Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài báo cáo thực tậpvai trò của pháp luật trong quá trình xây dựng nền kinh tế h...

Tài liệu Bài báo cáo thực tậpvai trò của pháp luật trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xhcn có sự quản lý của nhà nước ở việtj nam hiện nay

.DOCX
19
156
145

Mô tả:

MỤC LỤC Mở đầu ……………………………………………………… 2 Nội dung……………………………………………………... 3 A. Phạm vi nghiên cứu……………………………………. 3 B. Kết cấu tiểu luận……………………………………….. 3 C. Nội dung từng phần I. Một số định nghĩa……………………………….. II. III. IV. 3 Vai trò của pháp luật trong quá trình xây đựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN…. 4 Sự tác động trở lại của kinh tế đối với pháp luật… 13 Một số giải pháp đề xuất kiến nghị……………… 13 Kết luận……………………………………………………… 15 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó việc phát triển nền kinh tế hàng hoá là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. ở một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên. Lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cách vững chắc, hàng hoá sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hơn thế nữa kinh tế hàng hoá ở nước ta lại có một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế tập trung chỉ huy. Do vậy việc xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển là một việc làm tối quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã nảy sinh một số vấn đề tiêu cực như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng và tệ 2 nạn xã hội khiến kinh tế không thể phát triển ổn định, bền vững. Từ đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng khung khổ pháp lý, hệ thống pháp luật cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Từ những tác động của pháp luật đối với kinh tế em xin lựa chọn đề tài : "Vai trò của pháp luật trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước ở Việtj Nam hiện nay". 3 NỘI DUNG A. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong đề tài này chúng em tập trung nghiên cứu về các vấn đề cơ bản về pháp luật, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN vai trò quản lý của nhà nước và pháp luật đối với nền kinh tế, trên cơ sở đó đua ra các giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế ở nước ta phát triển. B. Kết cấu tiểu luận gồm các nội dung sau I. II. III. IV. Một số định nghĩa Vai trò của pháp luật trong quá trình xây đựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN Sự tác động trở lại của kinh tế đối với pháp luật Một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị C. Nội dung từng phần I. Một số định nghĩa 1. Pháp Luật  Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội  Đặc điểm của pháp luật - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến - Quy phạm pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức - Được nhà nước đảm bảo thực hiện để bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. 2. Kinh tế hàng hóa  Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế- xã hội mà sản phẩm sản xuất ra để bán, trao đổi trên thị trường. Trong kiểu tổ chức mà toàn bộ quá trình sản xuất- phân phối, trao đổi- tiêu dung sản xuất ra cái gì, cho ai đều thông qua mua bán và hệ thống thị trường và do thị trường quyết định. 4  Đặc điểm nền kinh tế hàng hóa ở nước ta - Nền kinh tế hàng hóa nước ta là nền kinh tế hàng hóa kém phát triển mang tính tự cung tự cấp đang chuyển dần sang nền kinh tế hàng hóa phát triển từ thấp lên cao. - Nền kinh tế hàng hóa nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mang tính quá độ. - Nền kinh tế hàng hóa nước ta phát triển theo định hướng XHCN với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự quản lý vĩ mô của nhà nước. II. Vai trò của pháp luật trong quá trình xây đựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN Sự tác động của pháp luật đến các hoạt động kinh tế được thực hiện thông qua một cơ chế phức tạp. Hoạt động sản xuất – kinh doanh được tiến hành thông qua hoạt động có ý thức của con người và phải tuân theo những quy luật kinh tế khách quan. Pháp luật không đặt ra các quy luật mà chỉ tác động đến hành vi của người kinh doanh, đặt ra các tiêu chuẩn cho con người tuân thủ, chấp hành. Đồng thời pháp luật còn thể hiện yêu cầu của nhà nước đối với các đơn vị kinh tế dưới dạng quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Do vậy, pháp luật đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng giúp nhà nước quản lý kinh tế. Hơn nữa quản lý kinh tế bằng pháp luật là một cách quản lý vô cùng khoa học, vì có tính dự báo nên nó có khả năng (dù không hoàn toàn) theo kịp được sự phát triển của kinh tế nước ta. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế nước ta được thể hiện ở những mặt sau: 1. Trước hết, pháp luật xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu là quan hệ kinh tế cơ bản của xã hội nên quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản của công dân và đã được nhiều học giả quan niệm đó là một quyền tựnhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người. Ở Việt Nam, pháp luật xác định rõ chế độ và hình thức sở hữu, vai trò của từng hình thức cũng như việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu. Thậm chí quan hệ sở hữu kinh tế đã 5 được đưa vào Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Nếu như theo tinh thần Điều 18 Hiến pháp 1980 là thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì đến Hiến pháp 1992, theo tinh thần của công cuộc đổi mới năm 1986, tại Điều 15 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hinh thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Hiến pháp còn quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bình đẳng trước pháp luật. Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức khác. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể. Các quy định trên của Hiến pháp cũng được cụ thể hóa trong bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác. Nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có rất nhiều chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, sử dụng tư liệu sản xuất theo nhiều cách khác nhau để thu được lợi ích kinh tế, bộ luật dân sự (năm 2005) đã thể hiện quan điểm về sở hữu rộng hơn so với trước. Bộ luật đề cập đến những nội dung pháp lý cơ bản như: Đối tượng của quyền sở hữu là các tài sản có thực, có thể là hữu hình (tiền, hiện vật,…) hoặc vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ,…) (Điều 163). Hay như Điều 164 quy định về quyền sở hữu: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165)...Bên cạnh 6 quyền, chủ sở hữu còn có nghĩa vụ trong một số trường hợp nhất định như trong việc xảy ra những tình trạng cấp thiết, trong việc bảo vệ môi trường, trong việc tôn trọng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội... Ngoài ra, pháp luật còn quy định khá nhiều biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu, từ các biện pháp dân sự như quyền khiếu kiện đòi lại tài sản hợp pháp; quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, đến các biện pháp hành chính, hình sự... 2. Thứ hai, pháp luật đóng vai trò tích cực vào việc tổ chức, quản lý và điều tiết kinh tế. Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả đầu tư, thu nhập, cơ chế kinh tê, các phương pháp quản lý kinh tế qua đó tác động tới cơ cấu, sự tăng trưởng à sự ổn định của nền kinh tế. Pháp luật thể chế hóa các chính sách kinh tế của hà nước, điều chỉnh các hợp đồng kinh tế, quy định trình tự thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng của các chủ thể. Để điều tiết kinh tế, nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng nhất và có tác động lớn nhất. Vai trò này của pháp luật được thể hiện thông qua việc thể chế hóa chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển đất nước trong từng giai đoạn để triển khai thực hiện. Pháp luật thừa nhận sự tồn tại và bình đẳng của các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, tạo điều kiện cho chúng phát triển và bảo vệ chúng, quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Thông qua các quy định về thuế, tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, pháp luật góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm cải biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại đồng thời điều tiết nền kinh tế theo hướng vừa đảm bảo sự tăng trưởng của kinh tế, vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế, nhất là trong thời điểm lạm phát tăng cao như thế này. Trước năm 1986, nhà 7 nước ta thực hiện chính sách bao cấp về kinh tế, không cho phép những doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhưng từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, đất nước ta bắt đầu “cởi trói” nền kinh tế bằng nhiều chính sách. Ví dụ để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 12 tháng 11 năm 1996. Đây là bộ luật nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngay khi ra đời, bộ luật này đã phát huy được vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế nước ta. Chẳng hạn như Điều 21 trong luật này đã quy định: “Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép, thì nhà nước có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư”. Ngoài ra, trong “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” năm 1996 còn rất nhiều những quy định khác để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia và nền kinh tế Việt Nam, khuyến khích đầu tư như: Điều 31, Điều 32, Điều 39... Ngoài ra để đảm bảo sự ổn định kinh tế, thông qua pháp luật, các pháp lệnh,... nhà nước ta còn đặt ra các quy định về giá và việc mua thóc, cà phê hiện nay; về giá điện, ga; mức trần lãi suất tiết kiệm (đối với năm 2011 là 14%), tỉ giá hối đoái,... Pháp luật góp phần thiết lập cơ chế quản lý kinh tế mới với sự kết hợp nhiều biện pháp quản lý khác nhau, trong đó các biện pháp kinh tế là chủ yếu. Thông qua việc tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các chủ thể sản 8 xuất kinh doanh, bằng việc quy định các biện pháp thưởng tiền, khuyến khích vật chất, phạt tiền, bồi thường thiệt hại, pháp luật có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng mà Nhà nước mong muốn. Pháp luật còn có thể góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế thông qua việc quy định những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu, hỗ trợ giá, tỉ lệ đầu tư trực tiếp. Những quy định trên có thể khuyến kích sự phát triển của ngành này cũng như kìm hãm sự phát triển của ngành khác theo mong muốn của nhà nước. Ví dụ như khi giá xăng dầu thế giới lên cao, để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghệp kinh doanh xăng dầu, Nhà nước đã đưa ra chính sách trợ giá đối với mặt hàng này giúp cho người tiêu dùng vẫn được mua xăng dầu với mức giá hợp lý mà doanh nghiệp cũng không bị thiệt hại. Bên cạnh đó, với những mặt hàng mà Nhà nước muốn kìm hãm việc nhập khẩu nó thì thông qua pháp luật Nhà nước lại đánh những mức thuế cao đối với những mặt hàng đó như thuốc lá (60% giá bán); bia, rượu nhập khẩu (45%);...Nhưng với việc Việt Nam gia nhập WTO (2007) thì những quy định của pháp luật trong việc trợ giá cũng như quy định các loại thuế đều không được vi phạm cam kết Việt Nam đã ký. 3. Thứ ba, pháp luật còn là công cụ điều tiết lợi ích của các chủ thể khi tham gia thị trường Lợi ích kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường bởi lẽ lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ thể sản xuất kinh doanh. Để đạt được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất kinh doanh sẵn sàng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm các biện pháp sản xuất kinh doanh có hiệu quả,...nhưng đồng thời họ cũng sẵn sàng sử dụng các biện pháp tiêu cực như: cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế, lừa đảo,...Do vậy, pháp luật là công cụ không thể thiếu để điều tiết lợi ích các chủ thể. Pháp luật quy định khuôn khổ cạnh tranh để khuyến khích hành vi đúng, thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế; đồng thời quy định những biện pháp xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ lợi ích của người sản xuất, người lao động và đặc biệt là người tiêu dùng. Tại Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004 có quy định về nguyên tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế như sau: 9 “1. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của Luật này”. Cũng trong bộ luật này tại Điều 13 có quy định cụ thể về “Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm”: “Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây: - Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; - Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; - Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; - Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; - Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới”. Những quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng quy đinh trách nhiệm, nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh đối với các loại hàng hóa, dịch vụ gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt là những loại hàng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của con người, xác định những chế tài cho hành vi làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Pháp luật thiết lập cơ chế hữu hiệu để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các khiếu nại của người tiêu dùng. Hiện tại, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ bởi các quy định trong các văn bản luật như: Luật Doanh nghiệp (năm 2005), Luật Thương mại (năm 2005), Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (năm 1999),... Cụ thể, trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi 10 người tiêu dùng (1999) có quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ của mình không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng” (Điều 16), hoặc “Người nào sản xuất, kinh doanh hàng cấm, thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm giả và các loại hàng giả khác; thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục; thông tin, quảng cáo sai sự thật; gian lận trong cân, đong, đo, đếm hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.” (Điều 26)… Ngoài ra, pháp luật còn khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng, ghi nhận và tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiên nguyên tắc tự do kinh doanh, mở rộng quyền cho các doanh nghiệp trong việc định đoạt các vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên tắc mọi doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu đều được bình đẳng trước pháp luật, tạo ra một “sân chơi chung” cho các chủ thể sản xuất kinh doanh. Pháp luật quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế, pháp luật bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ và người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể sản xuất kinh doanh khi xảy ra tranh chấp giữa họ, đồng thời đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Trong Luật phá sản (năm 2004) có những quy định về việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản như sau: “Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn” (Điều 34), hay tại khoản 1 Điều 37 trọng bộ luật này cũng quy định về thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản: “Trường hợp Thẩm phán ra 11 quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây: - Phí phá sản; - Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; - Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng”. 4. Pháp luật góp phần tạo ra điều kiện để giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh từ nền kinh tế Giống như các nước khác trên thế giới, nền kinh tế thị trường nước ta cũng bộc lộ đầy đủ những ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường nói chung. Nền kinh tế thị trường nước ta có những ưu điểm như kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thúc đẩy các nhà sản xuất, kinh doanh năng động, đổi mới thường xuyên; cơ chế thị trường còn có khả năng tự động điều tiết nền sản xuất xã hội, kích thích sự phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế theo cả chiều rộng và chiều sâu, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất,...Song bên cạnh những ưu điểm trên nền kinh tế thị trường nước ta còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm, nhiều mặt tiêu cực cần phải khắc phục, nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết, để giải quyết những vấn đề này cần phải có sự tác động của pháp luật, vai trò của pháp luật đối với những ảnh hưởng của nên kinh tế thị trường đối với xã hội cũng thể hiện rõ thông qua việc giải quyết những vấn đề này. Cùng với khủng hoảng kinh tế, tình trạng thất nghiệp là căn bệnh khó chữa của nền kinh tế thị trường. Hiện tại, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn ở mức độ cao (2,88% trong năm 2010 Theo vnexpress.net) và đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội. Pháp luật góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp bằng việc quy định trách 12 nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội trong việc giải quyết việc làm. Tại khoản 3 và 4 Điều 17 Luật Lao động năm 1994 có quy định: “3- Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm. Chính phủ có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ”. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt trong xã hội cũng là một hệ quả không mong đợi từ nền kinh tế thị trường. Ở nước ta hiện nay, sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi,... khá sâu sắc. Pháp luật góp phần tích cực vào việc giảm bớt sự phân hóa, sự chênh lệch nói trên thông qua việc quy định chế độ thuế thu nhập lũy tiến, chế độ trợ cấp ưu đãi đối với những người có công với đất nước, chế độ cho vay vốn để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo trong xã hội; quy định mức lương tối thiểu cho người lao động,... Ngoài ra, nền kinh tế thị trường còn có một nhược điểm không thể tránh khỏi nữa là ô nhiễm môi trường. Việc chạy theo lợi nhuận đã khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh khai thác vô tổ chức các tài nguyên thiên nhiên, thực hiện không nghiêm túc việc xử lý chất thải công nghiệp, sử dụng các hóa chất,...gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trước tình hình đáng báo động đó thì nhà mước cũng đã đặt ra một số luật để bảo vệ môi trường như: các quy định của Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường,... Chẳng hạn tại khoản 1 Điều 66 Luật bảo vệ môi trường (năm 2005) có quy định về trách nhiệm quản lý chất thải như sau: “Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ”. Còn tại Điều 127 của bộ luật này quy định về việc xử lý vi phạm đối với những chủ thể gây nên ô nhiễm mối trường: “1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ 13 tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Tất cả các quy định trên của pháp luật giúp cho việc kiểm soát việc khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý; đồng thời, có thể ngăn chặn tình trạng tàn phá và gậy ô nhiễm môi trường, bảo vê môi trường sinh thái Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 5. Pháp luật có tác dụng tạo dựng mội trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế của các tổ chức và cá nhân được tiến hành thuận lợi, có trật tự và đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì pháp luật phải thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, tạo điều kiện cho chúng cùng tồn tại và phát triển, không nên loại trừ hay hạn chế chúng mà phải cố gắng kiểm soát chúng, định hướng, điều tiết sự phát triển của chúng, khai thác tối đa tính năng động, tính hiệu quả của chúng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân. “sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể thực hiện và phát huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi được xác nhập giữa một hình thức pháp luật nhất định và được bảo đảm thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp”. Có thể nói, trong thời đại hiện nay pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Thiếu pháp luật, nền kinh tế, nhất là nền kinh tế thị trường rất khó vận hành hoặc vận hành không có hiệu quả, các hoạt động kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn, không thể kiểm soát. 14 Đưa ra những biện pháp kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động kinh tế của các tổ chức và cá nhân như chủ thể nào có thẩm quyền kiểm tra, giám sát? kiểm tra giám sát những hoạt động kinh tế gì? Đối với các tổ chức đơn vị kinh tế nào? Quy định các biện pháp bảo vệ lợi ích của các chủ thể sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung của toàn xã hội. Xử lý những hiện tượng tiêu cực trong quá trình hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế. Pháp luật thường xác định chủ thể có thẩm quyền xử lý và các biện pháp mà họ có thể áp dụng để ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật, những hoạt động tiêu cực trong các hoạt động kinh tế. Đối với các tổ chức, đơn vị kinh tế khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải dựa trên những quy định của pháp luật. Pháp luật là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những quy định pháp luật về trình tự, thủ tục trong đăng ký kinh doanh, liên quan đến các hoạt động kinh tế ngày càng trở nên đơn giản, thuận lợi, thông thoáng hơn đã làm cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước tăng lên, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các tổ chức và nhân dân. 6. Pháp luật giúp cho thành phần kinh tế nhà nước vươn lên hoạt động hiệu quả hơn để cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác. Khi nhà nước tuyên bố các thành phần kinh tế bình đẳng, pháp luật cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đã thu hút được vốn, công nghệ của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam; việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đã nâng cao tính năng động sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả trong hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh tế. 7. Bên cạnh những tác động tích cực pháp luật cũng gây ra một số tác động tiêu cực đến nền kinh tế Khi pháp luật phản ánh không đúng, những quy định của pháp luật quá cao hoặc quá thấp so với trình độ phát triển kinh tế thì chúng sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế thậm chí làm kinh tế phát triển lệch hướng và mang lại 15 những tác hại nhất định cho nên nếu pháp luật không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế tụt hậu so với tiến trình pát triển kinh tế của thế giới. Nếu các quy định của pháp luật cao hơn trình độ của nền kinh tế thì nền kinh tế sẽ không thể đáp ứng các quy định đó. Từ đó dẫn đến khủng hoảng, thieeud hụt trầm trọng nguồn lực kinh tế. Còn nếu các quy định của pháp luật thấp hơn trình độ phát triển của nền kinh tế thì nền kinh tế sẽ bị kìm hãm bởi các quy định lạc hậu bảo thủ. Sự thiếu hụt về các quy định pháp luật đối với các linh vực nhất định mà hầu như là trong các linh vực kinh tế còn mới xuất hiện làm thiếu hụt cơ sở pháp lí để bảo đảm cho các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân có thể chủ động bình đẳng tu do to chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật khồng cấm trong đó có nhiều ngành nghề mới lạ. Hệ thống pháp luật nếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với nền kinh tế. Tuy nhiên nhà nước đang ngày càng chú trọng trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. III. Sự tác động trở lại của kinh tế đối với pháp luật Nền kinh tế của nước ta đang được xây dựng trên cơ sở nền sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực. Bởi vậy, Nhà nước phải tạo tiền đề cho nền kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần với sự hình thành và phát triển đồng bộ của các loại hình thị trường như thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường dịch vụ. Nền kinh tế của nước ta hiện nay được xây dựng và phát triển trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, dựa chủ yếu trên hình thức sở hữu công, được quản lí bằng phương pháp hành chính, phương pháp mệnh lệnh, phục tùng và theo cơ chế quan liêu, bao cấp.Cho 16 nên, pháp luật nước ta cần phải trở thành công cụ xóa bỏ triệt để cơ chế đó để thiết lập một cơ chế kinh tế mới đảm bảo cho kinh tế thị trường vận hành theo đúng các quy luật riêng của nó như: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị Sự thay đổi của hệ thống pháp luật kinh tế phải đáp ứng được việc chuyển các quy định mang tính chất mệnh lệnh, phục tùng sang quy định mang tính chất bình đẳng kính thích sự năng động, sáng tạo của người lao động, coi trong chất lượng, hiệu quả và lợi ích. Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay lấy thành phần quốc doanh làm chủ đạo. Nhà nước nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, giải phóng sức lao động Nền kinh tế của nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế, phương pháp quản lí cuả kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế đúng hướng XHCN. IV. Một số giải pháp đề xuất kiến nghị Từ những tác động tiêu cực của pháp luật đối với nền kinh tế, cần phải có một số biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển: - Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nước ta để tạo ra môi trường pháp lí phù hợp cho sự phát triển kinh tế. Hiến pháp mới ban hành là văn bản cơ bản khẳng định những nguyên tắc nền tảng trên lĩnh vực kinh tế. Trước mắt cần khẩn trương sủa dổi bổ sung và ban hành mới một số hệ thống văn bản pháp luật kinh tế phù hợp với yêu cầu mới. Để đảm bảo thực sự bình đẳng giữa các nền kinh tế, bảo đảm long tin giữa các nhà doanh nghiệp trong và ngòai nước với pháp luật, cần phải ban hành các văn bản pháp luật do cơ quan có quyền lực cao nhất là Quốc hội ban hành 17 - Phát triển nền kinh tế có kế hoạch, bảo đảm lợi ích kinh tế toàn dân với kinh tế của các tổ chức sản xuất kinh doanh. - Tổ chức cung cấp thông tin, dịch vụ cho các chủ thể tham gia kinh tế. - Cụ thể và đơn giản hóa các khâu trong quá trình thực hiện pháp luật, đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư, tạo điều kiện để kinh tế thu hút vốn đâu tư nước ngoài. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực hiện phá luật trong kinh tế nói riêng và trong đời sống nói chung - Chăm lo phúc lợi xã hội cho mọi thành viên chú ý quan tâm tới các đối tượng xã hội 18 KẾT LUẬN Như vậy, pháp luật có vai tròn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Nó đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức quản lý và điều tiết nền kinh tế, là cơ sở để thực hiện các chính sách kinh tế, các mục tiêu kinh tế của nhà nước và xã hội đưa nền kinh tế hàng hóa nước ta phát triển sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên nó cũng có thể kìm hãm sự phát triển, làm nền kinh tế thụt lùi và trở nên lạc hậu nếu nó không phù hợp, tương đồng với trình độ của nền kinh tế. Do vậy khi xây dựng, hoàn thiện và thực hiện pháp luật cần xuất phát từ những điều kiện kinh tế-xã hội thực tế của đât nước,đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa của Viêt Nam hiện nay.Việc nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước,góp phần xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu đẹp, vững mạnh. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan