi ở địa phương. Trước thực tế trên, đoàn các cấp cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn, định hướng về nghề nghiệp và giới thiệu việc làm, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, tạo cho đoàn viên, thanh niên có công ăn việc làm, từ đó tập hợp, đoàn kết thanh niên để giáo dục, rèn luyện và xây dựng tổ chức đoàn ngày càng vững mạnh. Cấp uỷ, chính quyền địa phương thường xuyên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đoàn hoạt động, khích lệ tuổi trẻ hăng hái thi đua tình nguyện, góp sức lực, trí tuệ xây dựng địa phương, quan tâm phát triển nguồn cán bộ, đảng viên trẻ để Đoàn thanh niên thực sự là cánh tay đắc lực, là đội dự bị tin cậy của Đảng.Trong khi ở nông thôn hiện nay, còn không ít tổ chức đoàn hoạt động khó khăn, kém hiệu quả, thậm chí có nơi, trong cả năm, đoàn thanh niên hầu như không hoạt động gì thì những mô hình trên đã thu hút, tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia sôi nổi, đóng góp nhiệt tình vào các hoạt động và phong trào ở địa phương, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Những mô hình này cần được nhân rộng, phổ biến. Cũng qua thực tế hoạt động của những mô hình này cho thấy muốn thu hút lớp trẻ, đoàn thanh niên cần tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt chính trị với nội dung phong phú hấp dẫn, các hoạt động thiết thực lồng ghép với việc tuyên truyền, giáo dục về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện, tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng để đoàn kết, tập hợp thanh niên, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn dân cư. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là việc làm cho lao động là thanh niên nông thôn. Ở nhiều vùng quê, thanh niên thiếu công ăn việc làm phải bỏ quê lên thành phố kiếm sống, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội cũng như công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi ở địa phương. Trước thực tế trên, đoàn các cấp cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn, định hướng về nghề nghiệp và giới thiệu việc làm, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, tạo cho đoàn viên, thanh niên có công ăn việc làm, từ đó tập hợp, đoàn kết thanh niên để giáo dục, rèn luyện và xây dựng tổ chức đoàn ngày 85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2016) càng vững mạnh. Cấp uỷ, chính quyền địa phương thường xuyên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đoàn hoạt động, khích lệ tuổi trẻ hăng hái thi đua tình nguyện, góp sức lực, trí tuệ xây dựng địa phương, quan tâm phát triển nguồn cán bộ, đảng viên trẻ để Đoàn thanh niên thực sự là cánh tay đắc lực, là đội dự bị tin cậy của Đảng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan