Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài cá nhân 2 công pháp

.DOC
6
171
94

Mô tả:

Đề bài : 05 Quốc gia A là nước có nhu cầu rất lớn về tiêu thụ khí tự nhiên. Ngày 21/2/2009, hai quốc gia A và B đã ký một thỏa thuận về cung cấp khí tự nhiên, bao gồm việc xây dựng hệ thống ống dẫn khí ngầm dưới biển dài gần 1.200 km từ B đến A. Tuyến đường ống này sẽ đi ngầm ở biển Thái Bình Dương, qua vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C để tới được quốc gia A. Để đảm bảo an toàn hàng hải và phòng tránh những thiệt hại về môi trường, hai quốc gia A và B thống nhất sẽ cố định toàn bộ tuyến đường ống ở đáy biển, bằng việc sử dụng công nghệ khoan đáy biển tiên tiến, hiện đại nhất. Việc khởi công xây dựng tuyến đường ống nói trên được bắt đầu vào tháng 2/2010. Hai bên dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 2/2014. Ngay sau khi kế hoạch xây dựng được công bố, ngày 2/3/2010, quốc gia C gửi công hàm cho yêu cầu hai quốc gia A và B ngừng việc xây dựng, bởi tuyến đường ống khi đi qua vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia C cần được sự đồng ý, chấp thuận của quốc gia này. Hai quốc gia A và B cho rằng họ có quyền xây dựng tuyến đường ống dẫn khí, phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà cả ba quốc gia liên quan đều là thành viên. Hãy bình luận dưới góc độ các quy định của pháp luật quốc tế về lập luận của ba quốc gia trên. 1 BÀI LÀM: Bàn về các vấn đề đặt ra trong đề bài theo quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Có một số căn cứ pháp lí như sau: Thứ nhất, việc xây dựng đường ống dẫn khí là quyền đương nhiên của mọi quốc gia. (theo Điều 58 Các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền về kinh tế khoản 1 trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia được hưởng các quyền tự do đặt dây cáp ngầm…; Điều 79 Các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa khoản 1 tất cả các quốc gia có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa theo đúng điều này; Điều 87 Tự do biển cả khoản 1 điểm c, Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI). Vì là quyền nên khi quốc gia A và B xây dựng đường ống thì không phải xin phép quốc gia C mà chỉ cần thông báo. Trừ các trường hợp được quy định trong khoản 2 điều 79 thì quốc gia ven biển không được can thiệp vào quyền xây dựng đường ống của quốc gia khác “Trong điều kiện có quyền thi hành các biện pháp hợp lý nhằm thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa và ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra , quốc gia ven biển không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các dây cáp và ống dẫn đó” Thứ hai, mặc dù không phải xin phép khi xây dựng nhưng phải có sự đồng ý về hướng đường đi của đường ống của quốc gia ven biển nếu gây ra bất kì thiệt hại gì cũng như gây ô nhiễm môi trường thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước quốc gia ven biển. “điều 79 khoản 3. Tuyến ống dẫn dặt ở thềm lục địa cần được sự thỏa thuận của quốc gia ven biển”. Thứ ba, khi khoan để lắp đặt hệ thống ống dẫn khí thì phải có sự cho phép của quốc gia ven biển. “Điều 81 Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kì vào mục đích gì”. Về lập luật của 3 quốc gia trên: Hai quốc gia A và B cho rằng họ có quyền xây dựng tuyến đường ống dẫn khí, phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà cả ba 2 quốc gia liên quan đều là thành viên. Theo như phân tích ở trên, lập luận của hai quốc gia A và B cho rằng họ có quyền xây dựng tuyến đường ống dẫn khí là chính xác và hai quốc gia này cũng đã có sự thông báo về việc xây dựng đường ống của mình “ngay sau khi kế hoạch xây dựng được công bố”. Song, hai quốc gia A và B lại chưa có sự thỏa thuận trước với quốc gia C về tuyến đường đi của đường ống dẫn khí trong khi việc này cấn có sự thỏa thuận của quốc gia C theo quy định của Công ước. Ngoài ra, “để đảm bảo an toàn hàng hải và phòng tránh những thiệt hại về môi trường, hai quốc gia A và B thống nhất sẽ cố định toàn bộ tuyến đường ống ở đáy biển, bằng việc sử dụng công nghệ khoan đáy biển tiên tiến, hiện đại nhất” khi lắp đặt đường ống dẫn khí này hai quốc gia A và B đã sự dụng biện pháp khoan đáy biển để cố định đường ống mà việc khoan đáy biển dùng cho bất cứ mục đích gì đều cần có sự đồng ý của quốc gia ven biển. Vậy, về lập luận của hai quốc gia A và B về quyền xây dựng đường ống dẫn khí không cần sự cho phép của quốc gia C là đúng nhưng việc thực hiện quyền này có liên quan đến những vấn đề khác như đường đi của đường ống và cần được quốc gia C đồng ý. Ngay sau khi kế hoạch xây dựng được công bố, ngày 2/3/2010, quốc gia C gửi công hàm cho yêu cầu hai quốc gia A và B ngừng việc xây dựng, bởi tuyến đường ống khi đi qua vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia C cần được sự đồng ý, chấp thuận của quốc gia này. Yêu cầu này của quốc gia C là không đúng bởi việc xây dựng đường ống qua vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C là đúng với quyền hạn của hai quốc gia A và B, quốc gia C không được can thiệp buộc hai quốc gia A và B ngừng việc xây dựng đường ống. Và như đã nêu ở trên, quốc gia C chỉ có quyền trong việc quyết định đường đi của đường ống và việc khoan để cố định đường ống xuống đáy biển còn việc xây dựng đường ống dẫn khí không cần sự đồng ý, chấp thuận của quốc gia này. 3 PHỤ LỤC Điều 56 Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong vùng dặc quyền về kinh tế 1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế các quốc gia ven biển có: a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, vùng nước biển trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt đông khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; ii. Nghiên cứu khoa học về biển; iii. Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. c) Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định. 2. Trong vùng đặc quyền kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước. 3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng Phần VI. Điều 58 Các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền về kinh tế 1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm. 4 2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này. 3. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụcủa mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụcủa quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế. Điều 79 Các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa 1. Tất cả các quốc gia có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa theo đúng điều này. 2. Trong điều kiện có quyền thi hành các biện pháp hợp lý nhằm thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa và ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do ống dẫn gây ra, quốc gia ven biển không được cản trở việc lắp đặt hay bảo quản các dây cáp và ống dẫn đó 3. Tuyến ống dẫn dặt ở thềm lục địa cần được sự thỏa thuận của quốc gia ven biển. 4. Không một quy định nào của phần này đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển đặt ra điều kiện đối với đường dây cáp hoặc ống dẫn đi vào lãnh thổ hay lãnh hải của mình, cũng như không đụng chạm đến quyền tài phán của quốc gia này đối với dây cáp và ống dẫn được đặt, hoặc sử dụng trong khuôn khổ của việc thăm dò thềm lục địa của mình hay việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình, hoặc việc khai thác các đảo nhân tạo, thiết bị hay công trình thuộc quyền tài phán của quốc gia này. 5. Khi đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, các quốc gia phải tính đến các dây cáp và ông dẫn ngầm đã được lắp dặt trước. Đặc biệt, họ cần lưu ý không làm phương hại đến khả năng sửa chữa các đường dây cáp và ống dẫn đó. Điều 81 Việc khoan ở thềm lục địa Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kì vào mục đích gì. 5 Điều 87 Tự do biển cả 1. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia, dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm: a) Tự do hàng hải; b) Tự do hàng không; c) Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI; d) Tự do xây dựng các quần đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ Phần VI; e) Tự do đánh bắt hải sản, trong các điều kiện đã được nêu ở Mục 2; f) Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các Phần VI và XIII; 2. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện các quyền tự do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến các hoạt động trong vùng. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan