Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bai co sua

.DOC
121
306
108

Mô tả:

Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà PHẦN MỞ ĐẦU Bước vào giai đoạn hội nhập với kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những chuyển biến rõ rệt, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho các Doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, các nhà quản lý Doanh nghiệp cần có những giải pháp chiến lược, những quyết định đúng đắn mới giúp Doanh nghiệp tồn tại và có một vị thế vững chắc trên thị trường. Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, hạch toán kế toán là một công cụ quản lý không thể thiếu trong hệ t,hống quản lý kinh tế tài chính của đơn vị cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do đó trong thời gian qua công tác hạch toán kế toán của nước ta đã có sự đổi mới để phù hợp với nhu cầu quản lý mới, với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán trong Doanh nghiệp, là một nhân viên kế toán tương lai, đã được thầy cô trang bị cho một lượng lớn kiến thức ở trường,trong đợt thực tế này là dịp giúp em bước đầu làm quen với thực tế sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp cụ thể. Qua việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở NHÀ MÁY GANG-CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN, giúp em củng cố và làm phong phú thêm kiến thức đã học ở trường, tạo cho em một hành trang vững vàng trước khi bước vào nghề. Để có thể thực hiện tốt chức năng của mình, công tác kế toán cần phải chi tiết coi trọng tất cả các phần hành kế toán, không thể bỏ qua một phần hành kế toán nào, mỗi phần hành đều có liên quan đến các phần hành còn lại và liên quan đến việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi người phải nỗ nực trong việc tìm hiểu, nghiên cứu chế độ kế toán; đặc điểm kinh doanh và tình hình thực tế của mỗi Doanh nghiệp. Bài báo cáo này là kết quả đạt được sau một quá trình học tập tại trường và nghiên cứu thực tế tại NHÀ MÁY GANG-CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN Sinh viên: Nhóm 8 1 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao.để đứng vững trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt,doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng tâm lý, nhu cầu của người tiêu dung với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, chủng loại đa dạng.Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hang tới khâu tiêu thụ hang hoá để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn,giữ uy tín với khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra doanh thu có lợi nhuận, muốn vậy doanh nghiệp phải sản xuất cái mà thị trường cần,muốn vậy doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi:sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào,sản xuất cho ai?sản xuất bao nhiêu? Để đạt được điều đó doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ các phương pháp quản lý, trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu để tiến hành các quản lý các hoạt động kinh tế,kiểm tra việc sử dụng quản lý tài sản, nhằm đảm bảo tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh. Nhà máy gang trực thuộc công ty cổ phần gang thép thái nguyên,chuyên cung cấp bán thành phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất ra thép xây dựng, sau thời gian tìm hiểu nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận thấy công tác kế toán là bộ phận quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy,vì vậy đòi hỏi công tác tổ chức bộ máy kế toán phải hợp lý, hiệu quả, vì vậy chúng em quyết định tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức bộ máy kế toán Sinh viên: Nhóm 8 2 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà của doanh nghiệp- nhà máy gang trực thuộc công ty cổ phần gang thép thái nguyên. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về tổ chức kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp Phân tích đánh giá thực trạng công tác kế toán trong đơn vị từ đó so sánh giữa thực tế và lý thuyết Đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nôi dung: là thực trạng công tác kế toán tại nhà máy gang thái nguyên Phạm vi về không gian: là việc thu thập sử lý số liệu tại phòng kế toán thuộc nhà máy gang thái nguyên Phạm vi về thời gian: sư dụng số liệu kế toán phát sinh tại nhà máy gang trong khoảng thời gian từ 01/03/2010 đến 31/03/2010 làm cơ sở để viết báo cáo. 4. Phương pháp nghiên cứu Tài liệu được thu thập từ những tài liệu đã được công bố Điều tra thống kê tại phòng kế toán, phỏng vấn những người có liên quan Phương pháp tài khoản là phương pháp phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm theo dõi tình hình biến động của các loại hàng hoá trong quá trình sản xuất Quan sát thực tế công tác tổ chức kế toán tại đơn vị 5. Nội dung của báo cáo: Gồm 3 phần Phần I: Khái quát chung về nhà máy Luyện Gang- Công ty CP gang thép Thái Nguyên Phần II: Công tác kế toán tại nhà máy Luyện Gang-Công ty CP gang thép Thái Nguyên Sinh viên: Nhóm 8 3 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà Phần III: Nhận xét chung và đề ra biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại nhà máy Luyện Gang- Công ty gang thép Thái Nguyên. PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY LUYỆN GANG 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Nhà Máy Luyện Gang 1.1.1. Tên và địa chỉ của nhà máy Luyện Gang Nhà máy Luyện Gang là một đơn vị trực thuộc công ty Gang Thép Thái Nguyên. Địa điểm của nhà máy đặt tại tổ 31, phường Cam Gía, thành phố Thái Nguyên. Nhà máy Luyện Gang thuộc khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên là một địa điểm có nhiều thuận lợi về vị trí giao thông để vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng như trong phân phối, tiêu thụ. Điện thoại: (02803)833949 Fax: (02803)832036 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của nhà máy Luyện Gang Nhà máy Luyện Gang thành lập ngày 31/10/1961, giai đoạn xây dựng thứ nhất được hoàn thành vào năm 1963, sau 20 năm triển khai xây dựng ngày 29/11/1963 mẻ gang đầu tiên được luyện từ lò cao ra lò, đánh dấu mốc son quan trọng trong nghành luyện kim Việt Nam. Giai đoạn thứ 2 được xây dựng và hoàn thành trong thời điểm giặc Mĩ tàn phá miền bắc Việt Nam, tuy nhiên không vì thế mà nhà máy ngừng xây dựng. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1964 lò cao số 2 và số 3 được hoàn thành và đi vào sản xuất. Từ năm 1964 đến năm 1979 nhà máy Luyện Gang hoạt động với toàn bộ công suất thiết kế của cả 3 lò cao. Sinh viên: Nhóm 8 4 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà Năm 1979 Việt Nam và Trung Quốc xảy ra chiến tranh, biên giới 2 nước đóng cửa, lò cao số 2 và số 3 ngừng hoạt động vì không đủ nguyên vật liệu để cho cả 2 lò này hoạt động. Ngày nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có mối quan hệ hợp tác với nhau do vậy vào năm 2002 Trung Quốc đã giúp Việt Nam cải tạo lại khu công nghiệp với chi phí lên tới 690 tỷ, trong đó nhà máy Luyện Gang là 180 tỷ đồng để khôi phục lại lò cao số 2, 3. Trải qua hơn 45 năm phát triển, hiện nay Nhà máy đã được đầu tư, đổi mới về dây truyền sản xuất với các thiết bị hiện đại. Sản phẩm gang lỏng của nhà máy đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phôi thép của công ty, ngoài ra còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước một lượng lớn gang đúc, gang luyện thép chất lượng cao. Năng lực sản xuất: Công suất: >200.000 tấn gang lỏng/năm (570 tấn/ ngày, đêm). Sản phẩm: Gang đúc và gang luyện thép. Thiết bị chính: 02 lò cao: 120m3 và 100 m3 Máy thiêu kết: 27 m2 Máy đúc gang liên tục Trong các hạng mục chính của dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II Công ty Gang thép Thái Nguyên thời gian từ 2006 ÷ 2009, nhà máy được đầu tư thêm: + Một lò cao luyện gang 500 m3 công suất 580.000 tán gang lỏng/năm. + Một dây chuyền thiêu kết 100 m2 công suất 981.000 tấn quặng thiêu kết/năm. + Và các thiết bị phụ trợ đồng bộ khác… Sinh viên: Nhóm 8 5 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà Với những thành quả đạt được công ty Gang Thép Thái Nguyên đã được nhà nước trao tặng nhiều huân chương: Huân chương lao động hạng 3 năm 1969, 1976, 1979, … , huân chương lao động hạng 2 năm 1976, hạng nhất năm 1980, 1982 … trong đó không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của nhà máy Luyện Gang. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy Luyện Gang - Chức năng của nhà máy Luyện Gang: Nhà máy Luyện Gang là một đơn vị thành viên của công ty Gang Thép Thái Nguyên, nhà máy là đơn vị chuyên sản xuất gang, mặt hàng gang là thành phẩm đồng thời là nguyên vật liệu để sản xuất thép, như vậy nhà máy là một khâu trung gian trong quá trình chuyển từ nguyên vật liệu thô sang thành phẩm thép. Chức năng chủ yếu của nhà máy là luyện từ quặng sắt ra gang nhằm phục vụ cho luyện thép và đúc gang bán cho đơn vị thành viên của công ty như nhà máy Cán Thép, nhà máy Cán 3 vạn hoặc bán ra các đơn vị bên ngoài có nhu cầu như công ty cổ phần Cán Thép Gia Sàng… - Nhiệm vụ của nhà máy Luyện Gang Hàng quý công ty Gang Thép Thái Nguyên giao cho các thành viên đơn vị bản kế hoạch chi tiết về việc sử dụng nguyên vật liệu, kế hoạch sử dụng nguồn vốn, kế hoạch tiền lương … phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện đúng kế hoạch trên công ty giao cho nhà máy Luyện Gang cũng như các nhà máy khác, nhà máy phải có nhiệm vụ thực hiện sản xuất sao cho thực tế phát sinh không được vượt quá kế hoạch đã giao. 1.3. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của nhà máy Luyện Gang Với một dây truyền sản xuất khá hoàn chình bao gồm: + Lò cao số 2 và lò cao số 3 với dung tích là 120 m3 + Lò cao số 1 không sử dụng được( đã thanh lý) + Một khu thiêu kết Sinh viên: Nhóm 8 6 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà + Một bãi trung hoà nhiên liệu + Một hệ thống đúc liên tục + Một hệ thống băng tải, boongke, vận tải nguyên vật liệu + Một trạm gia công cơ khí, cơ điện + Một trạm hoá nghiệm KCS + Một văn phòng nhà máy Do đó quá trình sản xuất gang trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn * Quy trình sản xuất quặng thiêu kết: Quặng thô được hệ thống băng tải, boongke vận chuyển từ kho đến khu thiêu kết để nghiền thành cỡ hạt từ 0 – 2mm. Sau đó đưa vào trộn với các phụ gia khác như đá vôi, đôlômít,… thành một loại hỗn hợp, tiếp theo tiến hành vê viên, sấy khô hỗn hợp này, nó sẽ kết dính thành loại quặng mới đó là quặng thiêu kết. * Quy trình sản xuất gang Nguyên vật liệu chính của nhà máy là quặng các loại được để trong kho nguyên liệu sau đó nhà máy dùng hệ thống boongke đưa vào bãi trung hoà nguyên liệu, tại đây thì quặng cám, quặng cỡ. đá vôi,… được trộn theo tỷ lệ nhất định, qua các công đoạn nghiền trộn, kiểm tra đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau khi đã kiểm tra và đạt yêu cầu thì hỗn hợp này lại được hệ thống băng tải, boongke đưa vào trạm cân, lại tiến hành cân đo tỷ lệ và sau đó tiếp tục được hệ thống băng tải truyền đến lò cao để luyện ở nhiệt độ thích hợp tạo ra sản phẩm gang lỏng. Nếu muốn sản xuất gang thỏi công nhân chỉ việc đưa gang lỏng này vào hệ thống khuôn để cho ra gang thỏi. Qúa trình sản xuất gang lỏng và gang thỏi hoàn tất. Tuỳ thuộc vào các thông số kỹ thuật cũng như các thành phần hoá học bên trong mà chia ra nhiều loại gang khác nhau như gang lỏng GM, GD hay gang thỏi GM, GD. Điều này cũng có nghĩa là việc hạch toán kế toán phải chi tiết cho từng loại sản phẩm này. Sinh viên: Nhóm 8 7 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà 1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của nhà máy Luyện Gang 1.4.1. Cơ cấu bộ máy lãnh đạo Hệ thống ban lãnh đạo chính của nhà máy Luyện Gang bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. - Giám đốc: Là người đứng đầu nhà máy Luyện Gang có trách nhiệm quan trọng trong việc điều hành sản xuất và đưa ra các quyết định quản trị giúp cho nhà máy hoạt động có hiệu quả, đi đúng hướng mà công ty giao kế hoạch thực hiện và đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Phó giám đốc phụ trách về công tác thiết bị: Là người có trách nhiệm phụ trách trực tiếp về các loại máy móc thiết bị như các thiết bị về lò cao, các thiết bị về thiêu kết…Bên cạnh đấy phải có trách nhiệm về mảng ISO, 5S của nhà máy tức là chịu trách nhiệm mảng chất lượng của sản phẩm sản xuất ra. - Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật nấu luyện trong dây truyền sản xuất gang cũng như sản xuất quặng thiêu kết. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Là người điều hành toàn bộ công tác sản xuất của nhà máy. 1.4.2. Cơ cấu phòng ban Nhà máy Luyện Gang bao gồm 5 phòng ban sau: - Phòng kế toán – tài chính: Là phòng có nhiệm vụ cung cấp các thông tin giúp cho nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định quản trị phù hợp nhất với những phát sinh thực tế của nhà máy, bên cạnh đó còn có trách nhiệm cung cấp các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh cho công ty để từ đó công ty sẽ có những điều chỉnh thích hợp cho kỳ sau. - Phòng tổ chức lao động - tiền lương: Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý về nhân lực, theo dõi ngày công lao động, quản lý quỹ tiền lương của nhà máy. Là phòng Sinh viên: Nhóm 8 8 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà đưa ra những nội quy, quy định cũng như các quyết định điều động hoặc tuyển dụng nhân lực. Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động… - Phòng kế hoạch kinh doanh: Là phòng xây dựng các kế hoạch về sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Theo dõi các kho tàng( kho vật tư, kho thành phẩm) và xây dựng kế hoạch và cung ứng các loại vật tư cho sản xuất kinh doanh. - Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý và xây dựng các kế hoạch nấu luyện, phụ trách về công tác an toàn bảo hộ lao động đồng thời theo dõi và quản lý các phát minh, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. - Phòng cơ điện: có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên cũng như các kế hoạch về xây dựng cơ bản. Theo dõi về mảng thiết bị của nhà máy. 1.5. Đặc điểm lao động của nhà máy Nhà máy Luyện Gang có hình thức phân công lao động tương tự các doanh nghiệp nhà nước khác. Với các nhân viên văn phòng thì làm việc theo giờ hành chính tức là làm việc từ 7h30’ – 4h30’, đối với các nhân viên phân xưởng(ngoại trừ thống kê phân xưởng làm theo giờ hành chính) đều phải làm việc 3 ca nhằm phù hợp với tính liên tục của việc sản xuất gang. Tất cả các chế độ liên quan đến người lao động đều tuân thủ theo luật lao động của nhà nước. 1.6. Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy Luyện Gang Nhà máy Luyện Gang gồm 6 phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ. Mỗi phân xưởng đều có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý chung toàn phân xưởng, bên cạnh đó còn có các trưởng, phó ca, tổ trưởng, tổ phó chịu trách nhiệm ca làm việc và tổ làm việc của mình. Chức năng của các phân xưởng: Sinh viên: Nhóm 8 9 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà - Phân xưởng lò cao: là phân xưởng có quy mô lớn nhất nhà máy chịu trách nhiệm sản xuất ra gang lỏng, gang đúc cung cấp cho nhà máy thành viên là Nhà máy Luyện Thép hay cung cấp trực tiếp ra các doanh nghiệp khác. - Phân xưởng đúc: có trách nhiệm gia công, chế biến ra các sản phẩm phụ như các hàng chi tiết, công cụ…phục vụ sản xuất chính. - Phân xưởng nguyên liệu: là phân xưởng chứa các nguyên liệu chính, phụ để cung cấp cho việc sản xuất, duy trì hoạt động luyện gang. Ngoài chức năng đó, phân xưởng còn sản xuất quặng thiêu kết, đóng gạch xỉ để cung cấp nhu cầu nội bộ. - Trạm hoá nghiệm: Chuyên quản lý kỹ thuật hoá nghiệm phân tích, phân tích các thành phần hoá học có trong sản phẩm hoàn thành để từ đó đảm bảo tính đầy đủ, chính xác các thông số theo tiêu chuẩn cho phép. - Phân xưởng cơ điện: Sửa chữa các thiết bị vật tư cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất chính, bên cạnh đó phân xưởng có trách nhiệm quản lý, cung cấp nguồn điện cho sản xuất để đảm bảo tính kịp thời cho các mẻ gang ra lò. - Phân xưởng thiêu kết: Chịu trách nhiệm đưa quặng vào nghiền trộn với các vật liệu phụ như đá vôi, đôlômit…sau đó tiến hành đưa vào lò nung thành hỗn hợp kết dính để phục vụ cho nấu luyện thành gang. - Nhà ăn của nhà máy: Chuyên trách việc nấu ăn, bồi dưỡng ca, độc hại cho toàn bộ công nhân nhà máy. SƠ ĐỒ 01: CÔNG NGHỆ SẢN SUẤT NHÀ MÁY Khu nguyên liệu Nguyên liệu và năng Chính phụ lượng Trạm cân Lò cao Sinh viên: Nhóm 8 10 Lớp: K4-KTDNCNB Khu nguyên liệu Khu nguyên liệu Chính phụ Chính phụ Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà SƠ ĐỒ 02:SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ MÁY LUYỆN GANG GIÁM ĐỐC Phó giám đốc quản lý thiết bị Phòng Cơ điện PX Lò cao Phó giám đốc quản lý sản xuất Phòng kế hoạch kinh doanh PX nguyên liệu Sinh viên: Nhóm 8 PX đúc Phòng lao động tiền lương PX cơ điện 11 Phó giám đốc quản lý kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Trạm hóa nghiệm Phòng kỹ thuật PX thiêu kết Nhà ăn Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình GVHD:Phan Thị Thái Hà  PHẦN II: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY LUYỆN GANG 2.1. Khái quát chung về công tác kế toán tại nhà máy Luyện Gang Nhà máy Luyện Gang là một đơn vị trực thuộc của tổng công ty Gang Thép Thái Nguyên do vậy hoạt động kế toán của nhà máy sẽ chịu sự quản lý của phòng kế toán công ty. Hoạt động kế toán của nhà máy được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, tại đây các nhân viên kế toán có trách nhiệm tập hợp tất cả các thông tin kế toán phát sinh trong kỳ. 2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Cơ cấu bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 03: CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp giá thành kiêm kế toán TSCĐ TKTH kiêm kế toán tiền lương Kế toán thanh toán tiền mặt Kế toán XDCB, SCL Kế toán vật tư Kế toán thanh toán TGNH Kế toán tiêu thụ Thống kê phân xưởng Nhiệm vụ của các thành viên phòng kế toán: Sinh viên: Nhóm 8 12 Lớp: K4-KTDNCNB Thủ quỹ Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà * Trưởng phòng kế toán: Theo hình thức quản lý tập trung này thì trưởng phòng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giúp các nhân viên hoàn thành tốt các phần hành được giao, bên cạnh đó có trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính của nhà máy, chịu trách nhiệm trước kiểm toán viên về số liệu sổ sách trong kỳ. * Phó phòng kế toán: Là người có vai trò giúp trưởng phòng kế toán quản lý các nhân viên trong phòng, đồng thời thực hiện công việc tính giá thành sản phẩm và quản lý kiểm kê đánh giá tài sản cố định. * Thống kê tổng hợp kiêm kế toán tiền lương: có nhiệm vụ giám sát các thống kê phân xưởng, thu thập các số liệu từ thống kê phân xưởng để phục vụ cho các phần hành kế toán: tính giá thành, … Đồng thời thực hiện việc tính lương và các chế độ hưởng theo lương. * Kế toán thanh toán tiền mặt: Theo dõi các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt phát sinh trong kỳ. * Kế toán XDCB, SCL: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ. * Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình tăng giảm các loại vật tư thông qua các bản báo cáo nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, CCDC… * Kế toán TGNH : Theo dõi các nghiệp vụ thanh toán tiền, số dư tài khoản tiền tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Lưu xá. * Kế toán tiêu thụ : tập hợp chi phí theo từng đối tượng, kết hợp với kế toán tính giá thành để xác định giá thành cho sản phẩm tiêu thụ. * Thủ quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt của nhà máy. Căn cứ vào các chứng từ đã đủ tiêu chuẩn để nhập, xuất quỹ tiền mặt phù hợp. Bên cạnh đó còn có các thống kê phân xưởng, hàng ngày theo dõi tình hình biến động tại phân xưởng mình sau đó tập hợp các số liệu và cứ khoảng 5,10 ngày đem lên phòng kế toán để tổng hợp số liệu. Sinh viên: Nhóm 8 13 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà 2.1.2. Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại nhà máy Luyện Gang Hình thức ghi sổ của Nhà máy Luyện Gang là theo hình thức kế toán máy. Nhà máy sử dụng phần mềm BRAVO 4.1 để in là loại sổ theo hình thức nhật ký chứng từ: * Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ Sơ đồ 04: Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ chứng từ Bảng k NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng k SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hiện nay Nhà máy đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo 4.1 để giảm bớt tính phức tạp của công tác hạch toán và tạo sự chính xác khi kê khai, tính toán. Phần mềm kế toán Bravo 4.1 được sử dụng trong toàn bộ công ty từ trên tổng công ty xuống các đơn vị thành viên nhằm thống nhất hệ thống sổ sách kế toán. Sinh viên: Nhóm 8 14 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình GVHD:Phan Thị Thái Hà  * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – chứng từ trên máy vi tính Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán trên phần mềm kế toán Bravo 4.1 Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN NKCT từ số 1 đến số 10 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kế từ số 1 đến số 11 Ghi chú: Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm Đối chiếu, kiểm tra + Hàng tháng, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp, chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính. Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin sẽ được tự động nhập vào các nhật ký chứng từ, các sổ cái và các thẻ kế toán chi tiết có liên quan. + Cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm nào, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết Sinh viên: Nhóm 8 15 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối quý, năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý về sổ kế toán ghi bằng tay. * Hệ thống chứng từ, tài khoản Nhà máy sử dụng Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính, Nhà máy Luyện Gang sử dụng hệ thống tài khoản cũng như chứng từ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Ngoài ra, Nhà máy còn mở tài khoản cấp hai để đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà máy. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, trong hệ thống tài khoản nhà máy không sử dụng một số tài khoản: TK 113, 121, 128, 129, 139, 142, 144, 158, 212, 217, 221, 222, 223, 228, 229, 243…Để thuận tiện cho việc hạch toán, một số tài khoản được mở chi tiết cho phù hợp với nội dung kinh tế của từng phần hành kế toán như: TK 152 được mở chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 (TK 1521- NVL chính, TK 1522- NVL phụ….). Nhà máy Luyện Gang sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính ban hành như: - Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất vật tư, biên bản kiểm nghiệm… - Chứng từ tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ… - Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, giấy nghỉ phép… - Chứng từ bán hàng: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường… - Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ, báo có, giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng… Sinh viên: Nhóm 8 16 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà * Hệ thống sổ kế toán Nhà máy Luyện Gang hạch toán kế toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ”. Do vậy hệ thống sổ sách kế toán được sử dụng trong Nhà máy bao gồm: - Bảng phân bổ gồm: Bảng phân bổ NVL và CCDC, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bảng phân bổ được lập để phục vụ cho quá trình hạch toán và ghi vào Nhật ký chứng từ, Bảng kê. - Sổ chi tiết gồm: Sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán… - Nhật ký chứng từ: Nhà máy sử dụng các NKCT số 1 đến số 10, bỏ NKCT số 3, 4, 6. - Bảng kê: Nhà máy sử dụng các bảng kê từ số 1 đến số 11, bỏ bảng kê số 10 - Sổ cái: Mở cho tài khoản tổng hợp theo hình thức nhật ký chứng từ. * Hệ thống báo cáo tại Nhà máy gồm: - Bảng cân đối số phát sinh - Báo cáo kết quả hoạt độnh kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo nhập-xuất-tồn vật tư chủ yếu Ngoài ra, Nhà máy còn lập một số báo cáo khác như: Báo cáo phân loại công nợ phải thu, phải trả các tài khoản, báo cáo luân chuyển nội bộ,… 2.2 Kế toán NVL-CCDC 2.2.1- Đặc điểm vật tư và công tác quản lý vật tư tại nhà máy a) Đặc điểm vật tư: Vật tư của nhà máy bao gồm các nguyên vật liệu chính, phụ và công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, hàng tháng nhà máy tiến hành nhập các vật tư này tại các đơn vị trực thuộc công ty như nhà máy Cốc Hóa, Xí nghiệp năng lượng, Mỏ sắt Cao Bằng, Mỏ sắt Trại Cau…Ngoài ra các vật tư còn được mua ở các doanh Sinh viên: Nhóm 8 17 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà nghiệp ngoài như: DN Trung Thành, công ty TNHH Hồng Cấm, tiến tới để đảm bảo công suất hoạt động ở lò cao mới nhà máy sẽ có hợp đồng mua vật tư tại Ân Độ và một số nước bạn… Để sản xuất ra một mẻ gang cần phải có các loại vật tư sau: - Nguyên vật liệu chính: Quặng cỡ, quặng cám… - Nguyên vật liệu phụ: Đôlômít, đá vôi… - Nhiên liệu: Than cốc luyện kim, than cốc vụn, than cám - Phụ tùng thay thế: Khuôn lanh gò, trục bánh xe… - Công Cụ Dụng Cụ: Aó côn 4-3, attomat, bép cắt hơi,… Các phế liệu thu hồi bao gồm: Gang vụn, gang máng, xỉ hạt… b) Công tác quản lý vật tư tại nhà máy Tất cả các phân xưởng đều chịu trách nhiệm trong việc bảo quản, sử dụng các loại vật tư tại phân xưởng mình. - Phân xưởng lò cao: chịu trách nhiệm về toàn bộ số lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý các nguyên vật liệu, CCDC phục vụ cho sản xuất gang - Phân xưởng nguyên vật liệu có trách nhiệm lưu trữ, không làm mất mát số lượng nguyên vật liệu chính, phụ phục vụ sản xuất - ….. Lượng vật tư mà nhà máy dùng để sản xuất gang thường có số lượng lớn và chiếm một diện tích khá rộng, chính vì vậy tại nhà máy có rất nhiều kho bãi chứa các NVL, CCDC: - Kho nguyên vật liệu chính: Quạng cỡ, quạng cám… - Kho nguyên vật liệu phụ - Kho nhiên liệu - Kho phụ tùng thay thế - Kho phế liệu thu hồi - Kho CCDC Sinh viên: Nhóm 8 18 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình  GVHD:Phan Thị Thái Hà 2.2.2- Thủ tục nhập xuất vật tư - Thủ tục nhập kho vật tư: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất công ty giao nhân viên phòng vật tư sẽ chịu trách nhiệm tiến hành mua vật tư về phục vụ sản xuất.Yêu cẩu trong việc mua vật tư đó là những vật tư có giá trị từ 15 triệu trở lên bắt buộc phải có báo giá của 3 đơn vị bán hàng khác nhau sau đó sẽ trình lên cho giám đốc quyết định, đơn vị nào có giá bán thấp hơn và vật tư đạt yêu cầu giám đốc sẽ ký duyệt chấp nhận mua. Nhân viên phòng vật tư chịu trách nhiệm thu mua vật tư và làm các thủ tục mua. Tại nhà máy, khi hàng đã được chuyển về thống kê vật tư sẽ căn cứ vào hóa đơn đỏ để làm các thủ tục nhập kho. Sau khi đã nhập kho hóa đơn đỏ được chuyển sang phòng kế toán để dựa vào đó kế toán vật tư nhập số lượng mua hàng vào máy. - Phương pháp tính giá vật liệu nhập: Gía nhập kho = Gía mua ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua thực tế - Khoản giảm giá được hưởng - Thủ tục xuất kho vật tư: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng của nhà máy và căn cứ vào phiếu giao việc của các phân xưởng, thống kê dưới phân xưởng đề nghị phòng vật tư lập phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất, phiếu xuất kho sau khi đã đủ chữ ký của người lập phiếu và giám đốc xác nhận được chuyển xuống kho, thủ kho kiểm tra xác định đủ điều kiện sẽ ký và người nhận vật tư ký vào phiếu và nhận vật tư, đồng thời thủ kho sẽ vào thẻ kho, sau khi đã hoàn tất phiếu xuất kho được đưa lên phòng kế toán để kế toán vật tư vào máy. - Nhà máy Luyện Gang tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền và kê khai hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sinh viên: Nhóm 8 19 Lớp: K4-KTDNCNB Báo cáo thực tế giáo trình Đơn giá bình quân Gía trị tồn kho đầu kỳ = GVHD:Phan Thị Thái Hà  + Số lượng tồn kho đầu kỳ + Gía trị vật liệu xuất = kho Số lượng vật liệu xuất kho Gía trị nhập trong kỳ Số lượng nhập trong kỳ x Đơn giá bình quân 2.2.3- hach toán chi tiết nguyên vật liệu, CCDC tại nhà máy Luyện Gang a) Chứng từ sử dụng: Nhà máy LG sử dụng toàn bộ các chứng từ trong hệ thống chứng từ do Bộ tài chính ban hành, sau đây là 1 số chứng từ thường sử dụng tại nhà máy - Phiếu xuất kho (Mẫu 01-VT) - Phiếu nhập kho (Mẫu 02-VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 PXK-3LL) - Bảng kê mua hàng (Mẫu 06-VT) - Hóa đơn bán hàng thong thường, hóa đơn GTGT - Các chứng từ khác liên quan b) Sổ sách kế toán: - Sổ kế toán chi tiết + Sổ chi tiết nguyên vật liệu, CCDC + Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC + Bảng kê chi tiết nhập, xuất NVL, CCDC + Bảng kê số 3 + Thẻ kho + Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn - Sổ kế toán tổng hợp Sinh viên: Nhóm 8 20 Lớp: K4-KTDNCNB
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan