Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ áp dụng hệ thống tinh gọn bền vững lean vào công ty cổ phần chế tạo máy dzĩ an...

Tài liệu áp dụng hệ thống tinh gọn bền vững lean vào công ty cổ phần chế tạo máy dzĩ an

.PDF
103
68
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- HOÀNG CÔNG HIẾU ÁP DỤNG HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG LEAN VÀO CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY DZĨ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.CHU HOÀNG HÀ CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.CHU HOÀNG HÀ……………………… (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM ngày … tháng … năm 20… Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: 1. ……………………………………………………….. 2. ……………………………………………………….. 3. ……………………………………………………….. 4. ……………………………………………………….. 5. ……………………………………………………….. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc TP.HCM, ngày … tháng … năm 20…. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: HOÀNG CÔNG HIẾU ………………Giới tính: Nam…….…... Ngày, tháng, năm sinh: 18/10/1976..……………………Nơi sinh: TT-Huế……… Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh – Tài Chính …… MSHV: 11SQT11-11059 I – TÊN ĐỀ TÀI ÁP DỤNG HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG LEAN VÀO CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY DZĨ AN. II – NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG Nghiên cứu hệ thống tinh gọn Lean, hoàn thành đề tài Luận văn Thạc sĩ. Nghiên cứu khái quát thực trạng đang nghiên cứu áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu hoạt động kinh doanh máy phát điện công nghiệp chạy dầu diesel tại Việt Nam của Công ty CP chế tạo máy Dzĩ An, thực trạng áp dụng hệ thống Lean và kiến nghị một vài giải pháp hoàn thiện áp dụng hệ thống tinh gọn bền vững. III – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 24/6/2012 IV – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 24/12/2012 V – CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. CHU HOÀNG HÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn HOÀNG CÔNG HIẾU ii LỜI CÁM ƠN  Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS.Chu Hoàng Hà đã tận tâm hướng dẫn giúp tôi hoàn thành Luận văn này và TS.Trương Quang Dũng đã hỗ trợ chia sẻ những kiến thức quý báu trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn.  Quý Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh Sau Đại học đã tạo điều kiện tốt trong học tập, nghiên cứu và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian qua.  Xin chân thành cám ơn Công ty CP chế tạo máy Dzĩ An và tập thể nhân viên, Cán bộ quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu diễn biến tình hình thực tế trong quá trình nghiên cứu Luận văn này.  Đồng thời cũng xin được cảm ơn các tác giả liên quan đến kiến thức giáo trình nguồn gốc của Lean: Tiến sĩ Womack, Giám đốc học viện Lean đã giới thiệu các kiến thức Lean thông qua website www.lean.org. Tiến sĩ Peter Hines, Giám đốc trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp của Viện Đại học Cardiff Anh đã giới thiệu đồng thời là đồng tác giả 2 giáo trình “Lean Profit Potential”(tiềm năng lợi nhuận Lean với các nội dung triển khai) xuất bản năm 2003 và giáo trình “Staying Lean”(tinh gọn bền vững), xuất bản năm 2008 thông qua website www.leanenterprise.org.uk và một số hình ảnh minh họa chia sẻ qua mạng của tác giả Pascal Dennis. HOÀNG CÔNG HIẾU iii TÓM TẮT Hệ thống tinh gọn thể hiện bản chất của phương pháp Lean tập trung vào năm nguyên tắc quan trọng. Luận văn nghiên cứu tư duy tinh gọn về nguồn gốc, giá trị và lãng phí, nghiên cứu bản chất của tư duy tinh gọn qua 5 nguyên tắc: 1. Identify value(Xác định giá trị): Xác định những gì tạo ra giá trị từ quan điểm của khách hàng chứ không phải từ quan điểm của các tổ chức, cá nhân hay phòng ban chức năng. 2. Map the Value Stream(lập biểu đồ suối giá trị): Xác định các bước cần thiết để đặt hàng, thiết kế và sản xuất các sản phẩm trên toàn bộ chuỗi giá trị làm nổi bật giá trị không có lãng phí. 3. Create Flow(tạo dòng chảy): Thực hiện những hành động tạo ra suối giá trị mà không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động. 4. Establish Pull(thiết lập tín hiệu kéo): Chỉ làm những gì nãy sinh từ tín hiệu của khách hàng. 5. Seek Perfection(tìm kiếm sự hoàn hảo): Phấn đấu cho sự hoàn hảo bằng cách không ngừng loại bỏ các lớp lãng phí kế tiếp. Các khái niệm có thể được mở rộng ra khỏi ngành sản xuất ô tô để áp dụng cho bất kỳ công ty hay tổ chức nào, trong bất kỳ ngành nào, ở bất kỳ quốc gia nào. Qua đó Luận văn nghiên cứu việc thành lập một tổ chức tinh gọn bền vững cần giải quyết năm yêu cầu: Chiến lược và liên kết, Lãnh đạo, Hành vi và sự tham gia, Quy trình quản lý, Công nghệ công cụ và kỹ thuật. Điều này cần phải đạt được ở tất cả các cấp của tổ chức, không chỉ trên bộ phận nào. Đồng thời Luận văn đánh giá thực trạng áp dụng và đề nghị một vài giải pháp để hoàn thiện áp dụng hệ thống tinh gọn bền vững theo kỹ thuật Lean vào Công ty CP chế tạo máy Dzĩ An. iv ABSTRACT Lean thinking distils the essence of the Lean approach into five key principles. The essay study Lean Thinking and suistainable Lean about origin, value and waste, research the essence of Lean through the five Lean principles: 1. Specify what does and does not create value from the customer’s perspective and not from the perspectives of individual firms, funtions and departments. 2. Identify all the steps necessary to design, order and produce the product across the whole value stream to highlight non-value-adding waste. 3. Make those actions that create value flow without interruption, detours, backflows, waiting or scrap. 4. Only make what is pulled by the customer. 5. Strive for perfection by continually removing successive layers of waste as they are uncoved. And five Lean principles shows how the concepts can be extended beyond automotive production to any company or organisation, in any sector, in any country. The essay study to estabish a sustainable Lean organisation we need to address each of the five elements illustrated in our Lean: Strategy and alignment, Leadership, Behaviour and engagement, Process management, Technology, tools and techniques. This needs to be achieved at all levels of the organisation, not just any apartment. The author research to analyze, evaluate the current the situation of the application of Lean in Dzima Inc and then finding out the solutions to improve the application of Staying Lean in this company. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT ....................................................................................................................iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.................................viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG ............ 6 1.1. Khái quát về hệ thống tinh gọn bền vững........................................................ 6 1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm: .............................................................................. 6 1.1.2. Năm nguyên tắc tinh gọn .......................................................................... 7 1.2. Các yêu cầu của hệ thống tinh gọn bền vững ................................................ 10 1.2.1. Chiến lược và liên kết ............................................................................. 10 1.2.2. Quản lý và lãnh đạo ................................................................................ 15 1.2.3 Hành vi và sự tham gia ........................................................................... 18 1.2.4 Quy trình ................................................................................................. 25 1.2.5 Công cụ, kỹ thuật và công nghệ............................................................. 30 1.3. Tình hình áp dụng hệ thống tinh gọn bền vững tại nước ta........................... 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY DZĨ AN .......................................................... 37 2.1 Giới thiệu Công ty ....................................................................................... 37 2.2 Thực trạng áp dụng Lean ............................................................................. 38 2.2.1 Chiến lược và sự liên kết ...................................................................... 39 2.2.2 Quản lý và lãnh đạo .............................................................................. 51 2.2.3 Hành vi và sự tham gia ......................................................................... 54 2.2.4 Quy trình ............................................................................................... 57 2.2.5 Công cụ, kỹ thuật và công nghệ ........................................................... 60 2.3 Đánh giá chung ............................................................................................ 65 2.3.1 Ưu điểm ................................................................................................ 65 2.3.2 Nhược điểm .......................................................................................... 66 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY DZĨ AN . 69 3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ............................... 69 3.2 Giải pháp ..................................................................................................... 69 3.2.1 Giải pháp chiến lược và liên kết ........................................................... 71 3.2.2 Giải pháp quản lý và lãnh đạo .............................................................. 78 3.2.3 Giải pháp hành vi và sự tham gia ......................................................... 81 3.2.4 Giải pháp quy trình ............................................................................... 83 3.2.5 Nhóm giải pháp đối với yêu cầu công cụ, kỹ thuật và công nghệ ........ 85 3.3 Kiến nghị ........................................................................................................... 88 3.3.1 Kiến nghị với doanh nghiệp.................................................................... 88 3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước.......................................................................... 89 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 92 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ 1 DZIMA Công ty CP chế tạo máy Dzĩ An 2 ĐDBH Đại diện bán hàng 3 P.KD Phòng kinh doanh 4 P.TM Phòng thương mại 5 P.SX Phòng sản xuất 6 P.TK Phòng thiết kế 7 P.GH Phòng giao hàng 8 P.CN Phòng công nợ 9 P.DV Phòng dịch vụ 10 P.KCS Phòng kcs 11 TKKD Thư ký kinh doanh 12 QLCL Quản lý chất lượng 13 P.HC Phòng hành chính 14 P.KT Phòng kỹ thuật 15 PDCA Plan, Do, Check, Adjust 16 KPIs Key performent indicators 17 CSFs Critical success factors vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Bảy lãng phí Muda: ...................................................................................... 8 Bảng 2.1 Tình hình quản trị nhân sự .......................................................................... 38 Bảng 2.2. Tổng hợp doanh thu các đối thủ cạnh tranh ............................................... 39 Bảng 2.3. Danh mục sản phẩm của các công ty trong ngành ..................................... 41 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh DZIMA 2007-2011 .................................................... 42 Bảng 3.1Công cụ kỹ thuật đề xuất cho các yêu cầu của hệ thống tinh gọn bền vững 71 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Các nguyên tắc tinh gọn ................................................................................ 7 Hình 1.2 Mô hình mô phỏng thể hiện 5 yêu cầu của tổ chức tinh gọn bền vững. ..... 10 Biểu đồ 2.1 Doanh thu máy phát điện công nghiệp chạy dầu nhóm dẫn đầu thị trường. ......................................................................................................................... 40 Biểu đồ 2.2 Kết quả kiểm tra thực hiện KPIs – Chỉ số hoạt động chính năm 2011. .. 50 Sơ đồ 2.3 Mô tả khu vực căng lãng phí ...................................................................... 53 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ xương cá biểu thị các chênh lệch thực tế cần điều chỉnh bổ sung ........ 99 Hình 3.2 Tinh thần quản lý là tương tự giáo viên ....................................................... 79 Hình 3.3 Tránh các lãng phí trong quản lý con người ................................................ 80 Hình 3.4 Nguyên tắc mọi người cùng hành động ...................................................... 81 Hình 3.5 Mọi người liên kết cùng làm việc ............................................................... 81 Biểu đồ 3.6. Các cấp độ hoạt động của vấn đề ........................................................... 87 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hoạt động trong mỗi tổ chức đều có định hướng, mục tiêu và kết quả mang lại cụ thể. Để đạt được kết quả hiệu quả các tổ chức đều có cách làm riêng, có định hướng có chiến lược thực hiện, đề ra các mục tiêu riêng để thực hiện. Nhưng thực tế kết quả mang lại mức độ hiệu quả thường không như kế hoạch ban đầu. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nhưng để loại trừ rủi ro thì cả nguyên nhân khách quan cũng cần có giải pháp trước. Đứng trước thực tế này, trải qua quá trình phát triển kinh tế lâu dài trên toàn thế giới, hàng loạt các lý thuyết về chiến lược hệ thống quản lý, công cụ quản lý chất lượng hỗ trợ cho thực hiện chiến lược ra đời và triển khai vào thực tế. Tuy nhiên với tình hình toàn cầu hóa phát triển mạnh như hiện nay mức độ tập trung cao, chuyên môn hóa cao không kém phần khốc liệt. Điều này càng đặc biệt khó khăn với các đơn vị tổ chức nằm trong nhóm ngành lĩnh vực cạnh tranh cao và chưa chọn được các công cụ quản lý phù hợp đem lại hiệu quả. Hơn nữa hiện nay khối lượng các công cụ phương pháp cũng khá lớn, việc chọn lựa áp dụng như thế nào cho hiệu quả nhất vẫn là bài toán khó cho các đơn vị tổ chức để đạt được thành công ở mức cao nhất. “Lean” với tính đơn giản dễ áp dụng, tập trung khách hàng, loại bỏ các hao phí trong quá trình hoạt động, tập trung vào các suối giá trị chính, rà soát toàn bộ tổ chức, cải tiến liên tục theo các công cụ phương pháp đơn giản. Đồng thời có thể nhìn thông suốt từ trên xuống dưới và từ dưới lên(cấp lãnh đạo, quản lý cấp trung và nhân viên) Tư duy về Lean đang phát triển ngày càng trở nên phù hợp và cần thiết với nhiều ngành nghề tổ chức. Từ khởi đầu Lean là 1 công cụ chất lượng, hiện nay Lean đã phát triển ứng dụng như một hệ thống quản lý, hỗ trợ tổ chức doanh nghiệp xây dựng và thực hiện 2 chiến lược hoạt động tinh gọn sắc xảo hiệu quả, là phương thức để tiếp cận mục tiêu và duy trì mục tiêu. Đặc tính quan trọng của Lean là đơn giản, có thể triển khai ngay và dễ dàng nhìn thấy kết quả, dễ dàng kiểm soát được công việc hàng ngày để điều chỉnh khi cần thiết. Xuất phát từ thực tế này, việc nghiên cứu lựa chọn Lean áp dụng triển khai cho đơn vị trong quá trình hoạt động để đảm bảo hiệu quả là cần thiết. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt, khó khăn khủng hoảng xuất hiện nhiều, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả phá sản với tỉ lệ lớn. Do đó việc xây dựng thực hiện chiến lược như thế nào cho hiệu quả, hợp tác liên doanh sát nhập, liên kết trong nước và quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh thực hiện tất cả các chiến lược đó, cấp lãnh đạo các đơn vị gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình triển khai và không ít đơn vị đành ngậm ngùi nhìn kết quả không thành công mặc dù đã chọn được chiến lược hành động cho đơn vị. Nhưng cũng trong bối cảnh đó lại có nhiều đơn vị tiếp tục dành giữ được hiệu quả nhờ tiếp tục sàng lọc trong đơn vị và thị trường, định hướng lại, sát nhập tinh gọn nâng cao năng suất, tập trung vào các mũi nhọn hiệu quả để hoạt động. Trong quá trình đó nhiều công cụ quản lý chất lượng, nhiều hệ thống kiểm soát chất lượng ra đời. Không nằm ngoài quá trình đó công cụ quản lý chất lượng tinh gọn (Lean) kiểm soát trong sản xuất ra đời, mang lại thành công lớn cho nhiều đơn vị. Hiện nay Lean phát triển hiệu quả vươn ra ngoài lĩnh vực sản xuất như một hệ thống quản lý, hỗ trợ khá tối ưu và đơn giản trong việc rà soát xây dựng thực hiện chiến lược cho nhiều loại hình tổ chức. Có thể nói, áp dụng nhân rộng Lean trong giai đoạn hiện nay để các đơn vị kiểm tra chọn lại cho đúng hướng hoạt động. Kiểm tra chiến lược, kiểm tra tổ chức 3 hoặc tinh giản hoặc sát nhập tập trung vào mũi nhọn hiệu quả(suối giá trị value stream) theo đúng phương pháp. Đảm bảo đơn vị có lợi thế tương đối, vững vàng hoạt động trong giai đoạn hiện nay là hết sức bức thiết. Qua đó để đất nước có các doanh nghiệp đủ sức tồn tại trong nước và phát triển ra thị trường bên ngoài theo lợi thế của doanh nghiệp. Không nằm ngoài bức thiết này, hệ thống Lean cần xem xét nghiên cứu triển khai cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngành máy phát điện công nghiệp trong nước nói chung. Và cho hoạt động sản xuất kinh doanh máy phát điện công nghiệp chạy dầu diesel tại Dzima nói riêng để đảm bảo phát triển vững vàng trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tinh gọn bền vững, khái quát thực trạng đang nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới. Đánh giá hiện trạng hệ thống tinh gọn bền vững ở Dzima. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện áp dụng hệ thống quản lý tinh gọn bền vững theo tư duy Lean trong việc sản xuất kinh doanh máy phát điện công nghiệp chạy dầu diesel tại Việt Nam của Dzima. 4. Phương pháp luận Phương pháp luận dựa trên kết quả nghiên cứu tổng hợp và giáo trình của Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp tinh gọn – Viện đại học Cardiff Anh kết hợp với xem xét các tài liệu nước ngoài thông qua các website và các tài liệu trong nước. Phân tích dựa trên các yêu cầu của Quản lý tinh gọn theo tư duy Lean, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện xây dựng Lean cho hoạt động sản xuất kinh doanh máy phát điện công nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính tìm hiểu thực tế định hướng của cấp quản lý và thực trạng tại đơn vị, từ đó đánh giá và có những phương hướng sơ bộ theo Lean 4 Nghiên cứu phân tích tình hình thực tế và các số liệu thu thập được kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính để chọn lựa rút ra các phương án áp dụng hoàn thiện hoạt động theo Lean. 6. Giới thiệu tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Trong lĩnh vực quản trị chất lượng có khá nhiều công cụ và hệ thống chất lượng, chúng được vận dụng giúp kiểm soát chất lượng, các công cụ và hệ thống này được cải tiến liên tục cho phù hợp với tình hình mới. Trong bối cảnh đó, công cụ Lean Production ra đời mang lại hiệu quả vang dội cho hệ thống sản xuất của Toyota và được triển khai nhân rộng khắp thế giới. Lean nếu nghĩ thoáng vượt ra khỏi tầm khu vực sản xuất thì các yêu cầu, nguyên tắc của Lean phù hợp cho hầu hết các đơn vị, Lean có khả năng triển khai ở đủ các góc độ quản lý trong đơn vị. Lean có thể nói là một công cụ quản trị chất lượng phát triển rất tốt trong khu vực sản xuất nhưng cũng có thể xem như là một công cụ chiến lược có khả năng xác định lại chiến lược, cách thức tổ chức và hoạt động cho phù hợp với đơn vị. 7. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Viện nghiên cứu Lean, do chính Womack, tác giả của Lean Production thành lập, hoạt động rộng khắp trên thế giới, ứng dụng thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực và có hướng ứng dụng thành công mang tính chiến lược. Nhiều viện đại học lớn cũng đã đưa Lean vào nghiên cứu giảng dạy ứng dụng. Trong đó đạt được những thành tựu nổi bật như: - Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp tinh gọn(LERC)-Viện đại học Cardiff Anh, đào tạo hàng loạt chương trình, có cả chương trình Master về hoạt động tinh gọn cho cả sản xuất, dịch vụ và quản lý chuỗi cung ứng. - Viện đại học MIT liên kết đào tạo với nhiều trường Đại học lớn trong đó có cả Trường Harvard. 5 8. Tình hình nghiên cứu trong nước Nhiều trung tâm cơ sở giáo dục đào tạo đang triển khai đào tạo ứng dụng chủ yếu đang ở mức độ tập trung vào các công cụ Lean Production và giải quyết các quá trình. 9. Bố cục Luận văn: Bố cục Luận văn gồm 3 phần chính:  Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG.  Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY DZĨ AN.  Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY DZĨ AN 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TINH GỌN BỀN VỮNG 1.1. Khái quát về hệ thống tinh gọn bền vững 1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm: 1.1.1.1 Nguồn gốc hệ thống tinh gọn: Những khái niệm hiện nay gọi là tư duy tinh gọn có thể kết nối từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả những ngành công nghiệp khổng lồ như sản xuất ô tô của Toyota, nhà tư tưởng quản lý Deming, tư tưởng quản lý của Henry Ford… Thập niên 50 những ý tưởng ban đầu được triển khai trong hoạt động sản xuất Toyota dưới sự hướng dẫn của Giám đốc Taiichi Ohno. Thập niên 70 ảnh hưởng mạnh đến các nhà cung cấp và phân phối của Toyota. Qua thập niên 80 nó được phát triển rộng ra bên ngoài. Thập niên 90 thuật ngữ tinh gọn xuất hiện phổ biến ảnh hưởng mạnh mẽ trong tác phẩm “The machine change the world” (Cỗ máy thay đổi thế giới) của Tiến sỹ Womack ở Viện đại học MIT, lần đầu tiên mô tả khoảng cách hiệu suất đáng kể giữa ngành công nghiệp Nhật Bản và Phương Tây. Nó mô tả phương pháp của người Nhật sử dụng ít hơn các yếu tố sản xuất như: nhân công, vốn đầu tư, dịch vụ tài chính, cơ sở vật chất, tồn kho, thời gian sản xuất, phát triển sản phẩm, bộ phận cung cấp và quan hệ khách hàng…so với Phương Tây. Năm 1996, Tiến sĩ Womack và Jones xuất bản cuốn “Lean thinking”(tư duy tinh gọn), cuốn sách này đưa ra năm nguyên tắc tinh gọn như là một khuôn mẫu cho một tổ chức thực hiện tinh gọn. Trong đó cho thấy chỉ một phần nhỏ thời gian và công sức trong sản xuất và dịch vụ thêm giá trị cuối cùng. Do đó rất quan trọng để xác định giá trị cho mỗi sản phẩm dịch vụ từ quan điểm cuối cùng của khách hàng, tất cả các hoạt động không có giá trị hoặc lãng phí cần được loại bỏ từng bước. Tư duy tinh gọn thể hiện bản chất của phương pháp Lean qua năm nguyên tắc quan trọng và cho thấy các khái niệm có thể được áp dụng mở rộng cho bất kỳ Công ty hay ngành nào, bất kỳ tổ chức hay quốc gia nào. 7 (Nguồn: website của Viện nghiên cứu Lean http://www.lean.org) 1.1.1.2 Khái niệm hệ thống tinh gọn: Theo viện nghiên cứu Lean, hệ thống tinh gọn là hệ thống quản lý hoạt động để tối đa hóa giá trị khách hàng kết hợp giảm thiểu lãng phí, nghĩa là tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng trong khi tiết kiệm được các nguồn tài nguyên. Một tổ chức tinh gọn phải hiểu giá trị của khách hàng và tập trung vào các quá trình chủ chốt. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp giá trị hoàn hảo cho khách hàng thông qua một quá trình tạo giá trị hoàn hảo mà không có lãng phí. Khái niệm các thuật ngữ trong hệ thống tinh gọn bền vững Luận văn được diễn giải rõ ràng hơn thông qua khái quát ý nghĩa các thuật ngữ của hệ thống tinh gọn. (Phụ lục) 1.1.2. Năm nguyên tắc tinh gọn Hình 1.1 Các nguyên tắc tinh gọn (Nguồn:Peter Hines et al., 2008) 1. Identify value: Xác định những gì tạo ra giá trị từ quan điểm của khách hàng chứ không phải từ quan điểm của tổ chức, cá nhân hay phòng ban chức năng. 8 2. Map the Value Stream: Xác định các bước cần thiết để đặt hàng, thiết kế và sản xuất sản phẩm theo các chuỗi giá trị, làm nổi bật giá trị, không có lãng phí. 3. Create Flow: Tạo ra chuỗi giá trị không bị gián đoạn. 4. Establish Pull: Chỉ làm những gì nãy sinh từ tín hiệu của khách hàng. 5. Seek Perfection: Phấn đấu cho sự hoàn hảo không ngừng loại bỏ lãng phí. Nguyên tắc tư duy tinh gọn có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức hay lĩnh vực nào. Tất cả các lĩnh vực như phân phối, bán lẻ, xây dựng, y tế, tài chính, quốc phòng, hành chính công đã bắt đầu thực hiện ý tưởng tinh gọn những năm gần đây. Nhiều công cụ kỹ thuật tinh gọn có sẵn, hỗ trợ áp dụng, xuất phát từ quản lý chất lượng và nhiều người nổi lên từ Toyota Trong khi một số người khác đã được phát triển bởi tổ chức LERC(Lean Enterprise Reseacher Center) trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp tinh gọn – Viện Đại học Cardiff Anh. (Nguồn: http://www.leanenterprise.org.uk/what-is-lean-thinking) Xem xét giá trị và lãng phí Để chuyển đổi và duy trì hệ thống tinh gọn cần liên tục hiểu khách hàng và những gì họ đánh giá cao. Cần xác định các dòng giá trị hoặc các quá trình trong tổ chức, sau đó mở rộng các dòng giá trị trong chuỗi cung ứng rộng lớn. Để đáp ứng khách hàng, cần phải loại bỏ hoặc ít nhất làm giảm các hoạt động lãng phí mà khách hàng không muốn trả tiền. Cần một khuôn khổ để cung cấp giá trị cho khách hàng, cũng như bộ công cụ để thực hiện thay đổi. Để làm điều này cần xác định ba lãng phí chính: Muda, Mura và các Muri. - Muda là lãng phí thời gian hoàn thành theo bảng Bảng 1.1: Bảy lãng phí Muda: 1 Sản xuất thừa (thiếu) 2 3 Tồn kho Sai lỗi bán thành phẩm nhiều 4 Thao tác thừa 5 Vận chuyển chậm (Nguồn:Peter Hines et al., 2008) 6 Tình trạng chờ 7 Chất lượng kém 9 - Mura là các lãng phí do không đồng đều. - Muri là các lãng phí do tình trạng căng thẳng quá tải. Nhiều tổ chức thực hiện tinh gọn thường chỉ tập trung vào 7 lãng phí Muda, không nhận ra tầm quan trọng của lãng phí Mura, Muri và không duy trì hệ thống tinh gọn. Do đó cần chú ý đến cả ba lãng phí Muda, Mura, Muri nếu muốn thành công và duy trì hệ thống tinh gọn. Hệ thống tinh gọn bền vững Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp tinh gọn - Viện Đại học Cardiff Anh có hàng loạt chương trình đào tạo về hệ thống tinh gọn với nhiều cấp độ. Trong đó có chương trình Master về hoạt động tinh gọn cho cả sản xuất và dịch vụ trong Quản lý chuỗi cung ứng. Năm 2002, Giáo sư Peter Hines Giám đốc trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp Viện Đại học Cardiff Anh đã xuất bản cuốn “Lean profit potential”. Quyển sách này nói về tiềm năng lợi nhuận hệ thống tinh gọn ứng dụng cho bên ngoài sản xuất và các nội dung triển khai. Năm 2008, ông tiếp tục xuất bản cuốn “Staying Lean” với nội dung ứng dụng có tính nhảy vọt cho Lean. Trong đó tập trung giải quyết áp dụng Hệ thống tinh gọn bền vững và nêu rõ vấn đề cần phải có cách nhìn và hành động “bên trên cũng như bên dưới mặt nước”. “Trên mặt nước” là 2 yêu cầu của hệ thống tinh gọn bền vững thường được nhìn thấy khi nhìn vào các đơn vị chuyển đổi tinh gọn gồm các quá trình và các công cụ kỹ thuật tinh gọn. “Bên dưới mặt nước” là những yêu cầu cho phép hỗ trợ chuyển đổi tinh gọn gồm: chiến lược và liên kết, quản lý và lãnh đạo, hành vi và sự tham gia của nhân viên. Có thể hình dung theo hình dưới:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất