Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Phật Ba cõi sáu nèo chín cõi...

Tài liệu Ba cõi sáu nèo chín cõi

.DOCX
5
545
68

Mô tả:

3 Cõi ( Tam giới hay còn gọi là Tam Hữu ) ...
BA CÕI SÁU NÈO CHÍN CÕI Ba cõi (Tam giới, hay còn gọi là Tam hữu), là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh. Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. Tam giới bao gồm: 1. Dục giới: Có ái dục về giới tính và những ái dục khác. Trong dục giới có những loại hữu tình sau ( 6 nẻo hay còn gọi 6 đường): Ngạ quỷ, Địa ngục, Loài người, Súc sinh, A-tu-la, Cõi trời Cõi trời ở dục giới cũng chia thành sáu cõi Thiên: * * Đao lợi hay Tam thập tam thiên * * Tứ thiên vương Dạ-ma hoặc Tu-dạ-ma thiên Đâu-suất thiên (Là nơi Bồ Tát Di Lặc đang tu tập để trở thành Phật trong tương lai) * * Hoá lạc thiên Tha hoá tự tại thiên 2. Sắc giới: Các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các thiên nhân trong cõi Thiền. Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia làm nhiều cõi thiên khác nhau. 3. Vô sắc giới: Thế ở cõi này được tạo dựng thuần túy bằng tâm thức và gồm Bốn xứ: * Không vô biên xứ * Thức vô biên xứ * Vô sở hữu xứ * Phi tưởng phi phi tưởng xứ Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể tái sinh vào bốn xứ này. Chín cõi (cửu địa – cửu hữu) chỉ là một cách phân chia khác của “ba cõi” hay“sáu nẻo”, đều chỉ cho cái vòng sinh tử luân hồi. Chín cõi ấy là: 1. Cõi của năm loài có dục vọng cùng ở chung lộn với nhau (Ngũ thú tạp cư địa). Năm loài này là: Trời cõi Dục, Người, Địa-ngục, Ngạ-quỉ, Súc-sinh. Nói cách khác, đây tức là cõi Dục, một trong ba cõi đã đề cập ở trước. 2. Cõi của chúng sinh do vì thoát li khỏi cõi Dục mà sinh niềm vui vẻ (Li sinh hỉ lạc địa – tức cõi trời Sơ-thiền của cõi Sắc). 3. Cõi của chúng sinh do vì được an trú trong thiền định mà sinh niềm vui vẻ (Định sinh hỉ lạc địa – tức cõi trời Nhị thiền của cõi Sắc). 4. Cõi của chúng sinh do vì bỏ được niềm vui có vẻ tự mãn của hai cõi trên (Sơ thiền và Nhị thiền) mà tâm ý trở nên an tĩnh hơn và có được niềm vui thanh thoát hơn (Li hỉ diệu lạc địa tức cõi trời Tam-thiền của cõi Sắc). 5. Cõi của chúng sinh do vì buông bỏ được mọi niềm vui đã có ở trên mà tâm trở nên hoàn toàn tĩnh lặng, bình đẳng, thanh tịnh (Xả niệm thanh tịnh địa – tức cõi trời Tứ-thiền của cõi Sắc). 6. Cõi của chúng sinh đã vượt khỏi cõi Sắc để an trú trong cảnh giới thiền định đầu tiên của cõi Vôsắc là Không-vô-biên-xứ (Không vô biên xứ địa). 7. Cõi của chúng sinh được an trú trong cảnh giới thiền định thứ hai của cõi Vô-sắc là Thức-vô-biênxứ (Thức vô biên xứ địa). 8. Cõi của chúng sinh được an trú trong cảnh giới thiền định thứ ba của cõi Vô-sắc là Vô-sở-hữuxứ (Vô sở hữu xứ địa). 9. Cõi của chúng sinh được an trú trong cảnh giới thiền định cao tột của cõi Vô-sắc là Phi-tưởng-phiphi-tưởng-xứ (Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa). Nhiều Phật tử đến chùa, làm việc thiện… chỉ để cầu mong được phước đức, giàu sang. Nhưng như Đức Phật đã dạy trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”: Dù chúng ta có sinh vào cõi sung sướng như cõi trời hay cao hơn nữa như ở cõi sắc và vô sắc thì vẫn như đang ở trong nhà lửa, hết phước đức lại vẫn bị đọa vào các đường xấu. Hãy cầu xin được giải thoát, cầu xin thoát khỏi sinh tử. Trong thời mạt pháp này, Đức Phật khuyên chúng ta hãy trì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Lên được cõi đó, chúng ta không còn bị luân hồi, sinh tử nữa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan