Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Asoka cuộc doi và sụ nghiệp...

Tài liệu Asoka cuộc doi và sụ nghiệp

.DOC
8
318
117

Mô tả:

I. DẪN NHẬP “ Trong lịch sử thế giới có hàng ngàn vị vua và đại đế tự xưng là ngôi cao, hoàng đế, quốc vương…họ chỉ bừng sáng trong chốc lát rồi lụi tàn. Nhưng vua A Dục vẫn tỏa sáng và tỏa sáng lấp lánh như một ngôi sao sáng, cho đến tận hôm nay”. 1 Lời nói trên của nhà sử học nổi tiếng Hoàng gia Anh H. G. wells (1866-1946), khi ông chọn ra năm nhân vật dựa trên tiêu chuẩn “đời sống và lời nói đem lại hạnh phúc cho nhân loại” để đưa vào quyển A Short Historyof the Word, viết năm 1992. Nói đến vua A Dục ( Asoka ) người ta thường dùng rất nhiều ngôn từ ưu ái dành cho vị Thánh quân này. Nhưng sự thật về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã từng có một thời gian bị lãng quên và trở thành huyền thoại qua các thư tịch bằng tiếng Phạn (Asokavada); Pali (Depavamsa, Mahavamsa, Culavamsa) và trong văn học Hán tạng (A Dục Vương Truyện, A Dục Vương Kinh)… Cho đến khi những bia ký và các sắc dụ của Vua Asoka được các nhà khảo cổ học khai quật đã đưa hình ảnh của vị Đại đế này từ huyền thoại trở thành sự thật. Đối với Phật giáo những bia ký đã chứng minh được cuộc đời của ngài chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc hoằng dương chánh pháp của lịch sử phát triển Phật giáo. Đây là lý do người viết chọn đề tài “ Cuộc Đời Vua Asoka Qua Các Bia Ký”, trong bài viết ngày, người viết xin dựa vào bốn bia ký được tìm thấy tại Shahbazagarhi (bia ký XIII), Rummidei (bia ký Lumbini), Bhahbru (Bairat) và tại Sarnath để chứng minh những điều được nêu trên, trình bày chi tiết hơn những gì vua Asoka đã làm cho Phật giáo và được tôn xưng là “ Thánh Quân Asoka” 1 H. G. wells (1866-1946), A Short Historyof the Word,1992. II. NỘI DUNG 1. Sơ lược về Vua Asoka. Asoka ( 304-232, BC), bắt đầu trị vì đất nước Ấn Độ năm 273 thuộc thế hệ thứ 3 vương triều Maurya, do ông nội là Chandragupta sáng lập, kế vị cha là Bindusara. Theo Depavamsa và Mahavamsa, hai quyển biên Niên sử của Srilanka thì việc lên ngôi của Asoka gắn liền với cuộc chiến tương tàn xảy ra giữa các anh em ông. Mahavamsa mô tả Asoka đã giết hại 99 người anh em của mình để giành ngai vàng, chỉ duy nhất người em trai cùng mẹ tên Tisya không bị giết hại. Bởi sự kiện này ông có tên gọi là Chandasoka (Asoka hung bạo). Ấn Độ dưới thời Asoka là một vương quốc to lớn, chính thể quân chủ chuyên chế trên phương diện chính trị cũng như luật pháp. Sau khi lên ngôi ông vẫn áp dụng chính sách xâm lăng nhằm mở rộng đế quốc Maurya, trong khoảng thời gian tám năm đầu sau khi lên ngôi Asoka đã đem quân đánh chiếm Kalinga thuộc vùng Orissa. Lãnh thổ của đế quốc Asoka có thể xác định dựa trên các bia kí do vua ra lệnh xây dựng, bia ký II, V, XIII, đề cập đến những quốc gia láng giềng. Xứ Kalinga sau trận chiến đẩm máu cũng đã xác nhập vào đế quốc Asoka, cũng nơi đây và chiến thắng này đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của ông. Kể từ sau trận đánh Kalinga, mọi ý đồ xâm lăng bị gạt bỏ, thay vào đó là chính sách hòa bình triệt để “tiếng trống thúc quân ngày nào nay được thay thế bởi tiếng gọi Chánh Pháp”. 2 Lịch sử bước sang một trang mới, với chủ trương “ tự thắng chính mình hơn chiến thắng người khác”, 3 Candasoka đã trở thành Dharmasoka (Asoka nhân từ), quy y Tam Bảo, thâm nhập giáo lý đạo Phật phát khởi tín tâm một lòng quy ngưỡng hành trì, áp dụng Chánh pháp vào chính sách trị quốc an dân, ghi công đầu trong việc truyền bá chánh Pháp ra nước ngoài. Những đóng góp của ông đối với Phật Giáo, các bia ký là nguồn ghi lại rất rõ. 2. Hình ảnh Dharmasoka qua các bia ký. Hiện nay người ta đã tìm thấy được 33 sắc dụ của Asoka được khắc trên đá trên vách hang động và đặc biệt trên các trụ đá mà Asoka đã chế tác và dựng lên. Trong 33 sắc dụ, khoảng hơn 20 sắc dụ được khắc lặp lại tại nhiều nơi, và khoản 10 sắc dụ khắc duy nhất một lần.4 Nội dung các sắc dụ nói lên mô hình chính trị lý tưởng của một vị quốc vương, nhấn mạnh sự thay đỗi của một con người từ hung bạo đến nhân từ. Đưa ra chính sách trị quốc vẹn toàn thực sự do dân và vì dân của một bậc Chuyển Luân Thánh Vương. Với đời 2 Thích Tâm Minh, Cuộc Đời và Sự Nghiệp, Bia Ký IV, tr 306 Pháp Cú, kệ 103 4 Lê Tự Hỷ, Đại Đế Asoka Từ Huyền Thoại Đến Sự Thật, tr 26 3 sống tâm linh, ông đưa ra một tấm gương đạo đức thấm nhuần giáo lý đạo Phật, là một Phật tử thuần tín và đóng góp đáng kể cho Phật Giáo về mọi mặt. Bia ký Shahbazgarghi ( bia ký XIII) Trong thư tịch, có rất nhiều thuyết giải thích nguyên nhân Asoka đến với Phật Giáo, bia ký này cũng ghi lại nguyên nhân Đức vua quy hướng Tam bảo “Tám năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarsi, người con yêu quý của các thần linh, chinh phục xứ Kalinga 150.000 người bị bắt làm tù binh, 100.000 người bị giết chết và hàng trăm ngàn người khác đã bỏ mạng trên chiến trường này. Sau khi chinh phục xứ Kalinga, đức Thánh thượng Priyadarsi, người con yêu quý của các thần linh, đã thực hành Chánh Pháp, yêu quý Chánh Pháp và giảng dạy Chánh Pháp. Đức Thánh thượng cảm thấy hối tiếc việc chinh phục Kalinga vì đã gây ra cảnh tàn sát chết chóc và đầy ải khổ đau đáng thương tâm cho dân chúng một xứ sở độc lập… … Đức Thánh thượng cho rằng chiến thắng cao cả nhất là chiến thắng lòng người bằng đạo đức nhân ái ( Dharma- Vijaya)…” 5 Nhà khảo cổ và học giả chuyên về bang Orissa của Ấn Độ đã nhận xét, “ không có trận chiến nào trong lịch sử Ấn Độ mà quan trọng cả về cường độ ác liệt cũng như kết quả của trận chiến Kalinga của Asoka. Không có trận chiến nào trong biên niên sử của nhân loại đã thay đổi trái tim của kẻ chiến thắng từ trái tim cố ý gây đau khổ cho người khác qua trái tim yêu thương tốt nhất như trận chiến này”. 6 Thật vậy, có trận chiến nào mà không để lại đau thương thảm khóc, hệ lụy của chiến tranh có thể nói không gì bù đắp lại được. Đối với Asoka, máu nhuộm gươm đao cùng tiếng khóc gào sau chiến trận đã đánh thức con người hung tàn trong bản thân của ông và quyết lòng sám hối, không một ai có thể giúp ông được điều này và không một triết lý nào khác hơn là trở về với Chánh Pháp. Asoka đã quyết tâm bù đắp lại những lỗi lầm của mình và sự thật lịch sử đã ghi lại và chứng minh được rằng những việc làm của ông về sau không chỉ đem lại lợi ích cho một đời mà cho cả một quá trình phát triễn văn minh nhân loại. Đó là chính sách đức trị dựa trên căn bản đạo đức Phật pháp thay cho Pháp trị dựa trên vũ lực, “ lấy tình thương xóa hận thù, lấy thiện nhân thắng hung tàn, lấy thí xả thắng xan tham, dùng chân thật thắng hư ngụy”7. Lời của bia ký này đã cho chúng ta thấy được sự quy y Phật của quốc vương Asoka là kết quả của một quá trình chuyển hóa tâm từ ác sang thiện. Trong kinh tạng Pali từng ghi lại câu chuyện tương tự Đức Phật đã giáo hóa thành công cho Angulimala một người cực ác đã quay đầu quy y tam bảo tu tập và chứng quả A La Hán. Điều này chứng minh rằng việc Asoka từ một Candasoka trở thành Dharmasoka là điều không có 5 Thích Tâm Minh, A Dục Vương cuộc đời & sự nghiệp, bia ký XIII, tr 316. Lê Tự Hỷ,Đại Đế Asoka từ huyền thoại đến sự thật, tr 109,110. 7 Pháp Cú, kệ số 223 6 gì để nghi ngờ. Angulimala theo Phật tu tập và đắc thánh quả ngay khi Đức Phật tại thế và được chính Thế Tôn giáo hóa, thế nhưng Asoka quy hướng Tam bảo cách Đức Phật hơn hai thế kỷ, cho thấy được nhân duyên ngài đến với Phật Pháp là rất lớn. Hiện rõ trong chỉ dụ này, Asoka tuyên bố thực hành Chánh Pháp (Dharma), yêu mến Chánh Pháp và giảng dạy Chánh Pháp. Nếu xem xét tất cả các chỉ dụ mà các nhà khảo cổ học tìm được thì Dharma là chữ được dùng nhiều nhất và lập đi lặp lại nhiều lần, điều này cho thấy vai trò Pháp Vương của Asoka, ông xác định thay tiếng trống trận bằng tiếng trống Pháp và xem đây là chiến thắng vinh hiễn nhất đó là Pháp thắng (Dharma-vijaya), tự đặc cho mình những điều lệ đạo đức, thực hành và bang truyền ra khắp nơi cho nhân dân nương theo. Với lòng bao dung, trí tuệ cao minh, Đức vua tìm mọi cách cho thần dân có thể chấp nhận tinh thần đạo đức mà ngài ban ra. Danh từ Dharma trong các bia ký nói lên lòng tôn kính đối với cha mẹ, các bậc trưởng thượng, các bậc tôn sư, giữ gìn các giới cấm, nêu cao đời sống phạm hạnh, thể hiện tinh thần từ bi… những gì Asoka thực hiện đều là nền tảng căn bản đạo đức của xã hội, đây cũng là mục tiêu tối hậu của đạo Phật. Bia ký Bairat số II (Bhabru) Thánh quân Asoka đã quy hướng Phật Giáo không đơn thuần như theo một tín ngưỡng, mà ngài đã đến với niềm tin bất thối cũng như học hỏi và nghiên cứu rất kỹ những giáo lý mà Thế Tôn đã truyền dạy. Bia ký Bairat đã ghi lại rất rõ điều này. Năm 1840, đội trưởng Burt phát hiện bia ký này nằm trên ngọn đồi kề bên thị trấn Bairat. Trên ngọn đồi là tàn tích va đổ nát mà sau đó Chunningghum đã tìm được những phần vỡ vụn còn sót lại của hai tu viện Phật Giáo. Nội dung bia ký: “Vua Thiên Ái Thiện Kiến, nước Ma kiệt Đà đảnh lễ Tăng già mong rằng các vị khỏe mạnh và an lạc. Như các vị đã biết, thưa tôn giả, lòng tin bất thối và lòng kính trọng của trẩm đối với Phật, đối với Pháp và đối với chư Tăng. Bất cứ điều gì thưa tôn giả được tuyên thuyết từ đấng giác ngộ tất cả điều ấy đều là thiện thuyết. Thưa tôn giả, cho phép trẩm được nói rằng điều mà trẩm tin tưởng sẽ đóng góp vào việc trường tồn của Chánh Pháp. Thưa tôn giả, những đoạnsau đây được trích từ Pháp: 1, the Vinaya-samukasa; 2, the Aly-vasas; 3, the Anagata-bhayas; 4, the muni-gathas; 5, the Moneya-suta; 6, the Upatisa-pasina; 7, the Laghulovada được Đức Phật tuyên thuyết khi ngài dạy về việc nói dối. Trẩm muốn rằng Tăng Ni trùng tụng, lắng nghe những đoạn này của Chánh Pháp và rắng sẽ ảnh hưởng đến các vị. Cũng một cách như vậy hàng cư sĩ áo trắng nam và nữ cũng nên thực hành theo. Vì mục đích đó, thưa tôn giả, Trẩm hạ chỉ được viết ra để mọi người biết được bản ý của Trẩm”.8 Từ nội dung trên cho biết niềm tin bất thối của Vua đối với Phật, chính sức mạnh vô hình của tín tâm đã khiến một Đại đế Asoka lẫy lừng, đến nơi đây thăm viếng và phủ phục đảnh lễ chư Tăng. Ngài tiếp xúc với chư Tăng với lời lẽ kính trọng của một người 8 Thích Chơn Minh, Tài liệu giảng dạy, 2017 cư sĩ ủng hộ Chánh Pháp. Hai nền tu viện đổ nát giải thích cho việc có mặt chư Tăng tại đây. Thông điệp quan trọng nhất mà bia ký này mang đến là trước đây các nhà nghiên cứu nghi ngờ hoặc không xác định được tôn giáo nào vua Asoka đã theo và ủng hộ, và có tinh thần dung hòa tôn giáo. Chính bia ký này đã lên tiếng làm đảo lộn hết những gì ghi lại trong thư tịch, chấm dứt mọi tranh luận. Bia ký này được xem là chỉ dụ riêng của vua Asoka nói chuyện với Tăng Già, chứ không phải nói chung cho thần dân. Điều đáng nói thứ hai trong bia ký này, cho thấy rằng chứng tích lịch sử kinh điển đã được kết tập và phổ thông trong quần chúng, ít nhất có đến bảy kinh được Asoka nhắc đến và xem đó là quan trọng: The Vinaya-samukasa: Luật tạng, giới kinh; The Aly-vasas: Kinh Phúng Tụng & Kinh Thập Thượng (33, 34- Trường Bộ); The Anagata-bhayas: Diệu Pháp Hỗn Loạn (Tăng Chi Bộ, chương 5 pháp); The muni-gathas: Kinh Ẩn Sĩ (Kinh Tập, chương 1, Kinh 12); The Moneya-suta: Kinh Nalaka ( Kinh Tập, chương 3, Kinh 11);The Upatisa-pasina: Kinh Sariputa (Kinh Tập, chương 4, Kinh 16); The Laghulovada: Tiểu Kinh Giáo Giới La Hầu La (61, Trường Bộ) Từ thông tin trên cho thấy Vua là một người rất am tường về giáo lý Phật, Ngài đã khéo léo chọn ra những bài kinh căn bản cho đời sống phạm hạnh của chư Tăng Ni cũng như cho hàng nam nữ cư sĩ. Vua xem đó là chuẩn mực đạo đức cần phải thực hành để thành người tốt, hơn là triết lý suông làm thế nào để thành công dân tốt trong xã hội. Đây là việc làm hết sức tiêu biểu của một Pháp Vương trong vai trò hướng dẫn và giáo dục quần chúng theo Chánh Pháp. Không chỉ riêng bia ký này mà trong bất cứ bia ký nào chúng ta cũng sẽ bắt gặp những bài học đạo đức được viết ra cho quần chúng với mục đích dẫn dắt mọi người sống theo Chánh Pháp. Niềm tin vào Chánh Pháp luôn hiện trong từng câu từng lời mà Đức Vua chỉ dụ “chúng sẽ bền lâu như mặt trăng mặt trời, để cho con cái, cháu chắc và tất cả thần dân của ta sẽ nối dõi ta theo đúng Chánh Pháp”. 9 Chính bởi niềm tin và sự trân quý Phật Pháp đã dẫn dắc Asoka sống trọn cuộc đời cho đạo pháp, có những đóng góp tích cực cho Phật Giáo Bia ký Rummindei (Lumbini) Hành hương thăm viến Phật tích là một trong những đóng góp tích cực của Đức Vua. Tháng 12 năm 1896 Tiến sĩ A. A. Fuhrer tìm thấy một trụ đá và bia ký khắc rên trụ đá này. Rummindei là tên ngày nay của Lumbini (Lâm Tỳ Ni) khu vườn nỗi tiếng nơi Đức Thích Ca đản sanh. Về địa vức của trụ đá tại Rummindei này trùng khớp với những điều trong Đại Đường Tây Vức ký của Huyền Trang. Nội dung bia ký: “ Hai mươi năm sau khi lên ngôi, vua Thiên Ái Thiện Kiến đích thân đến và đảnh lễ nơi này bởi vì Đức Thích Ca đản sinh tại đây. Ngài hạ chỉ tạo dựng một tượng con thú (con ngựa) bằng đá 9 Thích Tâm Minh, A Dục Vương cuộc đời & sự nghiệp, bia ký VII, tr 328 và một trụ đá được đặc ở đây để chỉ nơi Đức Phật đản sinh. Ngài hạ chỉ giảm thuế cho các làng Lâm Tỳ Ni và chỉ đóng một phần tám sản lượng.”10 Có thể nói vua A Dục là nhà chiêm bái Phật tích đầu tiên và là người có công để lại dấu vết về những Phật tích ấy, chính nhờ các dấu tích này mà ngày nay hàng đệ tử Phật mới biết chính xác về các Phật tích. Trong bia ký đề cập đến việc “đánh thuế” chỉ có bia ký nơi đây nói về việc miễn giảm thuế. Thu thuế là việc tất yếu của một quốc gia, để xây dựng ngân sách nhà nước, nhưng điều đáng nói trong việc thu thuế này là để phục vụ cho người dân và tất cả những việc an sinh xã hội (làm cầu đường, xây bệnh viện…). Tuy nhiên, tại Lumbini tất cả người dân được giảm thuế chỉ đóng một phần tám sản lượng. Đây không phải việc làm mang tính chất chính trị dưới hình thức tôn giáo, mà là một sự biết ơn đối với Đấng Bổn Sư người mang lại ánh sáng hào bình cho nhân loại. Vua không những tự mình biết ơn mà muốn cả người dân cũng phải ghi nhớ như vậy. Asoka đã làm sống dậy hình ảnh Thế Tôn và tinh thần từ bi của ngài như một người bất tử, muốn tất cả người dân phải nhớ rằng nhờ phước báu sống tại nơi Đức Phật đản sinh và từ lực của ngài mà họ được nhà Vua chiếu cố. Bia ký Sarnath Với lòng yêu mến Phật Pháp cùng cương vị của một quân vương, một người hộ Pháp, Asoka trực tiếp ủng hộ truyền bá Chánh Pháp đem giáo lý của Đức Phật đến với mọi tầng lớp nhân dân, góp phần tịnh hóa Tăng già, yếu tố chủ đạo trong việc làm cho Chánh Pháp trường tồn. Mùa đông năm 1904, dưới sự chỉ đạo của ông F.O.Oertel, cuộc khai quật tại Sarnath đã tìm thấy được Trụ đá của Vua Asoka cùng các hiện vật khác được đưa ra ánh sáng khảo cổ khoa học. Trụ đá được Huyền Trang ghi lại trong Đại Đường Tây Vức Ký rằng “ Sáng như Ngọc”, đánh dấu nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân lần đầu tiên. Phần dưới của trụ đá là sắc lệnh với nội dung: “ …Tăng già không thể phân chia bởi bất cứ người nào. Bất cứ Tỳ Kheo hay Tỳ kheo Ni nào chia rẽ Tăng già sẽ bị lột y( cho mặc đồ trắng) và đuổi ra khỏi tu viện ( cho ở nơi không phải tu viện). Sắc lệnh này hãy được thông báo cho Tăng đoàn lẫn Ni đoàn. Thiên Ái Thiện Kiến Vương nói như thế. Hãy để một bản sắc lệnh này trong văn phòng của Tăng già và một bản nữa cho người cư sĩ áo trắng. Những người cư sĩ áo trắng có thể đến đây vào ngày trưởng tịnh để được tăng trưởng tín tâm vào sắc lệnh này. Cũng như vậy các vị “tôn giáo quan”đến đây vào ngày trưởng tịnh để tăng trưởng tín tâm để hiểu biết sắc lệnh này. Xa cho đến nơi ở của các ngươi, hãy phái đi một vị quan của triều đình đến mọi nơi để biết và thực hành theo sắc lệnh này.”11 10 11 Thích Chơn Minh, tài liệu giảng dạy, 2017 Thích Chơn Minh, Tài liệu giảng dạy, 2017 Sắc lệnh này cùng với sắc lệnh Kausambi và Sanchi tạo thành một nhóm sắc lệnh có cùng nội dung đề cập đến vấn đề ly gián trong Tăng già. Trong sắc lệnh này, vua Asoka xuất hiện trong vai trò lãnh đạo Tăng già hay nói đúng hơn là một vị Hộ Pháp. Thời kỳ vua Asoka là thời kỳ mạnh nhất của đất nước Ấn Độ, với cương vị của một vị quốc vương việc chia rẽ là không thể chấp nhận được trên lãnh thổ cai trị của ông. Cần phải ghi nhận rằng vai trò này không phải tự Đức vua sử dụng quyền lực tối cao của một vị vua chuyên quyền độc đoán mà chỉ đơn giản là Đức vua tự nhận để thực hiện huấn thị của chính tôn giáo mà ông đang là tín đồ noi theo. Việc ra sắc lệnh và bắt buộc mọi người phải tuân thủ chứng tỏ đã có vấn đề phá hòa hợp Tăng nghiêm trọng diễn ra mang tính quốc gia. Điều này cũng được ghi lại trong Mahavamsa, về việc chư Tăng bất đồng dẫn đến tranh chấp nỗ ra ngày càng gay gắt đến độ lễ Bố Tát , Tự Tứ không được thực hiện trong vòng bảy năm. Cuối cùng có sự can thiệp của vua và đã có máu đổ trong sự kiện này. Đây cũng là nguyên nhân cho cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba. Sau đại hội kết tập Kinh điển này, Vua đã cử chín phái đoàn truyền giáo đưa Đạo Phật đến các nước lâng bang, lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo, đạo Phật được truyền ra nước ngoài chính là nhờ tâm huyết của đức vua Asoka. Như vậy sắc lệnh này không chỉ không chống trái với tinh thần khoan dung mà còn là một cột mốc quan trọng trong việc bảo vệ Chánh Pháp trường tồn, đúng như kinh Phật đã dạy “Này các Tỳ Kheo, khi các Tỳ Kheo hội họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc trong niệm đoàn kết, chúng Tỳ kheo sẽ được lớn mạnh không suy giảm”12 Tôn giáo quan (Dharma-mahamatra) được đề cập đến trong sắc lệnh này là những vị Đại thần chuyên trách tôn giáo và những vị viên chức chính quyền các cấp đảm trách công việc chăm lo đời sống tâm linh cho các tín đồ tôn giáo, quảng bá tinh thần đạo đức đến với quốc dân. Đủ để thấy được một tư duy sâu sắc trong vấn đề ủng hộ quảng bá cũng như quản lý chặt chẽ của Vua đối với tất cả các thành phần tôn giáo. Đặc biệt trên trụ đá có sắc dụ này có một tuyệt phẩm quốc gia. Sau khi Ấn Độ giành độc lập khỏi tay thực dân Anh năm 1947, các nhà lập pháp dùng biểu tượng này làm quốc huy Ấn Độ, biểu tượng “bánh xe pháp luân” được đặc giữa quốc kỳ của quốc gia. Đủ thấy uy tín của Vua Asoka ảnh hưởng ngay cả đến đời hiện đại. III. 12 KẾT LUẬN Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, Tăng Chi Bộ Kinh, Chương 7 Pháp, tr 305 Nhìn chung qua các sắc dụ, đã chứng minh Asoka là một nhân vật có sự thật lịch sử. Lịch sử ấy cho biết được những câu chuyện về ông qua các thư tịch là những câu chuyện kể dựa trên sự thật, mang màu sắc văn chương, tăng thêm tính cường điệu hóa nhằm tạo ra những bài học đạo đức làm chuẩn mực của xã hội. Cũng qua các trụ đá tìm được trên các thánh tích của Đức Phật do ngài dựng lên, mà các nhà nghiên cứu có thêm những cứ liệu lịch sử về Đức Bổn Sư. Trong bối cảnh lịch sử cách đây hơn hai mươi ba thế kỷ, Pháp mà Asoka quy định và triển khai trong các sắc dụ trên đá và trụ đá, đã mô phỏng lại một nền văn minh tiến bộ vượt bật so với lịch sử nhân loại, đồng thời phản ánh giá trị nhân bản của giáo lý Phật Đà là mẫu số chung của đạo lý nhân sinh mà đến nay chưa bao giờ bị lỗi thời lạc hậu. Hòa bình và hạnh phúc là tiêu chí tối thượng của Phật Giáo, trong lịch sử ghi lại chưa bao giờ có dấu vết đau thương chiến tranh hay tàn bạo theo sau dấu chân của các nhà truyền giáo. Đức Vua Asoka với tâm thành tín quy y tam bảo đã đáp ứng toàn bộ những tiêu chí đạo lý của tôn giáo mà ông đã quy hướng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan