Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài báo cáo thực tập-xây dựng quy trình quản lý nước thải trong các khu công ngh...

Tài liệu Bài báo cáo thực tập-xây dựng quy trình quản lý nước thải trong các khu công nghiệp tỉnh bình thuận

.PDF
21
315
100

Mô tả:

Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH THUẬN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu, là mong muốn của mọi người. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế bao giờ cũng kèm theo các vấn đề về môi trường. Bình Thuận là tỉnh ven biển, trong vùng Đông Nam bộ, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp. Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kéo theo đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề bức bách hiện nay của tỉnh, trong đó ô nhiễm nước thải là lớn nhất, đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng. Bên cạnh đó, Bình Thuận lại được coi là vùng bán sa mạc, nguồn nước rất khan hiếm. Do đó, cần phải xây dựng một quy trình quản lý nước thải hiệu quả trong các KCN hiện nay ở trên địa bàn tỉnh để cải thiện điều kiện môi trường, thu hút đầu tư và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Việc quản lý môi trường cho các KCN trong địa bàn tỉnh được thực hiện bởi sự kết hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường với Ban Quản lý các KCN tỉnh chịu trách nhiệm và có quyền kiểm tra giám sát, hướng dẫn về các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường của các công ty xây dựng và phát triển hạ tầng và các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp. Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Thủy Học viên: Nguyễn Thị Thu 1 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý II. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG UBND Tỉnh Chi cục Bảo vệ MT Lãnh đạo Sở Phòng quản lý TN nước Các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu, liên quan đến đào tạo bảo vệ môi trường Phòng thanh tra Chi cục đo lường chất lượng Ban Quản lý các KCN BQL KCN Phan Thiết BQL KCN Hàm Kiệm Tân Thiện BQL KCN Tuy Phong BQL KCN Sơn Mỹ Sở Công thương BQL KCN Tân Đức công ty xây dựng và phát triển hạ tầng KCN Các sở ban ngành khác Cộng đồng Lãnh đạo các địa phương liên quan Cảnh sát môi trường III. PHÂN TÍCH SWOT S - Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong các cơ quan về bảo vệ môi trường - Cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước…) tương đối hoàn chỉnh. - Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có quyết tâm cao trong việc bảo vệ môi trường - Sự phối hợp giữa BQL các KCN trực thuộc với BQL các KCN và sự phối hợp giữa doanh nghiệp với W - Thiếu nhân lực quản lý về môi trường, nhất là nước thải - Chi phí đầu tư trong việc xây dựng và vận hành thường xuyên trạm xử lý nước thải cao - Chưa có quy chế tăng cường phối hợp hoạt động giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh - Chưa có chương trình quản lý rõ ràng - Chưa tiến hành quan trắc kịp thời, thiếu Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 2 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý BQL từng KCN tương đối tốt thông tin về hiện trạng môi trường - Việc thanh, kiểm tra được tiến - hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh hành theo định kỳ nhưng đã có một số nhất định các cơ sở công nghiệp đang hoạt động - Các nhà đầu tư chỉ nghĩ đến lợi ích về kinh tế trước mắt, không nghĩ đến việc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững O T - UBND Tỉnh quan tâm tạo điều - Nhiều văn bản chỉ đạo của cấp trên liên kiện đầu tư xây dựng trạm xử lý quan chưa có hoặc có nhưng chỉ mang tính nước thải tập trung chủ trương hoặc còn nhiều vướng mắc - Ngày càng nhiều nhà đầu tư xin trong thực hiện vào các KCN - Chưa huy động được các nguồn tài trợ từ - Có nhiều kinh nghiệm quản lý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong các địa phương khác và ngoài nước. - Cộng đồng quan tâm giám sát, bảo vệ môi trường - Được sự ủng hộ của nhiều tổ chức và cá nhân. Từ phân tích trên, để quản lý nước thải trong các KCN cần: Đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân địa phương. Xây dựng và đưa vào vận hành các trạm xử lý nước thải trung tâm ở những khu chưa có hệ thống nước thải tập trung để tiếp nhận và xử lý nước thải từ các nhà máy đạt TCVN 6984:2001 trước khi thải ra môi trường; nên đầu tư dạng nhiều mô đun song song vì tránh được sự cố đồng loạt, thuận tiện cho bảo dưỡng chu kỳ luân phiên; giúp chủ đầu tư phân kỳ về đầu tư vốn. Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo BVMT trong các KCN, trong từng cơ sở sản xuất trong KCN bởi vì các vấn đề MT bên trong hàng rào các KCN chỉ có thể được quản lý tốt bởi chính bộ phận chức năng quản lý MT của từng KCN. Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 3 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Xây dựng công cụ chính sách MT thích hợp và hệ thống quản lý chất lượng MT cho KCN. Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị để xác định mức độ ô nhiễm, đo đạc, kiểm tra giám sát MT cho các KCN, có thể xây dựng Trạm quan trắc xử lý nước thải tự động thu thập, giám sát, xử lý và cảnh báo môi trường tại các KCN. Xây dựng quy chế tăng cường phối hợp hoạt động giữa Ban Quản lý KCN, doanh nghiệp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, cộng đồng. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Bản Cam kết về BVMT và các Báo cáo ĐTM trong các KCN; mức phạt hợp lý để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp BVMT hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ BVMT, đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực BVMT ở các KCN. Tăng cường và mở rộng hợp tác về lĩnh vực BVMT các KCN với các nhà khoa học, với cộng đồng. IV. THIẾT KẾ LUẬN LÝ VÀ BỐ TRÍ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ IV.1.1.Quản lý môi trường KCN chủ yếu bao gồm những nội dung chính sau: Xem xét các vấn đề MT trong khâu quy hoạch phát triển KCN; Thẩm định các hệ thống cơ sở hạ tầng MT trong KCN; Kiểm tra, thanh tra MT tại các cơ sở trong KCN; Quan trắc MT bên ngoài hàng rào các KCN; Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử phạt hành chính về MT... IV.1.2.Hiện nay, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của BQL các KCN Bình Thuận được thể hiện như sau: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp các Khu Công nghiệp tỉnh Bình Thuận; chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND tỉnh Bình Thuận. Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau: Cơ quan tham mưu của UBND tỉnh Bình Thuận về chính sách, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 4 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu công nghiệp. Tiếp nhận đơn đăng ký, hồ sơ dự án đầu tư, tổ chức thẩm định dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép đầu tư, giấy chấp thuận đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài và trong nước theo ủy quyền hoặc tham mưu trình các cấp thẩm quyền giải quyết. Kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trong khu công nghiệp việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của các đương sự. Quản lý hoạt động dịch vụ trong khu công nghiệp: thỏa thuận với Công ty phát triển hạ tầng công nghiệp trong việc định qiá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng. Ban hành các quy định, nội quy, quy trình nghiệp vụ cụ thể áp dụng cho khu công nghiệp. IV.1.3.Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận có 03 phòng: Phòng quản lý Doanh nghiệp, Phòng quản lý Đầu tư, Phòng quản lý Quy hoạch & Môi trường. Trong đó, chức năng quản lý môi trường thuộc về Phòng quản lý Quy hoạch & Môi trường với các nhiệm vụ cụ thể của phòng như sau: Tham mưu cho lãnh đạo ban về quy hoạch phát triển KCN và quản lý quy hoạch theo điều lệ quản lý xây dựng được phê duyệt. Hướng dẫn lập dự án khả thi, xây dựng điều lệ quản lý xây dựng KCN trình UBND Tỉnh phê duyệt. Phối hợp với Công ty Phát triển hạ tầng KCN hướng dẫn các Doanh nghiệp xây dựng công trình theo đúng quy hoạch chi tiết và hoàn chỉnh các thủ tục có liên quan. Đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài rào KCN và xây dựng của doanh nghiệp đúng quy trình thủ tục. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu công nghiệp bao gồm: Quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN. 5 Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Nghiên cứu đề xuất giá giao đất và cho thuê đất, các loại phí dịch vụ. Lưu trữ tài liệu quy hoạch, hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng trong khu công nghiệp Tham mưu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN theo quy định, phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở các công ty phát triển hạ tầng và các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp; báo cáo, kiến nghị với UBND Tỉnh, với Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong các KCN. IV.1.4.Quản lý nước thải trong các KCN là một hoạt động tiếp cận và theo sát chất lượng nước thải và thực hiện được mục tiêu chất lượng nước bằng những biện pháp thích hợp và đề xuất một chương trình hành động nhằm cải thiện và đạt được chất môi trường nước thật tốt. Để thực hiện những mục tiêu quản lý, nên duy trì một hệ thống quản lý như hình 4.1: Cam kết và chính sách Đặt mục tiêu và lập kế hoạch Thực hiện và điều hành Cải tiến liên tục Kiểm tra (đo và đánh giá) và hành động khắc phục Thực hiện và điều hành Xem xét của lãnh đạo Hình 4.1: Mô tả hệ thống quản lý môi trường Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 6 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Mô hình HTQLMT bao gồm các thành phần sau: 1. Cam kết và chính sách: Tổ chức cần phải định ra chính sách môi trường và đảm bảo sự cam kết về HTQLMT của mình được toàn thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo nhất trí, cần thiết thì có thêm các bên có liên quan cùng nhất trí. 2. Đặt ra mục tiêu môi trường và lập kế hoạch: Tổ chức phải đề ra kế hoạch để thực hiện chính sách môi trường của mình. 3. Thực hiện: Để thực hiện có hiệu quả, tổ chức phải phát triển khả năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách, mục tiêu, và chỉ tiêu môi trường của mình. 4. Đo và đánh giá: Tổ chức phải đo, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình. 5. Xem xét và cải tiến: Tổ chức phải xem xét lại và cải tiến liên tục HTQLMT là cơ cấu tổ chức cần được giám sát liên tục và xem xét định kỳ để có được một phương hướng có hiệu quả cho các hoạt động môi trường của tổ chức, đáp ứng những yếu tố thay đổi bên trong và bên ngoài. Mỗi cá nhân trong tổ chức phải có trách nhiệm cải thiện môi trường. Chia KCN theo loại ngành công nghiệp và đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung đã không được thực hiện theo sự cam kết của báo cáo tác động môi trường bởi vì nhiều lý do bao gồm giới hạn chế về tài chính của Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở. Một số KCN đã thực hiện tốt quá trình xử lý nước thải, còn lại một số vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc đã có thì còn trì trệ trong quá trình vận hành, chỉ thực hiện mang tính đối phó khi có sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Thêm vào đó, ngay cả khi phương tiện xử lý nước thải tập trung đã xây dựng rồi, có nhiều vấn đề phát sinh bởi vì không thể quản lý được chất lượng của nước thải đầu vào trong các phương tiện bằng chính nỗ lực của họ. Mặc dù việc quản lý xử lý nước thải không được thực hiện một cách tích cực bởi các Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sởvà các DN trong các KCN có những lý do chính đáng như các hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi đầu tư thêm và có những chi phí mà không có đóng góp gì cho việc tăng năng suất nên các Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sởvà các DN trong các KCN đều do dự trong việc đưa nó vào. Hơn nữa, DN có khái niệm sai lầm rằng phương tiện xử lý nước thải tập trung hết sức mạnh, nên họ có thể tìm cách để xả nước thải không qua xử lý. Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 7 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Taêng cöôøng söï hôïp taùc giöõa BQL KCN , Cty Phát triển hạ tầng KCN vaø caùc DN trong KCN Xöû lyù nước thaûi theo tieâu chuaån VN Quan trắc thường xuyên, tạo cơ sở dữ liệu Xaùc ñònh chính saùch quaûn lyù xöû lyù nöôùc thaûi trong caùc KCN Xaùc ñònh bộ máy tổ chức caùn boä Quaûn lyù Moâi tröôøng Lập kế hoạch đaøo taïo moâi tröôøng vaø caùc chöông trình Trieån khai cô caáu Baûo veä Moâi tröôøng cho KCN Phaân loaïi doanh nghieäp treân cô sôû chaát löôïng nước Mua sắm trang thiết bị quan trắc, keá hoaïch thu thập thoâng tin cô baûn Tuyeân boá chính saùch cuûa BQL caùc KCN veà ñaøo taïo moâi tröôøng, Hoäi ñoàng Baûo veä Moâi tröôøng, vaø Quaûn lyù nöôùc thaûi treân cô sôû öu tieân Thöïc hieän heä thoáng caùn boä quaûn lyù moâi tröôøng Trieån khai chöông trình ñaøo taïo theo kế hoạch Thieát laäp Hoäi ñoàng Baûo veä Moâi tröôøng trong moãi KCN Ra chæ thò cho caùc coâng ty ñoái töôïng thöïc hieän caùc bieän phaùp xöû lyù Thu thaäp thoâng tin cô baûn veà Quaûn lyù moâi Thöïc hieän chöông trình ñaøo taïo Hoäi ñoàng baûo veä moâi tröôøng KCN soaïn thaûo vaø thöïc hieän keá hoaïch haøng Caùc coâng ty thöïc hieän bieän phaùp xöû lyù nöôùc thaûi Xöû lyù thoâng tin ñaõ thu thaäp ñöôïc vaø trieån khai cô Ñaùnh giaù, xem xeùt vaø lieân tuïc caûi tieán caùc hoaït ñoäng Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Tieáp tuïc caùc bieän phaùp nhö caùc hoaït Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 8 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Hình 4.2: Lập kế hoạch hành động cho hệ thống quản lý nước thải trong KCN V. BỐ TRÍ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 5.1. Triển khai hệ thống giáo dục và đào tạo môi trường Naèm trong tình traïng chung của caû nước, hạn chế lớn nhất trong việc giữ gìn môi trường tại Bình Thuận hiện nay là nguồn vốn đầu tư và nhận thức của các doanh nghiệp, người dân. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Tài nguyên Nước cùng các luật, pháp lệnh, quy định liên quan tới khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường nước để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về BVMT, trong đó các tổ chức quần chúng và doanh nghiệp là quan trọng, được coi là biện pháp tiên quyết, chi phí thấp nhất và có hiệu quả cao. Kế hoạch hành động cho việc triển khai hệ thống giáo dục và đào tạo môi trường được thể hiện trong bảng 5.1: Bảng 5.1: Thực hiện hành động cho việc triển khai hệ thống giáo dục và đào tạo môi trường theo thứ tự công việc Công việc Phương pháp Đơn vị thực hiện Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Thời gian Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 9 Phân tích hệ thống môi trường Xây dựng kế hoạch 1. Xây dựng cơ bản kế hoạch giáo dục và đào tạo Thu thập tài liệu, môi trường tham khảo các hình GVGD: TS. Chế Đình Lý Chi cục Bảo vệ môi trường, Ban Quản lý các KCN Chi cục Bảo vệ môi Khi Lãnh đạo Sở trường, Ban Quản yêu cầu hoặc mẫu lý các KCN theo kế hoạch Xây dựng kế hoạch Chi cục Bảo vệ môi định kỳ thực hiện chi tiết trường, Ban Quản lý các KCN Chỉ định cá nhân, tổ Chi cục Bảo vệ môi chức thích hợp trường Sau khi trình Soạn thảo tài liệu Chi cục Bảo vệ môi Lãnh đạo Sở trường, Ban Quản xem xét, Lãnh đào tạo lý các KCN, Các đạo Sở có ý kiến trường, viện nghiên đồng ý cứu khoa học Chọn địa điểm đào Chi cục Bảo vệ môi tạo trường 2. Tiến hành Gửi giấy mời và giới Chi cục Bảo vệ môi chương trình thiệu chương trình trường giáo dục và cho các bên liên quan đào tạo Triển khai đào tạo theo chương trình, kế hoạch Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 10 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý 3. Đánh giá Kiểm tra kiến thức, Chi cục Bảo vệ môi hiệu quả nhận thức trường, Ban Quản lý các KCN, Các trường, viện nghiên cứu khoa học 4. Xem xét, Xem xét, cải tiến chất cải tiến chất lượng chương trình lượng chương trình Trong khi và sau khi đào tạo theo chương trình, kế hoạch Chi cục Bảo vệ môi trường, Ban Quản lý các KCN, Các trường, viện nghiên cứu khoa học 5. Nhân rộng Liên hệ với các bên Chi cục Bảo vệ môi Khi Lãnh đạo Sở mô hình có liên quan trường, Ban Quản yêu cầu hoặc tự lý các KCN đề xuất 5.2. Thành lập hội đồng bảo vệ môi trường trong các KCN Hội đồng bảo vệ môi trường trong các KCN (sau đây gọi tắt là HĐBVMT) cần được thành lập để việc trao đổi giữa các doanh nghiệp trong các KCN với các cơ quan hành chính nhà nước được thuận lợi, không gây tâm lý phiền hà cho doanh nghiệp; đồng thời khuyến khích những DN này tiến hành những biện pháp bảo vệ môi trường một cách tự nguyện, có sự liên hệ, giám sát của cộng đồng khu vực. Bảng 5.2: Chương trình thành lập hội đồng bảo vệ môi trường Công việc Phương pháp Đơn vị thực hiện Thời gian 1. Chính sách về việc Nghiên cứu, đề xuất BQL các Trước hoặc thành lập HĐBVMT việc thành lập KCN sau khi các HĐBVMT KCN hoạt động 2. Thông báo việc thành Đăng tin trên tập san BQL Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận các Sau khi Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 11 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý lập HĐBVMT 3. Thành HĐBVMT của các KCN, báo, đài, KCN gửi thông báo lập Lãnh đạo BQL các KCN thông qua các BQL các KCN hướng BQL các dẫn KCN đăng ký tham KCN, gia BQL các KCN liên quan, Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở và các DN trong KCN 4. Các HĐBVMT đi vào Mỗi HĐBVMT tùy Các hoạt động theo điều kiện cụ thể HĐBVMT của mình xây dựng quy chế và hoạt động và soạn thảo chương trình hành động Sau khi các HĐBVMT được thành lập Thực hiện chương trình Sau khi Các hành động HĐBVMT HĐBVMT ban hành chương trình 5. Đánh giá hiệu quả các hoạt động - Phân tích, đánh giá - Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động 6. HĐBVMT không ngừng hoạt động, cải tiến Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận BQL các KCN, BQL các KCN liên quan, HĐBVMT Trong khi HĐBVMT tại các KCN liên quan hoạt động HĐBVMT - Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 12 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Hội đồng bảo vệ môi trường trong các KCN sẽ bao gồm những thành viên của các KCN vì hội đồng được thiết lập với mục đích khuyến khích hoạt động tự nguyện của Doanh nghiệp; thành viên của BQL các KCN Bình Thuận để tư vấn và đại diện từ cộng đồng địa phương như là một quan sát viên giám sát môi trường trong KCN, giúp cộng đồng biết được đều kiện thực tế về quản lý môi trường trong KCN và là cơ hội để thăm dò ý kiến cộng đồng. Cơ cấu của Hội đồng bảo vệ môi trường trong các KCN được đề xuất như hình 5.1. Chủ tịch (các Công ty đầu tư hạ tầng cơ sở) Cố vấn Quan sát viên (Đại diện cộng đồng địa phương) Thư ký Phó chủ tịch (Đại diện từng thành phần của KCN) Thành viên (Đại diện thành phần A) Thành viên (Đại diện thành phần B) Thành viên (Đại diện thành phần X) Thành viên (Doanh nghiệp khu A) Thành viên (Doanh nghiệp khu B) Thành viên (Doanh nghiệp khu X) Hình 5.1: Dự kiến cấu trúc HĐBVMT 5.3. Lập ra một hệ thống cán bộ quản lý môi trường Việc bố trí cán bộ chăm lo bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, trong từng doanh nghiệp khu công nghiệp nhằm giúp cho việc trao đổi giữa các doanh nghiệp trong các KCN với các cơ quan hành chính nhà nước được thuận lợi; đồng thời khuyến khích những DN này tiến hành những biện pháp bảo vệ môi trường một cách tự nguyện; trước hết là đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường cao. Bảng 5.3: Chương trình hành động để lập ra hệ thống cán bộ quản lý môi trường Công việc Phương pháp Đơn vị thực hiện Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Thời gian Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 13 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý 1. Lập ra các chính sách của BQL cho một hệ thống cán bộ quản lý môi trường Chuyên viên nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Sở xem xét ban hành 2. Thông báo về chính sách Gửi thông báo Sở Tài nguyên & Sau khi Lãnh đạo Môi trường, BQL Sở ký phê duyệt KCN 3. Doanh nghiệp bố trí tối thiểu 01 cán bộ môi trường Chọn lựa thành viên trong Công ty Doanh nghiệp 4. Đăng ký với cấp trên về việc hệ thống cán bộ quản lý môi trường Gửi công văn đăng ký Sở Tài nguyên và Môi trường 5. Hệ thống cán bộ quản lý môi trường hoạt động Thực hiện phân công và hoạt động theo phân công chức năng, nhiệm vụ Các Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở Sở Tài nguyên và Môi trường Khi Lãnh đạo Sở yêu cầu hoặc đề xuất Sau khi nhận được thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Sau khi tổng hợp danh sách từ các KCN gửi về Sau khi có văn bản xác nhận của cơ quan cấp trên 5.4. Chương trình tăng cường quản lý nước thải Thực trạng chung của các nước và của tỉnh nói chung là rất ít khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung khi đi vào hoạt động. Do đó, để thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý nước thải cần thực hiện các hành động sau: 1. Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở KCN cần gấp rút xây dựng và đưa vào vận hành các trạm xử lý nước thải trung tâm ở những khu chưa có hệ thống nước thải tập trung để tiếp nhận và xử lý nước thải từ các nhà máy ít nhất đạt TCVN 6984:2001 trước khi thải ra môi trường. Việc lựa chọn quy mô, công nghệ xử lý phải phù hợp với đặc điểm, sản lượng, tải lượng nước thải và năng lực tài Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 14 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý chính. Các nhà máy xử lý nước thải nếu được đầu tư dạng nhiều mô đun song song vì tránh được sự cố đồng loạt, thuận tiện cho bảo dưỡng chu kỳ luân phiên. Đối với những KCN thu hút đầu tư chậm, đầu tư dạng mô đun còn tạo cho chủ đầu tư phân kỳ về đầu tư vốn. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Đơn vị đầu tư phát triển hạ tầng KCN yêu cầu các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở có nước thải mang tính ô nhiễm cao phải có trạm xử lý nước thải nội bộ có đủ năng lực để xử lý sơ bộ trước khi thải về hệ thống chung KCN. 3. Đơn vị đầu tư phát triển hạ tầng KCN phối hợp với các nhà khoa học ở các trường, viện dựa trên số liệu quan trắc, đo lường để tiến hành phân loại doanh nghiệp (áp dụng cho tất cả các DN trong các KCN) theo tải lượng của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp: Loại A: Chỉ nước thải sinh hoạt Loại B: Có chứa một lượng nước thải công nghiệp dưới một mức độ giới hạn vào chất ô nhiễm hữu cơ Loại C: Chỉ có một mức độ nào đó của số lượng nước thải công nghiệp giới hạn vào chất ô nhiễm hữu cơ Loại D: Nước thải công nghiệp có chứa những chất ức chế đối với phương tiện xử lý nước thải tập trung không bị khống chế về thải lượng Thông báo kết quả phân loại doanh nghiệp cho các tổ chức biết. 4. Đơn vị đầu tư phát triển hạ tầng KCN tiến hành ký kết hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải với các Doanh nghiệp với các điều khoản ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của đôi bên, nhằm đảm bảo cho việc thu phí thuận lợi và chế tài được vi phạm của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp đã đầu tư xử lý nước thải cục bộ và xử lý đạt, thì không bắt buộc phải đấu nối vào hệ thống xử lý chung. 5. Đơn vị đầu tư phát triển hạ tầng KCN duy trì, liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của nước thải xả ra từ KCN. 6. Sở Tài nguyên và Môi trường, Lực lượng cảnh sát môi trường có kế hoạch kiểm tra hợp lý, không chồng chéo, định kỳ và đột xuất, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các cơ sở không tuân thủ các quy định về xả thải. Chương trình hành động tăng cường quản lý nước thải trong bảng 5.4: Bảng 5.4: Chương trình tăng cường quản lý nước thải Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 15 Phân tích hệ thống môi trường Công việc 1. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung GVGD: TS. Chế Đình Lý Phương pháp - Thiết kế - Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Đơn vị thực hiện Thời gian Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở KCN Theo tiến độ triển khai dự án KCN Sở Tài nguyên và Môi trường, Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở KCN - - Xây dựng 2. Lập chính sách của BQL KCN về tăng cường quản lý nước thải - Dự thảo chính sách 3. Phân loại các DN - Quan trắc Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ - Phân loại sở KCN, Các - Thông báo kết quả trường - 4. Ký kết hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải Đối với các cơ sở Đơn vị đầu chưa xử lý nước đạt tư hạ tầng cơ tiêu chuẩn trước khi sở KCN xả thải ra môi trường - 5. Vận hành hệ thống tăng cường quản lý nước thải thường xuyên - Vận hành - - Lấy ý kiến góp ý - Trình Lãnh đạo xem xét phê duyệt - Quan trắc - Đánh giá, xem xét Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở KCN, DN - Cải tiến 6. Tăng cường kiểm - Kiểm tra Đơn vị đầu tra hệ thống - Thông báo kết quả tư hạ tầng cơ sở KCN, Sở - Xử phạt (nếu có vi Tài nguyên phạm) và Môi trường, cảnh sát MT, cộng Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Định kỳ hoặc đột xuất Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 16 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý đồng VI. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN 6.1. Xây dựng lại cơ cấu giá cả về xử lý nước thải Hiện nay hầu hết các KCN đang thu phí nước thải với đồng một mức giá đối với tất cả các DN trong KCN, khối lượng nước thải được tính bằng 80% khối lượng nước cấp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thu phí như trên bộc lộ một số hạn chế: một số doanh nghiệp khai thác, sử dụng nước ngầm sẽ ít tốn phí hơn; một vài DN cho rằng thiết lập hệ thống xử lý nội bộ quá tốn kém mặc dù họ sẵn sàng trả tiền cho việc xử lý nước thải; một số doanh nghiệp chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, phải bỏ một khoản tiền lớn đầu tư xử lý cục bộ và xử lý đạt tiêu chuẩn vẫn phải đấu nối vào hệ thống xử lý chung và trả phí,… Do đó, Đơn vị đầu tư hạ tầng cơ sở cần phải thiết lập một mức giá thu phí xử lý nước thải có tính thuyết phục đối với DN, thể hiện rõ tính công bằng. Chẳng hạn giá được xác định trên cơ sở tải lượng của nước thải công nghiệp cũng như nước thải sinh hoạt được thải ra từ nhà máy không ở một tỷ lệ đồng nhất đối với thể tích nước được cung cấp mà dựa trên nghiên cứu quan trắc thực tế, pâhn loại doanh nghiệp. 6.2. Khuyến khích sản xuất sạch hơn Việc quản lý bảo vệ môi trường, xử lý nước thải trong các KCN của tỉnh hiện nay theo hướng xử lý cuối đường ống- mang nhiều điểm bất lợi, và nguy cơ cao cho sự phát triển bền vững. Hiện nay, tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới, chiến lược bảo vệ môi trường và quản lý chất thải đều theo thứ tự ưu tiên như hình 6.1: (1) ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn (bằng cách áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn), (2) tái sinh, tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải), (3) xử lý hợp lý phần chất thải còn lại (không thể tái sinh, tái sử dụng) trước khi thải ra môi trường và (4) thải bỏ hoặc chôn lấp các chất thải đã xử lý một cách hợp vệ sinh. Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 17 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Hình 6.1. Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh còn gọi là sản xuất sạch hơn là chiến lược được ưa chuộng nhất, vì không có chất thải có nghĩa là không có ô nhiễm và không tốn chi phí xử lý và quản lý. Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể được chia thành các nhóm sau như hình 6.2: giảm chất thải tại nguồn; tuần hoàn; và cải tiến sản phẩm. Hình 6.2: Mô hình sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn cần được đẩy mạnh tại địa phương như một biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố cản trở cho việc giới thiệu sản xuất sạch hơn vào các DN được thể hiện trong bảng 6.1. Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 18 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý Bảng 6.1: Các yếu tố cản trở cho việc phổ biến sản xuất sạch hơn Các yếu tố cản trở cho việc phổ biến sản xuất sạch hơn (SXSH) Các vấn đề đối với DN - Giới hạn về nhận thức đối với SXSH và lợi ích - Ưu tiên thấp cho các biện pháp SXSH - Không có sự hiểu biết đầy đủ về hiện trạng của nhà xưởng - Thiếu nhân viên có kinh nghiệm và khả năng kỹ thuật - Không có đủ tín nhiệm đối với lãnh đạo nhà máy về lợi ích của SXSH Chính sách - Không có qui luật đối với SXSH hay sự giảm thiểu phế liệu - Cơ cấu chính sách cần được thiết lập cho việc khuyến khích SXSH Các vấn - Thủ tục phức tạp đối với việc áp dụng chế độ ưu đãi thuế đề liên - Thủ tục phức tạp đối với cho mượn tiền khuyến khích SXSH quan đến - Biện pháp ưu đãi về nâng cấp công nghệ khuyến khích ưu đãi xử SXSH là cần thiết. lý - Không có biện pháp khen thưởng khuyến khích SXSH Các trường hợp khác - Thiếu thông tin về tư vấn SXSH - Cần cải tiến tiếp cận thông tin hiện có về công nghệ SXSH - Cần phong trào tăng cường nhận thức phát triển SXSH - Cần xây dựng khả năng trong các tổ chức liên quan SXSH mang lại lợi ích về nhiều mặt, không chỉ cho xã hội, môi trường mà còn cho cả bản thân DN. Tuy nhiên, việc tiến hành thực tế của biện pháp này đòi hỏi kiến thức về quá trình sản xuất và sự hiểu biết đầy đủ về tình trạng nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ về mặt kinh phí, hoặc cho vay ưu đãi đối với những giải pháp xử lý môi trường trong các doanh nghiệp; mở rộng các lớp tập huấn về sản xuất sạch hơn. 6.3. Tổng kết thi đua khen thưởng Sử dụng một hệ thống khen thưởng để khuyến khích việc xử lý nước thải trong các KCN. Có thể áp dụng việc trao giải thưởng đối với những tiêu chuẩn sau: Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 19 Phân tích hệ thống môi trường GVGD: TS. Chế Đình Lý KCN, Công ty liên tục tuân thủ tiêu chuẩn nước thải được xả ra trong vòng một năm; Lãnh đạo các Công ty đã tham dự các chương trình đào tạo, giáo dục cho việc cải tiến môi trường của KCN và có cải tiến chất lượng môi trường; Hội đồng bảo vệ môi trường trong KCN đã chứng tỏ những hoạt động tích cực cho việc bảo vệ môi trường. Việc phát động phong trào cũng như các tổ chức, cá nhân được trao giải thưởng cần được thông tin rộng rãi để nhân rộng mô hình. 6.4. Hướng tới thực hiện KCN Sinh thái Từ kinh nghiệm của các nước phát triển, có thể thấy rằng trong một giới hạn nhất định, mỗi giải pháp ở hình 6.1 nói trên đều đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường song cũng có những hạn chế nhất định. Mặc dù sản xuất sạch hơn có thể khắc phục những nhược điểm của công nghệ xử lý cuối đường ống, nhưng các giải pháp sản xuất sạch hơn không phải luôn luôn khả thi để ứng dụng và đôi khi không thể xử lý hoàn toàn chất thải nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ xử lý cuối đường ống. Một cách tương tự, nếu chỉ áp dụng các phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải khó có thể giải quyết triệt để chất thải đã phát sinh. Việc đề xuất xây dựng mô hình KCNST là một đòi hỏi cần thiết trước thực trạng ô nhiễm từ các KCN hiện nay. Mục đích của KCNST là xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng có quan hệ cộng sinh nhằm giải quyết các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, các nhà máy trong KCNST vừa đạt được những lợi ích kinh tế, vừa đạt hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng. Đối với KCN hiện hữu chuyển sang KCNST cần đảm bảo những tiêu chí: xác định các chất thải chính của KCN và khả năng tái sử dụng các chất thải này, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN nhằm đáp ứng các yêu cầu thu gom, xử lý nước thải tập trung… Đối với KCN mới phải đảm bảo các tiêu chí như định hướng về trao đổi chất thải, phù hợp về vị trí và quy mô đảm bảo không gây tác hại tới khu dân cư, phù hợp về hạ tầng cơ sở kỹ thuật. Chất thải công nghiệp phải được xử lý qua 2 cấp: xử lý trong khuôn viên cơ sở sản xuất và xử lý ở quy mô KCN… Các báo cáo chính trong phương pháp luận xây dụng mô hình kỹ thuật KCNST tại Việt Nam được đề xuất như hình 6.3. Xây dựng chương trình quản lý nước thải trong các KCN tỉnh Bình Thuận Học viên: Nguyễn Thị Thu Thủy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan