Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bài cá nhân hành chính phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính...

Tài liệu Bài cá nhân hành chính phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính

.DOC
3
82
134

Mô tả:

Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là hành vi vi phạm pháp luật, giữa tội phạm và vi phạm hành chính có một số điểm giống nhau rất khó để phân biệt. Chính vì vậy em xin chọn vấn đề “phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính”, vì nó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật. Đầu tiên xét về định nghĩa: Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chinh trị, chế độ kỉnh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyên, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tinh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Theo điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 31/11/1989: "Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tác quản li nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính". Tiếp đến ta xét về các dấu hiệu cấu thành tội phạm và vi phạm hành chính: Thứ nhất là chủ thể: Theo Bộ luật hình sự thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân (Điều 2 BLHS). Để trở thành chủ thể của tội phạm thì phải từ 16 tuổi trở lên hoặc từ 14 tuổi đến chưa đầy 16 tuổi đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 BLHS). Theo Khoản 1, Điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, chủ thể của vi phạm hành chính cơ thể là cá nhân mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt 1 hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Ngoài ra, chủ thể của vi phạm hành chính còn có thể là tổ chức như cơ quan nhà nước, các tố chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính nhiều hơn rất nhiều so với tội phạm. Thứ 2 về mặt khách quan: Dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy hiệm cho xã hội của hành vi vi phạm. Là tội phạm thi hành vi đó phải gây "nguy hiểm đáng kể" cho xã hội. Để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, đã được quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các nghị định, thông tư hướng dẫn trong các trường hợp cụ thể. Mức độ gây thiệt hại biêu hiện ở dưới các hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng phạm pháp. VD: Theo Bộ luật hình sự, trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên (Điều 138), trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên (Điều 161), cố ý gây thương tích cho người khác từ 11% trở lên (Điều 104) thì là tội phạm. K trộm của ở nhà ông X số tài sản là dưới 2 triệu đồng mà không có tình tiết nào khác thì chỉ bị xử phạt hành chính. Như vậy, nếu như mức độ gây thiệt hại dưới mức Bộ luật hình sự đã qui định mà không có thêm tình tiết tăng nặng nào thì người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính. Thứ 3 về mặt chủ quan: Trong Bộ luật hình sự, nhà làm luật quy định bốn hình thức lỗi, đó là lối cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (điều 9 BLHS), lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả (Điều 10 BLHS). 2 Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều xử lý như nhau. VD: A đánh B kiến B bị thương tật là 10%. Khi thực hiện hành vi cho dù A mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra thi đều bị xử phạt như nhau. Trong hình sự việc xác định lỗi là rất quan trọng và nhất thiết nhưng trong hành chính đôi khi không cần xác định dõ về lỗi mà chỉ căn cứ vào hành vi đã xảy ra. Ví dụ như 1 người tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới và vượt đèn đỏ thì không cần xét là người đó có lỗi như thế nào thì vẫn bị phạt hành chính theo luật định. Thứ 4 về hậu quả pháp lý Người nào thực hiện tội phạm hay vi phạm hành chính sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cường chế nhà. Tuy nhiên, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nhất, nên phải chịu biện pháp cường chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Cũng là biện pháp cường chế nhà nước nhưng ở mức độ ít nghiêm khắc hơn, người vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt hành chính. VD: B lừa đảo lấy tiền của công ty Y. Nếu tài sản dưới 2 triệu đồng mà không có tình tiết nào khác để cấu thành tội phạm, thì nếu bị xử phạt hành chính thì chỉ có thể phạt mức cao nhất là 2 triệu đồng. Nếu tài sản đó từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng có tình tiết tăng nặng khác thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Như vậy, tội phạm và vi phạm hành chính có những dấu hiệu riêng biệt. Để phân, cần tìm hiểu và nhận thức đúng đắn các dấu hiệu đó, từ đỏ đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật công minh. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan