Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân các cấp ở tỉ...

Tài liệu Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh hà tĩnh

.PDF
109
53
101

Mô tả:

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND, đánh giá thực trạng ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HÀ MY ¸P DôNG PH¸P LUËT GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP §ÊT §AI T¹I ñY BAN NH¢N D¢N C¸C CÊP ë TØNH Hµ TÜNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HÀ MY ¸P DôNG PH¸P LUËT GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP §ÊT §AI T¹I ñY BAN NH¢N D¢N C¸C CÊP ë TØNH Hµ TÜNH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CẢNH QUÝ HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn bảo đảm tính chính xác, trung thực, tin cậy. Tôi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hà My MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình vẽ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP ................................................................................... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân các cấp ............................. 8 1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai ................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai ............................................. 11 1.1.3. Khái niệm áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân ....................................................................................... 14 1.1.4. Đặc điểm áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân các cấp .......................................................................... 18 1.1.5. Vai trò của áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp .......................................................................... 22 1.2. Nguyên tắc, nội dung và các giai đoạn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ................ 26 1.2.1. Nguyên tắc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp .......................................................................... 26 1.2.2. Nội dung áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp .......................................................................... 28 1.2.3. Các giai đoạn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp .................................................................... 31 1.3. Các điều kiện bảo đảm áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ..................................... 37 1.3.1. Điều kiện pháp luật ............................................................................. 37 1.3.2. Điều kiện chính trị .............................................................................. 38 1.3.3. Điều kiện con ngƣời ........................................................................... 39 1.3.4. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính .......... 40 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở TỈNH HÀ TĨNH ............................................... 43 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh ......... 43 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh có ảnh hƣởng tới việc giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp ................................................................................................ 43 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân các cấp và bộ máy cơ quan tham mƣu quản lý đất đai ở tỉnh Hà Tĩnh .......................................... 47 2.1.3. Tình hình tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh ................................................. 50 2.2. Thực trạng của hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh ........... 53 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh và nguyên nhân ................. 53 2.2.2. Những hạn chế trong áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh và nguyên nhân ...... 63 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 72 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở TỈNH HÀ TĨNH .................. 73 3.1. Quan điểm áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh ................................. 73 3.1.1. Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải quán triệt các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về giải quyết tranh chấp đất đai.......................................................................................... 73 3.1.2. Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp ...... 77 3.1.3. Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải chú trọng đề cao vai trò của công tác hòa giải ................................................................................. 78 3.1.4. Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải bảo đảm giữ vững ổn định trật tự xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................... 79 3.2. Giải pháp đảm bảo áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh .................... 79 3.2.1. Nhóm giải pháp chung........................................................................ 79 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho tỉnh Hà Tĩnh ........................................... 86 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADPL: Áp dụng pháp luật QPPL: Quy phạm pháp luật UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tình hình hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 54 Tổng hợp số tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2017 56 Tổng hợp số tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2019 57 Tên hình Trang Bảng 2.2 Bảng 2.3 Số hiệu Hình 2.1 Vị trí địa lý tỉnh Hà Tĩnh 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và các sinh vật khác trên trái đất. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xƣơng máu cải tạo, bảo vệ để đƣợc vốn đất đai nhƣ ngày nay. Chính vì vậy, đất đai là vấn đề quan trọng luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm và pháp luật về vấn đề đất đai. Hiện nay ở Việt Nam, tranh chấp đất đai là một hiện tƣợng phổ biến trong xã hội, đặc biệt khi nƣớc ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị. ADPL để giải quyết tranh chấp đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Trong cả nƣớc cũng nhƣ ở tỉnh Hà Tĩnh, ADPL giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến nhiều vấn đề của xã hội; nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những phản ứng không chỉ của một cá nhân, mà là của nhiều ngƣời; nếu có sự tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ dễ gây nên những tác động xấu đối với xã hội. Việc ADPL giải quyết tranh chấp đất đai dứt điểm, có tình, có lý,… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nƣớc nói chung và ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Thông qua việc ADPL giải quyết tranh chấp đất đai, pháp luật đất đai phát huy đƣợc vai trò trong đời sống xã hội, Nhà nƣớc điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nƣớc và của xã hội, đồng thời giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về đất đai. Ở Việt Nam hiện nay dƣới góc độ lý luận mới có một số công trình 1 nghiên cứu về ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác, nhƣng chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống để làm nền tảng lý luận cho việc ADPL giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND các cấp trong cả nƣớc nói chung và ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Về mặt thực tiễn, trong những năm gần đây, một số lƣợng đáng kể các vụ tranh chấp đất đai đã đƣợc UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh ADPL giải quyết, đã bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia các quan hệ đất đai, đƣợc xã hội đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, số vụ tranh chấp đất đai ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng, thực tế này cho thấy hoạt động ADPL trong giải quyết các tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn có những bất cập, nhiều khi chƣa thực sự đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Những hạn chế, bất cập có nhiều lý do khác nhau nhƣ yếu tố pháp luật, yếu tố xã hội, yếu tố lịch sử, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ở tỉnh Hà Tĩnh. Việc nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về hoạt động ADPL của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh trong giải quyết tranh chấp đất đai và đề xuất những kiến nghị đảm bảo ADPL giải quyết tranh chấp đất đai để nâng cao chất lƣợng giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND ở tỉnh Hà Tĩnh là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh” để nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và ADPL trong 2 giải quyết tranh chấp đất đai của UBND nói riêng đã đƣợc giới khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài nhƣ:  Sách chuyên khảo “Lịch sử pháp luật đất đai Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, tác giả TS. Nguyễn Cảnh Quý (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị – Hành Chính, Hà Nội, năm 2010.  Sách chuyên khảo “Kỹ năng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam”, tác giả Doãn Hồng Nhung (chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014;  Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Cảnh Quý: “Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai ở Việt Nam”, năm 2001;  Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Xuân Thân: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, năm 2004;  Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thanh Thủy: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội”, năm 2009;  Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hảo: “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai”, năm 2014;  Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Huy Cẩn: “Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự”, năm 2014;  Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đỗ Thị Vân Phƣơng: “Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Toà án (Qua thực tiễn thành phố Đà Nẵng)”, năm 2012;  Bài viết “Một vài suy nghĩ về những quy định chung trong ph n chuyển quyền sử dụng đất, th m quyền giải quyết và hướng xử l một vài tranh chấp chuyển quyền sử dụng đất được quy định trong ộ luật ân sự năm 2005”, tác giả Trần Duy Lƣợng, Tạp chí Tòa án nhân dân, năm 2006; 3  Bài viết “Giải quyết tranh chấp liên quan đến đứng tên giùm - từ l luận đến thực tiễn”, tác giả Châu Thị Khánh Vân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 19, tháng 10/2018;  Bài viết “Loại tranh chấp đất đai nào phải qua thủ tục hòa giải cơ sở”, tác giả Phan Gia Ngọc, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 18, năm 2009;  Bài viết “Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam”, tác giả Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, năm 2001;  Bài viết “ àn về khái niệm tranh chấp đất đai”, tác giả Lƣu Quốc Thái, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 02(33), 2006;  Bài viết “ àn về các dạng tranh chấp đất đai”, tác giả Trần Thị Hồng Trinh, Tạp chí Viện kiểm sát, năm 2012;  Bài viết "Một vài suy nghĩ về tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến chính sách cải tạo của nhà nước", tác giả Tƣởng Duy Lƣợng, Tạp chí Toà án nhân dân, năm 2008;  Bài viết “Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo tố tụng dân sự ở nước ta hiện nay”, tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải, Tạp chí Toà án nhân dân, tháng 03/2019;  Bài viết “Giải quyết tranh chấp đất đai, đòi đất cho mượn, cho ở nhờ”, tác giả Kim Quỳnh, Tạp chí Toà án nhân dân, tháng 06/2019. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về ADPL giải quyết tranh chấp đất đai đã đƣợc các tác giả đề cập đến, những kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho lý luận chung những nội dung với giá trị khoa học nhất định. Các công trình nghiên cứu này tiếp cận dƣới góc độ lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai, ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, tuy nhiên cho đến nay, chƣa có một công trình nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống dƣới góc độ Luật kinh tế vấn đề ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ở tỉnh Hà Tĩnh. 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND, đánh giá thực trạng ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận về ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND, trong đó xây dựng khái niệm ADPL, phân tích đặc điểm, vai trò, nội dung và các điều kiện đảm bảo ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó nêu lên những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân. - Xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm đảm bảo ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quan hệ pháp luật trong hoạt động ADPL giải quyết các tranh chấp đất đai nói chung và tại UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, chỉ ra những điểm bất cập và phân tích nguyên nhân, từ đó đƣa ra giải pháp cụ thể cho từng vấn đề. 4.2. Phạm vi nghiên cứu ADPL đƣợc giới hạn trong phạm vi giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh, không đề cập đến việc ADPL 5 trong giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan liên quan khác và tại các địa phƣơng khác. Đối với thực tiễn áp dụng, luận văn khảo sát số liệu của UBND ở tỉnh Hà Tĩnh trong khoảng thời gian 05 năm gần đây (từ năm 2015 đến năm 2019). 5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu - Những vấn đề mang tính lý luận về ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND. - Thực trạng ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ở tỉnh Hà Tĩnh. - Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt là đề xuất các giải pháp để đảm bảo ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ở tỉnh Hà Tĩnh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện bởi phƣơng pháp luận của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác-Lê nin, kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân tích và tổng hợp, lịch sử so sánh và các phƣơng pháp hiện đại khác nhƣ thống kê luật học, điều tra xã hội học… 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Lần đầu tiên, luận văn xây dựng đƣợc khái niệm và phân tích đƣợc đặc điểm, quy trình ADPL của UBND, đồng thời xác định vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hƣởng đến ADPL của UBND nói chung và UBND ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Luận văn đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Hà Tĩnh và nguyên nhân phát sinh các tranh chấp, từ đó phản ánh đƣợc tính phức tạp, ƣu điểm và hạn chế trong thực tiễn ADPL để giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. 6 Luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp đảm bảo ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về hoạt động ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển lý luận phục vụ yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND nói chung và UBND ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, đào tạo. Nội dung của luận văn cũng góp phần xây dựng kỹ năng cho những ngƣời đang trực tiếp làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và các cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh Chương 2: Các yếu tố ảnh hƣởng và thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Quan điểm và giải pháp đảm bảo áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân các cấp 1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu, nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đƣợc Nhà nƣớc giao, giữa các tổ chức, cá nhân có thể phát sinh bất đồng, mâu thuẫn với nhau hoặc với chủ thể khác và dẫn tới tranh chấp. Không chỉ đối với đất đai, trong thực tiễn cuộc sống còn tồn tại nhiều loại tranh chấp khác nhau, do các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật không phải lúc nào cũng có chung quan điểm hay cùng một cách tiếp cận về các vấn đề trong quan hệ pháp luật, vì thế sẽ dẫn đến những bất đồng, xung đột hay những mâu thuẫn nhất định. Tùy vào từng lĩnh vực, loại quan hệ, có thể có nhiều loại tranh chấp khác nhau, chẳng hạn: tranh chấp dân sự, tranh chấp trong kinh doanh, thƣơng mại,… Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Trƣớc khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, thuật ngữ tranh chấp đất đai đã đƣợc sử dụng tại Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 và trong một số văn bản pháp luật có liên quan của các cơ quan Nhà nƣớc, nhƣng chƣa đƣợc giải thích chính thức, mà chủ yếu đƣợc hiểu qua các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, các tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 ra đời lần đầu tiên đã định nghĩa tại Khoản 26, Điều 4: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” [30, Điều 4, Khoản 26]. 8 Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục giữ nguyên cách quy định nhƣ trên, chỉ có sự thay đổi về cách sử dụng thuật ngữ: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” [30, Điều 3, Khoản 24]. Từ thực tế và lý luận cho thấy tranh chấp đất đai đƣợc hiểu là tranh chấp quyền sử dụng đất đối với diện tích đất cụ thể giữa các chủ thể trong hoạt động quản lý và sử dụng đất. Ví dụ nhƣ tranh chấp ai là ngƣời có quyền sử dụng đất với toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất, tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề, tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho ngƣời khác mƣợn sử dụng mà không trả lại,…). Từ khái niệm về tranh chấp đất đai, có thể nhận diện loại tranh chấp này dựa trên một số đặc trƣng cơ bản sau: Thứ nhất, về bản chất pháp lý, tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân. Nhƣng đây không phải là những bất đồng, mâu thuẫn nói chung mà là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Điều này có nghĩa là tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn liên quan đến những việc ngƣời sử dụng đất đƣợc làm và những việc không đƣợc làm hoặc phải thực hiện do pháp luật quy định trong quá trình sử dụng đất. Hay nói cách khác, đối tƣợng của tranh chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đất đai giữa các chủ thể. Thứ hai, về chủ thể của tranh chấp đất đai, do chế độ sở hữu đất đai ở nƣớc ta là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản l ” [30, Điều 4], ngƣời sử dụng đất (bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cƣ; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài) chỉ có quyền sử dụng đất khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là ngƣời sử dụng đất, bao gồm hai hoặc 9 nhiều bên trong quan hệ đất đai. Nói cách khác, tranh chấp đất đai không phải là tranh chấp về quyền sở hữu đất đai mà là các tranh chấp về quyền chiếm hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng đất giữa những ngƣời sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ với các bên liên quan trong quan hệ đất đai. Thứ ba, đối tƣợng của tranh chấp đất đai không phải là đất đai mà là các quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Đối tƣợng của tranh chấp đất đai đƣợc nhận diện trên hai khía cạnh: Về khía cạnh pháp lý, đối tƣợng của tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai; Về khía cạnh kinh tế, đối tƣợng của tranh chấp đất đai là tranh chấp về lợi ích kinh tế (các lợi ích vật chất đƣợc tạo ra từ đất đai trong quá trình sử dụng) giữa các chủ thể trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Thứ tư, về nội dung của tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai có nội hàm rất đa dạng và phức tạp. Nó phong phú về thể loại: Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp về phân chia tài sản đất đai khi vợ chồng ly hôn; tranh chấp về đòi lại đất cho ở nhờ, cho mƣợn... Tranh chấp đất đai đa dạng về chủ thể tranh chấp: Các bên tranh chấp đất đai có thể là hộ gia đình, cá nhân; tổ chức (tổ chức trong nƣớc, tổ chức nƣớc ngoài); cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo... Thứ năm, đất đai có vai trò rất quan trọng trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị. Hơn nữa, đất đai là vấn đề rất nhạy cảm về mặt chính trị; vì vậy tranh chấp đất đai dễ gây ra sự mất ổn định về chính trị và làm đảo lộn trật tự các quan hệ xã hội đã đƣợc xác lập. Mặt khác, đất đai liên quan trực tiếp đến lợi ích của mọi thành viên trong xã hội nên tranh chấp đất đai xảy ra có thể lôi kéo đông ngƣời tham gia. Họ không chỉ là các thành viên trong hộ gia đình mà còn trong các dòng họ, dân cƣ trong thôn, xóm. Tranh chấp đất đai chịu sự ảnh hƣởng của phong tục, 10 tập quán, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử, trình độ văn hóa khác nhau của cƣ dân ở các địa phƣơng, các vùng miền trong cả nƣớc. Điều này làm cho tính chất tranh chấp đất đai rất phức tạp, việc giải quyết gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc và kéo dài. Từ sự phân tích trên, có thể rút ra khái niệm: Tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn, bất đồng kiến giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau, khi họ cho rằng các quyền, nghĩa vụ và các lợi ích hợp pháp của họ trong quan hệ đất đai đã bị phía bên kia xâm hại. 1.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai để lại các hệ lụy xấu phá vỡ sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, là nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và là điều kiện để các thế lực thù địch tuyên truyền kích động, xuyên tạc, chống phá Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam v.v... Để giải quyết mẫu thuẫn và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ pháp luật, đòi hỏi phải có chủ thể thứ ba đứng ra làm trung gian giúp các bên xóa bỏ mẫu thuẫn, điều hòa lợi ích giữa các bên, điều hòa lợi ích của cá nhân, lợi ích của tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu của pháp luật đất đai. Nhà nƣớc với tƣ cách vừa là đại diện chủ sở hữu, vừa là cơ quan quản lý đất đai, đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai, xây dựng hệ thống các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức để phục vụ cho giải quyết tranh chấp đất đai. Việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ “góp ph n điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội và của từng cá nhân cụ thể, đồng thời đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật đất đai và giáo dục thức tôn trọng pháp luật của mọi công dân” [23]. Nghiên cứu về giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy có một số đặc điểm 11 cơ bản nhƣ: Giải quyết tranh chấp đất đai đƣợc thực hiện bởi các chủ thể là cơ quan nhà nƣớc, với nhiều hình thức giải quyết phong phú và đa dạng, các chủ thể đó có thể là Tòa án nhân dân hoặc UBND cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết tranh chấp về quyền quản lý và sử dụng đất đai, không phải là giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc ghi nhận trong hệ thống pháp luật. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trong thực tế là thƣớc đo để đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc, đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó hƣớng tới xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, xây dựng bộ máy nhà nƣớc trong sạch, hiệu quả. Mặt khác, nếu giải quyết tranh chấp đất đai đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, đồng thời thấu tình đạt lý, đƣợc xã hội đồng thuận và đánh giá cao thì chính là biện pháp phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cƣ trong đời sống xã hội, đồng thời góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời dân, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, giải quyết tranh chấp đất đai là để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.  Tranh chấp đất đai có các dạng phổ biến - Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thƣờng gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho ngƣời khác mƣợn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa ngƣời dân tộc thiểu số với ngƣời đi xây dựng vùng kinh tế mới…). 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan