Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ áp dụng lean manufacturing nhằm giảm lãng phí tại chuyền may mẫu công ty may mặc...

Tài liệu áp dụng lean manufacturing nhằm giảm lãng phí tại chuyền may mẫu công ty may mặc bowker việt nam

.PDF
93
9
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA  TRẦN THỊ LIÊN ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING NHẰM GIẢM LÃNG PHÍ TẠI CHUYỀN MAY MẪU CÔNG TY MAY MẶC BOWKER VIỆT NAM Using Lean manufacturing concept to reduce the Waste in Samples production line of Bowker VietNam. LTD Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số : 60340102 KHÓA LUẬN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐHQG - HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG Cán bộ chấm nhận xét 1: ................................................................................... Cán bộ chấm nhận xét 2: ................................................................................... Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM, ngày 23 tháng 11 năm 2018 Thành phần hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuân 2. Thư ký: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên 3. Ủy viên: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ---------------- ---oOo--Tp. HCM, ngày 19 tháng 03 năm 2018 NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ Họ và tên học viên: TRẦN THỊ LIÊN MSHV: 7140561 Ngày, tháng, năm sinh: 13 – 12 – 1988 Nơi sinh: CÀ MAU Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Khoá: 2014 1- TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING NHẰM GIẢM LÃNG PHÍ TẠI PHÒNG MẪU CÔNG TY MAY MẶC BOWKER VIỆT NAM 2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN: Nhận diện các lãng phí & đề xuất giải pháp giảm lãng phí tại phòng mẫu công ty may mặc Bowker Việt Nam: - Nhận diện các lãng phí và xác định 3 lãng phí chính. - Đề xuất và triển khai giải pháp giảm lãng phí. - Đánh giá quá trình thực hiện. 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06 – 11 – 2017 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18 – 03 – 2018 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG Tp.HCM, Ngày……tháng……năm…… CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TRƯỞNG KHOA (Họ tên và chữ ký) I LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến TS. Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa Quản Lý Công Nghiệp, đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp trong công ty may mặc Bowker Việt Nam đã nhiệt tình cung cấp những thông tin cần thiết và hỗ trợ, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình tôi làm khóa luận: các số liệu và đóng góp ý kiến, … Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi về mặt tinh thần trong suốt quá trình tôi theo học và thực hiện khóa luận này. Trân trọng! TP.HCM, Ngày 18 tháng 03 năm 2018 Trần Thị Liên II TÓM TẮT Đề án cải tiến được thực hiện nhằm tìm kiếm và phát hiện các lãng phí chính đang tồn tại trong xưởng may mẫu công ty TNHH may Mặc Bowker Việt Nam để đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu suất hoạt động và rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng. Từ đó đáp ứng thời gian giao hàng yêu cầu đối với sản phẩm mẫu từ phía khách hàng. Quá trình thực hiện đề án dựa trên các thông tin thu thập thông qua các dữ liệu thống kê, quan sát ghi chép thực tế dưới chuyền sản xuất của xưởng may mẫu để phân tích và nhận diện các lãng phí, hiện trạng của phòng mẫu hiện nay. Sau đó so sánh với yêu cầu chỉ tiêu hoạt động của phòng để đưa ra các giải pháp để giúp phòng có thể đạt được mục tiêu đề ra. Các dữ liệu được lấy trong 8 tuần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đề án trong quá trình hoạt động của xưởng may. Giúp xác định đâu là lãng phí chính gây ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động và tăng thời gian giao hàng của xưởng may mẫu. Từ đó đưa ra các giải pháp, kế hoạch thực hiện, đồng thời thực thi và kiểm tra lại hiệu quả của đề án để giúp xưởng may mẫu có thể đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Hạn chế của đề án là những phân tích, đánh giá, kiểm tra và thực thi trên sản phẩm mã hàng BF28960 (chiếm 60% trong kế hoạch mỗi tháng), tuy nhiên các mã sản phẩm này có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa việc duy trì các giải pháp là điều khó khăn đối với các nhà quản lý xưởng may mẫu vì sẽ có rất nhiều thay đổi không chỉ về mã sản phẩm mà còn các nguồn lực sản xuất khác như: con người, máy móc, … Do đó bản thân các nhà quản lý xưởng may sẽ cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với các sự thay đổi đó trong mỗi giai đoạn. III ABSTRACT This project is designed and implemented to find and found main wastes in sample production line of Bowker Viet Nam Garment Factory then define the action to increase efficiency and reduce lead time of production to customer. Reducing the delivery time of good products by customer request. The implementation of this project based on the information gathered by data collecting, actually record in production line to analyze and define the wastes, current status of KPIs of sampling dept. Compared with KPI of department to define the action list for each KPIs. The data is taking during 8 weeks from starting the project in normal production. We are defined which is main wastes impacted to production efficiency and production lead time. We make the solution, planning and implementing then checking how much effect compare with KPIs target. Limitation of this project is all the analyzing, evaluating, checking in implementing is for model BF28960 (60% of monthly demand volume), however the product mix can be changed by customer. Moreover, how to keep solution applied is more difficult with sampling production manager because there are many things can be changed, not only product mix, for example: manpower, machine, … Therefore, Sampling production manager have to adjust to keep it stable in each changing point. IV LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành khóa luận này tôi có kham khảo một số tài liệu liên quan đến lý thuyết về Lean và các công cụ của Lean nói chung và các thông tin, số liệu từ công ty may mặc Bowker Việt Nam; những thông tin kham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn nguồn sử dụng. Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này chưa từng được công bố trước đây. TP.HCM, Ngày 18 tháng 03 năm 2018. Người thực hiện TRẦN THỊ LIÊN V MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. I TÓM TẮT ......................................................................................................................II ABSTRACT ................................................................................................................. III LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ IV MỤC LỤC ...................................................................................................................... V DANH SÁCH BẢNG BIỂU .................................................................................... VIII DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... IX DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. X CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU………………………………………………………………. 1 1.1 Lý do hình thành đề tài ................................................................................ .1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3 Phạm vi ......................................................................................................... 2 1.4 Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1.5.1 Thông tin cần và phương pháp thu thập............................................... 3 1.5.2 Quy trình thực hiện .............................................................................. 4 1.6 Bố cục khóa luận…………………………………………………………...5 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Lean ................................................... .7 2.2 Các lãng phí theo Lean ................................................................................. 8 2.2.1 Lãng phí khi vận chuyển .................................................................... 8 2.2.2 Lãng phí trong tồn kho....................................................................... 8 2.2.3 Lãng phí trong thao tác ...................................................................... 8 2.2.4 Lãng phí khi chờ đợi .......................................................................... 8 2.2.5 Lãng phí khi sản xuất thừa ................................................................. 9 2.2.6 Lãng phí liên quan đến vận hành ....................................................... 9 2.2.7 Lãng phí do hàng lỗi .......................................................................... 9 VI 2.3 Làm thế nào để phát hiện lãng phí .............................................................. 10 2.3.1 Sơ đồ mũi tên ................................................................................... 10 2.3.2 Tìm kiếm lãng phí-Danh mục kiểm tra ............................................ 11 2.4 Một số công cụ và kỹ thuật Lean manufacturing .......................................... 12 2.4.1 Quy Hoạch Mặt Bằng Xưởng và Vật Tư tại Nơi Sử Dụng ............. 12 2.4.2 Cân Bằng Sản Xuất .......................................................................... 12 2.5 Các định nghĩa trong Lean ............................................................................ 12 2.5.1 Takt time .......................................................................................... 12 2.5.2 Cycle time ........................................................................................ 13 2.5.3 Lead time ......................................................................................... 13 CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU CÔNG TY & PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG .............. 14 3.1 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty .................................................... 14 3.1.1 Vài nét sơ lược về công ty TNHH Bowker Việt Nam .................... 14 3.1.2 Quá trình phát triển ......................................................................... 14 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ........................................................... 15 3.2.1 Chức năng ....................................................................................... 15 3.2.2 Nhiệm vụ ......................................................................................... 15 3.3 Đặc điểm hoạt động của công ty................................................................. 15 3.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty .......................................................... 16 3.5 Phân tích thực trạng .................................................................................... 17 3.5.1 Phân tích chung ................................................................................ 17 3.5.2 Quy trình sản xuất đơn hàng mẫu BF28960…………………….....20 CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP GIẢM LÃNG PHÍ TRONG CHUYỀN MAY TẠI PHÒNG MẪU CÔNG TY MAY MẶC BOWKER VIỆT NAM.............................. 28 4.1 Xác định các loại lãng phí ………………………………………………..28 4.1.1 Lãng phí vận chuyển ........................................................................ 30 4.1.2 Lãng phí chờ đợi .............................................................................. 34 4.1.3 Lãng phí tồn kho trên chuyền .......................................................... 35 VII 4.2 Các giải pháp thực hiện nhằm loại bỏ các lãng phí ..................................... 34 4.2.1 Bố trí mặt bằng nhà xưởng ............................................................ 35 4.2.2 Cân bằng chuyền............................................................................ 43 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 46 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 46 5.1.1 Các mục tiêu đạt được...................................................................... 46 5.1.2 Các hạn chế thiếu sót cần khắc phục................................................ 47 5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 48 5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..……………..49 PHỤ LỤC………………...……………………………………………..……………..50 PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG..…………………………………..……………..80 VIII DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Thông tin các bước thực hiện ............................................................................ 3 Bảng 1.2 Kế hoạch thực hiện ............................................................................................ 4 Bảng 2.1 Phân tích quá trình bằng biểu tượng ............................................................... 10 Bảng 3.1 Chức năng của các vị trí trong phòng mẫu...................................................... 16 Bảng 3.2 Bảng đánh giá kết quả hoạt động phòng mẫu 6 tháng đầu năm 2017 ............. 19 Bảng 3.3 Biểu đồ kết quả hoạt động phòng mẫu 6 tháng đầu năm 2017 ....................... 19 Bảng 3.4 Hiệu suất bộ phận may mẫu 6 tháng đầu năm 2017 ....................................... 19 Bảng 3.5 Biểu đồ hiệu suất bộ phận may mẫu 6 tháng đầu năm 2017 ........................... 20 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp thông tin công đoạn sản xuất phòng mẫu ............................... 21 Bảng 3.7 Bảng thời gian thực hiện của bốn nhân tố trong quá trình sản xuất một đơn vị sản phẩm mẫu BF28960 hiện tại .................................................................................... 26 Bảng 4.1 Biểu đồ nhịp độ sản xuất hiện tại của phòng mẫu...........................................34 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp thông tin công đoạn sản xuất phòng mẫu giai đoạn cải tiến...38 Bảng 4.3 Bảng thời gian thực hiện của bốn nhân tố trong quá trình sản xuất một đơn vị sản phẩm mẫu BF28960 giai đoạn cải tiến ..................................................................... 42 Bảng 4.4 Biểu đồ nhịp độ sản xuất của phòng mẫu sau khi bố trí lại thiết bị ................ 43 Bảng 4.5 Biểu đồ nhịp độ sản xuất của phòng mẫu sau khi cân bằng chuyền ............... 45 IX DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Bowker Việt Nam ............................................ 16 Hình 3.2 Hiệu suất chuyền mã năm 2017 ....................................................................... 18 Hình 4.1 Tình hoạt động hiện tại ở phòng mẫu BVN .................................................... 28 Hình 4.2 Các nguyên nhân gây lãng phí cho đơn hàng BF28960 .................................. 29 Hình 4.3 Lưu đồ quá trình sản xuất đơn hàng BF28960 ................................................ 30 Hình 4.4 Sơ đồ bố trí sắp xếp hiện tại của phòng mẫu đơn hàng BF28960 ................... 32 X DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn IE : Industrial engineering KPI : Key performance indicator KCN : Khu công nghiệp BTP : Bán thành phẩm GSD : General sewing data CFA : Certify factory auditor CFT : Certify factory tecnician LD : Lấy dấu VS : Vắt sổ DK : Dây kéo TT : Thân trước 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do hình thành đề tài: Ngành công nghiệp dệt may hiện nay được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam. Dệt may Việt Nam được xem là ngành mũi nhọn và có tiềm lực phát triển rất mạnh. Song song với các công ty trong nước còn xuất hiện rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã và đang đầu tư vào ngành dệt may. Việc này giúp cho việc phát triển công nghệ trong ngành được nhanh chóng, tuy nhiên đi đôi với đó là sự cạnh tranh ngày càng tăng. Quan trọng nhất trong đó là việc giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng, phát triển sản phẩm nhanh… Đó là một bài toán khó không chỉ với ngành dệt may mà còn với cả các ngành khác. Chúng ta đã thấy được sự thành công của Toyota Bến Thành và các công ty trong và ngoài nước nhờ việc áp dụng Lean Manufacturing (Lean Production) vào trong sản xuất. Các công ty may ở Việt Nam cũng đã mạnh dạn áp dụng phương thức sản xuất này vào trong công ty của mình và kết hợp nó với các phương thức quản lý khác đã góp phần mang lại những kết quả đáng kể như: Tổng công ty may 10 tăng thu nhập trên 10%, năng suất lao động tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8% khi áp dụng Lean; còn Tổng công ty may Nhà Bè năng suất đã tăng hơn 20% sau khi áp dụng Lean; Tổng công ty dệt may Hòa Thọ sau khi áp dụng Lean đã giảm lượng tồn kho trên chuyền từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn 8%, không cần làm thêm giờ mà thu nhập bằng khi tăng ca; riêng công ty cổ phần may Hòa Thọ (Duy Xuyên) đã đầu tư chuyển đổi toàn bộ 8 dây chuyền theo mô hình Lean: thiết lập chuyền may theo hình chữ U cùng với hệ thống máy điện tử được đầu tư mới, các khâu sản xuất được rút ngắn giúp cho các chuyền trưởng bao quát và giám sát được quy trình sản xuất và có giải pháp hỗ trợ kịp thời để dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn. (Theo Hằng Trần, Baomoi.com ngày 02/09/2016). Lean Manufacturing đã giúp liên tục tìm kiếm, phát hiện và loại bỏ những lãng phí trong sản xuất. Từ đó giúp giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, rút ngắn thời gian sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng một cách nhanh chóng. 2 Là một doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang đầu tư vào ngành may mặc, Bowker Việt Nam hiểu rằng áp lực sẽ rất lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, cho ra sản phẩm mới một cách nhanh nhất là một khía cạnh rất đáng quan tâm nhằm tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho công ty. Phòng mẫu của công ty Bowker Việt Nam có một vai trò quan trọng trong việc phát triển mới sản phẩm, tạo ra những sản phẩm đầu tiên cho khách hàng, đồng thời cũng là những sản phẩm đầu tiên để đánh giá trước khi sản xuất hàng loạt. Từ đó giúp công ty có thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên có một thực trạng đang tồn tại trong phòng mẫu đó chính là: Hiệu suất của phòng còn thấp so với mục tiêu hiệu suất là 70%, chỉ từ 4.84% - - 35.9% trong 6 tháng đầu năm 2017. (Bảng 3.4 mục 3.5.1) Tỷ lệ đơn hàng trễ kế hoạch còn cao, trung bình 6 tháng đầu năm 2017 là 57.2% - do thời gian sản xuất đơn hàng mẫu tại chuyền may mẫu còn dài. (Bảng 3.2 mục 3.5.1) Để giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán này, em xin chọn đề tài: “ Áp dụng Lean Manufacturing nhằm giảm lãng phí tại phòng mẫu công ty may mặc Bowker Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu đề tài: Việc liên tục loại bỏ các lãng phí sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và quy trình sản xuất một cách đáng kể. Với việc phân tích nguyên nhân gốc của lãng phí sẽ giúp xác định được công cụ lean phù hợp với các vấn đề đã xác định. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu tác giả xin đặt ra các mục tiêu như sau:  Mục tiêu 1: Nhận diện các loại lãng phí đang tồn tại trong phòng mẫu của công ty TNHH Bowker Việt Nam.  Mục tiêu 2: Phân tích các nguyên nhân gây ra lãng phí, tập trung các nguyên nhân cốt lõi để tập trung vào việc cải tiến.  Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp để làm giảm các loại lãng phí đã nhận diện được và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện. 1.3. Phạm vi thực hiện đề tài: Như chúng ta đã biết Lean Manufacturing là một đề tài rất rộng và bao trùm nhiều phương pháp quản lý. Do đó, trong thời gian cho phép, tác giả chỉ sử dụng một số công 3 cụ của Lean Manufacturing kết hợp với các phương pháp khác để đạt mục tiêu đề tài. Tác giả xin trình bày phạm vi đề tài trong:  Đối tượng phân tích: chuyền may sản xuất thực hiện đơn hàng BF28960.  Địa điểm thực hiện: ở phòng mẫu của công ty TNHH May Mặc Bowker Việt Nam.  Phạm vi phân tích: đơn hàng BF28960. Vì thời gian có hạn và đây là đơn hàng chiếm 60% trong kế hoạch mỗi tháng.  Thời gian thực hiện: 06/11/2017 → 18/03/2019 (18 tuần). 1.4. Ý nghĩa đề tài:  Đối với công ty: giúp công ty nhận dạng, xác định các nguyên nhân gây ra lãng phí tại phòng mẫu . Từ đó đưa ra các giải pháp giúp xử lý và cải thiện lãng phí. Đây cũng là một trong những biện pháp mang hiệu quả nâng cao hiệu suất, cắt giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ giao hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.  Đối với bản thân: giúp hiểu hơn về Lean concept, nắm rõ nguyên lý cơ bản trong Lean Manufacturing, giúp phát triển bản thân và kỹ năng giải quyết các vấn đề trong sản xuất với vai trò của một nhà quản lý sản xuất. 1.5. Phương pháp thực hiện: 1.5.1 Thông tin cần và phương pháp thu thập Bảng 1.1 Thông tin các bước thực hiện Mục tiêu Thông tin cần Bảng process work flow cho mã hàng đang sản xuất Mục đích Tính cycle time từng công đoạn Cách thu thập, Thời gian nguồn thực hiện Dữ liệu xử lý Tổng hợp dữ Thống kê từ phòng IE Các chỉ tiêu Theo dõi tình Thống kê dữ KPI của trạng sản liệu từ chủ quản chuyền xuất hiện tại phòng mẫu Từng ngày liệu cho phân tích quy trình sản xuất Truy xuất trên Tuần 4 excel 4 Nhận diện 1& 2 Các lãng phí đang tồn tại Phân tích các các lãng phí Quan sát ghi làm giảm chép tại chuyền Tuần hiệu suất của mẫu 5,6,7 & 8 lãng phí trên nền tảng 7 lãng phí của Lean chuyền mẫu Để xuất giải pháp dựa vào Đề xuất và các dữ liệu phân Ghi nhận kết tích, thu thập, quả, so sánh Giảm các tác giả đề xuất với KPI của lãng phí giải pháp và thực hiện các giải pháp 3 tương ứng với các vấn đề của thực hiện thông chuyền (của Tuần 13 qua ý kiến của tác giả) chuyền để đánh → 17 trưởng phòng mẫu 1.5.2 Quy trình thực hiện: Bảng 1.2 Kế hoạch thực hiện Mục tiêu Mở đầu Quy trình thực hiện XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Áp dụng Lean nhằm giảm lãng phí trong chuyền mẫu công ty TNHH May Mặc Bowker Việt Nam CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tổng quan về Lean concept, các khái niệm, quy tắc, công cụ, phương pháp Leans giá các hiệu quả đạt được 5 BƯỚC 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG - Mục tiêu 1 và 2 Thành lập lưu đồ sản xuất (process work flow) Phân tích các lãng phí dựa trên các công cụ định lượng, định tính để tìm hiểu nguyên nhân gây lãng phí BƯỚC 2: NHẬN DIỆN LÃNG PHÍ - Đánh giá và lựa chọn các lãng phí chính để tập trung cải tiến Xác định nguyên nhân chính của các lãng phí chính BƯỚC 3: CẢI TIẾN - Mục tiêu Dựa vào các nguyên nhân chính gây ra lãng phí để đưa ra các cải tiến và đánh giá tính khả thi của các cải tiến Thực thi các cải tiến BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ CẢI TIẾN VÀ KẾT LUẬN 3 - Đo đạc lại các thông số dữ liệu KPI sau cải tiến Đánh giá hiệu quả sau khi cải tiến Lưu trữ các thông tin dữ liệu cải tiến Đưa ra kiến nghị, đề xuất Báo cáo kết quả thực hiện 1.6. Bố cục khóa luận: Bố cục của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu. Giới thiệu tổng quan về đề tài, lý do hình thành, mục tiêu, ý nghĩa, phạm vi và phương pháp thực hiện. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Giới thiệu, phân tích tổng quan về Lean concept, các khái niệm, quy tắc, công cụ, phương pháp Lean. Chương 3: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH May Mặc Bowker Việt Nam và phân tích thực trạng phòng mẫu. Tổng quan về công ty TNHH May Mặc Bowker Việt Nam, lịch sử hình thành, cơ cấu nhân sự, các phòng ban, các sản phẩm và thực trạng phòng mẫu – nơi thực hiện dự án. Chương 4: Đề xuất giảm lãng phí trong quy trình may mẫu counter tại phòng mẫu công ty may mặc Bowker Việt Nam. Nêu thực trạng của phòng mẫu, dùng các công cụ Lean để phân tích về thời gian, chuỗi giá trị để tìm ra các lãng phí cốt lõi gây bất lợi cho năng suất sản xuất. Truy tìm các nguyên nhân gây ra các lãng phí và hậu quả các lãng phí 6 mang lại. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm các lãng phí để rút ngắn thời gian thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng và tăng hiệu suất sản xuất. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nêu những nội dung, mục tiêu đề tài đạt được, những hạn chế của đề tài. Và kiến nghị áp dụng các giải pháp vào thực tiễn công ty. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Lean: Phần lớn các quan niệm của Lean Manufacturing không phải là mới. Rất nhiều quan niệm Lean đã được thực hiện tại Ford trong suốt những năm 1920 và quen thuộc đối với nhiều kỹ sư công nghệ. Vài năm sau khi thế chiến II kết thúc, Eiji Toyoda (công ty Toyota Motor) đã đi thực tế tại rất nhiều công ty sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ để học hỏi họ và chuyển giao các công nghệ sản xuất xe ô tô của Mỹ sang các nhà máy của Toyota. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Taiichi Ohno và Shigeo Shingo tại Toyota, Toyoda đã giới thiệu và thường xuyên tinh lọc hệ thống sản xuất với mục tiêu là giảm thiểu hoặc loại bỏ các công việc không gia tăng giá trị, những thứ mà khách hàng không mong muốn phải trả tiền thêm. Các quan niệm và kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống này được gọi là hệ thống sản xuất Toyota và gần đây nó đã được giới thiệu và trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ dưới tên mới là sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing). Các quan niệm Lean ngày càng mang tính thực tiễn, không chỉ ở những nơi sản xuất mà còn thực hiện Lean ngay cả khối văn phòng. Trong vòng khoảng 15 năm nay, một thuật ngữ mới – Lean – đã có mặt trong kho từ vựng về sản xuất. Những người ra quyết định – những nhà lãnh đạo cấp cao, đặc biệt trong quản lý triển khai, chất lượng, các nguồn lực, các hoạt động tác nghiệp và công nghệ, gần đây đã nghe nói nhiều về Lean hơn những phương pháp khác. Lean là một triết lý sản xuất, rút ngắn khoảng thời gian từ khi nhận được đơn hàng của khách hàng cho đến khi giao các sản phẩm hoặc chi tiết bằng cách loại bỏ mọi dạng lãng phí. Sản xuất tiết kiệm giúp giảm được các chi phí, chu trình sản xuất và các hoạt động phụ không cần thiết, không có giá trị, khiến cho công ty trở nên cạnh tranh, mau lẹ hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Viện tiêu chuẩn và công nghệ mở rộng đối tác sản xuất (NIST/MEP), một cơ quan của bộ thương mại Hoa Kỳ, cho rằng Lean là cách tiếp cận hệ thống nhằm xác định và loại bỏ lãng phí (các hoạt động không có giá trị) thông qua cải tiến liên tục, sản xuất ra sản phẩm chỉ khi khách hàng cần nó (được gọi là Pull – Kéo), hướng tới sự hoàn thiện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất