Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai bao...

Tài liệu Bai bao

.PDF
8
552
73

Mô tả:

-1- ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH XU HƢỚNG TẤT YẾU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ngụy Thị Huyền Trang Lớp 11QT501, Khoa Quản trị Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Lạc Hồng Email: [email protected] TÓM TẮT “Xây dựng giải pháp ứng dụng Thương mại điện tử tại Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Vận Tải và Du lịch Anh Đức” là đề tài không mới trong việc nghiên cứu về hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty Anh Đức, giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển bền vững trong tương lai. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu, thảo luận, khảo sát, phân tích và tổng hợp. Sau quá trình nghiên cứu, qua kết quả phân tích các điều kiện cho phát triển Thương mại điện tử và kết quả phân tích các nhân tố tác động đến thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng tại Công ty, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển của Công ty. Các giải pháp này chia làm hai nhóm: một xây dựng dựa trên các thuận lợi về điều kiện phát triển Thương mại điện tử của Công ty và một tập trung cải thiện thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng tại Công ty, giúp mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc đầu tư tài chính vào hoạt động kinh doanh của Công ty. 1. Đặt vấn đề Theo Câu lạc bộ Thương mại điện tử Việt Nam VNEC, Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Các nước trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc. Dự báo trong thời gian tới, Thương mại điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ. [Nguồn 6] Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thấy Thương mại điện tử là một phương thức giúp cho doanh nghiệp mình nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Đồng thời Nhà nước cũng có các chính sách cụ thể khuyến khích cho việc phát triển Thương mại điện tử. Tuy nhiên, việc ứng dụng Thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong thời gian qua, Công ty Thương Mại – Dịch Vụ – Vận Tải và Du lịch Anh Đức đã có hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa quan tâm phát triển kinh doanh qua mạng, chưa tận dụng được những cơ hội và lợi ích mà Thương mại điện tử mang đến. Do vậy dù kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với tổng chi phí đầu tư. Từ những lý do trên, với sự chấp thuận của Ban Giám đốc Công ty Anh Đức cùng sự đồng ý của Khoa Quản trị Kinh doanh Quốc tế và sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân, tác giả đã thực hiện đề tài nghi n cứu t i Công ty TNHH m i – Dịch v – Vận t i và Du lịc A Đ c” với mong muốn vận dụng kiến thức đã được học đề xuất các giải pháp ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của Công ty giúp Công ty tăng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới. Cấu trúc bài báo gồm 4 phần chính: - Thứ nhất, đặt vấn đề, - Thứ hai, phương pháp nghiên cứu, - Thứ ba, kết quả, - Thứ tư, bàn luận. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử của Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Vận Tải và Du lịch Anh Đức, trong đề tài này tác giả sử -2- dụng phương pháp nghi n cứu định tính và nghiên cứu định lượng thông qua việc đọc tài liệu, thu thập dữ liệu, thảo luận, khảo sát, phân tích và tổng hợp. Cụ thể: Đối với việc nghiên cứu các điều kiện cho phát triển Thương mại điện tử, tác giả sử dụng phương pháp đọc tài liệu, phân tích và hệ thống hóa lý thuyết. Để dữ liệu thu thập được cập nhật tác giả có tham khảo áo cáo về Thương mại điện tử của Bộ Công thương, các văn bản pháp luật có li n quan đến Thương mại điện tử, một số sách cùng các đề tài nghiên cứu có liên quan, các tạp chí và thông tin trên Internet. Các điều kiện cho phát triển Thương mại điện tử được tác giả rút ra từ các điều kiện cho phát triển Thương mại điện tử [Nguồn 2, trang 25 – 27] và các đòi hỏi của Thương mại điện tử [Nguồn 1, trang 18 – 28], bao gồm: - Hạ tầng cơ sở công nghệ - Hạ tầng cơ sở nhân lực - Nhận thức xã hội - Bảo mật và an toàn thông tin - Hệ thống thanh toán tài chính tự động - Bảo vệ sở hữu trí tuệ - Bảo vệ người tiêu dung - Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý Đối với việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng, tác giả nghiên cứu lý thuyết, thảo luận nhóm, xây dựng mô hình nghiên cứu, điều tra thực tế và phân tích dữ liệu thu thập được ằng phiếu khảo sát với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.  Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá và bổ sung những ti u chí đánh giá, các thành phần tác động đến thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng tại Công ty, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng. Mô hình nghiên cứu mà tác giả sử dụng được xây dựng trên nền tảng là Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989), Mô hình chấp nhận sử dụng Thương mại điện tử E – CAM và các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng tại Việt Nam được đề xuất bởi Nguyễn Anh Mai (2007) [Nguồn 3]. Qua cuộc thảo luận nhóm mô hình được đề xuất như sau Nhận thức sự hữu ích của việc mua án qua mạng Nhận thức tính dễ sử dụng của we site mua án Các yếu tố cá nhân tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập ình quan Nhận thức rủi ro li n quan đến mua án qua mạng Nhận thức rủi ro li n quan đến sản phẩm dịch vụ Thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng Nhận thức thói quen thanh toán [Nguồn: Mô hình nghiên cứu tác giả thực hiện] Hình 1: Mô hình nghiên cứu  Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá, kiểm định các thang đo về thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng tại Công ty. - Mẫu điều tra trong nghiên cứu được thực hiện lấy mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên (200 phiếu), với đối tượng khách hàng là những người đã từng tham gia mua bán qua mạng hoặc có ý định tham gia mua bán qua mạng. - Sau khi nhập dữ liệu, tác giả tiến hành kiểm định với phần mềm SPSS qua các ước: + Thống kê mô tả mẫu khảo sát. + Kiểm định độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha. -3- Phép kiểm định này nhằm xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo được chấp nhận khi Cronbach’s Alpha ≥ 0.7 và hệ số tương quan iến tổng ≥ 0.4 [Nguồn 5, trang 21 – 26]. + Phân tích nhân tố khám phá EFA. Được thực hiện với phép trích Principal Components, phép xoay Varimax với các điều kiện cần được xem xét trong kết quả xử lý như sau [Nguồn 5, trang 27– 46]:  Một là, hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Sampling Adequacy) là một chỉ ti u để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤1 thích hợp để phân tích nhân tố.  Hai là, mức ý nghĩa Sig của kiểm định Bartlett ≤ 5%, các iến có tương quan.  Ba là, các giá trị đặc trưng Eigenvalue > 1, xác định nhân tố được rút ra.  Bốn là, tổng phương sai trích Percentage of variance ≥ 50%, tỷ lệ giải thích của nhân tố được rút ra.  Năm là, hệ số nhân tố tải Factor loading ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn, dùng để xác định biến cần chọn lựa theo nhân tố. + Phân tích hồi quy. Nhằm xác định sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là “Thái độ sử dụng Thương mại điện tử” của khách hàng. Phân tích hồi quy được thực hiện với phương pháp Enter, kết quả hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh Adjusted R Square đánh giá độ phù hợp mô hình) và kiểm định F (kiểm định độ phù hợp mô hình . Đồng thời tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua xem xét độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai của các biến (VIF): nếu Tolerance nhỏ và VIF > 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến [Nguồn 4, trang 236 – 267]. + Phân tích phương sai ANOVA (Analysis Of Variance) [Nguồn 4, trang 145 – 169] và kiểm định trung bình T – test [Nguồn 3, trang 134 – 139]. Được thực hiện giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một số nhóm cụ thể. 3. Kết quả 3.1 . Kết qu phân tích các iều ki n cho phát triển T n t t i Công ty . . . Cơ s hạ tầng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực tại Công ty cơ ản có trình độ chuy n môn, đảm ảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty, là điều kiện thuận lợi để ứng dụng Thương mại điện tử nhưng về lâu dài thì nguồn nhân lực phục vụ hoạt động Thương mại điện tử của Công ty chưa hoàn toàn đáp ứng được và cần được chú trọng xây dựng. . . . Cơ s hạ tầng công nghệ thông tin và ảo mật, an toàn Cơ sở hạ tầng công nghệ của Công ty tính đến thời điểm hiện tại cơ ản đáp ứng được việc triển khai Thương mại điện tử tại Công ty. Với việc kết nối internet, tạo mạng nội ộ và trang ị máy vi tính, Công ty đã giúp nhân vi n được thường xuy n sử dụng máy vi tính thông qua việc xử lý các công việc hằng ngày, r n luyện k năng sử dụng Internet để phục vụ cho các nhu cầu cần. Với việc đặt password cho kết nối wifi, cũng như sử dụng phần mềm diệt vi rút có ản quyền BKAV, cho thấy Công ty đã ý thức được việc tự ảo vệ mình thể hiện phần nào cho điều kiện ảo mật, an toàn trong phát triển Thương mại điện tử. Đồng thời, Công ty cũng ắt đầu chú trọng đầu tư phần mềm chuy n dụng để xử lý hoạt động kinh doanh. . . . Vấn đề nhận thức Thấy được những đòi hỏi của nguồn nhân lực trong ối cảnh mà mỗi thành phần của nền kinh tế đều đang chuyển mình hòa nhập nền kinh tế toàn cầu, Công ty đã có phương hướng phát triển nguồn nhân lực ri ng. B n cạnh đó, nhận thấy lợi ích của Thương mại điện tử, Công ty đã có kế hoạch thiết kế we site ri ng trong năm 2012. Ngoài việc Ban lãnh đạo Công ty đã ắt đầu có nhận thức đúng đắn về lợi ích của Thương mại điện tử thì Công ty còn -4- có được thuận lợi để phát triển Thương mại điện tử thông qua Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 mà Chính phủ đã ph duyệt. . . . Vấn đề thanh toán tài chính tự động Hiện nay, các dịch vụ thanh toán điện tử đã phát triển khá nhanh với nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi, tạo điều kiện cho việc thanh toán trực tuyến giữa Công ty và khách hàng khi Công ty tham gia Thương mại điện tử. . . . Hạ tầng cơ s pháp lý Đến năm 2011, hệ thống pháp lý cho phát triển Thương mại điện tử đã thể hiện tương đối đầy đủ các quy định li n quan đến giao dịch điện tử trong văn ản pháp luật về dân sự – thương mại các quy định về giao dịch điện tử và công nghệ thông tin các quy định về thuế, kế toán các quy định về chế tài và xử lý vi phạm. Hệ thống pháp lý cũng có những điều chỉnh riêng iệt từng vấn đề cần lưu ý trong quá trình triển khai ứng dụng Thương mại điện tử tại doanh nghiệp. Đây là những nền tảng vững chắc về mặt pháp lý tạo sự thuận lợi cho Công ty khi tham gia vào lĩnh vực TMĐT. Kết quả phân tích cho thấy: - Hiện nay Công ty có được các điều kiện tương đối thuận lợi về hệ thống thanh toán điện tử, về hệ thống pháp lý. - Ban ãnh đạo của Công ty đã có nhận thức tốt về phương thức kinh doanh Thương mại điện tử, đồng thời các điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng cơ ản đáp ứng được việc ứng dụng Thương mại điện tử. Tuy nhiên Công ty cần xây dựng nguồn nhân lực ri ng phục vụ cho hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử để đảm ảo rằng hoạt động kinh doanh của Công ty luôn được vận hành một cách trơn tru nhất. Đồng thời sau khi xây dựng xong we site thì Công ty phải có kế hoạch tận dụng Internet để thực hiện việc marketing online cho hoạt động của we site Công ty. 3.2 . Kết qu phân tích các nhân tố c ộ ế ộ s d ng T nt của khách hàng t i Công ty 3.2.1. Phân tích nhân tố EFA 3.2.1.1. Phân tích nhân tố cho biến độc lập Sau khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả có được các kết quả sau: - KMO = 0.726, chứng tỏ phương pháp phân tích nhân tố áp dụng là thích hợp. Đồng thời sig = 0.000, cho thấy các biến có sự tương quan với nhau. Trong Ma trận xoay nhân tố, không có biến bị loại và các biến được trích thành 5 nhóm nhân tố: Nhóm 1 “Nhận thức rủi ro li n quan đến mua án qua mạng”, ao gồm các biến C3.1, C3.2, C3.3, C3.4, C3.5, ký hiệu nhóm là C3. Nhóm 2 “Nhận thức sự hữu ích của việc mua án qua mạng”, ao gồm các biến C1.1, C1.2, C1.3, C1.4, C1.5, ký hiệu nhóm là C1. Nhóm 3: “Nhận thức thói quen thanh toán của khách hàng”, ao gồm các biến C5.1, C5.2, C5.3, C5.4, ký hiệu nhóm là C5. Nhóm 4 “Nhận thức tính dễ sử dụng của we site mua án qua mạng”, ao gồm các biến C2.1, C2.2, C2.3, C2.4, ký hiệu nhóm là C2. Nhóm 5 “Nhận thức rủi ro li n quan đến sản phẩm dịch vụ trong mua án qua mạng”, bao gồm các biến C4.1, C4.2, C4.3, C4.4, ký hiệu nhóm là C4. - Đồng thời mô hình 5 nhóm nhân tố trên có tổng phương sai trích là 65.739% đạt yêu cầu > 50%), giải thích được 65.739% độ biến thiên của dữ liệu. 3.2.1.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc t điều kiện tương tự, sau phân tích nhân tố, tác giả có được kết quả sau - KMO 0.733, Sig 0.000, tổng phương sai trích là 72.625%. - Với 4 iến đưa vào xử lý, không có iến ị loại và một nhóm nhân tố thu được là “Thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng”, gồm các iến C6.1, C6.2, C6.3, C6.4, ký hiệu nhóm là C6. Sau đó kiểm định lại độ tin cậy cho các nhóm nhân tố sau khi chạy EFA, -5- kết quả các nhóm nhân tố đều đạt y u cầu về độ tin cậy và được tiếp tục sử dụng trong phân tích hồi quy. 3.2.2. Kết quả phân tích hồi quy về sự tác động của các yếu tố đến thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng tại Công ty - Hệ số R2 hiệu chỉnh 0.612 ≠ 0 cho thấy kết quả phân tích của mô hình nghi n cứu có giá trị. Kết quả kiểm định F cho ta F 59.354 với sig. = 0.000, an toàn ác ỏ H0 (H0: R2 = 0) và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tồng thể. B n cạnh đó Tolerance của các iến quan sát đều lớn và VIF của iến có giá trị lớn nhất là 1.153 10, đồng thời Dur in – astson 1.917 2 nằm trong khoảng từ 1 – 3 . Kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu, không có hiện tượng đa cộng tuyến và không có hiện tượng tự tương quan. - Kết quả hồi quy cho thấy rằng thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng chịu tác động mạnh nhất ởi nhân tố “Nhận thức ủi ro li n quan đến mua án qua mạng” Beta 0.611 , tiếp theo là “Nhận thức Tính d sử dụng của we site mua án qua mạng” Beta 0.325 và cuối cùng là “Nhận thức ủi ro li n quan đến sản ph m dịch vụ trong mua án qua mạng” (Beta = 0.121). Từ kết quả phân tích hồi quy với dữ liệu thu được từ khảo sát khách hàng, tác giả đề xuất mô hình hiệu chỉnh như sau Nhận thức sự hữu ích của việc mua án qua mạng Nhận thức tính dễ sử dụng của we site mua án Nhận thức rủi ro li n quan đến mua án qua mạng Nhận thức rủi ro li n quan đến sản phẩm dịch vụ Nhận thức thói quen thanh toàn của khách hàng Sig. = 0.078, Beta = - 0.083 Sig. = 0.000, Beta = 0.325 Đặc điểm cá nhân: - Giới tính, - Tuổi Sig. = 0.000, Beta = 0.611 Sig. = 0.010, Beta = 0.121 R2 HC = 61.2% Thái độ sử dụng TMĐT của khách hàng Sig. = 0.358, Beta = 0.043 [Nguồn: Mô hình hiệu chỉnh đề xuất của tác giả] Hình 2: Mô hình hiệu chỉnh Bên cạnh đó khi xem x t mức độ ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đến thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng, tác giả nhận thấy rằng: - Thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng theo các đặc điểm cá nhân về trình độ học vấn, công việc hiện tại và thu nhập ình quân không có sự khác iệt. - Thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng có sự khác iệt theo các đặc điểm giới tính và độ tuổi. 3.3. Các gi i pháp tác gi ề xuất sau quá trình nghiên c u 3.3.1. Giải pháp cho các điều kiện cho phát triển Thương mại điện tử 3.3.1.1. Xây dựng nhân lực cho phát triển Thương mại điện tử Để việc kinh doanh trực tuyến của Công ty có thể thực hiện hiệu quả, tác giả đề xuất thành lập một Ban Thương mại điện tử tại Công ty chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các hoạt động Thương mại điện tử tại Công ty. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực trong tương lai phục vụ cho Thương mại điện tử nói riêng và hoạt động của toàn Công ty nói chung. -6- 3.3.1.2. Marketing online Khi Công ty đã tham gia kinh doanh Thương mại điện tử thì marketing online trở thành việc đương nhi n phải làm. Bởi cho ra đời một website thì dễ nhưng vấn đề nan giải là làm sao giữ cho website hoạt động hiệu quả và được khách hàng biết đến. Với những lợi ích mà marketing online đem lại, Công ty cần tổ chức thực hiện marketing online dựa trên các công việc cụ thể đã được n u trong đề tài nghiên cứu. 3.3.2. Giải pháp cho các nhân tố tác động đến thái độ sử dụng Thương mại điện tử của khách hàng tại Công ty 3.3.2.1 Hỗ trợ phòng ngừa rủi ro khi tham gia Thương mại điện tử Với các biến quan sát thuộc nhân tố “Nhận thức rủi ro li n quan đến mua bán qua mạng”: - Thông tin yêu cầu của khách hàng gửi đến người bán gặp sự cố - Thông tin cá nhân của khách hàng không được bảo mật - Thanh toán điện tử gặp trục trặc nên không hoàn tất giao dịch - Tài khoản của khách hàng bị trừ tiền theo đơn hàng nhưng hệ thống của người bán báo là không nhận được đơn hàng - Tính pháp lý của các giao dịch qua mạng tác giả đề xuất giải pháp cho Công ty chú trọng cải thiện việc bảo mật và an toàn thông tin, giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo tính pháp lý cho các giao dịch qua mạng giữa Công ty và khách hàng. 3.3.2.2 Hoàn thiện we site TMĐT Với các biến quan sát thuộc nhân tố “Nhận thức tính d sử dụng của website mua bán qua mạng”: - Dễ dàng tìm thấy thông tin tôi cần trên website - Dễ dàng sử dụng các dịch vụ khách hàng mà website cung cấp - Dễ dàng đặt hàng trên website mua bán qua mạng - Quy trình mua án tr n we site đơn giản tác giả đề xuất giải pháp cho Công ty nhằm hỗ trợ thiết kế giao diện và nội dung website, hỗ trợ các chức năng Thương mại điện tử cho website và hỗ trợ duy trì website. 3.3.2.3. Nâng cao chất lượng sản ph m/dịch vụ Với các biến quan sát thuộc nhân tố “Nhận thức rủi ro liên quan sản ph m/dịch vụ”: - Sản phẩm/dịch vụ trong mua bán qua mạng có thể không đúng y u cầu - Sản phẩm/dịch vụ trong mua bán qua mạng có thể không đạt chất lượng như cam kết - Chính sách đảm bảo về chất lượng sản phẩm/dịch vụ không rõ ràng - Có thể tốn phí khi muốn thay đổi sản phẩm/dịch vụ tác giả đề xuất giải pháp cho Công ty với mong muốn cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ thông qua mô hình 5S, TQM … và các chính sách cụ thể cho khách hàng. 4. Bàn luận Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam muốn thích nghi với môi trường kinh doanh khốc liệt thì tất yếu phải tham gia Thương mại điện tử. Điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Vận tải và Du lịch Anh Đức là một Công ty mới thành lập trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngày đầu thành lập, ngành nghề kinh doanh của Công ty là án uôn đồ uống vận chuyển hàng hóa ằng ôtô, vận chuyển hành khách theo hợp đồng, theo tuyến cố định mua án các thiết ị và linh kiện máy tính. Sau một thời gian đi vào hoạt động, nhận thấy được tiềm năng kinh tế mang lại từ những sản phẩm về du lịch – một ngành còn non trẻ nhưng phát triển mạnh nhất hiện nay, Công ty xin thay đổi ổ sung đăng ký ngành nghề kinh doanh và ước đầu tham gia vào lĩnh vực dịch vụ du lịch. -7- Dù vậy, so với sự đầu tư của Công ty vào hoạt động kinh doanh thì hiệu quả đạt được chưa tương xứng. Công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn nữa nếu quan tâm đúng mức trong khai thác những lợi ích mà phương thức kinh doanh Thương mại điện tử đem lại cũng như quan tâm cải thiện thái độ sử dụng thương mại điện tử của khách hàng tại Công ty. Hiện tại, do Công ty chỉ tập trung kinh doanh theo phương thức truyền thống mà bỏ qu n, chưa khai thác cơ hội bán hàng ở thị trường mạng. Nhằm giúp Công ty phát triển bền vững, tác giả đề xuất các giải pháp chủ yếu hỗ trợ cho Công ty kinh doanh ở thị trường mạng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty, chia sẻ thị phần với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực liên tục theo thời gian của bản thân Công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì các Cơ quan Quản lý Nhà nước và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng cần thực hiện những giải pháp hỗ trợ đồng bộ. Nếu thiếu giải pháp hỗ trợ cần thiết, bản thân Công ty khó có khả năng “tự lực cánh sinh” tr n con đường phát triển. 5. Phần cảm ơn Qua thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Vận tải và Du lịch Anh Đức, tác giả đã vận dụng tất cả kiến thực có được trong quá trình học tập tại trường vào thực tiễn nghiên cứu. Qua đó giúp tác giả hiểu biết và nắm vững thêm kiến thức chuy n môn, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong công việc hiện tại. Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này, tác giả chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Quản trị Kinh tế Quốc tế, trường Đại học Lạc Hồng đã trang ị cho tác giả những kiến thức vô cùng quý áu. Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Tân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình tác giả thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tác giả xin gởi lời cảm ơn đến Ban ãnh đạo cùng tập thể nhân vi n Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Vận tải và Du lịch Anh Đức đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành đề tài này. -8- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Trần Thị Thu Hiền 2003 , Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp Việt Nam, hóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương. 2 Trần Văn Hòe 2010 , iáo trình Thương mại điện tử căn ản, N B Tài chính, Hà Nội. [3] Nguyễn Anh Mai 2007 , Các nhân tổ ảnh hường đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. [4] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 1), NXB Hồng Đức, Tp.HCM. [5] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 2), NXB Hồng Đức, Tp.HCM. Website [6] Sưu tầm bởi VNEC, “ u hướng Thương mại điện tử toàn cầu”, Câu Lạc bộ TMĐT Việt Nam VNEC, truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2012, http://www.vnec.org/tai-lieu-baiviet/103-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-toan-cau.html>.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan