Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Apache mysql php

.PDF
50
416
78

Mô tả:

apache_mysql_php
Apache & MySQL & PHP  Đặng Thành Trung 1. Giới thiệu về Apache • Là một WEB Server miễn phí được phát triển theo chuẩn mã nguồn mở. • Apache chạy được trong cả hai môi trường Linux và Windows. • Có thể download phiên bản mới nhất của Apache tại địa chỉ: http://www.apache.org • Các phiên bản 1.x và 2.x (mới nhất) khác nhau về kiến trúc. Chi tiết xin xem trong feature log. 1.1. Cài đặt Apache 2.x • Download phiên bản mới nhất RPM (.rpm) Linux Source code (.tar.bz2) Apache Program install (.msi) Windows Source code (.zip) 1.2. Cài đặt Apache 2.x (Windows) • Để cài đặt Apache trong Windows bằng chương trình cài đặt tự động, cần download chương trình này về từ website của Apache. Thông thường những chương trình dạng này sẽ không hỗ trợ giao thức https. • Quá trình cài đặt sẽ tự động sao chép tất cả các file cần thiết vào thư mục chỉ định. • Có thể sử dụng chương trình quản lý ở mức dịch vụ để start, stop, restart, reload Apache hoặc khởi động bằng tay. 1.3. Cấu hình Apache • Toàn bộ cấu hình của Apache đều được lưu dưới dạng text. • File cấu hình chính là httpd.conf nằm trong thư mục {apache_dir}\conf. Trong file này có thể chứa các khai báo include đến những file cấu hình khác. • Mỗi dòng trong file cấu hình đều mang 1 ý nghĩa – Là khoảng trắng – Là chú thích (bắt đầu bằng ký tự #) – Là khai báo (gồm từ khóa và giá trị). Từ khóa và giá trị 1.3. Cấu hình Apache (tt) • Toàn bộ tài liệu về Apache (bao gồm cả các khai báo cấu hình) đều được cài đặt (mặc định) cùng với Apache. Có thể truy cập vào tài liệu này thông qua URL (có dấu / cuối cùng) http:///manual/ • Thông thường URL trên sẽ bị vô hiệu hóa (mặc định) cho đến khi bỏ chú thích dòng “Include conf/extra/httpd-manual.conf” trong file cấu hình chính (httpd.conf) và restart lại Apache. 1.3. Cấu hình Apache (tt) • Sau đây là một số khai báo thường gặp khi cấu hình Apache: – Listen: Khai báo web server sẽ được dùng tại IP nào và cổng nào. Có thể khai báo nhiều lần – LoadModule: Khai báo các module được nạp vào khi Apache khởi động. Nên dùng để bỏ bớt các module không cần thiết hoặc nạp module do người dùng tự viết. – ServerName: Tên của server. Nếu Apache không tìm được tên của máy tính qua DNS thì khai báo này bắt buộc phải có. – DocumentRoot: Thư mục gốc của web server. Cần lưu ý đến quyền của hệ thống gán lên thư mục này đối với account dùng để chạy Apache. 1.3. Cấu hình Apache (tt) • một số khai báo thường gặp khi cấu hình Apache: – DirectoryIndex: Khai báo các file mặc định – AddDefaultCharset: Khai báo bảng mã mặc định của luồng siêu văn bản trả về cho client. – Directory: Là khai báo khối (bên trong chứa các khai báo con) dùng để định nghĩa quy tắc ứng xử của Apache đối với từng thư mục. – VirtualHost: Là khai báo khối, dùng để định nghĩa các web server ảo theo tên trên một máy tính duy nhất. – Alias: Dùng để tạo các thư mục ảo. 2. Giới thiệu về MySQL • Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu miễn phí được phát triển theo chuẩn mã nguồn mở. • MySQL chạy được trong cả hai môi trường Linux và Windows. • Có thể download phiên bản mới nhất của MySQL tại địa chỉ: http://www.mysql.com • Các phiên bản 3.x, 4x và 5.x (mới nhất) khác nhau về kiến trúc. Chi tiết xin xem trong feature log. 2.1. Cài đặt MySQL 5.x • Download phiên bản mới nhất RPM (.rpm) Linux Source code (.tar.gz) MySQL Program install (.msi) Windows Source code (.zip) 2.2. Cài đặt MySQL 5.x (Windows) • Để cài đặt MySQL trong Windows bằng chương trình cài đặt tự động, cần download chương trình này về từ website của MySQL. • Quá trình cài đặt sẽ tự động sao chép tất cả các file cần thiết vào thư mục chỉ định. • Sau khi cài đặt có thể sử dụng tiện ích cấu hình tự động để thiết lập các tham số ban đầu cho MySQL. • Tập tin cấu hình của MySQL có tên là my.ini được đặt tại thư mục {mysql_dir} là thư mục cài đặt MySQL. 2.3. Tập lệnh của mysql • Các lệnh của mysql được lưu trong thư mục {mysql_dir}\bin • Nên đưa thư mục trên vào đường dẫn PATH để có thể sử dụng lệnh trong mọi ngữ cảnh của dòng lệnh. • Sau đây là một số lệnh thường dùng – mysqld-nt: Là chương trình server để lắng nghe các yêu cầu của client. – mysql: Là chương trình client dùng để kết nối và quản trị bằng câu lệnh. – mysqldump: Là chương trình cho phép kết xuất cấu trúc và dữ liệu của các bảng trong mysql ra luồng dữ liệu dạng text. 2.4. Sử dụng lệnh mysql • Để sử dụng lệnh mysql kết nối vào một mysql server ta dùng cú pháp sau: mysql [–u ] [-p] [-h ] [-P ] • Trong đó: – u: Dùng để chỉ định người dùng khi kết nối. Mặc định trong Windows là ODBC. – p: Dùng để chỉ định là người dùng tương ứng có mật khẩu kết nối hay không. – h: Dùng để chỉ định địa chỉ (Tên hoặc IP) của mysql server cần kết nối. Mặc định là localhost. – P: Dùng để chỉ định cổng kết nối. Mặc định là 3306. 2.4. Sử dụng lệnh mysql (tt) • Sau khi kết nối thành công, có thể sử dụng các lệnh sau (kết thúc lệnh là dấu ;) để quản trị mysql server: – – – – – – – source database ; show databases use ; show tables table; desc select, insert, update, delete grant, revoke, flush, set password … • Tập đầy đủ các lệnh mysql có thể được download và tra cứu tại trang chủ của MySQL. 2.5. Bảo mật trong MySQL • Để kết nối được với mysql server, client cần có ít nhất 1 account đã được khai báo trong csdl người dùng & phân quyền của mysql server. Đây là một csdl ẩn, không được phép hiển thị trong mọi lệnh của mysql. • Tất cả dữ liệu nằm trong csdl có tên là mysql chính là ánh xạ của csdl người dùng & phân quyền. • Lưu ý, ánh xạ trên là một chiều. Tức là chỉ có chiều từ csdl mysql sang csdl người dùng & phân quyền. Tuy nhiên, không phải mỗi khi csdl mysql thay đổi thì csdl kia thay đổi theo. • Để có quyền thay đổi (thực hiện ánh xạ), người dùng cần phải có 2 quyền: grant và reload. 2.5. Bảo mật trong MySQL (tt) • CSDL mysql chứa nhiều bảng bên trong, trong đó chỉ có bảng user chứa định nghĩa về người dùng mysql. • Bảng user có khóa chính là user và host – nếu host = „‟ nghĩa là user được phép đăng nhập từ mọi host – nếu host = „%‟ nghĩa là user được phép đăng nhập từ mọi host trừ localhost – giá trị của host là khác nhau với tên và IP (nghĩa là „localhost‟ <> 127.0.0.1) • Mật khẩu của người dùng được lưu dưới dạng kết quả của hàm băm password. Để đổi mật khẩu cần dùng lệnh set password. • Bảng user cũng chứa các quyền toàn cục của người dùng. • Các bảng khác: db, tables_priv, columns_priv chứa các quyền của người dùng đối với các csdl, bảng và cột trong bảng (Sử dụng lệnh desc để biết thêm chi tiết). 2.6. Người dùng và phân quyền • Sử dụng lệnh grant để tạo người dùng: GRANT priv_type [(column_list)] ... ON [TABLE] {tbl_name | * | *.* | db_name.*} TO user@host [IDENTIFIED BY [PASSWORD] 'password'] ... [WITH GRANT OPTION...] – priv_type gồm các quyền: • • • • • • ALL [PRIVILEGES] ALTER SELECT,INSERT,UPDATE, DELETE … trong đó cần lưu ý: ALL không chứa quyền grant. 2.6. Người dùng và phân quyền (tt) • Sử dụng lệnh grant (tt): – „password‟ là mật khẩu thô, không cần dùng hàm password. Nếu là dạng băm thì có thể dùng với từ khóa PASSWORD. – Để có thể phân quyền cho một người dùng khác, người dùng đang thi hành lệnh phải có quyền grant (global) và quyền insert,update trên bảng user trong csdl mysql. – Thông thường, nếu người dùng chưa tồn tại thì grant tạo luôn người dùng mới, nếu không nó sẽ cấp quyền cho người dùng đã có (nhưng không xóa các quyền khác, để xóa cần dùng lệnh REVOKE có cú pháp như GRANT). – Một số phiên bản install của MySQL bắt buộc phải tạo người dùng bằng CREATE USER trước mới cho grant. 2.6. Người dùng và phân quyền (tt) • Sử dụng lệnh grant (tt): – Cũng trong một số phiên bản MySQL, sau khi thi hành xong lệnh grant, chỉ có csdl mysql là được cập nhật. CSDL người dùng & phân quyền thực sự của MySQL vẫn chưa được ánh xạ từ csdl mysql sang. – Để thực hiện ánh xạ trên, người dùng cần thực hiện lệnh flush privileges và phải có quyền reload. 2.6. Người dùng và phân quyền (tt) • Cập nhật trực tiếp vào csdl mysql: – Như đã nói, csdl người dùng & phân quyền của MySQL là ánh xạ trực tiếp từ csdl mysql sang. Do đó, nếu có đủ quyền, người dùng có thể insert,update,delete trực tiếp lên các bảng trong csdl mysql. Sau đó, thực hiện việc ánh xạ bằng lệnh flush privileges. – Hiệu quả của các thao tác trên tương ứng với lệnh grant. • Lưu ý: – Nếu quên mật khẩu của tài khoản root, có thể reset lại thông qua hướng dẫn về phần này tại mục “Appendix A.4.1 How to reset the root password” trong tài liệu do MySQL cung cấp tại địa chỉ http://www.mysql.com - Xem thêm -

Thư viện tài liệu trực tuyến
Hỗ trợ
hotro_xemtailieu
Mạng xã hội
Copyright © 2023 Xemtailieu - Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT
thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi tài liệu như luận văn đồ án, giáo trình, đề thi, .v.v...Kho tri thức trực tuyến.
Xemtailieu luôn tôn trọng quyền tác giả và thực hiện nghiêm túc gỡ bỏ các tài liệu vi phạm.