Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của việc sử dụng lặp lại dipterex lên tăng trưởng cá tra (pangasianodo...

Tài liệu ảnh hưởng của việc sử dụng lặp lại dipterex lên tăng trưởng cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giống nuôi trong bể

.PDF
57
221
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN QUÁCH CHÍ TÂM ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG LẶP LẠI DIPTEREX LÊN TĂNG TRƯỞNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG NUÔI TRONG BỂ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN QUÁCH CHÍ TÂM ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG LẶP LẠI DIPTEREX LÊN TĂNG TRƯỞNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG NUÔI TRONG BỂ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. NGUYỄN THANH PHƯƠNG Ks. NGUYỄN THỊ KIM HÀ 2009 Luận văn tốt nghiệp: “Ảnh hưởng của Dipterex lên tăng trưởng của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống nuôi trong bể ” đã được thực hiện và bảo vệ ngày 18/07/2009. Luận văn đã được chỉnh sửa theo sự góp ý của hội đồng và xác nhận của cán bộ hướng dẫn. Cán bộ hướng dẫn Nguyễn Thanh Phương LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực hiện đến hôm nay đề tài đã được hoàn thành và đạt được những kết quả nhất định, nay tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến : Thầy Nguyễn Thanh Phương, trưởng khoa Thủy Sản trường Đại Học cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài. Cô Đỗ Thị Thanh Hương, bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản, khoa Thủy Sản trường Đại Học cần Thơ đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để đề tài hoàn thành tốt đẹp. Các thầy cô trong khoa Thủy Sản trường Đại Học cần Thơ đã dạy bảo, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin gởi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Hương Thùy, chị Nguyễn Thị Kim Hà và các anh chị trong bộ môn Dinh dưỡng và chế biến Thủy sản đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K31, các bạn lớp Liên thông - Nuôi trồng Thủy sản K33 đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, các anh chị và bạn bè đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tôi được như ngày hôm nay. Chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Cá Tra (Pangasianodon hypophthanus) là một trong những loài cá mang lại lợi ích kinh tế cao và góp phần to lớn vào sự phát triển ngành thủy sản của nước ta. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nghề nuôi đối tượng này diễn ra một cách tự phát, không có quy hoạch nên rất khó quản lý, tình hình sử dụng thuốc và hóa chất ở đối tượng này rất khó kiểm soát đặc biệt là đối với những loại thuốc, hóa chất bị cấm sử dụng Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 03/2009 đến tháng 07/2009 tại khoa Thủy Sản trường Đại Học cần Thơ. Thí nghiệm được gồm 5 nghiệm thức: 0 ppm; 0,3 ppm; 0,6 ppm; 0,9 ppm và 1,2 ppm được bố trí lặp lại 3 lần. Thời điểm thu mẫu gồm trước khi cho Dipterex, 1 ngày, 4 ngày và 7 ngày sau khi cho Dipterex. Qua 2 tháng thí nghiệm khối lượng của cá khác biệt không có ý nghĩa. Tuy nhiên, tăng trưởng tuyệt đối, tăng trưởng tương đối, tỉ lệ sống của cá có sự khác biệt ở tháng thứ nhất, ở những nồng độ Dipterex càng cao tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tương đối, tỉ lệ sống của cá càng giảm nhưng đến tháng thứ hai thì không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Hệ số tiêu tốn thức ăn khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả hai tháng. Ở cả hai tháng số lượng hồng cầu, bạch cầu của cá gia tăng sau 4 ngày sử dụng thuốc nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, hematocrict của cá tăng theo nồng độ Dipterex, cao nhất ở 4 ngày sử dụng Dipterex và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nồng độ cao so với nghiệm thức đối chứng. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................i TÓM TẮT...........................................................................................................ii MỤC LỤC .........................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................vi CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU......................................................................................... .. 1 CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... .. 3 I. Đặc điểm sinh học cá Tra........................................................................................ .. 3 1. Hình thái sinh lý và phân loại ................................................................................. .. 3 2. Đặc điểm sinh học cá Tra ....................................................................................... .. 4 II. Dipterex ................................................................................................................ .. 5 1. Đại cương về Dipterex ........................................................................................... .. 5 2. Tính chất của Dipterex ........................................................................................... .. 5 3. Ứng dụng của Dipterex .......................................................................................... .. 6 4. Những nghiên cứu về Dipterex............................................................................... .. 6 III. Ảnh hưởng của hóa chất lên các chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của cá............. .. 8 CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 10 I. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... .10 1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. .10 2. Thời gian thực hiện ................................................................................................ .10 II. Đối tượng thí nghiệm ............................................................................................ .10 III. Hóa chất thí nghiệm ............................................................................................. .10 IV. Dụng cụ thí nghiệm.............................................................................................. .11 V. Nguồn nước thí nghiệm......................................................................................... .11 VI. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................. .11 VII. Phương pháp phân tích mẫu và xử lý số liệu ....................................................... .12 1. Phương pháp phân tích huyết học........................................................................... 12 2. Phương pháp phân tích các yếu tố môi trường ....................................................... 14 3. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống........................................... 14 4. Phương pháp xử lí số liệu....................................................................................... 15 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................. 16 4.1 Các yếu tố môi trường.......................................................................................... .16 4.1.1 Nhiệt độ ............................................................................................................ 16 4.1.2. pH.................................................................................................................... 17 4.1.3. Nitrite (NO2-) ................................................................................................... 18 4.1.4. Nitrate (NO3-)................................................................................................... 19 4.1.5. Amonia (NH3).................................................................................................. 19 4.2. Ảnh hưởng của Dipterex lên các chỉ tiêu huyết học ............................................ .20 4.2.1. Hồng cầu.......................................................................................................... 20 4.2.2. Bạch cầu .......................................................................................................... 23 4.2.3. Tỉ lệ huyết cầu (%Hct) ..................................................................................... 26 4.3. Ảnh hưởng của Dipterex lên tăng trưởng............................................................. .29 4.3.1. Tăng trọng, tăng trưởng tuyệt đối (DWG) và tương đối (SGR) ......................... 29 4.3.2. Tỉ lệ sống (SR) ................................................................................................. 31 4.3.3. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ............................................................................ 32 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 33 5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... .33 iii 5.2 ĐỀ XUẤT............................................................................................................ .33 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 34 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 36 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.2: Thời gian phân hủy 50% của Dipterex theo pH và nhiệt độ .................... 5 Bảng 4.1. Số lượng hồng cầu (106 tế bào/mm3) trong cùng lần thu giữa các nghiệm thức và số lượng hồng cầu (106 tế bào/mm3) trong cùng nghiệm thức giữa các lần thu mẫu (Tháng1)................................................................................................... 21 Bảng 4.2. Số lượng hồng cầu (106 tế bào/mm3) trong cùng lần thu giữa các nghiệm thức và số lượng hồng cầu (106 tế bào/mm3) trong cùng nghiệm thức giữa các lần thu mẫu (Tháng 2).................................................................................................. 22 Bảng 4.3. Số lượng hồng cầu (106 tế bào/mm3) của cùng nghiệm thức, cùng lần thu mẫu giữa 2 tháng.............................................................................................. 22 Bảng 4.4. Số lượng bạch cầu (103 tế bào/mm3) trong cùng lần thu giữa các nghiệm thức và số lượng bạch cầu (103 tế bào/mm3) trong cùng nghiệm thức giữa các lần thu mẫu (Tháng1)................................................................................................... 23 Bảng 4.5. Số lượng bạch cầu (103 tế bào/mm3) trong cùng lần thu giữa các nghiệm thức và số lượng bạch cầu (103 tế bào/mm3) trong cùng nghiệm thức giữa các lần thu mẫu (Tháng 2).................................................................................................. 24 Bảng 4.6. Số lượng bạch cầu (103 tế bào/mm3) của cùng nghiệm thức, cùng lần thu mẫu giữa 2 tháng......................................................................................................... Bảng 4.7. Tỉ lệ huyết cầu (%) trong cùng lần thu giữa các nghiệm thức và tỉ lệ huyết cầu (%) trong cùng nghiệm thức giữa các lần thu mẫu (Tháng 1).................. 25 Bảng 4.8. Tỉ lệ huyết cầu (%) trong cùng lần thu giữa các nghiệm thức và tỉ lệ huyết cầu (%) trong cùng nghiệm thức giữa các lần thu mẫu (Tháng 2).................. 26 Bảng 4.9. Tỉ lệ huyết cầu (%) của cùng nghiệm thức, cùng lần thu mẫu 2 tháng ...... 28 Bảng 4.3.1: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) .................................................................................................................... 30 Bảng 4.3.2: Tỉ lệ sống của cá trong quá trình thí nghiệm. ....................................... 31 Bảng 4.3.3: Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ............................................................... 32 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.2. Hình dạng cá tra...............................................................................3 Hình 2.2 Công thức cấu tạo của DDVP ..................................................................... 6 Hình 3.3. Dipterx dùng trong thí nghiệm ................................................................. 10 Hình 3.4. Hệ thống bể thí nghiệm........................................................................... .11 Hình 3.7. vị trí đếm hồng cầu trên buồng đếm Neubauer ........................................ .12 Hình 3.8. Máy li tâm sigma 201m .......................................................................... .14 Hình 4.1: Biến động nhiệt độ giữa các lần thu mẫu của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm. ..................................................................................................... .16 Hình 4.2: Biến động pH giữa các lần thu mẫu của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm. ............................................................................................................. .17 Hình 4.3: Biến động NO2 giữa các lần thu mẫu của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm. ..................................................................................................... .18 Hình 4.4: Biến động NO3 giữa các lần thu mẫu của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm. ..................................................................................................... .19 Hình 4.5: biến động NH3 giữa các lần thu mẫu của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm. ............................................................................................................. .20 Hình 4.3.1. Tăng trưởng của cá trong quá trình thí nghiệm....................................... .27 vi CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Đồng Bằng Sông cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km 2, chiếm 12% diện tích cả nước. Tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL hơn 1.200.000 ha, gần bằng 60% của cả nước. Trong đó diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là rất thuận lợi và được phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiêng Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long (theo www.dbscl.thuyloi.vn). Trong các đối tượng nuôi nước ngọt thì cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi rất được chú trọng ở ĐBSCL. Trong thời gian gần đây nghề nuôi cá Tra không ngừng phát triển, Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 10 tháng đầu năm nay xuất khẩu cá tra, ba sa các loại đạt trên 1,24 tỉ USD, vượt qua mức dự kiến giá trị xuất khẩu của cả năm. Trong ba tháng gần đây, giá xuất khẩu trung bình của cá tra Việt Nam liên tục tăng, từ 2,15 USD/kg hồi tháng tám lên 2,36 USD/kg trong tháng mười. Riêng trong tháng mười, Việt Nam xuất khẩu được 159,221 triệu USD cá tra, ba sa, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2007 (theo www.fistenet.gov.vn). Cùng với sự gia tăng về năng xuất và sản lượng tạo thu nhập cho nguời dân thì việc phát triển nghề nuôi cá Tra một cách nhanh chóng đã đặt ra những thách thức không nhỏ. Việc nuôi với mật độ cao, không có quy hoạch là nguyên nhân dẫn nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường kéo theo đó là việc sử dụng thuốc, hoá chất và kháng sinh như một tất yếu. Đặc biệt là việc người dân sử dụng các loại thuốc, hoá chất đã bị cấm trong nuôi trồng thuỷ sản mà không theo khuyến cáo của cán bộ thuỷ sản. Dipterex là một trong những loại thuốc và hóa chất nằm trong danh mục bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ Sản (phụ lục 1). Đây là loại hóa chất được dùng để diệt nấm, giáp xác, giun sán cho hiệu quả cao do đó dù đã bị cấm nhưng Dipterex vẫn được người dân sử dụng trong nuôi thuỷ sản và dễ dàng mua được ở các đại lý thuốc bảo vệ thực vật. Sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng Dipterex đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khoẻ động vật thuỷ sản, môi trường và con người. Đề tài “Ảnh hưởng của Dipterex lên tăng trưởng của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống nuôi trong bể ” là điều kiện thuận lợi để xác định mức độ ảnh hưởng của Dipterex đối với động vật thuỷ sản nhằm thúc đẩy việc sử 1 dụng thuốc và hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thân thiện với môi trường và mang laị hiệu quả cao cho người nuôi. Mục tiêu của đề tài: - Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của Dipterex lên tăng trưởng, hồng cầu và bạch cầu của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống. - Đánh giá ảnh hưởng của Dipterex lên tăng trưởng của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) để từ đó có những khuyến cáo hợp lý cho người nuôi. Nội dung của nghiên cứu: - Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng Dipterex nhiều lần lên sự tăng trưởng của cá Tra. - Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng Dipterex nhiều lần lên hồng cầu, bạch cầu, hematocrit của cá Tra. 2 CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU I. Đặc điểm sinh học cá Tra 1. Hình thái sinh lý và phân loại 1.1 Hình thái và sinh lý Cá Tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá Tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ (nồng độ muối 7-10‰), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 39oC (VINAFIS, 2004). Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá Tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng (VINAFIS,2004) 1.2 Phân loại Cá Tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá Tra (Pangasiidae) phân bố ở sông Cửu Long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả Rainboth xếp cá Tra nằm trong giống cá Tra dầu (Pangasianodon). Hình 1.2. Hình dạng cá tra Phân loại cá Tra Bộ cá nheo: Siluriformes Họ cá Tra: Pangasiidae Giống cá Tra dầu: Pangasianodon Loài cá Tra: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) 3 2. Đặc điểm sinh học cá Tra a. Phân bố Cá tra có tên khoa học là Pangasianodon hypophthamus, trước đây còn có tên là P.micronemus hay P.sutchi, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu long (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam) (Dương Nhựt Long, 2003). b. Đặc điểm dinh dưỡng Cá Tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống... Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh (Dương Nhựt Long, 2003). c. Đặc điểm sinh trưởng Cá Tra có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, sau 1 năm cá đạt trọng lượng 1 – 1,5kg/con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn, có thể đạt 25kg ở cá 10 tuổi (Dương Nhựt Long, 2003). d. Đặc điểm sinh sản Tuổi thành thục của cá Tra trên sông MeKong là từ 3-4 năm, mùa sinh sản tập trung từ tháng 5-7 âm lịch hàng năm. Cá Tra có tập tính di cư ngược dòng để sinh sản. Cá Tra đẻ tự nhiên ở Campuchia sau đó cá bột theo dòng nước về Việt Nam. Trong ao nuôi với chế độ dinh dưỡng thích hợp cá Tra thành thục tốt nhưng không tự sinh sản được. Hiện nay quy trình sinh sản nhân tạo cá tra đã hoàn chỉnh và được chuyển giao cho người sản xuất nên số lượng cá tra bột sản xuất đủ đáp ứng cho người nuôi (Dương Nhựt Long, 2003). 4 II. Dipterex 1. Đại cương về Dipterex - Công thức hóa học của Dipterex là C4H8O4Cl3P. - Khối lượng phân tử: 257,45 - Tên khoa học: dimethyl–(2,2,2-tricholoro-1-hydroxyethyl) phosphonate. - Tên thường dùng: Trichlorfon - Tên thương phẩm: Dylox (Mỹ), triclorphon, tuzon, neguvon (Bayer, Đức) hay chlorphot (Liên Xô) Hình 2.1 Công thức hóa học của Dipterex (Trần Lâm Ban và Đỗ Phổ, 1987) 2. Tính chất của Dipterex Là chất rắn, kết tinh trắng, mùi dễ chịu, nóng chảy ở 83–84 oC. Hòa tan được trong alcol, benzen và đa số hydrocacbon chlor hóa khác. Dipterex bền ở nhiệt độ phòng, mang tính axit, ở pH=5,5 thì Dipterex chuyển hóa chậm thành dimetyl diclovinyl photphat (DDVP). Bảng 2.2: Thời gian phân hủy 50% của Dipterex theo pH và nhiệt độ (Trần Lâm Ban – Đỗ Phổ, 1987) Khoảng pH 1–5 Nhiệt độ 70oC Nhiệt độ Thời gian phân Thời gian phân hủy pH o ( C) hủy (ngày) (giờ) 10 2.400 1 32 20 526 2 34 30 140 3 33 40 41 4 26,6 50 10,7 5 15,3 60 3,2 6 3,0 70 1,13 8 0,6 5 Hình 2.2 Công thức cấu tạo của DDVP (Trần Lâm Ban – Đỗ Phổ, 1987) 3. Ứng dụng của Dipterex Trong ngành vệ sinh y tế thì Dipterex dùng diệt ruồi và côn trùng nên hạn chế nhiều bệnh tật nguy hiểm. (Trần Lâm Ban – Đỗ Phổ, 1987) Trong thú y thì Dipterex dùng vệ sinh chuồng trại, diệt nội ký sinh và ngoại ký sinh. Trong thủy sản thì Dipterex dùng trị một số bệnh phổ biến do giun sán, rận cá, giáp xác, nấm kí sinh…. (http://nhanong.net) Theo Nguyễn Thị Phương Nga, 2004, thì Dipterex là hợp chất photphat hữu cơ dùng để kiểm soát các giáp xác ngoại ký sinh ở cá nước ngọt và bệnh nhiễm sán lá đơn tính ở các trại giống, loại bỏ một số ký sinh trùng nhất định. Đối với bệnh giun sán nội kí sinh trên các loài cá nhất là các loài cá nuôi lồng, bè có thể dùng Dipterex trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 0,5g/kg thức ăn. Còn đối với bệnh sán lá đơn chủ có thể dùng Dipterex 5% rắc xuống ao với nồng độ 0,5–1 kg/m 3 nước cũng có tác dụng diệt trùng tốt (http://cuulongfeed.com). 4. Những nghiên cứu về Dipterex Theo Lê Quốc Việt (2002) thì giá trị LC50 96 giờ của Dipterex đối với tôm sú (PL30) là 0,021 ppm và giảm dần theo thời gian (cùng tỷ lệ chết 50% nếu nồng độ càng cao thì thời gian tôm chết càng ngắn). Dùng Dipterex ở nồng độ an toàn (0,001 ppm) để kích thích tôm lột xác và nồng độ chỉ dẫn (0,005 ppm) kích thích tôm 2 tháng tuổi lột xác là tốt nhất. Tác giả này cũng cho rằng dùng Dipterex ở nồng độ an toàn thì tiêu hao oxy của tôm (2 tháng tuổi) bị ảnh hưởng nhưng ngưỡng oxy ở nồng độ này không bị ảnh hưởng nhưng nồng độ lớn hơn hoặc bằng nồng độ chỉ dẫn ngưỡng oxy mới bị ảnh hưởng. Theo Nguyễn Thị Vân Anh (1992) khi ương cá mè vinh và cá chép có thể dùng Dipterex ở nồng độ 1-2 ppm để diệt bọ gạo và bắp cày và sau khi sử dụng 12 giờ có thể thay nước mới để hạn chế ảnh hưởng của thuốc đến cá. Tác 6 giả còn cho biết nồng độ Dipterex diệt cylop trong bể ương, ấp cá chép và mè vinh là 0,5–1 ppm và nên thay nước sau 6 giờ sử dụng để hạn chế ảnh hưởng của thuốc đến cá. Còn đối với ao trước khi ương cá 2-3 ngày có thể dùng Dipterex nồng độ cao hơn (3–4 ppm) để diệt các sinh vật hại nêu trên sau đó dâng nước lên và thả cá bình thường. Theo Bùi Quang Tề (2001) thì Dipterex dùng với nồng độ 1,00–1,50 ppm có thể diệt được sán lá đơn chủ ở cá rô phi giống và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Để phòng trị bệnh sán lá đơn chủ có thể dùng Dipterex phun trực tiếp xuống ao với nồng độ từ 0,50–1,00 ppm. Tác giả Bùi Quang Tề (2001) cũng cho biết cách tẩy giun tròn cho cá basa nuôi bè hằng năm bằng cách cho ăn một đợt với liều lượng 0,150 g Dipterex/1 kg cá ăn/ ngày. Kết quả tỉ lệ nhiễm giảm từ 15,0–30,0%, nhưng cường độ nhiễm trung bình giảm 50 lần. Bùi Quang Tề (2001) cũng cho biết dùng Dipterex liều lượng 20 g/m3 để trị rận cá ở cá Tra nuôi bè bằng cách treo túi thuốc ở đầu nguồn nước cho thuốc ngấm dần ra. Tác giả cho biết sau 3 ngày 100% trùng đã rời khỏi cá. Theo Nguyễn Xuân Vy (1986) khi nghiên cứu ứng dụng một số thuốc chữa trị một số bệnh thường gặp ở cá giống thì có thể dùng Dipterex chữa bệnh trùng mặt trời cho cá vàng 48 ngày tuổi bằng cách ngâm cá trong dung dịch 2 ppm trong 30 phút hoặc mỗi ngày tắm 1 lần và tắm liên tiếp 2 ngày thì cá hoàn toàn hết bệnh nhưng cá chết do ngộ độc nếu ngâm lâu. Đối với bệnh trùng mỏ neo thường xuất hiện trên các loài cá như mè trắng, chép, trắm cỏ,… thì có thể dùng Dipterex phun trực tiếp xuống ao để nước ao có nồng độ thuốc 0,5–1 ppm có tác dụng trị bệnh này (Hà Ký & ctv, 1992). Đối với bệnh rận cá thường xuất hiện trên các loài cá diếc, cá quả, cá lúi,… có thể dùng Dipterex phun trực tiếp xuống ao để nước ao có nồng độ thuốc 0,5–1 ppm cũng có tác dụng diệt trùng tốt (Hà Ký & ctv, 1992). Khi sử dụng Dipterex ở nồng độ 0,001 ppm thì tỉ lệ lột xác của tôm sú PL30 là 76,7% và ở nồng độ 0,005 ppm thì tỉ lệ lột xác tôm 2 tháng tuổi là 56,7% (Đỗ Thị Thanh Hương & ctv, 2004) 7 III. Ảnh hưởng của hóa chất lên các chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của cá Theo Võ Văn Bảo (2008), khi sử dụng Dipterex ở các nồng độ 0,01 ppm; 0,1 ppm; 0,5 ppm thì hồng cầu cá Tra thay đổi không đáng kể của cùng nghiệm thức qua các đợt thu mẫu, bạch cầu cá Tra tăng tỷ lệ với nồng độ thuốc sử dụng sau 24h và bình phục trở lại sau 7 ngày thí nghiệm. Trọng lượng cá càng giảm nếu nồng độ sử dụng càng cao và ở nồng độ thấp (0,01ppm) thì không ảnh hưởng đến tăng trọng của cá. Theo Đỗ Thị Thanh Hương (1998), khi nghiên cứu ảnh hưởng của basudin lên huyết học của cá chép, cá rô phi và mè vinh thì thấy số lượng hồng cầu của cá tăng lên tỉ lệ với nồng độ thuốc, ở nồng độ LC50 96-giờ thì 12 giờ sau khi tiếp xúc với thuốc số lượng hồng cầu tăng lên 1,3 lần, 1,5 lần và 1,6 lần lần lượt đối với cá chép, cá rô phi và cá mè vinh. Theo Svobodova & ctv (1992) cho rằng số lượng hồng cầu và hemoglobin của cá chép tăng có ý nghĩa thống kê so với đối chứng khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu có gốc lân hữu cơ, trong khi đó tỉ lệ huyết cầu thì ngược lại (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Theo Murty (1988) thì lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu lươn ở các nghiệm thức thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ gia tăng cao hơn lô đối chứng (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998) Theo Pimpão & ctv (2006) thì khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Deltamethrin lên huyết học và enzyme của cá Ancisstrus multipinis ở cả 2 nồng độ 0,1 và 0,3 mg/kg đều làm tăng hồng cầu và bạch cầu. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của Malachte Green lên huyết học và tăng trưởng của cá Tra giống nuôi trong bể thì số lượng bạch cầu của cá Tra giảm sau khi sử dụng Malachte Green, tăng trưởng của cá ở các nồng độ thuốc đều chậm hơn so với nghiệm thức đối chứng (không gây cảm nhiễm Melachte Green) (Lê Nguyễn Hạnh Đoan, 2008). 8 Theo Matthiessen (1981) trong và sau 6 lần phun thuốc endosulfan, tác giả nhận thấy rằng các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu và hemoglobin) đều tăng lên có ý nghĩa thống kê trong lúc phun thuốc, các chỉ tiêu này chỉ phục hồi sau khoảng 6 tháng ở các loài cá rô phi (Tilapia sparrmanii, T. rendalli và Sarotherodon macrochir) và cá trê (Clarias ngamensis, C. gariepinus) (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998). Sinh trưởng của cá rô phi, mè vinh và cá chép càng chậm khi sử dụng thuốc Basudin 40EC với nồng độ càng cao (Đỗ Thị Thanh Hương (1998). Theo Nguyễn Kim Thuỳ (2008), tần số cho ăn không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra. Cá Tra (khoảng 18g/con) cho ăn 2 lần/ngày theo nhu cầu thì đạt hiệu quả kinh tế cao. 9 CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 1. Địa điểm nghiên cứu Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. 2. Thời gian thực hiện Đề tài được thực hiện từ tháng 03/09 đến tháng 07/2009. II. Đối tượng thí nghiệm Cá dùng trong thí nghiệm là cá tra (Pangasianodon hypophthamus) giống được mua từ các trại giống ở Cần Thơ. Cá được vận chuyển trong bao chứa oxy và được thuần dưỡng trong các bể xi măng 1 m3. Cá được cho ăn theo nhu cầu và cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn Cargill 30% đạm. Cá sau khi thuần dưỡng không cho cá ăn 1 ngày và chọn cá đều cỡ để bố trí thí nghiệm. III. Hóa chất thí nghiệm Dipterex sử dụng có tên thương mại là ĐỊCH BÁCH TRÙNG 90SP chứa 90% hoạt chất Trichlorfon dạng chất rắn và đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc được khuyến cáo sử dụng trị sâu bệnh cho các loại cây trồng như bọ trĩ, bọ xít, sâu khoang trên lúa, vải thiều, đậu tương với nồng độ từ 1,0 đến 1,2 kg/ha. Hình 3.3. Dipterx dùng trong thí nghiệm Các hóa chất dùng trong phân tích huyết học: dung dịch nhuộm hồng cầu NattHerrick, các dung dịch nhuộm tế bào máu trên phết kính bao gồm dung dịch Wright và Giemsa, dung dịch pH 6,2-6,8 và dung dịch pH 6,2. 10 IV. Dụng cụ thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống bể composite loại 500 L. Bể được sắp xếp thành một hàng và được thiết kế hệ thống sục khí liên tục. Hình 3.4. Hệ thống bể thí nghiệm Các dụng cụ sử dụng trong phân tích huyết học gồm kính hiển vi, pipet (10100µl, 100-1000µl, 1-10µl và 1–5 ml), buồng đếm hồng cầu Neubauer cải tiến, máy li tâm Sigma 201m, máy so màu quang phổ UV/visible spectrophotometer, ống hematorite, cuvet, lam, kim tiêm, evandop. Các dụng cụ sử dụng phân tích môi trường: máy đo pH và nhiệt độ, bình tam giác, ống đong (loại 10 ml, 25 ml và 50 ml), bình định mức (loại 50 ml, 100 ml, 200 ml, 500 ml và 1.000 ml), pipet, ống nhỏ giọt,... V. Nguồn nước thí nghiệm Nguồn nước dùng thí nghiệm là nguồn nước máy. VI. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành gồm 5 nghiệm thức với 4 nồng độ Dipterex là 0,3 ppm; 0,6 ppm; 0,9 ppm; 1,2 ppm và 1 nghiệm thức đối chứng không có Dipterex. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Thời gian thí nghiệm là 2 tháng, thuốc được sử dụng 2 lần trong chu kỳ nuôi (1 lần/tháng). Hóa chất được cho vào bể thí nghiệm trong tuần đầu sau đó thay nước và tiếp tục thí nghiệm. Cá sau khi dưỡng trong điều kiện trại thí nghiệm, chọn cá đồng cỡ để bố trí vào các bể thí nghiệm, trước khi bố trí thí nghiệm không cho cá ăn 1 ngày. Cá được cân trọng lượng và đo chiều dài trước khi thả vào bể và mỗi bễ bố trí ngẫu nhiên 53 cá. Trong thời gian thí nghiệm cá được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn được sử dụng là thức ăn công 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan