Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Bài 1 quy chế nuôi dạy trẻ...

Tài liệu Bài 1 quy chế nuôi dạy trẻ

.DOC
111
273
103

Mô tả:

BÀI 1: QUY CHẾ NUÔI DẠY TRẺ Thời gian học: 4 tiết (Tiết 1, tiết 2, tiết 3, tiết 4) Ngày học: 2/9/2016 và19/9/2016 Tiết 1: I/ CHẾ ĐỘ NHẬN, ĐÓN, TRẢ, CHUYỂN TRẺ TRONG NHÀ TRƯỜNG Ngày: 2/09/2016 1. Nhận trẻ - Thời gian và độ tuổi nhận trẻ: Tuỳ theo điều kiện và tình hình thực tế do nhà trường quy định. - Hồ sơ của trẻ: Yêu cầu mỗi trẻ phải có đầy đủ: Giấy khai sinh, đơn xin gửi trẻ, giấy cam kết, sổ hộ khẩu gia đình ( Bản pô tô). Đối với trẻ khuyết tật, phải có giấy khám sức khoẻ, chứng nhận loại tật, mức độ khuyết tật. - Hồ sơ của giáo viên khi tiếp nhận trẻ: Mỗi nhóm lớp phải có sổ sách ghi rõ họ tên, ngày sinh của trẻ, tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ của bố mẹ, ngày nhận trẻ vào trường, ngày chuyển trẻ lên nhóm lớp trên. 2. Đón trẻ: - Giáo viên đến trước 30 phút ( Nếu nhóm, lớp có 2 giáo viên thì thay đổi nhau, một giáo viên đi sớm, một giáo viên về muộn) + Đến sớm: mở cửa thông thoáng phòng nhóm, làm vệ sinh các phòng chuẩn bị nước uống, đồ dùng, đồ chơi, các dụng cụ vệ sinh trẻ. + Về muộn: Vệ sinh phòng nhóm, thu dọn đồ dùng đồ chơi, hoặc trực trả nốt những trường hợp trẻ phụ huynh đón muộn. - Giáo viên đón trẻ từ tay phụ huynh, thái độ của giáo viên ân cần niềm nở đối với gia đình, nhẹ nhàng với trẻ và tranh thủ thực hiện một số nội dung sau: + Giao thẻ cho phụ huynh + Trao đổi nhanh về tình hình sức khỏe và ăn uống, nề nếp, thói quen của trẻ.. + Kiểm tra nhanh sức khỏe trẻ, trẻ sức khoẻ bình thường mới được nhận vào nhóm., tuyệt đối không nhận những trẻ bị sốt cao hoặc mắc các bệnh lây nhiễm như (sởi, thuỷ đậu, quai bị, dấu hiệu chân tay miệng) + Kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ * Lưu ý thống nhất một số trường hợp sau: - Giáo viên không thực hiện được việc đón trả trẻ bằng thẻ phải có quy ước cụ thể với phụ huynh, làm cam kết với nhà trường, nhà trường phải cam kết với phòng về việc chịu toàn bộ trách nhiệm về việc sảy ra mất an toàn của trẻ. - Nếu giáo viên nhận những trẻ bị mệt, ốm, sốt nhẹ vào lớp hàng ngày phải có quy ước cụ thể với phụ huynh về việc không may sảy ra những bất thường về sức khỏe của trẻ, đồng thời giáo viên phải quan tâm, theo dõi nhiều đến trẻ và báo cho y tế, BGH và phụ huynh khi có bất thường xảy ra.. - Giáo viên cần trao đổi và quy ước với phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm ( Có ghi nghị quyết cụ thể) về những việc như: Trẻ không đeo đồ trang sức tới lớp, không mang quà vặt, không mang theo đồ chơi gây mất an toàn...để trong buổi đón trẻ hằng ngày không nhất thiết phải tuyên truyền mà chỉ nhắc nhở những trường hợp vi quy định của lớp. 3. Trả trẻ: - Trả trẻ theo giờ giấc đã quy định của nhà trường. Trường hợp ngoại lệ tùy theo tình hình thực tế giáo viên có xử lý sao cho phù hợp. - Trước khi trả trẻ: cô cho trẻ làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng; - Khi trả trẻ giáo viên lưu ý: + Trả trẻ tận tay phụ huynh + Chỉ trả trẻ khi phụ huynh giao lại thẻ của trẻ ( Với trường hợp không đón trả trẻ bằng thẻ làm cam kết và quy ước như đã nêu trong phần đón trẻ). + Tuyệt đối không giao trẻ cho người lạ, không giao trẻ cho người chưa đủ trách nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ khi đón về ( Nếu trường hợp gia đình trẻ nhờ cô dì, chú bác hoặc anh, chị của trẻ đi đón, giáo viên phải có cam kết bằng văn bản với phụ huynh và phụ huynh phải chịu toàn bộ trách nhiệm về an toàn của trẻ sau khi dời nhà trường. + Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ khi có bất thường xảy ra với trẻ trong ngày ở trường. + Trường hợp gia đình đến đón quá muộn, giáo viên phải ở lại trực trả trẻ tận tay phụ huynh. Không nhờ giáo viên khác trông hộ bằng miệng mà không có cam kết rõ ràng, tuyệt đối không nhờ bảo vệ trông hộ tránh những vấn đề không hay sảy ra. - Trước khi về, cô phải làm vệ sinh phòng nhóm và kiểm tra lại phòng nhóm, phòng ngủ, tránh tình trạng quên trẻ. 4. Chuyển trẻ * Chuyển lên nhóm lớp trên: Chuyển trẻ lên các nhóm lớp trên vào thời điểm kết thúc năm học. - Giáo viên bàn giao cho giáo viên phụ trách lớp trên toàn bộ hồ sơ của trẻ, sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập và sức khỏe của trẻ. * Trẻ chuyển đi hoặc chuyển đến Trường hợp trẻ chuyển đi, chuyển đến, chuyển về đảm bảo thực hiện chặt chẽ có đầy đủ hồ sơ cá nhân của trẻ, hồ sơ theo dõi sức khỏe và kết quả học tập giấy giới thiệu của nhà trường ( Đối với trường hợp trẻ đã đi học). Tiết 2: II/ CHẾ ĐỘ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ Ngày 13 /09/2016 BGH và giáo viên nuôi dạy trẻ phải chịu trách nhiệm về mọi trường hợp trẻ ở nhà trường bị thất lạc hoặc bị các tai nạn có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tình trạng của trẻ. Khi xảy ra những sự việc trên, Hiệu trưởng phải kịp thởi xử lý, báo cáo ngay cho cấp quản lý trực tiếp và gởi tiếp văn bản báo cáo cụ thể. Giáo viên và nhà trường cần thực hiện những nội dung sau để đảm bảo an toàn cho trẻ: 1. Trong nuôi dưỡng chăm sóc - Đảm bảo thực hiện đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non ( Quy định bếp một chiều, lưu mẫu thức ăn, ký hợp đồng thực phẩm, cam kết với cô nuôi, vệ sinh trong chế biến, chia ăn...) - Chuẩn bị đủ nước uống phải đun sôi để nguội cho trẻ uống tuyệt đối không mua nước bình không an toàn, nước sinh hoạt đủ dùng và sạch sẽ. - Thức ăn chế biến cho trẻ phải nhặt bỏ hết vỏ, xương và có chế độ loãng, đặc, nhỏ, nhừ theo chế độ ăn của từng lứa tuổi. - Cho trẻ ăn các loại trái cây có hạt phải tách bỏ hạt trước và theo dõi khi cháu ăn. - Thuốc viên phải nghiền nát, hoà nước cho uống. - Tập cho trẻ ăn thong thả, không để trẻ nói chuyện, cười đùa trong khi ăn. Không cho trẻ ăn uống khi trẻ nằm, đang khóc, đang buồn ngủ, đang ho. Cấm hít mũi trẻ, cấm dùng đũa, thìa ngáng miệng trẻ để đổ thức ăn, ép trẻ nuốt. - Khi cho trẻ dùng thuốc phải đúng hướng dẫn của y tế về liều lượng, thời gian và cách cho uống, thuốc viên phải nghiền nát, hoà nước cho uống. Không cho trẻ chơi gần bếp, gần nơi chia cơm, nơi để nước uống. Không đem soong cơm, canh, thức ăn nóng đến chia tại bàn trẻ. Đèn dầu, phích nước sôi phải để quá tầm với tay của trẻ. - Quan tâm trẻ mới đến lớp, trẻ khuyết tật và trẻ có nhu cầu đặc biệt 2. Trong vui chơi học tập - Tránh doạ nạt, quát mắng, gò ép, phê phán, đánh trẻ, cũng như bất cứ hình thức nào khác - Lớp học phải bảo đảm đủ ánh sáng cho nhóm trẻ ( bằng hệ thống cửa sổ hhoặc đèn chiếu sáng) cô phải thường xuyên mở cửa và thông thoáng phòng nhóm. - Giáo viên sắp xếp nội vụ lớp phải khoa học, tạo không gian cho trẻ hoạt động trong nhóm, tránh kê, bày quá nhiều đồ dùng, dụng cụ trong nhóm và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm phải hợp lí. - Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ và an toàn với trẻ: Cô giáo chuẩn bị đồ dùng phải an toàn, đúng quy cách, phù hợp với trẻ, hàng tuần đồ dùng đồ chơi phải được vệ sinh sạch sẽ. - Trẻ lứa tuổi mầm non phải luôn được sự chăm sóc trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Không cho trẻ mang theo những đồ vật nhỏ, những hạt dễ nuốt. Khi trẻ chơi những đồ vật nhỏ phải có cô theo dõi, chơi xong cô phải kiểm tra đủ số lượng mới cất đi. - Không cho trẻ chơi những đồ dùng có thể gây chấn thương như dao, kéo, thuỷ tinh, đồ vật nhọn. Tổ chức cho trẻ chơi trật tự, không leo trèo, không xô đẩy, cắn cấu nhau. - Tuyệt đối giáo viên không đưa trẻ ra chơi ở khu vực ao, giếng. - Dẫn nhiều trẻ đi chơi ngoài trời hoặc từ nơi này sang nơi khác phải có 2 cô đi theo, một cô đi trước, một cô đi sau. Bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong giờ học. Không cho trẻ chơi quá sức, hát to quá nhiều, không để lâu ở một tư thế (như đứng lâu ở giường, ngồi lâu ở ghế). - Không cho đi bộ quá 1 km. - Không cho đi chơi quá giờ ăn, giờ ngủ của trẻ. - Không kể chuyện gây sợ hãi cho trẻ. Cấm doạ nạt, quát mắng, phạt trẻ. Bảo vệ an toàn và vệ sinh khi dạy cho trẻ, nhất là khi tập thể dục cho trẻ nhỏ, khi chơi các trò chơi hoạt động, các trò chơi ngoài sân vườn, các trò chơi với nước, cát, với vật thật, đối với đồ chơi nhỏ, vụn, với đu, cầu trượt, bập bênh, thang trèo, xe đạp. Không cho dùng các đồ vật, đồ chơi đã hư hỏng dễ gây tai nạn cho trẻ. Những lưu ý đảm bảo an toàn cho trẻ: * Đối với nhà trường - Nhà trường thường xuyên rà soát, kiểm tra tình hình, độ an toàn của cơ sơ vật, trang thiết bị đồ dùng. Tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với hội cha mẹ học sinh xử lý dứt điểm các trường hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị hư hỏng, xuống cấp, không phù hợp về quy cách… - Đẩy mạnh công tác kiểm tra chuyên môn, việc thực hiện quy chế nuôi dạy trẻ, của đội ngũ giáo viên trong trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần. - Hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tình thương và trách nhiệm đối với trẻ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Tổ chức các lớp chuyên đề về chăm sóc, giáo dục trẻ, phòng và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ mầm non . - Tham mưu quy hoạch xây dựng quy hoạch các cụm mầm non thành trường tập trung ( Nếu có điều kiện) để thuận tiện cho khâu quản lý đảm bảo an toàn cho trẻ. - Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức và trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để có biện pháp chăm sóc, giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ. Kịp thời nêu gương những điển hình tốt trong thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời phế phán, xử lý nghiêm những hành vi bạo hành đối với trẻ. - Tham mưu tuyển nhân viên y tế có chuyên môn phù hợp với trẻ mầm non và thực hiện nghiêm túc việc chăm sóc sức khỏe an toàn cho trẻ theo quy định. - Đẩy mạnh việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non, thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hang ngày cho trẻ - Chỉ đạo giáo viên lồng nghép giáo dục toàn cho trẻ mầm non. * Đối với giáo viên - Trẻ lứa tuổi mầm non phải luôn được sự chăm sóc trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên phải có kiến thức kỹ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp. - Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. - Giáo dục về an toàn cho trẻ: Những đồ vật gây nguy hiểm, những hành động gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm không được đến gần. - Giáo viên cần nhắc nhở phụ huynh: thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia đình. Khi cho trẻ đến trường hoặc từ trường trở về nhà Tiết 3: III/ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC TRẺ Ngày 22/ 09/2016 1) Chế độ giờ giấc Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc, lịch sinh hoạt của từng nhóm lớp theo đúng quy định của trường, của ngành. 2) Chế độ ăn uống Nhà trường phải tổ chức cho trẻ ăn theo chế độ của từng lứa tuổi, xây dựng thực đơn hàng tuần, theo mùa và theo tình hình thực phẩm ở địa phương. Phải bảo đảm kỹ thuật chế biến và vệ sinh thực phẩm, thực hiện đúng đắn các thao tác kỹ thuật cho trẻ ăn. - Với những trẻ đặc biệt, giáo viên cần trao đổi với phụ huynh để có chế độ ăn phù hợp đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 3) Chế độ chăm sóc trẻ ngủ - Phải bảo đảm cho trẻ ban ngày được ngủ đủ giấc và đủ giờ. Phòng ngủ phải thoáng mát (mùa đông phải ấm), yên tĩnh, bớt ánh sáng khi trẻ ngủ. Trước khi cho trẻ ngủ cần kiểm tra kỹ chăn, màn, gối tránh có côn trùng ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ. - Trong giờ trẻ ngủ cô không được làm việc riêng ( Cô không dời khỏi phòng ngủ, làm những việc riêng gây tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ) - Sửa tư thế nằm cho trẻ: kéo chăn hoặc kéo quần áo cho trẻ khi trẻ bị hở bụng, hở lưng. - Nếu có trẻ đi vệ sinh ra quần, cô phải thay ngay rồi cho trẻ ngủ tiếp. - Trẻ nào dậy trước nên đưa ra khỏi phòng ngủ để trẻ khác tiếp tục ngủ. 4) Chế độ chăm sóc trẻ mệt Những trẻ mệt hoặc có triệu chứng sức khoẻ không bình thường phải được theo dõi và chăm sóc chu đáo. Nếu sốt cao thì chườm khăn ướt lên trán, cho uống nước mát, ăn nhẹ và uống thuốc theo sự hướng dẫn của y tế. Nhà trẻ phải định kỳ cân cho trẻ và ghi vào phiếu theo dõi (nếu có điều kiện) - Định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho trẻ và tiêm chủng theo quy định của y tế. Cô chăm sóc trẻ bị bệnh, trước khi chuyển sang chăm sóc trẻ lành phải rửa tay bằng xà phòng. Tiết 4: IV. CHẾ ĐỘ VỆ SINH Ngày 5/ 10 /2016 * Vệ sinh môi trường 1. Vệ sinh hàng ngày: Thảo luận: Dự kiến câu hỏi thảo luận * Vệ sinh phòng nhóm - Hàng ngày đồng chí làm gì để đảm bảo phòng nhóm, lớp của bạn luôn sạch sẽ, khô, thoáng, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ an toàn? ♠ Thông thoáng khí: hàng ngày giáo viên phải đến sớm 30 phút mở tất cả các cửa để không khí được trao đổi dễ dàng. ♠ Vệ sinh nền nhà: Giữ nền nhà luôn khô sạch. Một ngày ít nhất phải quét và lau nền nhà từ 2- 3 lần ♠ Vệ sinh đồ dùng - Các đồ dùng trực tiếp như bàn, ghế, giường hàng ngày được lau bằng khăn ẩm sạch. - Đồ dùng cá nhân của trẻ (ca, ly, chén, muỗng, khăn mặt…) phải được rửa, giặt bằng xà phòng và trụn nước sôi. - Đồ chơi của nhà trẻ (nhóm nhỏ và nhóm nhỡ) hàng ngày được cọ rửa bằng xà phòng, phơi nắng. - Đồ dùng vệ sinh: thau, xô hàng ngày được đánh rửa bằng xà phòng và úp vào nơi qui định, đối với nhà trẻ cho đi bô phải đổ ngay và mỗi chiều trước khi ra về phải cọ rửa bằng xà phòng. * Vệ sinh nhà bếp: Để đảm bảo nhà bếp được sạch sẽ, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, hàng ngày đồng chí thực hiện vệ sinh như thế nào? Phải thực hiện bếp một chiều: Làm và để thực phẩm sống xa nơi thức ăn đã nấu chín. Dụng cụ để pha chế, rửa, đựng thức ăn sống không cất chung với dụng cụ dùng cho thức ăn đã chín. Không cất đồ đạc cá nhân, không thay quần áo ở bếp, nhất là nơi để và chia thức ăn chín. Người không có trách nhiệm không được vào bếp. Hàng ngày quét lau bếp sạch sẽ trước và sau khi nấu. - Luộc hoặc tráng nước sôi bát, thìa của trẻ. - Sau khi nấu phải rửa sạch soong, nồi. Dụng cụ khác như sơ mướp, khăn rửa bát dĩa, hàng ngày sau khi dùng phải treo cất. - Thùng đựng rác, nước vo gạo phải đậy nắp kín, xung quanh quét dọn sạch sẽ. Cối xay thịt sau mỗi lần dùng phải tháo ra rửa sạch rồi phơi nắng thật khô, thực phẩm chín hoặc tươi sống đều phải để sạch sẽ, gọn gàng, đậy nắp và nguội rổi mới cất vào tủ, vào ngăn quy định. 2. Vệ sinh hàng tuần: - Mỗi tuần một lần, tổ chức tổng vệ sinh chung trong toàn trường vào ngày qui định - Vệ sinh phòng, nhóm, nhà bếp, nhà kho: Cọ rửa và lau chùi khô nền nhà, cô rửa bàn ghế, giường, tủ; quét tường, trần nhà, lau cửa kính, cửa chớp, bóng điện, cây cảnh, nhà vệ sinh. - Đánh rửa các dụng cụ chín như chén, muỗng, ly, ca của trẻ. - Rửa đồ chơi và phơi nắng; những đồ chơi không cho trẻ chơi trực tiếp (đồ chơi vải, len, lông thú…) hàng tuần phải chải bụi, phơi nắng. Thay thế những đồ chơi bằng giấy đã cũ, bẩn và hỏng - Giặt tất cả các khăn, vải, phơi nắng chiếu đệm - Quét dọn toàn bộ sân vườn, khơi thông cống rảnh - Tủ lạnh phải sạch và xả đá hàng tuần 3. Vệ sinh hàng tháng, năm: - Mỗi tháng một lần làm vệ sinh tỉ mỉ nhà cửa và đồ dùng trong trường mầm non. Định ngày giặt mền gối, chiếu, rèm cửa. - Mỗi năm tu bổ cơ sở vật chất (quét vôi, sơn cửa…) và tổ chức phun thuốc muỗi ít nhất là 1 lần/ 1 năm học. * Vệ sinh cá nhân trẻ: 1. Yêu cầu - Đảm bảo trẻ hằng ngày đến lớp phải được mặt, mũi, chân tay sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng. 2. Điều kiện vệ sinh - Trẻ phải được rửa tay dưới vòi nước sạch - Các trường phải trang bị hệ thống rửa tay trong và ngoài lớp học, các nhóm lớp phải được trang bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh chung. - Mỗi trẻ phải được trang bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân như: ca cốc, bàn trải đánh răng, khăn mặt ( riêng khăn mặt 1 năm phải được thay 2 lần). 3. Các thao tác vệ sinh cá nhân trẻ: Thảo Luận: - Thời điểm rửa tay cho trẻ Các thao tác vệ sinh cá nhân trẻ -Lau mặt -Rửa tay - Đánh răng -Ngồi bô -Rửa đít * Lưu ý: * Cho trẻ ngồi bô: - Cô không được vắng mặt khi trẻ ngồi bô, không để trẻ trêu chọc bạn, nghịch bô bên cạnh, không để trẻ ngồi lâu quá 15 phút, không để trẻ ngủ gật. - Khi trẻ đi vệ sinh xong cô phải kiểm tra phân, nước tiểu, xử lý ngay phân và rửa đít cho trẻ. * Vệ sinh cho trẻ sau khi đi bô: - Rửa nhẹ nhàng, rửa trực tiếp bằng tay, tuyệt đối không quát mắng, dọa nạt trẻ, không được rửa bằng chân hoặc dụng cụ khác. - Rửa xong lau khô cho trẻ, khăn phải được giặt hàng ngày. - Mùa lạnh rửa bằng nước ấm. V. CHẾ ĐỘ DẠY TRẺ - Nhà trường chỉ đạo 100% các nhóm lớp dạy trẻ theo chương trình GDMN do Bộ GD đã ban hành BÀI 2: GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ Thời gian học: 4 tiết(Tiết 5, tiết 6, tiết 7, tiết 8) Ngày học: 5/10/2016 đến 20/10/2016 Tiết 5. I. NỘI DUNG GIÁO DỤC DDSK BẬC HỌC MẦM NON Học ngày 7 tháng 10 năm 2016 1. Đối với trẻ dưới 18 tháng - Giáo dục trẻ có thói quen ăn uống sạch sẽ, gọn gàng. - Tập cho trẻ quen dần với các món ăn đa dạng được chế biến từ thực phẩm sẵn có ở địa phương, không kiêng khem một cách vô lý. 2. Với trẻ trên 18 tháng - Dạy và rèn cho trẻ một số thói quen vệ sinh ăn uống, ăn nhiều loại thức ăn, ăn hết xuất để khoẻ mạnh thông minh, chóng lớn... 3. Đôí với trẻ mẫu giáo - Dinh dưỡng là cách thức cơ thể sử dụng các thức ăn cho sự khoẻ mạnh, lớn lên và phát triển. - Các thực phẩm tốt quan trọng cho sức khoẻ, sự tănmg trưởng và cho hoạt động hàng ngày của chúng ta. - Có nhiều loại thực phẩm khác nhau. - Nguồn gốc thực phẩm quan trọng là thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật. - Các thực phẩm khác nhau về màu sắc, hương vị, tính chất, mùi vị, kích thước, hình dạng... - Thực phẩm được phân loại theo các nhóm sau đây: + Nhóm sữa, thịt, trứng, cá.....cung cấp chất đạm. + Nhóm vừng, dầu mỡ, lạc......cung cấp chất béo. + Nhóm rau củ quả cung cấp vi ta min và muối khoáng. + Nhóm gạo, mì ngô, khoai, sắn cung cấp chất bột đường, năng lượng. - Bữa ăn tốt bao gồmn các thực phẩm khác nhau trong các nhóm - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bữa ăn ( sự hấp dẫn của thức ăn, sự sạch sẽ, cách chuẩn bị thức ăn, môi trườngbầu không khí trong khi ăn, sự chào đón thức ăn mới) - Chúng ta chọn thức ăn vì nhiều lý do ( Hiểu được ích lợi của thức ăn đối với cơ thể, sự sãn có của thức ăn và giá cả, các thói quen của gia đình và cá nhân, thẩm mĩ, thẩm mĩ, phong tục, văn hoá xã hội ) 4. Nhu cầu năng lượng trong một ngày của trẻ từ 1 - 5 tuổi như sau: - Nhà trẻ: 1180 Kcal - Trẻ mẫu giáo: 1470 Kcal * Nhu cầu năng lượng tại trường/ngày - Nhà trẻ: 708 - 826 Kcal - Trẻ mẫu giáo: 735 - 882 Kcal II/ HÌNH THỨC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE - Trò chuyện về thực phẩm và thức ăn trong bữa ăn ( sáng, phụ). - Chơi lô tô, chơi ngón tay. - Đọc sách, kể chuyện. - Hát, đọc thơ, đồng dao. - Đóng kịch – Ngày nghỉ, lễ hội, sinh nhật. - Bản tin cho cha mẹ. - Chuẩn bị bữa phụ – Làm vườn khoa học. - Thăm trang trại - Đi chợ, đi siêu thị. - Tạo hình – Bé tập nấu ăn. - Các tính huống trong sinh hoạt hằng ngày. Tiết 6: III/ 10 LỜI KHUYÊN DINH DƯƠNGC GIAO ĐOẠN 20112020 Học ngày 10 tháng 10 năm 2016 Lời khuyên số 1: Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Lời khuyên số 2: Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ. Lời khuyên số 3: Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nờn ăn vừng lạc. Lời khuyên số 4: Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn. Lời khuyên số 5: Cần ăn rau quả hàng ngày. Lời khuyên số 6: Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm. Lời khuyên số 7: Uống đủ nước sạch hàng ngày. Lời khuyên số 8: Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bỳ mẹ đến 24 tháng. Lời khuyên số 9: Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi. Lời khuyên số 10: Tăng cường hoạt động thể lực, duy trỡ cõn nặng hợp lý, khụng hỳt thuốc lỏ, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt. IV/ MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG SDD BẬC HỌC MẦM NON 1. Tổ chức ăn tại nhà trẻ mẫu giáo - Vận động trẻ ăn tại trường theo khẩu phần thực đơn, đảm bảo theo chương trình CSGD trẻ. - Phối hợp nhiều loại thức ăn, tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương - Xây dựng bếp 1 chiều đảm bảo VSATTP. - Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, đảm bảo trẻ ăn hết xuất, hợp vệ sinh. 2. Xây dựng hệ sinh thái VAC trong nhà trường tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ. 3. Tổ chức tốt việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, tổ chức cân đo, theo dõi biểu đồ, tổ chức khám sức khoẻ theo định kỳ cho trẻ, theo dõi việc tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ. Thực hiện tốt chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩn trong trường mầm non. 4. Tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua bữa ăn, giờ chơi, giờ học, dạo chơi ngoài trời, qua trò chơi, tranh chuyện. - Giáo dục DD và SK cho các bậc cha mẹ thôgn qua góc tuyên truền, tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo, hội thi. 5. Tạo mọi điều kiện để trẻ được vui chơi, thoải mái, phù hợp với từng lứa tuổi, ngủ sạch, ngủ đúng giờ tại trường. 6. Mô hình muốn tồn tại bền vững phải có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, địa phương, sự chỉ đạo hướng dẫn của GDMN các cấp. Tiết 4: V/ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Thời gian học: 1 tiết(Tiết 7) Ngày học: 22/10/2016 Tiết 7: Học ngày 22/ 10/ 2016 1. Khái niệm Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ. 2. Phân loại - Trẻ nhẹ cân: trẻ có cân nặng thấp hơn so với trẻ cùng tuổi và cùng giới - Trẻ thấp còi: trẻ có chiều cao thấp hơn so với trẻ cùng tuổi và cùng giới - Trẻ gày còm: trẻ có cân nặng thấp hơn so với trẻ có cùng chiều cao Suy dinh dưỡng: Hậu quả cho sức khỏe  Hậu quả đối với sức khỏe hiện tại (khi còn bé):  SDD cấp tính nặng làm nguy cơ tử vong ở trẻ tăng gấp 20 lần;  SDD nặng (thấp còi, gày còm) dẫn đến 45% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (tương đương hơn 3 triệu ca tử vong trẻ em mỗi năm trên toàn cầu);  Hệ miễn dịch yếu hơn;  Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cao hơn, bao gồm tiêu chảy và viêm phổ  Hậu quả đối với sức khỏe lâu dài (khi trưởng thành): – Cao huyết áp, – Tiểu đường, – Bệnh tim mạch, – Béo phì → Gánh nặng lớn cho hệ thống y tế NGUYÊN NHÂN CỦA SUY DINH DƯỠNG  Khi mang thai và khi cho con bú bà mẹ không được ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không được bổ sung vi chất dinh dưỡng  Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hoàn toàn  Trẻ trên 6 tháng tuổi không được ăn bổ sung đủ số lượng và chất lượng  Mẹ bận rộn, ít thời gian chăm sóc con  Trẻ hay mắc bệnh, chăm sóc khi bệnh và sau khi bệnh chưa tốt  Thiếu nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm chưa tốt Các loại can thiệp  Can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu giải quyết các nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng, như khẩu phần ăn không đủ, và một số nguyên nhân gián tiếp về thực hành nuôi dưỡng và tiếp cận với thực phẩm.  Can thiệp liên ngành có liên quan đến dinh dưỡng có thể giải quyết các nguyên nhân gián tiếp và cơ bản của suy dinh dưỡng bằng cách đưa các mục tiêu và hoạt động dinh dưỡng vào nhiều lĩnh vực. Chúng cũng có thể dùng như là môi trường hỗ trợ cho can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu. Vai trò năng lượng  Cơ thể cần năng lượng cho chuyển hóa cơ bản như các hoạt động trao đổi chất ở của các tế bào, tái tạo mô của cơ thể, duy trì thân nhiệt, tăng trưởng, tiêu hóa thức ăn và hoạt động thể lực...  Cung cấp năng lượng không đủ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ dẫn đến tích luỹ năng lượng thừa dưới dạng mỡ, đưa đến tình trạng thừa cân và béo phì Vai trò Lipid  Chất béo trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào, và dự trữ trong các mô như là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.  Trẻ từ 1-3 tuổi năng lượng do lipid cung cấp đạt 35-40% năng lượng tổng số và đạt 20-25% ở nhóm 4-6 tuổi. Trong đó lipid có nguồn gốc thực vật nên chiếm khoảng 30-50% lipid tổng số, acid béo no không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần  Vai trò Glucid   Glucid có vai trò quan trọng nhất là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài vai trò sinh năng lượng, glucid còn có vai trò tạo hình vì có mặt trong thành phần tế bào, tổ chức và tham gia chuyển hoá lipid.  Năng lượng từ glucid cung cấp khoảng 55-60% năng lượng khẩu phần Vai trò của Canxi  Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường, tham gia vào tất cả các quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Canxi có nhiều trong sữa, cua, cá, tôm, ốc, hến…  Nhu cầu calci đối với cơ thể được xác định trong mối tương quan với phospho: Đối với trẻ từ 1-5 tuổi, tỷ số Ca/P đạt mức tốt nhất là 1-1,5  Sự hấp thu và chuyển hóa calci và phospho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D, cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày. Vai trò của Sắt  Sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào nhiều thành phần các men quan trọng trong cơ thể.  Sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng, thịt, cá, đây là nguồn sắt có giá trị sinh học cao, ngoài ra sắt còn có trong các loại đậu đỗ và rau có màu xanh đậm như rau muống và rau ngót...  của Bữa ăn cần có thực phẩm giầu vitamin C để hỗ trợ hấp thu sắt Vai trò Kẽm  Kẽm là vi chất dinh dưỡng tham gia vào cấu trúc enzym, điều hòa các hoạt động của các phản ứng sinh học, nhất là sinh tổng hợp protein ảnh hưởng tới các quá trình tăng trưởng, tiêu hóa và miễn dịch.  Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như hải sản, trai, sò, hàu, thịt, cá, lươn và một số loại ngũ cốc nhưng kẽm nguồn thực vật có giá trị sinh học thấp hơn so với kẽm trong các loại thức ăn nguồn động vật. Vai trò Vitamin A  Vitamin A là Vitamin tan trong dầu, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt; đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da; tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.  Nguyên nhân thiếu: chế độ ăn của bà mẹ, của trẻ, tình trạng nhiễm trùng  Phòng chống: Bú mẹ hoàn toàn, chế độ ăn, bổ sung viên nang Vai trò Vitamin C  Vitamin C đóng vai trò như một chất phản ứng, có chức năng như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại  Nguồn cung cấp: Rau đặc biệt rau có màu xanh đậm, Quả chín BÀI 5: GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHE NHẠC CHO TRẺ Thời gian học 3 tiết (Tiết 8, tiết 9, tiết 10) Tiết 8: Học ngày: 31/10/2016 – 25/11/2016 Nghe các bài hát, bản nhạc (sau đây gọi là nghe nhạc) vốn dĩ từ trước đến nay đã được coi là một hoạt động độc lập, là một phần không thể thiếu của một tiết hoạt động giáo dục âm nhạc. Tuy nhiên, để tổ chức một tiết mà nghe nhạc là hoạt động chủ đạo thì lại là khá mới mẻ và khiến không ít giáo viên còn lúng túng khi triển khai nội dung này. Để tổ chức hoạt động này hiệu quả, giáo viên cần thực hiện như sau: 1. Lựa chọn bài hát, bản nhạc Việc chọn bài hát mới hay đã quen thuộc với trẻ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu là bài hát mới, chưa hề được nghe thì trẻ sẽ có sự hứng thú, tò mò và muốn khám phá. Kết quả trên trẻ có thể thấy rõ khi triển khai thực hiện hoạt động. Tuy nhiên, giáo viên lại phải chuẩn bị nhiều hơn, công phu hơn mới có thể giúp trẻ cảm nhận được bài hát và gợi cho trẻ hiểu được nội dung của bài, cũng như phải có khả năng "vỡ bài" bằng cách xướng âm hay đánh giai điệu trên đàn. Với các bài quen thuộc thì trẻ sẽ có thể "hòa nhập" với bài ngay bằng cách hát theo, làm điệu bộ theo. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, mất tập trung.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan