Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng ...

Tài liệu áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng

.PDF
94
108
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ QUYỀN ĐỀ TÀI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ QUYỀN ĐỀ TÀI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60380103 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Hƣờng HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Quyền MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG ....................................................................................................7 1.1 Khái niệm chế độ tài sản riêng của vợ, chồng .................................................7 1.1.1 Định nghĩa chế độ tài sản của vợ chồng ......................................................7 1.1.2. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng ..........................................................9 1.2. Tài sản riêng của vợ, chồng ..........................................................................10 1.2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng pháp luật xác định tài sản riêng của vợ, chồng .............................................................................................10 1.2.1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................10 1.2.1.2 Cơ sở thực tiễn .........................................................................................14 1.2.2 Đặc điểm của chế độ tài sản riêng của vợ, chồng......................................15 1.2.3. Ý nghĩa của chế độ tài sản riêng của vợ, chồng ........................................17 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................20 CHƢƠNG 2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG ....................................................................................21 2.1. Tài sản riêng của vợ, chồng ..........................................................................21 2.1.1. Tài sản mỗi bên vợ, chồng có từ trước khi kết hôn ...................................21 2.1.2. Tài sản vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân ..............................................................................................................22 2.1.3. Tài sản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng .....................................23 2.1.4. Tài sản mà vợ, chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân .........................................................................................25 2.1.5 Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng vợ, chồng .............................................................................................................................27 2.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng ................................................30 2.2.1. Chiếm hữu tài sản riêng của vợ, chồng ....................................................30 2.2.2. Sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng .........................................................32 2.2.3.Định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng .......................................................33 2.3. Thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng ......................................36 Kết luận chương 2 ....................................................................................................41 CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........42 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng. .............................................................................................................................42 3.1.1. Áp dụng chế độ tài sản riêng của vợ, chồng trong thực tiễn xét xử ..........42 3.1.1.1. Một số vụ án về tranh chấp tài sản riêng của vợ, chồng........................42 3.1.1.2. Xác định tài sản riêng của vợ chồng sau khi quan hệ hôn nhân đã kết thúc. ..50 3.1.1.3. Áp dụng tập quán để xác định tài sản riêng của vợ, chồng ...................56 3.1.2. Áp dụng chế độ tài sản riêng của vợ chồng thông qua hoạt động công chứng tại các văn phòng công chứng ..................................................................60 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật về xác định chế độ tài sản riêng của vợ, chồng ...................................67 3.2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng..............................................................................................................67 3.2.1.1. Quy định về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chông ......................67 3.2.1.2. Xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân ..............69 3.2.1.3. Xác định tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn ....................................70 3.2.1.4. Xác định tài sản riêng của vợ, chồng khi vợ hoặc chồng chết ...............71 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng .......................................................................................72 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng xét xử ....................................................................72 3.2.2.2. Nâng cao hoạt động công chứng ............................................................73 3.2.2.3. Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung ......................................................75 3.2.2.4. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật hôn nhân và gia đình ..................................................................................................75 Kết luận chương 3 ....................................................................................................77 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy gia đình là tế bào của xã hội. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, tính chất, kết cấu của gia đình có thể khác nhau. Tuy nhiên, các chức năng cơ bản của gia đình vẫn không đổi đó là chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế. Chức năng kinh tế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của mỗi gia đình nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Bởi vậy, bên cạnh việc điều chỉnh quan hệ nhân thân, pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng dành nhiều quy định điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên gia đình; giữa thành viên gia đình với các chủ thể khác trong xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, vợ, chồng ngày càng có nhu cầu thực hiện các hoạt động kinh tế độc lập, khẳng định quyền tự do định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của riêng mình. Tuy nhiên, quy định về chế độ tài sản của vợ, chồng tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam trong các giai đoạn là rất khác nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới quy định chế độ tài sản pháp định mang tính chất thay thế trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng hôn ước (không có khế ước hôn nhân), hoặc quy định vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản áp dụng cho họ, như pháp luật của các nước Pháp, Nhật Bản, Thái Lan… Tại Việt Nam, chế độ tài sản của vợ chồng đã có nhiều thay đổi, từ quy định tài sản trong gia đình chủ yếu là tài sản của người chồng trong pháp luật phong kiến, đến việc không thừa nhận vợ chồng có tài sản riêng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, cho đến chế độ tài sản của vợ chồng sau khi kết hôn là tài sản chung (chế độ cộng đồng tạo sản) trong pháp luật hôn nhân và gia đình từ năm 1986 đến nay. Pháp luật điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng vừa mang tính khách quan (phù hợp với thực tiễn quan hệ pháp luật về hôn nhân), vừa thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc định hướng xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Việt Nam đã kế thừa các quy định về tài sản chung - tài sản riêng có giá trị pháp lý về mặt thực tiễn trong 2 các văn bản về HN&GĐ tại Việt Nam từ trước đến nay, đồng thời đã bổ sung những điểm còn thiếu, hoàn thiện một số quy định còn chưa cụ thể, nhưng cũng vẫn còn nhiều điểm cần phải xem xét để điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế quan hệ hôn nhân tại Việt Nam. Đề tài “Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng” là công trình nghiên cứu nhằm làm rõ hơn pháp luật hiện hành về chế độ tài sản của vợ chồng, đánh giá kết quả đã đạt được, đưa ra những ưu điểm đã đạt được trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng và những điểm yếu cần hoàn thiện khi áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Việt Nam, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện chế độ tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thực tế, đề tài chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những đề tài được nghiên cứu tương đối phổ biến. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chế định tài sản riêng của vợ, chồng, bao gồm nhiều hình thức như các luận án, luận văn, các giáo trình, các sách chuyên khảo về mặt pháp lý, các bài tạp chí, các bài báo tại Việt Nam. Nhóm các luận văn, luận án: Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nhóm này bao gồm: Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, luận án tiến sĩ, 2005); Xác định chế độ tài sản của vợ chồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Hồng Hải, luận văn thạc sĩ, 2002); Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Lã Thị Tuyền, luận văn thạc sĩ, 2014), Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Nguyễn Thị Huyền, luận văn thạc sỹ, 2016)… Các công trình này hoặc có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong vấn đề tài sản vợ chồng, hoặc chỉ giải quyết một khía cạnh nhỏ trong chế định chia tài sản chung của vợ chồng. Cũng đã có công trình nghiên cứu gần như toàn diện về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, nhưng thực sự chưa bắt kịp sự thay đổi và luôn chuyển biến của chế độ tài sản vợ chồng, hay cụ thể hơn, chưa chỉ ra được những điểm cần thiết đối với chế độ tài sản riêng của vợ, chồng tại Việt Nam hiện nay. 3 Nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảo: Trong nhóm này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000 (Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam (Nguyễn Ngọc Điện, 2002, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư pháp, 2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2014), Hướng dẫn học tập - tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Tiến sĩ Ngô Thị Hường, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Tiến sĩ Bùi Thị Mừng, Nxb Lao động, 2015) ... Trong các cuốn sách trên, việc áp dụng pháp luật trong chế độ tài sản của vợ chồng đã được nghiên cứu một cách tổng thể, đã phân định rõ chế định tài sản riêng, chế định chia tài sản chung của vợ chồng, nhưng về cơ bản vẫn chỉ dừng ở mức độ phân tích một cách chung chung, có tính chất tổng quát, chứ không phân tích một cách chuyên sâu và cụ thể, chưa thể nêu hết tất cả những điểm bất cập của việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn đối với chế độ tài sản của vợ chồng. Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: Có thể kể đến một số bài như Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Nguyễn Hồng Hải, 2003, Tạp chí Luật học, số 5); Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Nguyễn Phương Lan 2002, Tạp chí Luật học, số 6), Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Tạp chí Luật học số 4/2015); Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình và thực tiễn giải quyết (Thu Hương - Duy Kiên, Tạp chí Tòa án nhân dân số 5,6/2013), Một số vấn đề liên quan về chia tài sản chung (Đặng Mạnh Cẩm Yến, TAND quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10, 2013); Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam (Bùi Minh Hồng - Tạp chí Luật học số 11, 2009). 4 Các bài viết này thường phân tích rất sâu một vấn đề trong chế định tài sản riêng hoặc chế định chia tài sản chung vợ chồng. Do tính chất của một bài viết nghiên cứu, các tác giả chỉ đề cập đến một khía cạnh hoặc một trường hợp cụ thể liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng mà không thể phân tích toàn diện các khía cạnh của chế định này. Khi đề cập đến các bài viết trên báo, tạp chí, các công trình luận văn, luận án và các sách giáo trình, sách chuyên khảo, điểm cơ bản nhất có thể nhận thấy là các tác giả đã thực hiện nghiên cứu dựa trên quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về mặt pháp lý đối với việc áp dụng pháp luật nêu trên. Một số công trình nghiên cứu, cũng đã có dẫn chiếu, liên hệ thực tiễn áp dụng một số quy định pháp luật. Tuy nhiên, sự liên hệ, phân tích đó chỉ có tính chất minh họa cho một số trường hợp cụ thể mà chưa có sự soi chiếu một cách tổng thể, toàn diện tất cả các khía cạnh của chế định tài sản của vợ chồng vào thực tiễn. Do vậy, các công trình nghiên cứu trên so với đề tài của luận văn này là hoàn toàn không có sự trùng lắp về mặt nội dung. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn “Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng” có mục đích nghiên cứu cơ bản là chỉ ra những điểm còn chưa hoàn thiện trong việc áp dụng pháp luật xác định tài sản riêng của vợ, chồng tại Việt Nam hiện nay và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện những vấn đề còn chưa đầy đủ, rõ ràng tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, giải pháp đưa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được áp dụng ở mức độ cao hơn trong cuộc sống thực tế. Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình nghiên cứu: Một là, khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, chế định tài sản riêng của vợ, chồng tại Việt Nam; Hai là, phân tích quy định xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, làm sáng tỏ các vấn đề về cơ sở pháp lý, nguyên tắc xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 5 Ba là, đánh giá những điểm mới, thành tựu đạt được trong việc áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 so với quá trình áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam trước đây, chỉ rõ những điểm hạn chế, chưa hoàn thiện và đề xuất giải pháp khắc phục các điểm hạn chế đó đối với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu luận văn “Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng” là nghiên cứu việc áp dụng các quy định pháp luật về xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành theo chế độ tài sản luật định, đánh giá những khó khăn, vướng mắc còn phát sinh, qua đó phân tích và đưa ra một số nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng trên thực tế. Luận văn có nêu một số vấn đề theo chế độ tài sản thỏa thuận nhưng chỉ dừng lại ở nghiên cứu cơ bản. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; - Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp xã hội học. 6. Những điểm mới của luận văn Luận văn “Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng” có một số điểm mới như sau: - Khái quát một số vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng, về tài sản riêng của vợ, chồng, về điểm mới trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam khi xác định tài sản riêng của vợ, chồng. - Đưa ra và đánh giá vụ việc cụ thể về việc áp dụng pháp luật xác định tài sản riêng của vợ, chồng tại Việt Nam, chỉ ra được những thuận lợi, vướng mắc khi áp dụng pháp luật hiện hành để xác định tài sản riêng của vợ, chồng. - Phân tích và chỉ ra một số điểm hạn chế cũng như kiến nghị giải pháp áp dụng trên thực tế để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, tiến tới hoàn thiện quy 6 định pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng song song với mức độ phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt khoa học, luận văn “Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng” đã tổng hợp lại một số vấn đề lý luận về tài sản riêng của vợ, chồng, tổng hợp lại các quy định của pháp luật Việt Nam về tài sản riêng của vợ, chồng, từ đó đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như chỉ ra những mặt hạn chế, đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Do vậy, luận văn “Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng” có thể là tài liệu để tham khảo cho các công trình nghiên cứu khác có cùng nội dung, cũng như có thể là một phần đóng góp trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật Việt Nam khi quy định về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng và là tài liệu nghiên cứu, học tập... Về mặt thực tiễn, luận văn “Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng” sẽ là tài liệu quan trọng đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là các cặp vợ chồng (hoặc sẽ là vợ chồng trong tương lai) khi muốn tìm hiểu pháp luật Việt Nam hiện đang quy định những gì về chế độ tài sản của vợ chồng, nắm rõ quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ hoặc của chồng đối với tài sản riêng của họ trong và sau thời kỳ hôn nhân. Từ đó, luận văn “Áp dụng pháp luật trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng” sẽ góp phần phổ biến pháp luật một cách sâu rộng hơn, góp phần không nhỏ trong định hướng xây dựng gia đình Việt Nam dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững; là tài liệu tham khảo đối với những người làm công tác thực tiễn như luật sư, thẩm phán... 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật Việt Nam Chương II: Chế độ tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành Chương III: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản riêng của vợ, chồng 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG 1.1 Khái niệm chế độ tài sản riêng của vợ, chồng 1.1.1 Định nghĩa chế độ tài sản của vợ chồng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn đã thể hiện quan điểm lập pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Cụ thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người thân thích ruột thịt khác và giữa các chủ thể nêu trên với người thứ ba ngay tình, nhằm hướng tới việc xây dựng và duy trì một nền tảng gia đình tốt trên cơ sở sự tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể tham gia. Trong đó, yếu tố tài sản đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mình, khi từ tài sản riêng của các cá nhân khác nhau, đã chuyển đổi thành tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Chế định điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng chính là một trong những chế định quan trọng và cơ bản nhất của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Khi đề cập đến vấn đề chế độ tài sản của vợ chồng, trước tiên, cần xác định tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Ngoài ra, khoản 2 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng xác định: "Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Thứ hai, cần xác định chủ thể của chế độ tài sản của vợ chồng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn". Xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ 8 thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Về định nghĩa, chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định. Việc xác định chế độ tài sản của vợ chồng tạo điều kiện định hướng hành vi ứng xử của vợ chồng đối với tài sản, là cơ sở pháp lý để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là cơ sở để đảm bảo nhu cầu đời sống chung của vợ chồng, của các thành viên trong gia đình và là căn cứ để phân định quyền lợi giữa vợ chồng và bên thứ ba. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Trong đó, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, và các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là đạo luật đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong quan điểm lập pháp của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về chế độ tài sản của vợ chồng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã quy định các nguyên tắc chung áp dụng cho chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng, của các thành viên trong gia đình và của người thứ ba ngay tình. 9 1.1.2. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã chú trọng thay đổi những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng gồm có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng. Đó là chế độ tài sản theo luật định và chế độ tài sản theo thỏa thuận. - Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được quy định tại các điều từ 33 đến 46 và từ điều 59 đến điều 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định có quy định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, ngoài ra còn có quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Điểm cần lưu ý đó là tài sản của vợ chồng nếu không phải là tài sản riêng thì thường được xem là tài sản chung, nếu trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (tài sản riêng bao gồm tài sản mà họ có trước khi kết hôn, thừa kế riêng, tặng cho riêng, và tài sản riêng khác). Nếu tài sản chung mà pháp luật bắt buộc phải đăng ký thì phải ghi tên cả hai vợ chồng, nếu không ghi đầy đủ cả tên của vợ và chồng thì nếu có tranh chấp, bên nào cho rằng đó là tài sản riêng thì phải chứng minh. Chế độ tài sản theo luật định quy định tài sản riêng khác của vợ chồng còn là quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ, tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền, khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng được nhận theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản gắn liền với thân nhân của vợ chồng. - Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đây có thể xem là quy định hoàn toàn mới so với luật cũ. Luật mới thể hiện chế định này một cách rõ ràng hơn, cụ thể vợ chồng có thể xác lập tài sản riêng từ trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng, chứng thực. Chế độ tài sản riêng của vợ, chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. 10 1.2. Tài sản riêng của vợ, chồng 1.2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng pháp luật xác định tài sản riêng của vợ, chồng 1.2.1.1 Cơ sở lý luận a) Cơ sở về quyền sở hữu tài sản riêng của cá nhân: Trong kinh tế chính trị, sở hữu là một phạm trù cơ bản dùng để chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Phạm trù sở hữu là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải, có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Trên thực tế, có nhiều loại hình sở hữu khác nhau như: sở hữu tập thể, sở hữu Nhà nước, sở hữu cá nhân. Về mặt pháp luật, quyền sở hữu bao gồm cả ba quyền sau đối với tài sản: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, trong đó quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ tài sản/tiêu sản trong tay, quyền sử dụng có thể hiểu là việc tự do sử dụng tài sản/tiêu sản theo ý muốn, và quyền định đoạt là quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy hoặc bất kỳ hình thức nào khác tác động lên tài sản. Người chủ sở hữu (có thể là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác) sẽ có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền quyết định tài sản. Trên thực tế, khi người chủ sở hữu một tài sản nào đó cho tổ chức hoặc cá nhân khác mượn hoặc thuê tài sản nào đó cho tổ chức hoặc cá nhân khác, cá nhân đó có hai quyền: quyền chiếm hữu và quyền sử dụng, còn quyền định đoạt vẫn nằm trong tay của chủ sở hữu. Theo đó, các tổ chức hoặc cá nhân này không có quyền định đoạt (như bán, tặng, cho, để lại thừa kế, phá hủy…) đối với tài sản của người chủ sở hữu (là người có tài sản cho thuê, cho mượn). Tại Việt Nam, trải qua các giai đoạn từ thời kỳ phong kiến cho đến nay, bên cạnh việc sở hữu công, quyền sở hữu tài sản của cá nhân luôn được tôn trọng, bao gồm cả tài sản là tư liệu lao động, tài sản có được do kinh doanh thương mại, hoa lợi, lợi tức từ tài sản của cá nhân và bất kỳ hình thức tài sản nào khác. Bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê đã có một số điều khoản quy định rõ về việc thừa nhận chế độ ruộng đất thuộc sở hữu cá nhân và bảo vệ như: Cấm xâm lấn ruộng đất của người 11 khác (Điều 357), cấm nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất của lương dân (Điều 370); cấm tá điền tranh chấp ruộng đất của chủ (Điều 356); cấm bán trộm ruộng đất của người khác (Điều 382). Quyền sở hữu cá nhân cũng được thừa nhận và bảo vệ trong Hoàng Việt luật lệ thời nhà Nguyễn. Sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 8/11/1946, bản Hiến pháp mới đã được thông qua thì các nguyên tắc về quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong đó có quyền sở hữu của công dân đã được pháp luật thừa nhận, do đó, quyền sở hữu tài sản riêng của cá nhân đã trở thành quyền hiến định. Điều 12, Hiến pháp 1946 đã quy định “quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Kế tiếp Hiến pháp năm 1946, các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và mới nhất là Hiến pháp năm 2013, quyền sở hữu tài sản của cá nhân được Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bảo đảm, như khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ". Do vậy, hệ thống pháp luật đang có hiệu lực của Việt Nam phải cụ thể hóa Hiến pháp và bảo đảm sở hữu riêng của công dân. Điều này được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2015 tại Mục 2 Chương XI, Phần thứ hai - Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, từ Điều 163 đến Điều 170. Điều 205 và 206 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân là một phần trong sở hữu riêng, tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị, cũng như chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật. Theo luật định, sự kiện kết hôn không làm mất đi quyền sở hữu tài sản riêng của người vợ và người chồng. Như vậy, việc quy định vợ chồng có tài sản riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vợ chồng có thể sử dụng tài sản thuộc sở hữu riêng phục vụ cho nhu cầu của mình với bất kỳ mục đích nào miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội mà không cần phải có sự đồng ý của người còn lại, phù hợp với quy định bảo vệ quyền sở hữu tài sản riêng của cá nhân trong hệ thống pháp luật Việt Nam. b) Cơ sở về quyền bình đẳng của phụ nữ 12 Bình đẳng được coi là hòn đá tảng của hòa bình, ổn định, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, trong lịch sử và ngày nay, ở hầu khắp các khu vực trên thế giới vẫn tồn tại ba hình thức bất bình đẳng chủ yếu, đó là: bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới. Xét riêng về bình đẳng giới, cựu Tổng thư kí Liên Hợp Quốc B. Ga - Li đã từng nhận định: “phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại nhưng chưa có quốc gia nào trên thế giới đối xử với phụ nữ một cách bình đẳng”. Ở Việt Nam, trong suốt thời kỳ phong kiến, rồi đến thời kỳ Pháp thuộc, với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã làm cho địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội hết sức thấp kém, thuyết “tam tòng” như sợi dây trói buộc người phụ nữ, cuộc sống của họ bị phụ thuộc vào người cha, người chồng, thậm chí là con trai. Họ không có bất cứ quyền hành nào ở gia đình và xã hội. Cách mạng tháng Tám thành công đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta. Nhân dân ta từ những người nô lệ lầm than trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân cả nước đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người đã mở đầu bản tuyên ngôn bằng câu nói bất hủ trích trong bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776: “tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Đây chính là cơ sở lý luận đầu tiên để khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới. Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua, trong đó, điều 9 quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Các bản hiến pháp sau này của Nhà nước ta, dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển Hiến pháp 1946 đều quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ. Hiến pháp 1959 quy định: “phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” (Điều 24). Đến Hiến pháp 1980, quyền bình đẳng của phụ nữ tiếp tục được ghi nhận trong điều 63: “phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) một lần nữa đã khẳng định quyền bình đẳng của người phụ nữ khi quy định: “công dân nam và nữ có quyền 13 ngang nhau về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ…” (điều 63). Tại Hiến pháp năm 2013 bản hiến pháp đang có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, quyền bình đẳng của người phụ nữ đã được ghi nhận tại Điều 26: "1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới." Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định tại Điều 17 như sau: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan." Nếu như trước đây, người phụ nữ không có vai trò gì trong gia đình và hoàn toàn phụ thuộc vào người cha, người chồng hay con trai thì ngày nay, người phụ nữ đã được xã hội nhìn nhận là có vai trò, địa vị bình đẳng như nam giới và được pháp luật bảo vệ. Khái niệm bình đẳng ở đây được hiểu theo hai khía cạnh. Thứ nhất, bình đẳng là sự ngang nhau về các quyền và nghĩa vụ trong gia đình. Thứ hai, quyền bình đẳng còn được thể hiện ở việc hôn nhân không làm cho vợ chồng hòa nhập về mặt tư cách pháp lý. Mỗi người với tư cách là cá thể độc lập đều có năng lực pháp luật và năng lực hành vi riêng, được giữ lai lịch pháp lý riêng của mình, không bị phụ thuộc hay triệt tiêu quyền và nghĩa vụ hay tên họ. Khác với quy định pháp luật thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc, nhằm thiết lập một trật tự gia đình, trong đó, người chồng giữ vị trí chủ gia đình, giữ vị trí bảo hộ đối với người vợ, hạn chế quyền tự do tham gia các giao dịch, ký kết hợp đồng của người phụ nữ khi đã kết hôn; ngày nay, để giải phóng phụ nữ khỏi những bất công này, Đảng và Nhà nước chủ trương xóa bỏ bất bình đẳng giữa vợ và chồng, thừa nhận, đề cao và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ ở tất cả các lĩnh vực như nhân thân, tài sản, văn hóa, 14 chính trị…Muốn như vậy, trước hết cần phải bảo đảm quyền lợi về tài sản giữa vợ chồng trong gia đình. Như vậy, cơ sở pháp lý quan trọng để ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng đó chính là sự ghi nhận quyền bình đẳng của người phụ nữ đối với nam giới trong gia đình và xã hội trong Hiến pháp và các văn bản luật khác, đặc biệt là tại Luật Hôn nhân và gia đình. 1.2.1.2 Cơ sở thực tiễn Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013: "1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.". Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với tư cách là công dân, vợ, chồng trước khi kết hôn bằng sức lao động và nghề nghiệp của mình có thể tạo ra được khối lượng tài sản lớn hoặc có thể tặng, cho, thừa kế riêng những tài sản có giá trị như: xe máy, quyền sử dụng đất, nhà cửa… Những tài sản này được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân và không thể coi là tài sản chung của vợ chồng nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng, đó là tài sản chung hợp nhất. Điều đó là phù hợp với điều kiện về phát triển kinh tế - xã hội thời bấy giờ; đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên, quy định như vậy đã dẫn đến một số quan hệ hôn nhân được xác lập chỉ nhằm vào tài sản, tiền bạc của nhau chứ không dựa trên cơ sở tình cảm, tình yêu tự nguyện nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời để theo kịp với phong trào giải phóng phụ nữ đang ngày càng phát triển, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, năm 2000 và mới nhất là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Bên cạnh đó, việc quy định tài sản riêng sẽ giúp cho mỗi bên giải quyết tốt vấn đề tế nhị như giúp đỡ bà con, bạn bè, đùm bọc người thân những lúc khó khăn mà vẫn giữ vẹn toàn tình nghĩa vợ chồng, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Thực tế cho thấy, nếu không quy định vợ chồng có quyền sở hữu tài sản riêng, đôi khi vợ hoặc chồng muốn giúp đỡ gia đình, bạn bè của mình nhưng không được sự 15 đồng ý của người còn lại, dẫn đến tình trạng vợ chồng có mâu thuẫn, xích mích với nhau. Đồng thời, việc ghi nhận tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng sẽ bảo đảm quyền tự do thể hiện ý chí, quyền tự định đoạt của người chủ sở hữu tài sản khi để lại thừa kế hay tặng, cho tài sản của mình. Tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.". Khoản 1 Điều 44. về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định: "1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung." Trong một số trường hợp, khi sử dụng tài sản riêng đối với công việc kinh doanh buôn bán, vợ chồng cần phải chớp thời cơ để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, liên quan tới “vốn liếng” mà người vợ hoặc người chồng không đủ để dùng vào công việc đầu tư, kinh doanh, buôn bán; khi sử dụng tài sản chung, phía người vợ hoặc người chồng kia lại không đồng ý. Do đó, vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án hoặc tự thỏa thuận với nhau chia tài sản chung để lấy tài sản riêng đó sử dụng vào mục đích kinh doanh của mìn. Khi thua lỗ dẫn đến phá sản, trước hết người vợ hoặc chồng phải lấy tài sản riêng của mình để chịu trách nhiệm về tài sản. Chỉ khi nào tài sản riêng không đủ mới lấy tài sản của người đó trong khối tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ. Như vây, quyền lợi của mỗi bên vợ chồng cũng như của những người có liên quan được bảo đảm. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực cũng đang còn tồn tại những vấn đề tiêu cực, một trong số đó là tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Có nhiều gia đình, vợ hoặc chồng sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện ma túy… dẫn đến phá tán tài sản. Khi tài sản riêng không đủ đáp ứng các nhu cầu của họ, họ có thể lấy cả tài sản của người kia để tiêu dùng. Quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng để nhằm bảo vệ lợi ích về tài sản của vợ hoặc chồng, tránh bị người kia xâm hại… 1.2.2 Đặc điểm của chế độ tài sản riêng của vợ, chồng Tài sản riêng của vợ chồng là một chế định quan trọng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cùng với chế định về chế độ tài sản chung của vợ, chồng tạo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất