Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài báo cáo thực tập-làm quen với bút marker...

Tài liệu Bài báo cáo thực tập-làm quen với bút marker

.PDF
15
675
71

Mô tả:

Bút Marker giúp bạn xử lý bản vẽ nhanh chóng gọn gàng, vừa tiết kiệm được thời gian mà hiệu ứng lại đẹp…. LÀM QUEN VỚI BÚT MARKER Sưu tầm và thực hiện bởi: Nguyễn Thị Cẩm Nhung (0906838280) 1. GIỚI THIỆU Bút Marker có nhiều ưu điểm như là: màu sắc phong phú, sử dụng đơn giản, giải quyết nhanh bản vẽ mà hiệu ứng mỹ thuật lại cao. Chúng giúp bạn tiết kiệm thời gian và đa dạng hóa bản vẽ của bạn. Chúng tôi giả thiết rằng các bạn yêu thích hội họa nhưng chưa từng thử thể hiện tác phẩm của bạn bằng bút Marker. Trước khi bắt đầu với tác phẩm của chính mình xin mời các bạn tham khảo vài tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tập. 2. LÝ THUYẾT: 2.1 CHUẨN BỊ: Mặc dù chúng tôi luôn đề cao tính tiện dụng của sản phẩm bút Marker nhưng thật tình để có được một bản vẽ như ý muốn thì các bước chuẩn bị không thể sơ sài. Bạn cần chuẩn bị cho mình một số lượng màu vẽ cần thiết, giấy vẽ, bút chì, bút diễn họa, một ít bút màu sáp và bút chì màu. Thông thường chúng ta có thể sử dụng giấy in AA khổ A3 hoặc A4. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì loại giấy in này ngoài chức năng chính là dùng để in ấn thì ở đây chỉ phù hợp cho việc vẽ nháp hoặc luyện tập vì một số nhược điểm như là để lại vết hằn của bút chì quá đậm, thấm hút màu vẽ quá nhanh khiến cho ta không thể phát huy sở thích pha màu ( ở đây ý tôi muốn nói đến việc 2 màu vẽ còn ướt khi chồng đè lên nhau sẽ cho một màu mới mang phong cách của riêng bạn). Chúng tôi đánh giá cao giấy sketch và một loại khác nữa là giấy dầu. Giấy sketch có ưu điểm là không để lại vết hằn của bút chì còn giấy dầu thì có độ trong suốt cao, màu vẽ mượt mà đặc biệt thích hợp cho những ai thích pha màu như tôi. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung về sản phẩm bút marker nên xin lướt qua không nói đến các dụng cụ vẽ khác như bút chì, bút kim diễn họa hay các loại bút khác mà đôi khi bạn cần sử dụng để tạo một bản vẽ đa dạng. Bút marker dù là xuất xứ từ nhiều nguồn sản xuất khác nhau nhưng chia ra thành 2 dạng chính: bút thuộc tính nước và bút thuộc tính dầu. Bút marker thuộc tính dầu cho nét vẽ đều màu hơn bút marker thuộc tính nước, mặt khác bút thuộc tính nước lại có độ chồng màu rõ rệt hơn và giá thành rẻ hơn. Thị hiếu hiện nay là bút marker thuộc tính dầu nên hầu như chúng ta ít thấy bút thuộc tính nước được bán trên thị trường. Có rất nhiều thương hiệu khác nhau cho bạn chọn, tùy theo mức độ kinh tế cho phép. Ở đây chúng tôi chọn nhãn hiệu Touch của Hàn Quốc vì các ưu điểm như là: Màu sắc phong phú, dòng sản phẩm đa dạng, có nhiều mức giá thành phù hợp nhiều mục đích sử dụng. Ta bắt đầu chọn các tông màu cần thiết nhé. Theo kinh nghiệm sử dụng bút marker nhiều năm liền tôi nhận thấy dù là nhãn hiệu nào thì bản màu vẫn quy định giống nhau; chỉ khác nhau đôi chút là do chất lượng sản phẩm mà khi màu vẽ thể hiện trên giấy sẽ có sai lệch ít nhiều với bản màu gốc. Chúng ta phải chuẩn bị bao nhiêu màu vẽ? Bạn có thể trang bị cho mình tất cả các màu vẽ có trong bản màu này, hay chỉ có vài cây mình cần, hay thấy màu nào hợp nhãn thì chọn. Đó là tùy vào cảm nhận và cá tính của mỗi cá nhân. Nhưng tôi khuyên bạn trang bị cho mình khoảng 30-35 màu vẽ, vì đây là con số vừa đủ không quá nhiều giúp bạn dễ kiểm soát và không quá ít để bạn bị rơi vào cảnh thiếu thốn tạo ra một bản vẽ nghèo nàn tẻ nhạt. Nhưng dù có bao nhiêu cây bút màu thì bạn cũng chỉ nên chọn cùng một nhà sản xuất thôi nhé, để tránh việc màu sắc khác biệt quá nhiều.Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số tông màu cơ bản mà khi vẽ các bạn sẽ cần đến: Tông xám: Bạn đừng cảm thấy tại sao mình lại có quá nhiều màu xám mà hãy nghĩ rằng đây là một tông màu khá quan trọng để diễn tả ánh sáng và độ trong suốt của bản vẽ. Mà ánh sáng thì bất kể bạn vẽ nội, ngoại thất hay tĩnh vật đều cần có và ánh sáng muôn phần đa dạng. Tông xám bao gồm xám lạnh và xám nóng và xám xanh. Xám lạnh: Touch CG0.5+ CG1t+ CG2+ CG4+ CG6. Xám nóng: Touch WG1 2 3 4 6 9 Xám xanh: Touch BG3 5 Tông lam: Touch BG68 PB75 PB76 PB77 P84 Tông lục: Touch GY48 GY49 GY47 G43 G59 BG58 G56 Tông vàng: Touch Y36 Y45 Y104 YR101 YR102 YR97 YR103 R93 Tông đỏ: Touch 1+5+10 BẢN MÀU: 2.2 BẢN PHÁT HỌA: Trước tiên bạn cần có một bản phát họa bằng bút chì sau đó sử dụng bút diễn họa chồng lên rồi bôi đi lớp vẽ chì; hoặc chuyên nghiệp hơn bạn sẽ bắt đầu bằng bút diễn họa mà bỏ qua bước vẽ bằng bút chì. Hiện nay khi giải quyết một bản vẽ thương mại thì ít ai có thời gian tỉ mỉ từng nét vẽ tay nữa mà người ta sẽ phát họa bằng CAD hoặc sketchup rồi sau đó tiến hành tô màu. Do cảm nhận mỹ thuật của mỗi cá nhân không giống nhau, và đôi khi cảm nhận đó lại khác nhau ở cùng một người nhưng khác thời điểm do đó tôi có lời khuyên cho các bạn khi luyện tập lên màu cho một bản vẽ đó là bạn nên photo bản phát họa của mình ra thành vài bản. Sau đó bạn bắt đầu sử dụng nhiều tông màu khác nhau để tiến hành tô màu ở các bản vẽ photo. Khi đã hoàn thành vài bản vẽ thì bạn tiến hành so sánh để chọn ra tông màu mà bạn thấy là phù hợp nhất. Điều này không thừa thãi đâu nhé, vì khi bạn mới làm quen với việc lên màu bằng bút marker thì bạn vẫn chưa thể có được phong cách của riêng mình, việc này sẽ giúp bạn có cảm nhận về màu sắc và chọn cho mình một phong cách phù hợp với tính cách. 2.3 LÊN MÀU: Đây là bước tôi thích nhất. Việc chọn màu sắc hết sức quan trọng, nếu bạn chọn màu tươi làm chủ đạo thì phải cẩn thận không khéo bản vẽ của bạn sẽ quá rực rỡ. Phông nền: Bí quyết của tôi là sẽ sử dụng màu xám để làm phông nền, các mức độ đậm nhạt khác nhau của màu xám sẽ xoa dịu sự sặc sỡ của các màu sắc khác và khiến người nhìn nó có cảm giác dễ chịu hơn. Khi bắt đầu lên màu một bản vẽ tôi thường cầm màu xám lên trước tiên sau đó tôi tiếp tục màu xám xanh và các màu xám khác. Bạn nên chú ý là màu sắc sẽ đậm dần cho các hậu cảnh, tức là cảnh ở xa nhất sẹ đậm nhất, đừng làm ngược lại bạn nhé. Bầu trời: Thông thường sau đó tôi tiếp tục dùng màu lam để vẽ bầu trời; khi vẽ bầu trời bạn nên vẽ thật nhanh, khi bạn muốn thay đổi một màu lam khác để diễn tả sắc độ khác của bầu trời thì bạn cũng cần thay đổi liền tay, vì màu vẽ sẽ khô làm xuất hiện sự không ăn nhập giữa nét bút mới và nét bút trước đó. Nếu bạn muốn vẽ những đường gợn của mây thì cũng đừng ấn mạnh tay, vì như vậy trông bầu trời sẽ không được mượt mà. Đối với một bản vẽ phong cảnh thì hầu như bầu trời chiếm một/3 diện tích toàn cảnh; do đó bạn chớ coi thường. Người mới làm quen nên luyện tập tô màu bầu trời nhuần nhuyễn, thậm chí bạn chỉ tập trung tô bầu trời cho đến khi bạn cảm thấy mình đã thật sự tô được một bầu trời tuyệt đẹp. Màu sắc cho bầu trời cũng không đơn thuần là màu lam, bạn có thể dùng thêm màu xám thậm chí là màu xám tím và màu xanh của cây cối. Nhớ phân định sáng tối bạn nhé. Thực vật: Tiếp theo tôi sẽ tô cỏ, và sau nữa là cây cối xung quanh, hoa bướm rực rỡ. Đối với bản vẽ nội thất thì tôi cũng bắt đầu từ phông nền màu xám, tường màu lam, bàn ghế và các chủ thể khác. 2.4 HOÀN THÀNH: Đến bước này thì bạn chỉ còn chỉnh sửa một số nét nhỏ cho bố cục được chặt chẽ, màu sắc được đều nét và thống nhất. Thêm vài phát nét trên vật thể để vật thể thêm sống động và có chiều sâu. Thêm nữa bạn có thể phải sử dụng đến bút chì màu để bổ sung những điểm nhỏ và những mảng màu nhạt nhòa ở xa. Hãy thử sử dụng kết hợp thêm bút chì màu bạn nhé, để bản vẽ thêm sống động và không có khiếm khuyết do một số góc độ mà ngòi bút market của bạn không thể hoàn tất được. Nhưng điều này lại không thể thực hiện được nếu bạn sử dụng giấy dầu để vẽ, vì lúc này màu chì sẽ trôi tuột đi hết và chẳng có tác dụng gì. 3. THỰC HÀNH Bây giờ chúng ta bắt đầu quan sát một số bài học nhé. BÀI 1: Xác định điểm Bc 1: Hình mặt phẳng Bc 2: Xác định điểm trọng tâm Bc 3: Xác định không gian Bc 4: Xác định vị trí thiết bị Bc 5: Phát thảo thiết bị Bc 6: Chi tiết Bc 7: Lên màu và hoàn tất BÀI 2: Tô màu Bc 1: Trước hết dùng bút kim màu Bc 2: Tô những mảng màu lớn. đen để diễn họa. Chú ý trung họa giữa các màu sắc ( không quá nóng hoặc quá lạnh) Bước 3: Dùng bút chì màu tô thêm các chi tiết. Và tiếp tục điều chỉnh Bước 4: Hoàn tất BÀI 3: Diễn họa thực vật Bc 2: Tô màu chi tiết Bc 1: Tô màu nền cây cối Bc 3: Tô chì màu Bc 4: Vẽ bóng cây ( chú ý màu bóng đậm hơn màu vật thật) Bc 5: Dùng chì màu để điều chỉnh bầu trời , các độ sáng; và hoàn tất. BÀI 4a: Diễn họa lá cây ( phần 1) – trường hợp cây cối xác định Bc 1: Tô màu bầu trời, thân cây và Bc 2: Kết hợp chì màu tô sắc trời, độ đậm nhạt của lá cây phần nhạt ( sáng) của thân cây BÀI 4b: Diễn họa lá cây ( phần 2) – trường hợp cây cối không rõ ràng Bc mt: Tô màu xanh nền lá Bc 2: Dùng màu đậm hơn tô điểm bóng cây BÀI 5: Ở bài tập cuối cùng này, tôi sẽ không giải thích về các bước vẽ nữa. Bạn sẽ là người làm việc đó, bạn hãy chú ý sự khác nhau giữa các bức hình để biết rằng tôi đã xử lý nó ra sao. Tôi xin đảo ngược đôi chút so với các bài học trước, mời các bạn xem bản vẽ hoàn thiện trước khi xem các bước mà tôi sẽ trình bày tiếp theo đó. Bạn thử hoạch định trong đầu mình là bạn sẽ bắt đầu như thế nào nhé. 4. LƯU Ý VÀ KẾT 1. Trước hết ta dùng tông xám lạnh hoặc tông xám nóng để điều chỉnh ánh sáng trong bản vẽ. Trong bản vẽ trên tôi đã chọn tông màu xám xanh. 2. Trong những phát nét này bạn không nên tô quá nhiều nét, kiên nhẫn đợi vài giây cho lớp màu thứ nhất khô đi đôi chút rồi tiếp tục các lớp này tiếp theo. Bạn nhớ chú ý nét bút của mình phải thật chuẩn và thật nhanh đấy nhé. Điều này giúp bạn diễn họa được các lớp màu sắc rõ ràng, và trông bản vẽ của bạn không bị lem nhem. 3. Khi dùng bút marker để diễn họa thì trước tiên bạn nên chú ý hoạch định sẵn cách sắp xếp của các đường nét để thống nhất phương hướng và phong cách cho toàn bản vẽ. 4. Tuy rằng các sản phẩm bút marker trên thị trường hiện nay đều có độ chồng màu rất rõ rệt nhưng chúng ta đều biết rằng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì màu nhạt vẫn không tài nào che lấp được màu đậm. Do vậy khi bạn tô màu hãy bắt đầu bằng màu nhạt trước sau đó mới tiến hành thực hiện các màu nhạt hơn. Đừng sử dụng quá nhiều màu sáng dẫn đến bản vẽ quá mức sặc sỡ. Ở đây chúng tôi khuyên các bạn nên ưu tiên sử dụng màu trung tính. 5. Tuy rằng phía trên đây chúng tôi có lời khen ngợi sản phẩm bút marker giúp bạn đa dạng hóa bản vẽ của mình, nhưng để có một tác phẩm diễn họa như ý muốn chúng tôi cũng như bạn cần phải kết hợp nhiều công cụ hội họa khác nhau như là: Bút chì màu, màu sáp, màu nước và thậm chí là màu sơn dầu. Đến đây thì tôi xin tạm chia tay cùng các bạn, chúc các bạn học tập vui vẻ. Thân ái xin chào. HẾT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan