Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh ngh...

Tài liệu áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

.PDF
135
1466
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ ĐOAN TRÂM ÁP DỤNG HỆ SỐ F-SCORE ĐỂ DỰ BÁO SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ ĐOAN TRÂM ÁP DỤNG HỆ SỐ F-SCORE ĐỂ DỰ BÁO SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Chuyên Ngành : KẾ TOÁN Mã Số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VIỆT TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Áp dụng hệ số F-score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, tháng năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Đoan Trâm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Viết Tên tiếng Anh tắt ACFE AAER Tên tiếng Việt Association of Certified Fraud Hiệp hội các điều tra viên công Examiners chứng Hoa Kỳ Accounting and Auditing Enforcement Release Bản thi hành kế toán – kiểm toán BCTC Financial Statement Báo cáo tài chính CFEs Certified Fraud Examiners Các nhà điều tra gian lận IIA The Institude of Internal Auditors Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ IFAC International Federation of Accountants Liên đoàn kế toán quốc tế ISA International Standards on Auditing Chuẩn mực kiểm toán quốc tế KTV Auditor Kiểm toán viên SEC U.S Securities and Exchange Commission VSA Viet Nam Standards on Auditing VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Uỷ ban quản lý chứng khoán Mỹ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Viet Nam Standards on Accounting DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê các trường hợp gian lận do các phòng ban thực hiện ................... 24 Bảng 2.2: Thống kê các đối tượng thực hiện gian lận .................................................. 26 Bảng 2.3: Thống kê các loại gian lận được thực hiện ................................................... 27 Bảng 3.1: Mô tả các biến trong nghiên cứu .................................................................. 53 Bảng 3.2: Tóm tắt kết quả chọn mẫu trong 4 năm ........................................................ 56 Bảng 3.3: Thống kê ngành mẫu nghiên cứu ................................................................. 57 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ....................................................... 61 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô................................................. 63 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Paired t-test .................................................................... 64 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Wilcoxon matched-pairs signed-ranks test và kiểm định Arbuthnott (1970) – signtest ................................................................................. 66 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy theo bốn phương pháp.. ........................... 71 Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi quy.. ........................................................................... 74 Bảng 4.7: Kết quả xây dựng mô hình dự báo.. ............................................................. 76 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mô hình dự báo .............................................................. 77 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách mẫu quan sát sai sót Phụ lục 2: Danh sách mẫu quan sát không có sai sót Phụ lục 3: Kết quả kiểm định mô tả các biến trong mô hình (bảng 4.1) Phụ lục 4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (bảng 4.2) Phụ lục 5: Kiểm định Paired t-test (bảng 4.3) Phụ lục 6: Kiểm định Wilcoxon matched-pairs signed-ranks test (bảng 4.4) Phụ lục 7: Kiểm định Arbuthnott (1970)-signtest (bảng 4.4) Phụ lục 8: Phương pháp kiểm định hệ số hồi quy theo mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (bảng 4.5) Phụ lục 9: Phương pháp kiểm định hệ số hồi quy theo mô hình hiệu ứng cố định (bảng 4.5) Phụ lục 10: Phương pháp kiểm định hệ số hồi quy theo mô hình PA (bảng 4.5) Phụ lục 11: Phương pháp kiểm định hệ số hồi quy theo mô hình Logit PA Robust (bảng 4.5) Phụ lục 12: Kết quả phân tích mô hình hồi quy với hiệu ứng ngẫu nhiên đã loại đi những biến phụ thuộc không có ý nghĩa thống kê (bảng 4.6) Phụ lục 13: Kết quả phân tích dự báo (bảng 4.7) Phụ lục 14: Mô hình Logit Phụ lục 15: Kết quả kiểm định mô hình dự báo với dữ liệu mẫu trong hai năm 2012 và 2013 (bảng 4.8) MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.......................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài ..............................................................4 7. Những đóng góp chính của đề tài .....................................................................5 8. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG, CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ..............................................6 2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................6 2.1.1 Khái niệm sai sót .........................................................................................6 2.1.2 Phân loại hành vi gian lận trên Báo cáo tài chính .......................................9 2.1.3 Các phương thức thực hiện gian lận phổ biến trên BCTC ........................11 2.1.4 Tổng quan về trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với gian lận và nhầm lẫn .......................................................................................................................13 2.1.4.1 Trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với gian lận và nhầm lẫn theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế .........................................................................14 2.1.4.2 Các thủ tục phát hiện gian lận được quy định trong các chuẩn mực quốc tế có liên quan ........................................................................................15 2.2 Các lý thuyết nền tảng giải thích cho hành vi gian lận trên BCTC .................19 2.2.1 Lý thuyết giải thích hành vi gian lận .........................................................19 2.2.1.1 Lý thuyết ủy nhiệm của Jensen và Meckling (1976) ..........................19 2.2.1.2 Lý thuyết các đối tượng có liên quan của Freeman (1984) ................19 2.2.2 Lý thuyết nghiên cứu hành vi gian lận ......................................................20 2.2.2.1 Lý thuyết về phân loại xã hội của Edwin H. Sutherland (1883-1950) .........................................................................................................................20 2.2.2.2 Lý thuyết về tam giác gian lận của Donald R. Cressey (1919-1987) .21 2.2.2.3 Lý thuyết về bàn cân gian lận của D. W. Steven Albrecht .................22 2.3 Các công trình nghiên cứu trước đây về gian lận trên báo cáo tài chính ........22 2.3.1 Công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) .........................................................................................................23 2.3.2 Các công trình nghiên cứu độc lập về gian lận ở nước ngoài ...................27 2.3.2.1 Các nghiên cứu về sử dụng các thước đo tài chính để dự báo gian lận trên BCTC .......................................................................................................28 2.3.2.2 Các nghiên cứu về sử dụng các thước đo phi tài chính để dự báo gian lận trên BCTC .................................................................................................30 2.3.2.3 Các nghiên cứu về xây dựng các mô hình giúp dự báo gian lận trên báo cáo tài chính .............................................................................................31 2.3.3 Sử dụng công cụ phân tích và dự đoán khả năng doanh nghiệp xảy ra sai sót dựa vào hệ số Fraud-score (F-score) ............................................................36 2.3.4 Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...................................................38 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................40 CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ SỐ FSCORE TRONG VIỆC DỰ BÁO SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HCM .........................................................................................................41 3.1 Mô Hình Nghiên Cứu ......................................................................................41 3.1.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu tại Việt Nam .............................................41 3.1.2 Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu .............................................42 3.2 Các biến nghiên cứu ........................................................................................42 3.2.1 Biến phụ thuộc...........................................................................................42 3.2.2 Các biến độc lập ........................................................................................43 3.2.2.1 Các biến liên quan đến chất lượng các khoản kế toán dồn tích ..........43 3.2.2.2 Các biến liên quan đến hiệu quả tài chính ..........................................51 3.2.2.3 Biến liên quan đến thị trường chứng khoán ........................................53 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................55 3.3.1 Xác định mẫu nghiên cứu ..........................................................................55 3.3.2 Quy trình chọn mẫu nghiên cứu ................................................................ 56 3.3.3 Mô tả cụ thể mẫu nghiên cứu ....................................................................57 3.4 Thiết kế dữ liệu nghiên cứu .............................................................................58 3.5 Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................59 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................62 CHƯƠNG 4. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................63 4.1 Kết quả nghiên cứu: .........................................................................................63 4.1.1 Phân tích thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..........................63 4.1.2 Kiểm định vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy .................................64 4.1.3 Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm mẫu quan sát sai sót và không sai sót .......................................................................................................................66 4.1.3.1 Kiểm định Paired t-test .......................................................................66 4.1.3.2 Kiểm định Wilcoxon matched-pairs signed-ranks test .......................67 4.1.3.3 Kiểm định Arbuthnott (1970) - signtest ..............................................69 4.1.4 Kiểm định hệ số hồi quy ...........................................................................70 4.1.4.1 Phương pháp kiểm định ......................................................................70 4.1.4.2 Kết quả kiểm định ...............................................................................73 4.1.5 Xây dựng mô hình hồi quy .......................................................................76 4.1.6 Phân tích dự báo ........................................................................................78 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................81 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT, VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..............................................82 5.1 Kết luận ............................................................................................................82 5.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng phát hiện sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. ...................................................................................83 5.2.1 Đối với các KTV .......................................................................................83 5.2.2 Đối với các nhà đầu tư...............................................................................87 5.3 Hạn chế bài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu trong tương lai ...............89 5.3.1 Hạn chế bài nghiên cứu .............................................................................89 5.3.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời gian qua, nền kinh tế thế giới không chỉ chao đảo bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà còn chấn động bởi hàng loạt các vụ kinh tế lừa đảo tài chính với mức độ nghiêm trọng. Quả thật phát hiện gian lận trong công bố thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) luôn là một bài toán khó, và chưa bao giờ có thể tìm ra một giải đáp chính xác ngay cả đối với người làm nghề kiểm toán và những bên có liên quan. Đặc biệt là mức độ gian lận ngày càng gia tăng thông qua những hình thức hết sức tinh vi, bằng chứng là có hàng loạt các vụ việc liên quan đến bê bối lớn trong kinh doanh, gian lận trong sổ sách kế toán trên thế giới bị phanh phui. Cụ thể như sự phá sản của Tập đoàn Enron vào cuối năm 2001 đã tạo nên một cú sốc lớn đối với nền kinh tế nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ còn gánh chịu tổn thất nặng nề với sự ra đi của một trong những ông trùm lớn của ngành viễn thông Hoa kỳ là Tập đoàn Worldcom, nguyên nhân của sự phá sản này là điển hình của các việc làm sai trái trong việc xử lý các thủ tục kế toán, gian lận trong BCTC. Hay một trong những tập đoàn đứng đầu trong ngành thực phẩm sữa trong nền công nghiệp Ý - Tập đoàn Pamarlat. Tình hình tài chình của Tập đoàn này được xem là có những dấu hiệu về gian lận khai khống doanh thu, che dấu nhiều khoản lỗ… Sẽ không thể thống kê hết được những vụ lừa đảo tài chính ở đủ các mức độ trên thế giới trong thời gian gần đây, bởi danh sách này vẫn đang còn dài thêm do những diễn biến phức tạp của nền kinh tế hiện nay. Chính vì những điều đó mà vai trò và trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) độc lập ngày càng được nâng cao. Trong giai đoạn sơ khai, trách nhiệm quan trọng nhất của KTV đó là phát hiện nhầm lẫn, gian lận trên BCTC của người điều hành. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khi có sự ra đời của nhiều những loại hình doanh nghiệp khác nhau, thì trách nhiệm của KTV đã dần chuyển sang là xác nhận tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như các bên có liên quan khác trước những rủi ro về thông tin trên BCTC. Trong 2 lịch sử đã chứng kiến bao vụ sụp đổ của những tập đoàn lớn, những doanh nghiệp lớn mà một thời đã khiến người ta khao khát mua bằng được cổ phiếu của nó. Đó là dẫn chứng cho những bong bóng tài chính bị thổi phồng đến quá căng bởi gian lận. Chính vì lẽ đó, nên trách nhiệm của KTV đối với gian lận, nhầm lẫn luôn là vấn đề được chú trọng hàng đầu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng xảy ra rất nhiều những vụ gian lận thông tin trên BCTC. Mới nhất có lẽ phải kể đến là hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2011-2014 đã được Kiểm Tóan Nhà Nước phát hiện… Đó là những thách thức lớn không chỉ đối với toàn xã hội nói chung, mà còn đối với những KTV nói riêng trong vệc phát hiện các gian lận trên BCTC. Và hơn thế nữa cũng là một người trong nghề kiểm toán, có lẽ đây là một trong những điều mà người trong nghề cảm thấy trăn trở nhiều trong việc làm thế nào để phát hiện gian lận một cách triệt để nhất. Do đó, vấn đề này luôn là một đề tài thu hút rất nhiều những nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào việc liệu có thể sử dụng được những thông tin tài chính, phi tài chính của các doanh nghiệp đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán để dự báo rủi ro BCTC có gian lận. Hay những nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các nhân tố giúp nhận diện rủi ro có gian lận thông tin trên BCTC. Việc xây dựng những phương pháp tiếp cận nhằm dự báo rủi ro có gian lận trên thật sự rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, các cách thức này lại bộc lộ một trở ngại lớn cho những nhà đầu tư, các bên có liên quan hay những cá nhân đơn thuần có mối quan tâm đến BCTC của doanh nghiệp. Vì các phương pháp này rất khó để các nhà đầu tư, các bên thứ ba tiếp cận và ngoài ra còn đòi hỏi rất nhiều xét đoán mà ngay cả những KTV cũng gặp khó khăn. Trước những khó khăn, bất cập đó nên đề tài: “Áp dụng hệ số F-score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE)” được quyết định lựa chọn để nghiên cứu. Hi vọng rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần không chỉ giúp cho những người trong nghề kiểm toán mang đến một BCTC thật sự trung thực - hợp lý, 3 mà còn góp phần giúp cho những cá nhân có mối quan tâm đến doanh nghiệp có thể bước đầu tự đánh giá mức độ sai sót của BCTC dựa trên những thông tin tài chính đơn thuần. Bài luận văn sẽ sử dụng kết quả từ nghiên cứu trước của tác giả Dechow và các cộng sự vào năm 2012 nhằm kiểm định lại mức độ phù hợp của kết quả này thông qua việc sử dụng dữ liệu được thu thập tại các doanh nghiệp được niêm yết tại HOSE trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013. Sau đó sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu mới dựa theo mô hình của Dechow và các cộng sự (2012) có khả năng dự báo sai sót phù hợp hơn ở VN. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích mối quan hệ ý nghĩa thống kê giữa biến phụ thuộc - biến BCTC có khả năng sai sót và các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. - Xây dựng mô hình dự báo sai sót thông tin trên BCTC cho các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE dựa trên nghiên cứu của Dechow và các cộng sự (2012). Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng phát hiện sai sót trên BCTC cho các KTV và các nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để xây dựng mô hình dự báo sai sót thông tin trên BCTC cho các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE dựa trên nghiên cứu của Dechow và các cộng sự (2012), cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: - Câu hỏi nghiên cứu 1: Những biến độc lập nào trong mô hình nghiên cứu của Dechow và các cộng sự (2012) có mối quan hệ ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc - biến dự báo sai sót trên BCTC, dựa trên dữ liệu thực tế của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2013. - Câu hỏi nghiên cứu 2: Có thể dựa vào các biến trong mô hình của tác giả Dechow và các cộng sự (2012) để xây dựng mô hình dự báo sai sót trên BCTC hiệu quả hơn ở Việt Nam không? 4 4. Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng dữ liệu sơ cấp là dữ liệu các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE từ năm 2010 đến 2013. Phạm vi nghiên cứu của đề tài không bao gồm các doanh nghiệp chứng khoán, các ngân hàng, các quỹ đầu tư và các doanh nghiệp bảo hiểm vì các doanh nghiệp này sử dụng chế độ kế toán khác với chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu trước đây cùng việc kế thừa các luận điểm đã được xây dựng là nền tảng trong việc hình thành mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thỏa mãn hai vấn đề, thứ nhất là phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, thứ hai là xây dựng mô hình dự báo sai sót trên BCTC dựa trên mô hình F-score của Dechow và các cộng sự (2012) từ dữ liệu được thu thập ở Việt Nam. Đề tài sẽ xây dựng mô hình hồi quy gồm các biến theo nghiên cứu của Dechow và các cộng sự (2012). Dựa trên mô hình này, thực hiện một số những phân tích như phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, kiểm định Paired t-test, kiểm định Wilcoxon matched-pairs signed-ranks test và kiểm định mẫu Arbuthnott (1970) signtest, kỹ thuật phân tích hồi quy logit theo tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và sử dụng mô hình hồi quy PA theo bài nghiên cứu Hardin and Hilbe (2003). 6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy khả năng xảy ra hành vi gây sai sót trên BCTC có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với các yếu tố liên quan đến chất lượng các khoản kế toán dồn tích và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Đối với các yếu tố liên quan đến chất lượng các khoản kế toán dồn tích, cụ thể là biến đo lường các khoản kế toán dồn tích RSST, biến thay đổi hàng tồn kho trên tổng tài sản và biến 5 tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trung bình trên tổng tài sản đều có mối quan hệ đồng biến với khả năng BCTC có sai sót. Đối với các yếu tố đại diện cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là biến sự thay đổi trong doanh thu bán hàng bằng tiền tăng cũng sẽ làm tăng khả năng BCTC có sai sót, trái lại biến sự thay đổi tỷ suất sinh lợi trên tài sản tăng thì lại làm giảm khả năng BCTC có sai sót. Kết quả kiểm định mô hình dự báo trong đề tài cho thấy tỷ lệ phần trăm dự báo đúng bình quân các doanh nghiệp có sai sót trên BCTC là 71.9% cho 184 mẫu quan sát. 7. Những đóng góp chính của đề tài Hệ thống lại các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu có liên quan đến sai sót trên BCTC. Xây dựng hệ số F-score phát hiện sai sót trên BCTC giúp cho các KTV, các nhà đầu tư có thể đánh giá sơ bộ rủi ro tại các doanh nghiệp. Từ đó giúp các KTV thiết kế thủ tục kiểm toán một cách phù hợp nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả cho cuộc kiểm toán và giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn. 8. Kết cấu của đề tài Luận văn được kết cấu gồm 5 chương chính như sau: Chương 1: Phần mở đầu. Chương 2: Tổng quan các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu về sai sót trên BCTC. Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm về việc áp dụng hệ số F-score trong việc dự báo sai sót trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết ở HOSE. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao khả năng phát hiện sai sót trên BCTC các công ty niêm yết. 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG, CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm sai sót Quá trình phát triển của xã hội đã giúp hình thành nên những nhận thức khác nhau về định nghĩa liên quan đến sai sót gồm hành vi nhầm lẫn và gian lận1. Chúng đi từ những khái niệm sơ khai nhất cho đến những khái niệm phức tạp hơn. Tuy nhiên hầu như các tài liệu, nghiên cứu đều tập trung vào việc phân tích hành vi cố ý gây ra sai sót trên BCTC nên luận văn sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu về hành vi này.  Định nghĩa về nhầm lẫn Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240): Nhầm lẫn là những lỗi không cố ý xảy ra, có ảnh hưởng đến BCTC. Các ví dụ thông thường về nhầm lẫn như lỗi trong quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu trong quá trình lập BCTC, lỗi trong việc lập các ước tính kế toán không phù hợp hay việc áp dụng sai các nguyên tắc kế toán.  Định nghĩa về gian lận Theo từ điển Tiếng Việt: Gian lận có nghĩa là hành vi dối trá, mánh khóe, cố tình để lừa lọc người khác. Hiểu theo nghĩa rộng hơn thì gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. 1 Luận văn này sử dụng thuật ngữ của VSA 240, đó là sai sót bao gồm hai loại gian lận và nhầm lẫn (để đảm bảo sự phù hợp của luận văn với các văn bản có giá trị pháp lý tại Việt Nam).Tuy nhiên, các thuật ngữ trong tiếng Anh lại là sai lệch (misstatement) bao gồm gian lận (fraud) và sai sót (error). 7 Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ: Gian lận là việc lạm dụng hoặc áp dụng sai một cách có chủ tâm đối với tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp với mục đích lợi ích cá nhân.  Định nghĩa gian lận trên báo cáo tài chính Theo Hiệp hội Kiểm toán nội bộ (IIA): Gian lận là bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào nhằm mục đích lừa gạt, che dấu hoặc lợi dụng sự tín nhiệm. Những hành vi này không phụ thuộc vào việc bị đe dọa hay bị áp lực về vật chất. Gian lận được thực hiện bởi một đối tượng nào đó (cá nhân, tổ chức,…) để thu lợi về tiền, tài sản hay để đảm bảo lợi ích cá nhân hoặc lợi thế kinh doanh. Theo Uỷ ban thuộc Hội đồng Quốc gia về chống gian lận trên BCTC (Treadway Commission 1987): Gian lận trên BCTC là hành vi cố ý hoặc thiếu thận trọng dù là cố ý hay bỏ sót làm sai sót trọng yếu đến BCTC. Hành vi này có thể liên quan đến nhiều yếu tố và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm làm giả mạo, xuyên tạc về những hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp, cố ý bỏ sót không trình bày những thông tin quan trọng trên BCTC, áp dụng sai các nguyên tắc kế toán, chính sách. Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 240 (ISA 240): Gian lận là “Hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp cho mình”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240): VSA 240 định nghĩa gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét hành vi dẫn đến sai sót trong BCTC là cố ý hay không cố ý. Ví dụ, việc ghi chép, tính toán sai về đơn giá, về số lượng hàng bán ra trên hóa đơn bán hàng thường là hành vi nhầm lẫn. Trong khi đó, việc giả mạo chứng từ để ghi nhận các nghiệp vụ không xảy ra là hành vi gian lận. 8 Có hai loại gian lận mà KTV cần quan tâm là lập BCTC gian lận và hành vi biển thủ, tham ô tài sản. Cả hai loại gian lận này đều có thể gây tổn hại cho người sử dụng BCTC. Lập BCTC gian lận sẽ gây tổn hại cho người sử dụng do việc cung cấp thông tin không trung thực sẽ ảnh hưởng đến việc ra các quyết định kinh tế của họ. Còn hành vi tham ô, biển thủ tài sản sẽ gây tổn hại cho chủ sở hữu, chủ nợ và các người thứ ba có liên quan do các tài sản đó đã bị mất đi, nên họ không còn quyền sở hữu hay không còn quyền kiểm soát các tài sản này. Gian lận xuất hiện trong mọi cuộc kiểm toán và chúng thường khó phát hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu các yếu tố khác nhau có thể giúp cho thấy khả năng gian lận phát sinh trong đơn vị. Các nhà nghiên cứu về gian lận trong nhiều thập niên qua đã góp phần vào việc giúp hiểu biết đầy đủ hơn về gian lận. Trong đó, tính hữu ích của tam giác gian lận được nhấn mạnh nhiều ở các nghiên cứu trong hai thập niên gần đây. Theo đó, có ba yếu tố đưa đến gian lận, đó là: Động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận, một cơ hội rõ ràng để thực hiện điều đó và việc hợp lý hóa hành vi gian lận. Nếu cả ba yếu tố của tam giác gian lận xuất hiện, thì khả năng xuất hiện gian lận rất cao. - Động cơ hoặc áp lực: Động cơ hay áp lực có thể xuất phát từ khó khăn trong hoạt động của ngành nghề kinh doanh, tình hình kinh tế. Áp lực cũng có thể xuất phát từ việc Ban giám đốc phải đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba, hoặc thu nhập của Ban Giám đốc (hoặc Ban quản trị) chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp do họ có lợi ích tài chính lớn trong đơn vị… - Cơ hội: Đặc điểm của ngành hay các hoạt động của đơn vị có thể tạo ra cơ hội cho việc lập BCTC gian lận (giao dịch giữa các bên liên quan, những nghiệp vụ có giá trị bất thường hoặc phức tạp, những nghiệp vụ phát sinh gần thời điểm kết thúc kỳ kế toán, sử dụng đơn vị kinh doanh trung gian nhưng không có lý do rõ ràng…). Thêm vào đó, nếu việc giám sát hoạt động của Ban Giám đốc không hữu hiệu do sự độc quyền trong quản lý của một người hoặc một nhóm người mà không có những thủ tục kiểm soát bổ sung 9 cũng là cơ hội cho gian lận phát sinh. Cơ hội cũng có thể do cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc không ổn định, hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém... - Thái độ hoặc sự biện minh cho hành động: Thái độ có thể do cấp quản lý không truyền đạt, thực hiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp phù hợp. Thái độ cũng có thể do Ban Giám đốc không có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính nhưng can thiệp quá mức hoặc chiếm được quyền áp đặt chính sách kế toán hoặc xác định những ước tính kế toán quan trọng hoặc do Ban Giám đốc đã có tiền sử vi phạm pháp luật về chứng khoán hoặc pháp luật và các quy định khác. Hoặc do Giám đốc đồng thời là chủ sở hữu, không tách biệt giao dịch cá nhân với giao dịch kinh doanh. Nhìn chung có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về gian lận, tuy nhiên nhìn chung gian lận là hành vi bất hợp pháp nhằm lừa gạt một cá nhân, tổ chức để đạt được một lợi ích nào đó. 2.1.2 Phân loại hành vi gian lận trên Báo cáo tài chính Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu phân loại hành vi gian lận trong kiểm toán BCTC theo quan điểm của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA), chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) và theo quan điểm của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE).  Quan điểm về phân loại gian lận trong báo cáo tài chính theo VSA và ISA Theo VSA 240 và ISA 240, hành vi gian lận được chia thành hai loại: Lập báo cáo tài chính gian lận (Fraudulent financial reporting), biển thủ tài sản (missappropriation of assets). - Lập BCTC gian lận: Theo VSA 240 và ISA 240, loại gian lận này là những sai phạm trọng yếu được thực hiện một cách có cố ý. Hành vi này được gây ra bởi những nhà quản lý với mục đích tạo ra khoản lợi ích cho đơn vị, thường được biểu hiện bởi những dạng tổng quát sau: 10  Giả mạo, sửa đổi chứng từ hoặc thay đổi nội dung của các nghiệp vụ hay tài liệu kế toán làm ảnh hưởng đến BCTC công bố.  Cố ý trình bày sai hoặc gây ra sai sót có chủ đích đối với các sự kiện, các giao dịch và các thông tin quan trọng trên BCTC.  Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế tóan liên quan đến số lượng, phân loại, nội dung trình bày và công bố các chỉ tiêu khoản mục trên báo cáo. - Biển thủ tài sản: Là các sai phạm trọng yếu được thực hiện bởi các hành vi trộm cắp tài sản, thường do nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện như:  Chiếm đoạt số tiền thu được của khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các bút toán xóa sổ hay chuyển tiền qua tài khoản cá nhân. Hành vi này thường đi kèm với việc tạo ra các hồ sơ, tài liệu gian dối nhằm che dấu việc tài sản đã bị chiếm đoạt.  Sử dụng tài sản chung của đơn vị cho mục đích của cá nhân.  Ăn cắp tài sản vật chất hay tài sản trí tuệ vì những lợi ích của cá nhân.  Thông đồng với đối thủ cạnh tranh bằng việc tiếc lộ những bí mật kinh doanh, công nghệ quan trọng… Dựa trên những biểu hiện của hai loại gian lận này mà VSA và ISA nhận định đứng trên quan điểm của KTV nếu xét trên góc độ chủ thể thực hiện thì gian lận cũng được phân thành hai loại: Gian lận do nhà quản lý (management fraud) và gian lận do nhân viên (employee fraud).  Quan điểm về phân loại gian lận trong báo cáo tài chính theo ACFE Theo ACFE - tổ chức chuyên nghiên cứu về gian lận của Mỹ thì gian lận được chia làm ba loại cơ bản như sau: - Biển thủ tài sản: Liên quan đến hành vi đánh cắp tài sản, xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức điển hình như biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương… - Tham ô: Xảy ra khi người điều hành lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của doanh nghiệp. Hay hành động trái ngược với những gì họ đã cam kết với tổ chức vì lợi ích của cá nhân, và của bên thứ ba.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng