Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài báo cáo-phân tích tài chính...

Tài liệu Bài báo cáo-phân tích tài chính

.PDF
74
201
86

Mô tả:

MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH MỤC LỤC 1 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.....................................................................................50 1.1 Khái niệm.............................................................................................................................50 1.2 Mục tiêu:...............................................................................................................................50 1.3 Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................................51 1.3.1 Đi tìm mối liên hệ giữa dự phóng và các phân tích khác:........................................51 1.3.2 Kỹ thuật dự phóng: ..................................................................................................51 1.3.3 Khởi đầu: điểm xuất phát..........................................................................................52 1.3.3.1 Hành vi của tăng trưởng doanh số:.........................................................................53 1.3.3.2 Hành vi của thu nhập..............................................................................................54 1.3.3.3 Hành vi của thu nhập cổ phần................................................................................55 1.3.3.4 Hành vi của các nhân tố trong ROE.......................................................................57 2 Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................58 2.1 Dự phóng doanh thu.............................................................................................................58 2.2 Dự phóng chi phí và thu nhập..............................................................................................62 2.3 Dự phóng bảng cân đối kế toán............................................................................................63 2.4 Dự phóng lưu chuyển tiền tệ................................................................................................67 2.5 Phân tích độ nhạy cảm..........................................................................................................69 3 KẾT LUẬN................................................................................................................................74 Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 1 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LỜI CẢM ƠN Trước tiên, thay mặt nhóm 03 em xin gửi lời cảm ơn tới cô hướng dẫn đề tài nghiên cứu của nhóm, Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên, đă tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này, Sự hiểu biết sâu sắc về Kinh Tế, cũng như kinh nghiệm của cô chính là tiền đề giúp nhóm đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn trường đại học ngoại ngữ đã giúp chúng tôi dịch một số từ khó và chỉnh câu cho phù hợp,cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong nhóm đã cùng nhau phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đi đến kết quả cuối cùng là hoàn thành bài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 2 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÀI SẢN 1. Khái niệm, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 1.1 Khái niệm Tài sản là những nguồn lực thuộc sở hữu của một công ty và có khả năng mang lại lới ích kinh tế trong tương lai, đồng thời có giá trị có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Tài sản có thể biểu hiện dưới nhiều dạng bao gồm: tiền mặt, chứng khoán thị trường, khoản thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn vào các công ty khác, và tài sản vô hình. 1.2 Mục tiêu Mục tiêu thứ nhất của việc phân tích tài sản là xác định kinh phí bỏ ra cần được ghi nhận là một tài sản trong báo cáo tài chính của công ty hay nên được báo cáo như khoản chi phí hiện tại. Mục tiêu thứ hai của việc phân tích tài sản là đánh giá các giá trị tài sản được báo cáo trong báo cáo tài chính, đòi hỏi phải có một đánh giá khấu hao, dự phòng và xóa sổ. Để thực hiện hai mục tiêu trên đòi hỏi các nhà phân tích tìm hiểu những người nào có quyền sở hữu nguồn lực đó, liệu nó có tạo ra lợi ích trong tương lai, và liệu những lợi ích đó có đo lường được một cách chắc chắn và hợp lý hay không. 1.3 Phương pháp Bài nghiên cứu đề cập đến hai phương pháp nghiên cứu là: Nguyên tắc giá gốc và Nguyên tắc thận trọng 1.3.1 Nguyên tắc giá gốc Nguyên tắc giá gốc được phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán, vì bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin trên giá trị của các nguồn lực nhà quản lý mua lại hoặc phát triển. Hầu hết các quốc gia tài sản được báo cáo trong bảng cân đối kế toán có giá trị là nguyên giá. Nguyên giá chứ không phải là giá trị hợp lý, giá trị thay thế, hoặc giá trị sử dụng, được sử dụng để ghi lại các tài sản bởi vì chúng thường có thể được kiểm tra dễ dàng hơn. Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 3 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Quan điểm phân tích dựa vào giá gốc của các nhà đầu tư rất quan trọng bởi vì các nhà quảng lý có động cơ để đưa ra một cách nhìn triển vọng của việc quản lý các nguồn tài nguyên của công ty. Bằng cách yêu cầu các giao dịch được ghi nhận với nguyên giá, kế toán có thể hạn chế khả năng của nhà quản lý trong việc phóng đại giá trị tài sản mà họ đã mua hoặc nâng cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc giá gốc cũng hạn chế các thông tin hiện hữu cho các nhà đầu tư biết về tiềm năng của tài sản công ty, vì giá trao đổi thường khác từ giá trị hợp lý: thể hiện số tiền mà các bên (a) có hiểu biết về tài sản được trao đổi, (b) có mong muốn trao đổi, (c) sẽ trao đổi như là trong các giao dịch bình thường giữa các bên bình thường hoặc giá trị sử dụng. 1.3.2 Nguyên tắc thận trọng Phương pháp nguyên tắc thận trọng đưa ra một ngoại lệ cho việc sử dụng các giá trị theo nguyên giá. Phương pháp này đòi hỏi các nhà quản lý phải điều chỉnh giá trị tài sản về giá trị hợp lý, tức là giá đã bị suy giảm so với ban đầu. Chi phí thấp hơn hoặc quy tắc thị trường dùng để định giá hàng tồn kho, việc lập dự toán thiệt hại dự kiến từ những khoản nợ khó đòi, và việc điều chỉnh giảm giá trị của những tài sản hoạt động không dự kiến sẽ phục hồi chi phí là tất cả các trường hợp ứng dụng nguyên tắc này. Do đó, nguyên tắc thận trọng đảm bảo hơn cho các nhà đầu tư rằng ước tính của các nhà quản lý về giá trị các nguồn lực công ty không phải là phóng đại. Kết quả là, giá trị tài sản báo cáo trên bảng cân đối kế toán có thể được coi là thấp hơn giá trị của lợi ích trong tương lai mang lại từ chiến lược quản lý kinh doanh hiện tại. 2. Nội dung nghiên cứu Các tiêu chí chủ yếu để ghi nhận một tài sản Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 4 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Tiêu chuẩn đầu tiên Tài nguyên là thuộc sở hữu của công ty. Tiêu chuẩn thứ hai Tài nguyên được dự kiến ​sẽ cung cấp những lợi ích kinh tế trong tương lai đủ để phục hồi chi phí của họ. Tiêu chuẩn thứ ba Lợi ích kinh tế trong tương lai phải được đo lường với mức độ chắc chắn hợp lý. Ghi nhận một tài sản Những khó khăn giao dịch 1.Quyền sở hữu tài nguyên là không chắc chắn 2.Những lợi ích tương lai từ việc chi tiêu là không chắc chắn hoặc khó đo lường 3.Giá trị nguồn lực đã thay đổi 2.1 Những khó khăn khi xác định tài sản 2.1.1 Quyền sở hữu nguồn lực không chắc chắn Đối với hầu hết các nguồn lực được sử dụng trong một công ty thì quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng: công ty sử dụng nguồn lực thì sẽ sở hữu tài sản đó. Tuy nhiên, trong một vài giao dịch( nghiệp vụ kinh tế), có thể khó thấy được ai là chủ sở hữu nguồn lực. Chúng tôi thảo luận hai trường hợp là ví dụ cho khó khăn trong việc xác định quyền sở hữu. • Trường hợp thứ nhất: đối với nguồn lực đi thuê. Ai sẽ là người sở hữu thực sự của tài sản – người cho thuê hay người thuê tài sản? • Trường hợp thứ hai: đối với việc huấn luyện nhân viên. Ai thực sự có lợi ích từ việc này – công ty tổ chức huấn luyện hay chính nhân viên. Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 5 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ví dụ 1: Nguồn lực đi thuê Vào ngày 31/12/1998, hãng hàng không American Airlines đã báo cáo rằng 42% trên tổng số máy bay của công ty này (273 chiếc) là tài sản thuê với thời hạn khoảng 10 đến 25 năm. American Airline cho biết công ty có nghĩa vụ với các hợp đồng thuê tài sản này là hơn 1 tỷ USD cho mỗi năm trong năm năm đầu và 13.4 tỷ USD cho khoảng thời gian tiếp theo. Trong báo cáo hàng năm, công ty lưu ý rằng “các hợp đồng thuê máy bay thông thường có thể được gia hạn theo tỷ lệ dựa trên giá thị trường vào cuối thời hạn thuê 1-5 năm. Hầu hết các hợp đồng thuể máy bay có các lựa chọn cho mua lại vào hoặc gần thời điểm kết thúc thời hạn thuê theo giá trị thị trường, nhưng thường không vượt quá một tỷ lệ phần trăm trên chi phí máy bay do bên cho thuê ấn định hoặc một số tiền cố định được xác định trước.” Chủ sở hữu thực sự của các máy bay này là ai? Liệu American Airlines có thực sự mua chúng bằng cách sử dụng nguồn tài chính được cung cấp bởi bên cho thuê, hay đây thực tế chỉ là những cam kết vay mượn? Đánh giá liệu một thỏa thuận cho thuê là tương đương với hợp đồng mua hàng hay thuê mượn là chủ đích. Nó phụ thuộc vào việc bên đi thuê liệu đã thực sự chấp nhận rủi ro của việc sở hữu tài sản, chẳng hạn như lỗi thời và hao mòn tự nhiên. Với nỗ lực chuẩn hóa các báo cáo về giao dịch thuê tài sản, chuẩn mực kế toán đã đưa ra tiêu chí rõ ràng để phân biệt giữa hai dạng trên. Theo SFAS 13, một giao dịch cho thuê tương đương để mua tài sản nếu thỏa các điều kiện sau đây: (1) quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên đi thuê khi kết thúc thời hạn thuê, (2) bên đi thuê có lựa chọn để mua tài sản với một mức giá thỏa thuận vào cuối thời hạn thuê, (3) thời hạn thuê là từ 75% trở lên thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản, và (4) giá trị hiện tại của khoảngthanh toán cho thuê là từ 90% trở lên giá trị hợp lý của tài sản. Như đã nói ở trên, American Airlines đã có các lựa chọn mua lại máy bay với giá thị trường ước tính. Ngoài ra, công ty đã báo cáo rằng thời gian sử dụng ước tính cho máy bay mà nó sở hữu là 25 năm. Những hợp đồng thuê tài sản đáp ứng các tiêu chí của một giao dịch mua bán thực sự được ghi nhận là hợp đồng thuê vốn ở giá trị hiện tại của khoảngthanh toán cho thuê. Số tiền này được xem tương tự một khoản nợ phải trả, để phản ánh việc tài trợ mua tài sản. Trong giai đoạn tiếp theo, thiết bị đi thuê khấu hao dần trong suốt thời hạn của hợp đồng thuê tài sản, và khoản thanh toán tiền thuê được coi là các khoản thanh toán nợ và tiền lãi. Trong năm Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 6 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1998, American Airlines đã vốn hóa cho các hợp đồng thuê 187 máy bay và ghi nhận một khoản nợ phải trả cho việc thuê các máy bay này với số tiền 1.671 triệu USD. Những hợp đồng thuê không đủ điều kiện xem như là một giao dịch mua bán có hiệu lực cho các mục đích kế toán được gọi là thuê hoạt động. Bên đi thuê sau đó báo cáo chi phí cho thuê trong suốt thời hạn hợp đồng. American Airlines cho biết công ty chỉ có 86 thỏa thuận thuê tài sản là thuê hoạt động vào năm 1998. Tất nhiên, vì các tiêu chí để báo cáo hoạt động thuê tài sản là khách quan, chúng tạo ra cơ hội cho ban quản lý phá vỡ các đặc trưng của sự khác biệt giữa hợp đồng thuê tài chính và thuê hoạt động. Ví dụ, quản lý của hãng hàng không American Airline có thể viết các điều khoản trong hợp đồng thuê tài sản theo một giao dịch đáp ứng các định nghĩa của cả tài sản thuê hoạt động hay tài sản thuê tài chính. Ngoài ra, thực hiện các tiêu chuẩn báo cáo về việc thuê tài sản yêu cầu nhà quản lý dự báo khoảng thời gian sử dụng hữu ích và giá trị hợp lý của các máy bay mà họ đi thuê. Bằng cách so sánh các khoản nợ phải trả từ thuê tài chính (1.671 triệu USD) với tổng các khoản thanh toán cho nghĩa vụ của tất cả hợp đồng đi thuê của công ty từ 1999 đến 2003, các nhà phân tích có thể thấy rằng mặc dù công ty có nhiều hợp đồng thuê tài chính hơn là hợp đồng thuê hoạt động, hãng hàng không Mỹ dùng các hợp đồng thuê hoạt động cho các thiết bị đắt tiền nhất của công ty. Đây có phải là chiến lược điều hành có chủ đích của công ty, hay là công ty tìm cách để giữ cho các khoản nợ phải trả cho việc tài trợ cho các máy bay đắt hơn của họ ra khỏi bảng cân đối kế toán? Ví dụ 2: Nguồn nhân lực Các công ty chi tiêu một lượng đáng kể cho phát triển chuyên môn và đào tạo cho nhân viên của họ. Công tác đào tạo nhân viên chính thức của các công ty ở Hoa Kỳ ước tính chi phí từ 30 đến 148 tỷ USD mỗi năm. Nếu một trong các nhân tố không chính thức, những chi phí cho công việc đào tạo tại chỗ sẽ gia tăng 2-3 lần một nhân tố. Các chương trình đào tạo bao gồm từ mục đích củng cố cho sự tăng trưởng của công ty – đào tạo những kỹ năng cụ thể mà có thể không được chuyển giao cho các công việc khác, cho đến đào tạo nâng cấp những kỹ năng nói chung của nhân viên và vẫn có thể sử dụng các kỹ năng này cho các công việc khác. Các công ty có thể sẵn sàng tổ chức đào tạo chỉ khi nhân viên cam kết sẽ Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 7 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ở lại công ty một khoảng thời gian sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Đây là loại cam kết là điển hình cho các công ty phải trả chi phí cho nhân viên tham dự chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA). Các công ty dành nhiều nguồn lực cho đào tạo chính quy thường làm như vậy với dự đoán rằng họ sẽ có lợi ích lâu dài cho công ty thông qua tăng năng suất và / hoặc sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ. Các chi phí này nên được ghi lại như thế nào? Chúng có nên được xem như là một tài sản và hoàn lại dần trong khoảng thời gian dự kiến mà nhân viên làm việc tại công ty? Hoặc có chăng chúng nên được ghi nhận là chi phí ngay lập tức? Kế toán lập luận rằng các kỹ năng tạo ra thông qua đào tạo không thuộc sở hữu của công ty nhưng được sở hữu bởi nhân viên công ty. Vì vậy, các nhân viên có thể rời bỏ một công ty và có một vị trí khác mà không có sự chấp thuận của người sử dụng lao động hiện thời. Nó cũng là khó khăn để đánh giá ảnh hưởng của công tác đào tạo lên hiệu suất trong tương lai. Kết quả là, các chuẩn mực kế toán ở Mỹ và những nơi khác yêu cầu chi phí đào tạo được ghi nhận phí tổn ngay lập tức. Với cách xử lý kế toán về chi phí đào tạo, phân tích tài chính có thể tăng thêm giá trị bằng cách phân biệt giữa các công ty thành công và thất bại trong việc tạo ra giá trị thông qua đào tạo nhân viên. Điều này có thể là yếu tố quan trọng cho các công ty nơi mà con người vốn là một nguồn lực quan trọng. Đó là trường hợp các công ty chuyên nghiệp. Đào tạo cũng có thể tạo ra một tài sản có giá trị cho các công ty dựa vào đội ngũ nhân viên bán hàng với kiến thức chuyên môn về các chi tiết kỹ thuật của các sản phẩm mà công ty đang bán. Công tác đào tạo trong các dạng công ty này có thể rất quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng và mang lại danh tiếng cho công ty trong thị trường sản phẩm của họ. 2.1.2 Lợi ích kinh tế không chắc chắn hay khó để đo lường Thách thức thứ hai: trong việc quyết định xem liệu một khoản chi phí bỏ ra có đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản hay không phát sinh khi lợi ích kinh tế tương lai ước tính mang lại từ khoản chi phí này khó đo lường hoặc rất không chắc chắn. Gần như luôn khó dự báo chính xác lợi ích nào trong tương lai liên quan đến kinh phí bỏ ra vì thế giới thì không chắc chắn. Một công ty không biết được liệu đối thủ cạnh tranh có tung ra sản phẩm mới hay dịch vụ mới khiến sản phẩm Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 8 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH của họ bị lỗi thời hay không. Họ cũng không biết liệu sản phẩm sản xuất tại nhà máy mới có phải là loại khách hàng muốn mua. Họ không biết liệu thay đổi giá dầu làm có làm thiết bị khoan dầu giảm đi giá trị. Khi nào thì kế toán viên nhận thấy những điều không thể đoán trước được và những vấn đề về đo lường giá trị đủ để ghi nhận những khoản kinh phí có lợi ích trong nhiều gia đoạn là phí tổn? Khi nào thì những khoản chi phí như vậy có thể được vốn hóa? Giá trị kinh tế của hầu hết các nguồn lực đều dựa trên ước tính của lợi ích kinh tế tương lai không chắc chắn. Chẳng hạn như, giá trị của khoản phải thu là khoản ròng sau khi trừ đi các khoản không thu hồi được, tài sản sở hữu và tài sản thuê có giá trị còn lại trong tương lai, và kinh phí tiếp thị và R&D tạo ra giá trị cho thương hiệu. Bên dưới chúng tôi thảo luận báo cáo cho ba loại kinh phí trên để biết kế toán viên xem xét sự không chắc chắn trong ghi nhận tài sản như thế nào: tín nhiệm, nhãn hiệu, và tài sản thuế hoãn lại. Ví dụ 1: Lợi thế thương mại Vào ngày 9/2/1996, Công ty Walt Disney mua lại công ty Capital Cities / ABC với 10.1 tỉ USD tiền mặt và 155 triệu cổ phần của Disney trị giá 8.8 tỷ USD dựa trên giá cổ phiếu tại ngày giao dịch được công bố. Cap Cities sở hữu và điều hành mạng Truyền hình ABC, 8 đài truyền hình, mạng rađiô ABC và 21 đài phát thanh, và 80 phần trăm công ty ESPN, và nó cung cấp chương trình cho truyền hình cáp. Công ty này cũng phát hành nhật báo và tuần báo, hướng dẫn mua sắm, rất nhiều tạp chí chuyên sâu và tạp chí kinh doanh xuất bản định kỳ, và sách kế toán. Phần lớn tài sản này là tài sản vô hình. Vào năm 1994, ngay trước khi bị mua lại, Cap Cities ước tính khoảng 85% tổng thu nhập phát sóng (5.3 tỷ USD) và 70 % tổng thu nhập xuất bản (1.1 tỷ USD) đến từ hoạt động cung cấp quảng cáo, chứ không phải là bất cứ sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ nào khác. Disney ước tính trị giá thực tế của tài sản hữu hình của ABC là 4.0 tỷ USD (1.5 tỷ USD dưới dạng tiền mặt) và các khoản nợ của nó là 4.3 tỷ USD. Việc mua lại được ghi nhận trên sổ sách kế toán của Disney như thế nào? Sự khác biệt giữa 18.9 tỷ USD giá mua và 0.3 tỷ USD các khoản nợ thuần có nên được ghi nhận như tài sản vô hình trên sổ sách kế toán của Disney? Nếu vậy, lợi ích Disney mong nhận được từ hoạt động mua lại này là gì? Còn bằng không thì, sự khác biệt 19.2 tỷ USD có nên ghi nhận bút toán xóa sổ? Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 9 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Trước khi Disney đưa ra lời đề nghị, thị giá vốn sở hữu của ABC là gần 9 tỷ USD. Điều này hàm ý Disney trả hơn 100 phần trăm trội thêm cho tài sản vô hình của ABC. Đây là nơi vấn đề kế toán trở thành thủ thuật. Nếu giá mua lại đầy đủ được ghi nhận để xem như một tài sản, kiểm toán viên và quản lý của Disney phải tin chắc là kinh phí này là có thể thu hồi. Nhưng điều gì làm những tài sản vô hình của ABC đáng giá với Disney nhiều gấp đôi so với người sở hữu trước của công ty ABC? Hay Disney chỉ đơn giản trả lố cho Cap Cities /ABC, hàm ý rằng nó khó có thể khôi phục 19 tỷ USD bằng lợi thế thương mại? Kế toán viên trong hầu hết quốc gia bây giờ yêu cầu công ty như Disney ghi nhận giá trị tài sản hữu hình mua được và các khoản nợ theo giá trị thực tế của chúng và để cho thấy 19 tỷ USD đầy đủ của lợi thế thương mại từ hoạt động mua lại như một tài sản. Lý lẽ cho cách thức này là đã có giao dịch theo giá thị trường giữa người mua và người bán. Có suy đoán cho rằng việc thâu tóm của ban quản lý của Disney không làm giảm giá trị của cổ đông của chính công ty này, và họ có thông tin tốt nhất trên giá trị được tạo ra từ kế hoạch của họ cho công ty mới. Suy đoán này là cơ sở cho sự định giá lợi thế thương mại, trừ phi có những bằng chứng ngược lại. Sau khi mua lại, Disney được yêu cầu theo kế toán Hoa Kỳ phải phân bổ giá trị lợi thế thương mại trong khoảng thời gian tối đa là bốn mươi năm (xem Chương 7). Hai thách thức phát sinh từ hình thức này của kế toán. Trước tiên, vì thật khó có thể đánh giá liệu việc sáp nhập có đạt được lợi ích mong đợi, nên thật khó có thể ước tính liệu lợi thế thương mại có trở thành bất lợi. Vấn đề này phức tạp là do động cơ của ban quản lý. Nếu sáp nhập không diễn ra đúng như kế hoạch, ban quản lý khó có thể muốn thú nhận là đã phạm lỗi. Hai là, sự hình thành thời kỳ để khấu hao dần lợi thế thương mại mang lại khó khăn cho những công ty mà có thương vụ sáp nhập thành công trong việc phân biệt chính mình với các công ty thực hiện những thương vụ trung lập. Nếu cả hai đều sử dụng thời kỳ phân bổ trong 40-50 năm, thì công ty đã gia tăng giá trị cổ đông cũng sẽ báo cáo về hoạt động mua bán sáp nhập giống hệt với những công ty mà không tạo thêm được giá trị. Ví dụ 2: Thương hiệu Công ty Coca-Cola báo cáo giá trị sổ sách của vốn là 8.4 tỷ USD và giá trị thị trường là 165 tỷ USD. Phần lớn sự khác biệt này là có thể quy cho trị giá thương hiệu của Coca-Cola. Coca-Cola tạo ra thương hiệu sau nhiều năm đầu tư cho quảng cáo, chiêu thị, truyền thông quảng bá. Các Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 10 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH thương hiệu nổi tiếng khác như Marlborough, Nescafe, Kodak, Microsoft, Budweiser, của Kellogg, Gillette, cửa hàng McDonald, Gucci, Mercedes, và Baccardi. Sản phẩm có thương hiệu có thể tạo ra giá trị cho chủ sở hữu của chúng: (a) cho phép công ty tiếp thị ít hơn đối thủ cạnh tranh, do nhận thức trong thị trường cao, (b) tạo tác động với nhà phân phối và nhà bán lẻ, vì khách hàng mong họ mang sản phẩm có thương hiệu đến với mình, và (c) khả năng đưa ra mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh, do khả năng nhận thức cao hơn của khách hàng về giá trị sản phẩm. Không giống với bản quyền hay bằng phát minh, thương hiệu không có giới hạn về thời gian tồn tại là bao lâu. Nếu thương hiệu được quản lý tốt, chúng có thể tài sản dài hạn. Như lưu ý trong chương 7, hoạt động quảng cáo, chiêu thị, quảng bá tạo nên thương hiệu là những chi phí đặc thù. Yếu tố này được bỏ qua vì khó liên kết chi phí quảng cáo với tạo dựng thương hiệu. Vì những khó khăn trong việc định giá thương hiệu khi khởi đầu, và khó khăn trong công tác đánh giá khi nào và bằng cách nào quảng cáo cải tiến giá trị thương hiệu và chỉ tác động lên doanh thu của thời điểm hiện tài, nên kế toán viên đã tránh thể hiện giá trị của thương hiệu như một tài sản. Ở Hoa Kỳ, kể cả các thương hiệu đã được mua lại cũng không được ghi nhận độc lập mà được đưa vào như một phần của tài sản vô hình. Tuy nhiên, tại Úc và Vương quốc Anh, các công ty được phép báo cáo tài sản thương hiệu trên sổ sách của họ. Động lực thúc đẩy sự chấp thuận này chính là hoạt động mua bán và sáp nhập. Công ty sau khi hợp nhất đã đánh giá và tái định giá thương hiệu trên sổ sách của họ. Chẳng hạn như, vào năm 1989, khi xem xét lợi ích gia tăng từ General Cinema – một thương hiệu đáng giá mà Cadbury Schweppes đã mua lại từ năm 1985. Tài sản này đã không được ghi nhận khấu hao nhưng được xem xét hàng năm cho bất kỳ sự giảm bớt nào trong giá trị. Vào năm 1997 Cadbury báo cáo về tài sản vô hình thương hiệu trên bảng cân đối kế toán của họ với giá trị là 1.575 tỷ bảng Anh, chiếm một phần ba tổng tài sản của công ty này. Thể hiện thương hiệu trên sổ sách như là tài sản cung cấp cho ban quản lý một cách truyền đạt giá trị của công ty đến nhà đầu tư. Nó cũng báo hiệu nhà quản lý nhận ra tầm quan trọng của những tài sản này và cung cấp dấu hiệu về hoạt động quản lý thường niên có tốt hay không. Thương hiệu nếu được quản lý tốt có thể giữ nguyên giá trị của nó, trong khi với những thương hiệu quản lý kém sẽ phải được ghi nhận giá trị giảm đi. Tuy nhiên, bao gồm thương hiệu trên bảng cân đối kế toán cũng gia tăng cơ hội cho những quyết định quản lý sai lầm. Từ những khó Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 11 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH khăn trong ước tính giá trị thương hiệu, nhà đầu tư đang có thể lo lắng việc ban quản lý cường điệu giá trị của thương hiệu và không nhận ra sự sụt giảm giá trị theo thời gian. Ban quản trị có thể giảm nhẹ mối quan tâm này bằng cách sử dụng các chuyên gia thẩm định độc lập để định giá thương hiệu và ý kiến kiểm toán viên chấp thuận với kết quả thẩm định đó. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có những giấy tờ xác minh này vẫn khó có thể hoàn toàn loại bỏ mối quan ngại của nhà đầu tư. Với những công ty mà thương hiệu không được báo cáo như tài sản (hầu hết các công ty), thách thức cho nhà quản lý là làm thế nào để thuyết phục nhà đầu tư về giá trị của thương hiệu. Chẳng hạn như, trong bản báo cáo tài chính năm 1998, Coca-Cola cung cấp dữ liệu tình hình hoạt động sau cho thương hiệu chính của nó ở Bắc Mỹ: HỒ SƠ NHÓM Dân số 305 triệu; Bình quân đầu người 377 ; Bình quân đầu người cao: Rome, Georgia, tại 821 ; Bình quân đầu người thấp: Quebec, Canada, tại 142 Coca-Cola Classic 3% Tiêu điểm thương hiệu Diet Coke 4% 1998 so với 1997 Đơn vị Tăng trưởng doanh số bán hàng Cũng đáng chú ý: *Phần còn lại của ngành công nghiệp chỉ bao gồm nước ngọt. Sprite 9% Fruitopia 105% POWERaDE 33% Minute Maid soft drinks 29% Nestea 20% Barq’s 18% Nguồn: Báo cáo thường niên Coca-Cola năm 1998 Coca-Cola cũng phác thảo những chương trình khuyến mãi để hỗ trợ thương hiệu của công ty. Ở Bắc Mỹ, chương trình bày bao gồm tài trợ quảng cáo của NASCAR và phân phối 50 triệu thẻ chiết khấu sản phẩm Cola-Cola cho hơn 10,000 nhà bán lẻ trên khắp nước Mỹ. Ngoài ra, công ty Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 12 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH công bố kế hoạch mở rộng thương hiệu vào năm 1999 bằng việc thêm hương vị mới là POWERaDE (Arctic Shatter và Dark Downburst), và hương vị mới cho Fruitopia (Kiwiberry Ruckus), đồng thời tung ra sản phẩm Dasani – sản phẩm nước tinh khiết với nhiều khoáng chất. Những chương trình tương tự cũng được đưa tại các thị trường khác của Coca-Cola. Chẳng hạn, ở Argentina, chiến dịch tiếp thị mới đã được đề xướng để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm Coca-Cola trong bữa ăn. Ở châu Á công ty tập trung vào gia tăng số lượng tiêu thụ của các sản phẩm đã có mặt trên thị trường thông qua mở rộng sử dụng máy bán hàng tự động. Ở Mehico hình ảnh quảng cáo sử dụng môn bóng rổ được dùng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Sprite. Thách thức cho nhà đầu tư và người dùng báo cáo tài chính chính là việc đánh giá liệu những sáng kiến tiếp thị này và ý định mở rộng thương hiệu có thể thành công và tạo ra giá trị cho Coca-Cola không. Ví dụ 3: Tài sản hoản thuế Luật thuế ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác cho phép các công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ có thể dời khoản thuế trong năm cho các kỳ kế toán sau cho đến khi công ty có lợi nhuận. Việc chuyển lỗ này có tiềm năng cung cấp lợi ích kinh tế tương lai dưới dạng giảm bớt nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn vào năm 1998, Amazon.com - nhà bán lẻ sách, nhạc, và sản phẩm video trên Internet đã có khoản lỗ trong kinh doanh là 207 triệu USD, tương đương đến 73.1 triệu USD tiền tiết kiệm từ việc đóng thuế trong tương lai kể từ lúc công ty khởi sự. "Khoản thuế chuyển lỗ” cung cấp lợi ích kinh tế tiềm năng trong tương lai cho Amazon.com. Tất nhiên, chuyển lỗ chỉ là thực sự mang lại lợi ích nếu Amazon.com thực sự kiếm được lợi nhuận tương lai. Công ty cho biết chỉ có thể thực hiện chuyển lỗ cho đến năm 2011. Làm thế nào bản báo cáo tài chính ghi nhận lại việc chuyển lỗ kinh doanh của Amazon.com? Chúng có nên được báo cáo như tài sản trong bảng cân đối kế toán? Nếu vậy, giá trị của chúng có khả năng không bao giờ được sử dụng nếu công ty tiếp tục thua lỗ? Theo SFAS (Chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính) 109, các công ty ở Mỹ được yêu cầu phải ghi nhận tài sản thuế hoãn lại cho giá trị của việc chuyển lỗ kinh doanh, bằng ròng của dự phòng định giá cho phần tài sản khó có thể ghi nhận. FASB (Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính) nói rõ rằng tài sản thuế hoãn lại với trên 50% khả năng có thể không thu được nên được đưa vào dự phòng định giá. Biện pháp này Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 13 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH giống với định giá tài khoản hoặc phiếu nợ phải thu. Các khoản phải thu được thể hiện bằng tổng giá trị của chúng, trừ đi khoản dự phòng nợ khó đòi. Tài sản thuế hoãn lại cũng có thể xuất hiện nếu bản báo cáo thuế ghi nhận thu nhập trước báo cáo tài chính. Chẳng hạn như, doanh thu trả trước thường được công nhận cho mục đích thuế thay vì báo cáo tài chính. Chi phí bảo hành được tích lũy cho mục đích báo cáo tài chính nhưng được ghi nhận khi xuất hiện nghĩa vụ phải gánh chịu cho mục đích thuế. Do sự khác biệt tạm thời này giữa thu nhập báo cáo và thu nhập chịu thuế, thuế có thể được thanh toán trước khi ghi nhận thu nhập trong báo cáo tài chính. Nguyên tắc phù hợp đòi hỏi phải phân bổ khi ghi nhận khoản trả trước này. Chuẩn mực SFAS 109 quy định nguyên tắc ghi lại khoản trả trước này giống với trường hợp báo cáo chuyển lỗ kinh doanh. Tài sản thuế bị hoãn lại được tạo ra và dự phòng đánh giá được thiết lập để ghi lại phần tài sản khó có thể được nhận ra. Báo cáo tài chính cho tài sản thuế hoãn lại cung cấp cho nhà quản lý cơ hội để thực hiện đánh giá ước tính dự phòng định giá. Cơ sở cho ước tính này là dự báo của quản lý về việc công ty có thể kiếm được lợi nhuận tương lai hay không và, nếu có, liệu lợi nhuận đó có đủ để trang trải hoàn toàn khoản chuyển lỗ kinh doanh và thuế trả trước. Nghiên cứu gần đây thấy rất ít bằng chứng cho việc nhà quản lý sử dụng cách nhìn này để quản lý thu nhập.2 Amazon.com cho biết họ có 12.8 triệu USD lợi ích từ khoản thuế hoãn lại thu được từ sự khác biệt tạm thời giữa phương pháp ghi nhận thu nhập trong báo cáo tài chính và báo cáo thuế. Cùng với 73.1 triệu USD từ chuyển lỗ kinh doanh, tài sản thuế hoãn lại của công ty có tổng là 85.9 triệu USD. Thách thức cho báo cáo tài chính là ước tính những phần nào của tài sản này là thật sự có thể được có thể ghi nhận được. Công ty chưa bao giờ kiếm được lợi nhuận. Từ năm 1996 hoạt động kinh doanh của công ty đã thực sự xuống dốc, họ thua lỗ 6.2 triệu USD vào năm 1996, 31.0 triệu USD vào năm 1997, và 124.5 triệu USD vào năm 1998. Ngoài ra, kể từ ngày 19/3/1999, nhà phân tích tài chính không liệu trước việc công ty báo cáo lợi nhuận trong cả năm 1999 lẫn 2000. Dự báo cho những năm này lần lượt khoản lỗ 400 triệu USD và 140 triệu USD. Trên cơ sở này dường như Amazon.com sẽ không có thể tận dụng tài sản thuế hoãn lại của nó.3 Vì vậy, công ty báo cáo nó bao gồm giá trị đầy đủ của tài sản thuế bị hoãn lại vào dự phòng đánh giá, để lại giá trị ròng trên sổ sách bằng không. Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 14 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 2.1.3 Thay đổi lợi ích kinh tế Khó khăn cuối cùng trong việc ghi nhận tài sản là làm sao để phản ánh thay đổi giá trị của chúng qua thời gian. Loại tài sản nào, nếu có thay đổi thì nên ghi nhận tăng lên hay giảm xuống để phù hợp với giá trị hợp lý của nó? Dưới đây chúng tôi thảo luận vấn đề này cho sự thay đổi giá trị của tài sản hoạt động, công cụ tài chính, và sự biến động của tỷ giá hối đoái. Ví dụ 1: Thay đổi giá trị của tài sản hoạt động. Thay đổi giá trị tài sản hoạt động được phản ánh trong báo cáo tài chính bằng nhiều cách. Chẳng hạn như, thay đổi giá trị khoản phải thu được phản ánh trong khoản dự phòng nợ khó đòi, thay đổi giá trị của danh mục vốn cho vay được phản ánh trong dự phòng tổn thất, sự điều chỉnh lại về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị còn lại được phản ánh trong ước tính phân bổ khấu hao, và suy giảm giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản dài hạn được phản ánh trong điều chỉnh giảm. Chuẩn mực kế toán ở Hoa Kỳ không cho phép ghi nhận bất kỳ gia tăng nào trong giá trị tài sản hoạt động so với nguyên giá của chúng. Tuy nhiên, khi lưu ý trong chương 7, SFAS 121 đòi hỏi những tài sản hoạt động có giá trị bị suy giảm phải được điều chỉnh bằng với giá trị thị trường của chúng, tức dưới giá vốn. Biện pháp này phù hợp với nguyên tắc thận trọng. Tất nhiên, thách thức trong việc áp dụng chuẩn mực này là thường khó mà đánh giá liệu tài sản có bị sụt giảm giá trị, và nếu có, lượng mất mát là bao nhiêu. Kết quả, nhà quản lý dường như phải thận trọng suy xét để quyết định rằng giá trị tài sản có bi sụt giảm và phải ghi nhận sụt giảm là bao nhiêu. Câu hỏi đặt ra là liệu công ty có trì hoãn ghi lại sự sụt giảm giá trị tài sản hay đánh giá thấp ảnh hưởng của sự sụt giảm này. Mặt khác, một vài người cũng đặt ra câu hỏi rằng nhà quản lý có sử dụng giá trị bị sụt giảm để khấu hao tài sản một cách thái qua nhằm cải thiện hình ảnh báo cáo trong tương lai. Ở một số những vùng khác trên thế giới, quản lý được phép định giá tài sản bằng giá trị hợp lý của chúng. Chẳng hạn, theo tiêu chuẩn của Úc và Vương quốc Anh, cho phép nhà quản lý tái định giá tài sản cố định và tài sản vô hình nếu chúng đã tăng giá. Do đó, trong bản báo cáo tài chính năm 1998, tập đoàn News, một công ty thông tin và truyền thông Úc dưới sự điều hành của Rupert Murdoch, cho biết các tài sản vô hình của công ty gồm Quyền xuất bản, các Chủ đề và Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 15 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Giấy phép truyền hình đã được nâng giá cho phù hợp với giá trị hợp lý của chúng. Giá trị hợp lý đã được ước lượng bằng "chiết khấu thuần của luồng tiền mặt mong muốn thu vào phát sinh từ việc tiếp tục sử dụng hoặc bán các tài sản này." (Xem chú thích 1 trong bản báo cáo thường niên của tập đoàn News). Kết quả là, công ty cho thấy các tài sản vô hình trị giá 7,283 triệu AUD (đôla Úc) của mình có giá trị hợp lý là 12,030 triệu AUD. Do cho phép các công ty tái định giá tài sản, các chuẩn mực của Vương quốc Anh và Úc cho phép nhà quản lý truyền đạt ước tính của họ về giá trị những tài sản quan trọng đến với nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng cũng mang lại cơ hội gia tăng việc phóng đại giá trị tài sản.4 Ví dụ 2: Thay đổi giá trị công cụ tài chính. Nhiều tài sản tài chính được trao đổi trên một thị trường vốn có tính thanh khoản cao, cho phép đạt được một giá trị khách quan tương đối. Đối với chứng khoán nợ, kể cả thị trường có thể không phải là quá trầm hay quá thanh khoản, mô hình định giá tài chính vẫn cho phép ước tính một cách đáng tin cậy giá trị tương đối của loại chứng khoán này. Lý thuyết tài chính công nhận rằng các công ty (hoặc cá nhân) có thể thường mua hoặc bán công cụ tài chính trong thị trường tài chính với giá thị trường hiện tại, với điều kiện là không có bất cân xứng thông tin. Kết quả là vì giá trị hợp lý có thể bị định giá thấp, có thể độc lập kiểm tra, và có liên quan hơn với người dùng báo cáo tài chính hơn là nguyên giá, nên đây là lý lẽ tốt có thể đưa ra để tiến hành ghi tăng hay giảm giá trị tài sản theo giá thị trường. Tất nhiên, nếu người sở hữu của công cụ tài chính thực hiện kiểm soát công ty, người sở hữu khó có thể giao dịch với giá thị trường. Nỗ lực bán công cụ tài chính của những người này sẽ khiến các nhà đầu tư khác nghĩ rằng đây là dịp tốt để bán, dẫn đến giảm giá. Điều này đưa đến nhận định rằng ghi nhận giá trị những tài sản này theo thị trường là ít phù hợp. Hình 4-2 tóm tắt những ảnh hưởng định giá của kế toán lên thay đổi giá trị của công cụ tài chính. Nó cho thấy rằng ảnh hưởng của các báo cáo lệ thuộc chủ yếu vào động cơ của người sở hữu. Chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ không cho phép công cụ tài chính được ghi lại với giá trị hợp lý của chúng nếu chúng được sở hữu với mục đích kiểm soát. Thay vào đó, đầu tư được ghi nhận sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu hoặc một phương pháp kết hợp. Phương pháp vốn chủ sở hữu Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 16 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH được sử dụng khi công ty sở hữu 20-50% cổ phiếu của công ty khác và được coi là có quyền kiểm soát từng phần nhưng chưa phải là toàn bộ công ty kia (gọi là công ty liên doanh). Đầu tư sau đó được định giá bằng chi phí ban đầu của nó cộng với lợi nhuận chia sẻ của người sở hữu có được từ tích luỹ trong thay đổi lợi nhuận giữ lại của công ty liên doanh kể từ lúc việc đầu tư có hiệu lực. Với khoản đầu tư vượt quá 50%, người sở hữu được coi là có đầy đủ quyền kiểm soát công ty con. Bên đầu tư sau đó kết hợp tài sản của chi nhánh với tài sản của riêng mình. Hai phương pháp hợp nhất được sử dụng. Nếu chi nhánh được mua bằng giao dịch tiền mặt, kế toán mua hàng được sử dụng. Tài sản của chi nhánh sau đó có trong bảng cân đối kế toán của người sở hữu tại giá trị hợp lý của họ tại thời điểm mua lại và sau đó phân bổ dần. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa giá mua và giá trị hợp lý của tài sản hữu hình thuần đều được ghi nhận là lợi thế thương mại và phân bổ trong thời hạn sử dụng hữu ích của nó trong khoảng thời gian tối đa là bốn mươi năm. Nếu chi nhánh được mua bán bằng cổ phiếu, phương pháp cộng vốn được dùng để ghi lại nghiệp vụ mua lại. Tài sản của chi nhánh sau đó có trong bảng cân đối kế toán của người sở hữu với giá trị trên sổ sách ban đầu của họ. Không có lợi thế thương mai trong trường hợp này. Nếu người sở hữu của công cụ tài chính không thực hiện kiểm soát công ty kia, kế toán viên có khuynh hướng sẽ định giá công cụ tài chính theo giá trị thị trường hợp lý. Chẳng hạn như, nếu mục đích quyền sở hữu là để phòng ngừa thay đổi giá trị hợp lý của tài sản hoặc để phòng ngừa biến động trong luồng tiền mặt thu vào hay sự chảy ra trong tương lai, công cụ tài chính sẽ được báo cáo theo giá trị hợp lý. Nếu công ty giữ công cụ tài chính như là cách để dự trữ tiền mặt và bao gồm dự định bán nó hoặc có sẵn nó để bán, công cụ tài chính sẽ được báo cáo theo giá trị hợp lý. Chỉ khi nào quản lý mong rằng công cụ tài chính sẽ được nắm giữ cho đến kỳ đáo hạn thì nó được ghi nhận theo nguyên giá. Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 17 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 2.1.4 Định giá các công cụ tài chính Q: Điều gì là động lực cho quyền sở hữu các công cụ tài chính ? A: Được sử dụng như là một cách để thực hiện một số mức độ kiểm soát qua một công ty khác. Nếu vậy,mức độ kiểm soát là gì? A: Sở hữu từ 20% đến 50% của công ty khác. Phương pháp định giá: phương pháp vốn chủ sở hữu: Đầu tư sau đó được định giá bằng chi phí ban đầu của nó cộng với lợi nhuận chia sẻ của người sở hữu có được từ tích luỹ trong thay đổi lợi nhuận giữ lại của công ty liên doanh A: Thay thế ngắn hạn cho việc giữ tiền mặt 1. Có ý định bán hoặc có sẵn để bán. Phương pháp định giá: giá trị hợp lý 2. Ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn. Phương pháp định giá: Giá gốc A: Được sử dụng như là một phần của chiến lược để tự bảo hiểm giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả, hoặc tự phòng ngừa sự không chắc chắn dòng tiền trong tương lai Phương pháp định giá: giá trị hợp lý A: sở hữu hơn 50% các công ty khác. Định giá Các phương pháp: Kế toán mua hàng: tài sản hữu hình được ghi nhận giá trị hợp lý lúc mua lại, và sau đó được khấu hao. Lợi thế thương mại được ghi nhận tại sự khác biệt giữa giá mua và giá trị hợp lý của tài sản ròng, và sau đó phân bổ dần Ví dụ: Thay đổi giá trị các chi nhánh nước ngoài. Nhiều công ty có các chi nhánh nước ngoài, giá trị tài sản của họ phải chịu sự ảnh hưởng từ thay đổi bất thường của tỷ giá hối đoái. Những biến động này được nhận ra như thế nào? Tài sản của các chi nhánh nước ngoài có được chuyển đổi sang đồng tiền địa phương ở tỉ lệ lịch sử khi tài sản đươc mua lại hay không? Nếu không thì, có phải chúng được chuyển đổi theo tỷ giá hiện hành? Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 18 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Chuẩn mực của Hoa Kỳ về báo cáo ảnh hưởng ngoại tệ lên giá trị tài sản yêu cầu nhà quản lý phải ra quyết định về nguy cơ tỷ giá hối đoái có từ dự án làm ăn nước ngoài mới vào thời điểm nó được cam kết. Chi nhánh nước ngoài là được xem là cách ly chủ yếu khỏi ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái nếu doanh thu, chi phí của nó, và nguồn tài chính chủ yếu là bằng đồng tiền địa phương chứ không phải là đồng tiền của công ty mẹ, và có rất ít giao dịch giữa công ty mẹ và chi nhánh. Trong trường hợp này, tài sản có và nợ của chi nhánh cung cấp công cụ phòng ngựa tự nhiên chống lại phần lớn sự không ổn định tỷ giá hối đoái. Chỉ có giá trị tài sản ròng là có thể phải chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá hối đoái. Do đó, SFAS 52 yêu cầu tài sản của chi nhánh (và nợ) để được chuyển đổi theo tỉ giá hiện thời. Công mẹ sẽ chỉ chịu chi phối bởi ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá trên tài sản ròng. Những ảnh hưởng này được phản ánh trong vốn sở hữu của cổ theo đánh giá chuyển đổi.5 Rủi ro ngoại tệ cho các công ty kết hợp đang được xem là cao hơn nếu doanh thu hoặc chi phí của chi nhánh được ghi nhận theo đồng tiền của công ty mẹ hoặc nếu có giao dịch thường xuyên giữa hai bên. SFAS 52 sau đó yêu cầu tài sản có và nợ của chi nhánh phải được đánh giá sử dụng phương pháp tiền tệ/phi tiền tệ. Bằng các phương pháp này, tài sản có và tài sản nợ tiền tệ (như là tiền mặt, các khoản phải thu, khoản phải trả, và tài chính) được chuyển đổi theo tỉ giá hiện thời, trong khi tài sản có và tài sản nợ phi tiền tệ (như là hàng tồn kho, tài sản cố định, và những tài sản vô hình) được định giá theo tỉ giá lịch sử (khi giao dịch xảy ra). 2.2 Những quan niệm sai lầm thường thấy về kế toán tài sản 2.2.1 Nguồn lực được công ty trả tiền phải là tài sản. Lôgic này thường được dùng để chứng minh lợi thế thương mại là tài sản. Nó tạo cho nhà quản lý lợi ích trong việc ghi lại giá trị đầy đủ kinh phí hình thành là tài sản, giả định rằng nhà quản lý sẽ không tiêu tốn kinh phí này nếu mang lại triển vọng về một số lợi ích tương lai. Tuy nhiên, lôgic này lờ đi khả năng nhà quản lý đầy thiện chí vẫn có thể phạm lỗi hay một số nhà quản lý hành động không mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông. Hoạt động mua bán và sáp nhập là đại diện của trường hợp này. Bằng chứng gần đây cho thấy sáp nhập và thôn tính thường không tạo ra giá trị cho cổ đông. Giá trị của lợi thế thương mại ghi lại cho giao dịch này rất có thể không phải là tài sản, mà chỉ đơn giản phản ánh sự chi trả quá lố của nhà quản lý cho mục Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 19 MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH tiêu hay đánh giá quá cao của lợi ích liên doanh liên kết. Thực ra, thu nhập cổ phiếu sụt giảm cho nhiều nhà thâu tóm khi có thông báo về việc mua lại cho thấy nhà đầu tư nghi ngờ lợi ích có được từ hoạt động liên doanh liên kết này. Tuy nhiên, kế toán viên không phản ánh hoài nghi này trong giá trị lợi thế thương mại cho đến khi có bằng chứng nó suy giảm. Cũng đáng lưu ý là logic mà đề cập thanh toán là bằng chứng của việc ghi nhận tài sản không luôn luôn được dùng trong kế toán. Chẳng hạn như, kinh phí cho nghiên cứu và phát triển không được xem là tài sản, mặc dù nhà quản lý cũng làm kinh phí cho R&D với mong muốn tạo ra lợi ích tương lai. Một vài lời giải thích cho mâu thuẫn này cũng được đề xuất. Một là có nguy cơ thất bại cao cho bất cứ dự án nghiên cứu đơn độc nào. Tuy nhiên, một chương trình nghiên cứu có vẻ tạo ra thành công. Thực ra, nó không rõ ràng là trường hợp nào mạo hiểm hơn-một chương trình nghiên cứu hay một chương trình tiếp quản. Biện minh thứ hai cho phương pháp ghi nhận khác nhau là R&D khó để kiểm tra hơn lợi thế thương mại. Tuy nhiên, điều này không phải là rõ ràng. Tóm lại, với nhiều thương vụ mua lại thì không thể xác định rõ ràng được lợi ích nào thu được từ hoạt động này, làm cho nó trở nên khó khăn để kiểm tra liệu lợi thế thương mai có bị sụt giảm. Ngược lại, chương trình nghiên cứu có đầu ra có thể nhận biết được để kiểm tra liệu rằng chi phí được sử dụng có tạo ra sản phẩm thành công không. 2.2.2 Nguồn lực không thể loại trừ thì không thể là tài sản Quan điểm này thường dùng để chứng minh sự ghi giảm nhanh giá trị hoặc sự loại trừ của tài sản vô hình khỏi bảng cân đối kế toán. Chắc chắn là có thể sẽ khó ước tính lợi ích kinh tế từ một số tài sản vô hình. Như nêu trên, điều này là đặc biệt đúng với lợi thế thương mại. Tuy nhiên, bản chất vô hình của một số tài sản không có nghĩa là chúng không có giá trị. Thực ra, đối với nhiều công ty thì dạng tài sản này chiếm trị giá lớn nhất. Chẳng hạn như, hai tài sản quý giá nhất của công ty Merck là khả năng nghiên cứu mà cho phép nó tạo ra loại thuốc mới, và đội ngũ nhân viên bán hàng giúp công ty bán các loại thuốc này cho bác sĩ. Tuy nhiên chúng chưa bao giờ được ghi lại trên bảng cân đối kế toán của Merck. Từ quan điểm của nhà đầu tư, sự miễn cưỡng của kế toán viên khi định giá tài sản vô hình không làm giảm tầm quan trọng của chúng. Nếu chúng không được ghi nhận trong báo cáo tài chính, nhà đầu tư phải nhìn vào những nguồn thông tin khác về các tài sản này. Lớp: Tài Chính Doanh Nghiệp 01 Khóa: K13 Nhóm:03 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan