Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của việc bổ sung luân trùng và chất dinh dưỡng tới hiệu quả ương cá tr...

Tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung luân trùng và chất dinh dưỡng tới hiệu quả ương cá tra (pangasianodon hypophthalmus) tại vĩnh long

.PDF
45
262
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ HÙNG PHÚC ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LUÂN TRÙNG VÀ CHẤT DINH DƯỠNG TỚI HIỆU QUẢ ƯƠNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) TẠI VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2012 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ HÙNG PHÚC ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LUÂN TRÙNG VÀ CHẤT DINH DƯỠNG TỚI HIỆU QUẢ ƯƠNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) TẠI VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Ts. BÙI MINH TÂM 2012 2 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản và Bộ Môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu đề tài để hoàn thành chương trình học. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn TS. Bùi Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, động viên và cho tôi những lời khuyên quí báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin được gửi lời cám ơn Trại giống thủy sản Cồn Giông đã chỉ dẫn, hổ trợ nhiệt tình để hoàn thành các thí nghiệm. Lê Hùng Phúc. 3 TÓM TẮT Đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung luân trùng Brachionus angularis và chất dinh dưỡng Actigen tới hiệu quả ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong ao đất ở Trại giống Thủy sản Cồn Giông, tỉnh Vĩnh Long được thực hiện từ tháng 3/2012- 5/2012. Thí nghiệm được bố trí trong 4 ao gồm ao 1 không có bổ sung luân trùng và chất dinh dưỡng, ao 2 bổ sung luân trùng và 0,4 kg Actigen/1 tấn thức ăn , ao 3 bổ sung luân trùng và 0,8 kg Actigen/1 tấn thức ăn, ao 4 bổ sung luân trùng và 1,2 kg Actigen/1 tấn thức ăn. Sau 2 tháng ương ở ao 4 có tỉ lệ sống 17,5% đạt cao nhất so với các ao còn lại, riêng ở ao 1 có tỷ lệ sống 12,4% đạt thấp nhất so với các ao còn lại lần lượt là ao 2 có tỉ lệ sống 16%, ao 3 có tỉ lệ sống 16,8% , ao 4 có tỉ lệ sống 17,5%. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình của ao 4 đạt cao nhất: có chiều dài 13cm, trọng lượng 19,50g/con, thấp nhất ở ao 1: 11,3cm, 11,10g/con,các ao còn lại lần lượt là ao 2: 11,5cm, 12,57g/con, ao 3: 12,6cm, 18,15g/con. 4 MỤC LỤC Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................... ..1 1.1 Giới thiệu.........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài....................................................................................................2 1.3 Nội dung thực hiện ...................................................................................................2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................3 2.1.1 Đặc điểm sinh học cá tra..................................................................... 3 2.1.2 Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản........................ 5 2.1.3 Ứng dụng sản phẩm dinh dưỡng Actigen trong nuôi trồng thủy sản.....9 2.1.4. Vài nét về ương cá tra ĐBSCL………………………………………………9 Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................. 12 3.1 Vật liệu thực hiện ...................................................................................................12 3.1.1 Nguồn cá .......................................................................................... 12 3.1.2 Dụng cụ và trang thiết bị................................................................... 12 3.2. Địa điểm thực hiện................................................................................................12 3.3. Thời gian thực hiện đề tài:. ....................................................................................12 3.4. Bố trí thí nghiệm....................................................................................................12 3.4.1 Bố trí thí nghiệm:.............................................................................. 12 3.4.2 Thực nghiệm ương cá tra .................................................................. 13 3.4.2.1 Chuẩn bị ao ương:...................................................................... 13 3.4.2.2 Thức ăn và cách cho ăn .............................................................. 14 3.4.2.3 Quản lý ao ương........................................................................ 15 3.4.2.4 Khảo sát các chỉ tiêu kỷ thuật..................................................... 15 3.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................17 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 18 4.1. Một số yếu tố thủy lý hóa trong ao ương.............................................................18 4.2. Tỷ lệ sống của cá tra sau 50 ngày ương...............................................................19 4.3. Tăng trưởng của cá tra sau 50 ngày ương. .........................................................19 4.3.1. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài....................................................... 19 4.3.2. Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng................................................... 21 4.4. Hiệu quả kinh tế.....................................................................................................23 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 25 5.1. Kết luận. ................................................................................................................25 5.2. Đề xuất. .................................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 26 5 PHỤ LỤC........................................................................................................ 27 Phụ lục A: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ..................................... 27 Phụ lục B: Tốc độ tăng trưởng của các ao qua các lần thu mẫu...........................30 B1: Tăng trưởng về chiều dài của 4 ao qua các lần thu mẫu.........................30 B2: Tăng trưởng về trong lượng của 4 ao qua các lần thu mẫu.....................34 B3: Tỷ lệ sống của 4 ao..................................................................................36 6 DANH SÁCH HÌNH Hình2.1. Hình cá tra ................................................................................................3 Hình 3.1. Hình cải tạo ao.......................................................................................13 Hình 3.2. Ngâm bao cá trước khi thả và thả cá bột.................................................13 Hình 3.3.Thức ăn công nghiệp đậm đặc dạng bột và dạng viên..............................14 Hình 3.4. Hình cho cá ăn .......................................................................................15 Hình 3.5. Hình cân và đo cá...................................................................................16 Hình 4.1. Hình tỉ lệ sống của cá tra sau 50 ngày ương ...........................................19 Hình 4.2 Tăng trưởng về chiều dài qua các lần thu mẩu........................................ 21 Hình 4.3. Tăng trưởng về trọng lượng qua các lần thu mẩu ...................................22 7 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1. Liều lượng bổ sung chất dinh dưỡng và luân trùng ................................12 Bảng 4.1. Sự biến động của các chỉ tiêu môi trường ..............................................18 Bảng 4.2. Tỉ lệ sống của cá tra của các ao sau 50 ngày ương ................................19 Bảng 4.3. Kết quả tăng trưởng về chiều dài qua các lần thu mẫu ...........................20 Bảng 4.4. kết quả tăng trưởng về trọng lượng qua các lần thu mẩu ........................22 Bảng 4.5. Bảng tính hiệu quả kinh tế....................................................................23 8 CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2. TL: Trọng lượng. 3. CD: Chiều dài. 4. CN: Công nghiệp. 5. g: gam. 6. l: lít. 7. h: giờ. 8.% : Phần trăm. 9 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Cá tra là loài cá sống chủ yếu ở thủy vực nước ngọt và được nhiều người nuôi ưa chuộng vì cá có những ưu điểm như dễ nuôi so với nhiều loài cá nuôi nước ngọt khác, tăng trưởng nhanh, có tính thích nghi rộng, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường, ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau và là một trong những đối tượng xuất khẩu có giá trị. Hiện nay nuôi cá nước ngọt ở ĐBSCL hiện nay rất phát triển và có ý nghĩa kinh tế rất lớn, vì tận dụng được diện tích mặt nước tự nhiên và các ao hồ nhỏ, lao động phụ của gia đình đưa phế liệu nông nghiệp vào sản xuất cá. Ngày nay thủy sản không chỉ đáp ứng tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu ra nước ngoài với một số lượng đáng kể. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản với sự mở rộng diện tích và tăng mật độ nuôi thì nhu cầu con giống ngày càng cao. Theo Tổng cục Thủy sản (2010), các tỉnh ĐBSCL có 136 cơ sở sản xuất cá tra bột, với diện tích các ao ương lên đến trên 2.000 ha. Hàng năm, các cơ sở này cung cấp nhu cầu thị trường khoảng 2 tỷ con cá tra giống, trong đó vùng sản xuất cá giống lớn tập trung ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang. Hiện nay kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra, cá basa được phổ biến rộng rãi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng việc quản lý chất lượng cá giống vẫn chưa được quan tâm đúng mức (Dương Thúy Yên, 2006). Ngoài ra kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá tra bị giới hạn bởi tuổi thành thục con giống bố mẹ cao, (thường phải mất 2-3 năm cá mới có thể thành thục sinh dục) và tỉ lệ sống của cá tra bột lại thấp (dưới 30%) do hiện tượng cá chết xảy ra ở ngày tuổi thứ 3-6 (Dương Thúy Yên, 2003). Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm chính là chất lượng cá bột là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đàn cá giống trong quá trình ương. Tuy nhiên, nguồn thức ăn tự nhiên thích hợp trong chu kỳ đầu ương cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cá bột. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì thức ăn tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong ương cá nhất là từ giai đoạn bột lên hương: "Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng, thức ăn duy nhất được cá ưa thích là động vật phiêu sinh. Sự thiếu hụt thức ăn tự nhiên là nguyên nhân chính làm cho cá có tỷ lệ sống sót thấp ở cả môi trường tự nhiên và nhân tạo”. Với những ưu điểm của thức ăn tự nhiên kích thước nhỏ, bơi lội chậm chạp, phù hợp với kích cỡ miệng 10 của ấu trùng, cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật Thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền, 2009). Hiện nay theo các chuyên gia trong ngành thủy sản,quá trình ương cá tra từ bột lên hương tỷ lệ hao hụt lên tới 80%. Từ hương lên cá giống tỷ lệ hao hụt 40-50%. Tuy nhiên đến nay những dẫn liệu về kỹ thuật ương cá tra giống ở ĐBSCL khá tự phát chưa có sự thống nhất, mỗi nơi đều có cách làm khác nhau không theo quy chuẩn nào. Hiện nay theo các chuyên gia trong ngành thủy sản, quá trình ương cá tra từ bột lên giống tỷ lệ hao hụt lên tới 90%. Nguyên nhân chính là do, người nuôi chưa biết được thức ăn ban đầu của cá tra bột ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lợi sống của cá, vì kích cở miệng của cá tra bột khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài là nhỏ so với kích thước thức ăn, nên thức ăn cung cấp cho cá phải phù hợp không lớn hơn cỡ miệng của cá, để nâng cao được tỷ lệ sống của cá. Bên cạnh đó lợi nhuận của người nuôi còn thấp, có khi phải thua lỗ vì giá thức ăn cao, thời gian nuôi kéo dài và FCR cao, môi trường có nhiều mầm bệnh, dịch bệnh kéo dài. Do đó cần phải tìm ra giải pháp kỹ thuật để rút ngắn thời gian ương và giảm FCR xuống mức thấp nhất, để nâng cao lợi nhuận cho người nuôi. Từ những thực trạng trên, đề tài Ảnh hưởng của việc bổ sung luân trùng và chất dinh dưỡng tới hiệu quả ương cá tra(Pangasianodonhypophthalmus), tại Vỉnh Long thực hiện là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu của đề tài Thử nghiệm ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có bổ sung luân trùng và chất dinh dưỡng Actigen nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tăng trưởng trong quá trình ương. 1.3 Nội dung thực hiện - Theo dõi tăng trưởng của cá tra ở các nghiệm thức có và không có bổ sung luân trùng chất dinh dưỡng Actigen. - Theo dõi tỷ lệ sống của cá tra ở các nghiệm thức có và không có bổ sung luân trùng chất dinh dưỡng Actigen. 11 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1.1 Đặc điểm sinh học cá tra Hệ thống phân loại Nhìn chung tên khoa học cá tra thì có rất nhiều tài liệu công bố khác nhau và chưa có sự thống nhất giữa các tài liệu. Theo Nguyễn Văn Thường (2008) Vị trí phân loại Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống (chi): Pangasianodon Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) Hình 2. 1 : Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) Đặc điểm phân bố: Vùng phân bố tự nhiên của loài cá Tra giới hạn trong hạ lưu sông Mekong, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và chúng cũng được phát hiện ở sông Chao Praya –Thái Lan (Nguyễn Văn Thường, năm 2008). Ngày nay cá tra được nhập nội di trú vào nhiều nước nên cá tra cũng tìm thấy nhiều ở lưu vực sông lớn các nước Malysia, Indonesia, Myanmar, Trung quốc…Ở Việt Nam cá tra hoang dã xuất hiện tự nhiên ở các vùng hạ lưu sông Mekong và nhiều nhất là ở các sông rạch, ao đầm của sông Tiền, sông Hậu, hay cả sông Hồng và các sông ở Miền Trung Việt Nam. (Nguyễn Chung, 2008) Môi trường: Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được trong vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7 – 10‰), có thể chịu đựng được nước phèn pH > 5, Cá tra 12 là loài hẹp nhiệt phù hợp với điều kiện môi trường nhiệt độ cao 26 – 30 0C, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 0C, nhưng chịu nóng tới 39 0C. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên cá tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao nước đọng, nhiều chất hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp. Cá có thể sống trong điều kiện thiếu Oxy kéo dài vì kích thước hồng cầu của cá bé, lượng hồng cầu nhiều nên vận chuyển được một lượng Oxy cao. pH thích hợp từ 7-8. Đặc điểm hình thái: Cá bột mới nở các vây lưng, vây đuôi, vây bụng và vây hậu môn dính liền với nhau. Có hai đôi râu trong đó đôi râu mép dài hơn chiều dài thân, mắt đen và lớn, trên thân chưa có sắc tố do đó cá có màu trắng trong và nhìn thấy ống tiêu hóa sơ khai dạng thẳng. Miệng cá rộng khoảng 250-300 micromet nhưng chưa mở (Phạm Văn Khánh, 1996). Sau 2 - 3 ngày các vây vẫn dính liền thành một dãy. Răng đã xuất hiện và ở dạng răng chó (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Hàm đã cử động được và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Trên thân xuất hiện nhiều sắc tố do vậy cá có màu xám trong. Sau 2 tuần màu sắc thay đổi cá tra có màu xanh lục ở phần lưng của đầu và thân và 2 sọc xanh lục chạy dọc thân, khi cá được 3 tháng tuổi các sắc tố trên thân rất nhạt rất khó phân biệt cá tra với cá basa (Dương thúy yên, 2003). Theo Nguyễn Văn Thường (2008) cá tra có cơ thể dẹp theo chiều hông, răng nhỏ, mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, vi lưng ngắn với 1-2 gai cứng, vi mở khá phát triển, vi hậu môn dài, gai vi ngực cứng, có hai đôi râu hàm (một đôi râu mép và một đôi râu cằm). Vi lưng có 6 tia phân nhánh và vi ngực có 8-9 tia mền. Lược mang phát triển bình thường. Ðặc điểm dinh dưỡng của Cá Tra con. Sau khi cá tra bột dinh dưỡng gần hết noãn hoàng, cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Thức ăn cuả cá lúc này là những động vật phù du trong nước có kích thước nhỏ như luân trùng, trứng nước…Thông thường thức ăn cho cá con không được có kích thước lớn hơn đường kính mắt của cá nhưng đối với cá tra, con mồi mà cá tra con bắt được to hơn gấp nhiều lần so với đường kính mắt của chúng (Phạm Văn Khánh, 1996). Đặc điểm sinh trưởng cuả cá con. Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong tuần lễ đầu tiên sau khi nở đến 8 ngày tuổi trọng lượng đã tăng gấp 10 lần và chiều dài tăng 1,85 lần. Từ ngày thứ 9-11, trọng lượng cơ thể tăng lên 2,1 lần trong khi chiều dài chỉ tăng 20%. Mức tăng trưởng bình quân về trọng lượng đạt 1,75mg/ngày ở tuần đầu tiên 13 và 9,7 mg/ngày ở tuần thứ 2. Từ tuần thứ 2-15 mức tăng trọng bình quân 5,66 mg/ngày và mức tăng chiều dài bình quân 0,45 mm/ngày (Phạm Văn Khánh, 1996). Đặc điểm sinh sản. Về đặc điểm sinh sản cho thấy cá tra là loài cá không sinh sản trong ao nuôi, chúng di cư sinh sản ngược dòng sông Mekong, từ địa phận tỉnh KratieCampuchia trở lên, vào đầu mùa mưa từ tháng 5-6 âm lịch. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mekông và Tonlesap, từ thị xã Kratie đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica và sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ lưu biển Hồ Campuchia và các nhánh, các phụ lưu, các thủy vực của sông Tiền sông Hậu Việt Nam. Vì vậy người nuôi cá tra ở Đồng Tháp, An Giang có truyền thống vớt cá tra bột trên sông vào khoảng tháng 5 âm lịch nhưng hiện nay cá tra bột cũng có thể mua được ở các trại cá giống (Nguyễn Chung, 2008). 2.1.2. Vai trò thức ăn tự nhiên trong Nuôi trồng thủy Sản Thức ăn tự nhiên hay còn gọi là thức ăn tươi sống (live food) là những phiêu sinh động thực vật, động vật đáy, vi sinh vật, mùn bã hữu cơ...Hiện nay để chủ động nguồn thức ăn tự nhiên người ta tiến hành nuôi một số đối tượng phổ biến như: Tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, trùn chỉ, moina.... Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009) với những ưu điểm lớn của thức ăn tươi sống: kích cỡ nhỏ, phù hợp với cỡ miệng của ấu trùng. Thức ăn tươi sống còn chứa một lượng lớn acid amin tự do, mạch peptid đơn, acid béo cao phân tử không no, chứa hệ men tự nhiên có thể tự phân giải, cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng đặc biệt cho động vật thủy sản. Ngoài những ưu điểm trên thì thức ăn tươi sống còn chuyển động liên tục, bơi lội chậm chạp, phân bố đều trong tầng nước giúp cho ấu trùng nhận biết tốt và dễ dàng trong việc bắt mồi. Ngoài ra một số thức ăn có khả năng giàu hóa dinh dưỡng cung cấp cho ấu trùng và ổn định môi trường sống. Động vật Thủy sản trong giai đoạn ấu trùng thì kích thước rất nhỏ, cơ quan sinh lý phát triển chưa hoàn chỉnh như kích thước miệng nhỏ, mắt chưa phát triển, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, cơ quan đường bên chưa phát triển…,đây chính là yếu tố hạn chế trong việc lựa chọn thức ăn và sử dụng thức ăn trong giai đoạn cá bắt đầu ăn ngoài. Với những ưu điểm của thức ăn tươi sống và đặc điểm của ấu trùng nên thức ăn tự nhiên chính là sự lựa chọn thích hợp cho ấu trùng khi bắt đầu ăn ngoài. 14 Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) cá không thể sống và phát triển trong môi trường không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cá và đặc biệt là đối với cá nhỏ. Trong giai đoạn ấu trùng hình thái cơ thể thay đổi nhiều chưa ổn định, giai đoạn này cá đã hoàn toàn sử dụng thức ăn bên ngoài, cá phải tự tìm thức ăn để sống trong khi cơ thể còn quá non yếu. Vì vậy giữ vai trò chủ đạo và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cá chính là thức ăn. Trong giai đoạn này nếu thiếu thức ăn hoặc thức ăn không phù hợp nhu cầu cá thì kết quả ương nuôi sẽ thấp. Cho nên thức ăn là một trong những yếu tố giữ vai trò chủ đạo đến kết quả ương cá nhất là ở giai đoạn bột lên hương. Nhìn chung là các loài cá ở giai đoạn bột lên hương đều ưa thích và cần có thức ăn là động vật phiêu sinh, chủ yếu từ nguồn Moina, Daphnia (trứng nước), trùn chỉ, một số động vật phù du khác được thả gây nuôi trực tiếp trong ao ương hay cá bột của một số loài cá khác như Mè vinh, sặc rằn, rô đồng…(nếu thức ăn tự nhiên không đủ). Nên xử lý nguồn trứng nước giống trước khi thả vào ao ương. Luân Trùng (Rotifer) : Phân loại và hình thái. Theo hệ thống phân loại của Pechenik (2000) luân trùng được xác định như sau: Giới: Animalia Ngành: Rotifera Lớp: Monogononta Bộ: Ploima Họ: Brachionidae Giống: Loài: Brachionus Brachionus angularis Brachionus plicatilis Luân trùng thường được tìm thấy ở các ao, hồ nước ngọt, lợ, nước biển. Chúng cũng được tìm thấy nơi rong rêu hoặc đất ẩm thấp hoặc bất cứ nơi nào có một ít nước (Hu et al,. 2004). Qua điều tra sự phân bố của luân trùng Brachionus angularis ở hạ lưu sông hậu và khu vực Cần Thơ – Hậu Giang, ở khu hệ nước ngọt luân trùng xuất hiện ở các hệ sinh thái nước chảy như sông, rạch, ở các thủy vực có pH thấp, đặc biệt ở ao ương cá tra chiếm tỷ lệ từ 5,2 – 17,7% và không tìm thấy ở các ao nuôi tôm sú có độ mặn từ 10 đến 15‰ (Trần Sương Ngọc, 2011). 15 Cơ thể luân trùng gồm 3 phần: đầu, thân và chân. Kích thước luân trùng Theo báo cáo của Kaya et al., (2007) luân trùng B. angularis có kích thước nhỏ 174 x 140 m. Theo Yin và Niu (2007) kích cở trung bình của B. angularis 130 ± 7 x 115 ± 7 m. Ngoài ra kích thước của một số loài luân trùng nước ngọt khác: kích thước của B.calyciflorus 196 ± 12 x 156 ± 8 m (Yin and Niu, 2008), B. rubens 216 x 171m, B. urceolaris 185 x 143 m (Kaya et al., 2007). Đặc điểm sinh sản và vòng đời Vòng đời của luân trùng rất ngắn, trung bình 3,4 đến 4,4 ngày ở điều kiện nhiệt độ 25oC. Sau 0,5 – 1,5 ngày sau khi nở chúng có thể trưởng thành và con cái có khả năng đẻ liên tục, mỗi lần đẻ cách nhau 4 giờ. Trong chu kỳ sống của mình con cái có thể tham gia đẻ khoảng 10 lứa. Tuy nhiên khả năng sinh sản này còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường như nhiệt độ, pH...(Dhert, 1996). Vòng đời của luân trùng có thể khép lại bằng 2 phương thức sinh sản: Sinh sản đơn tính (chủ yếu): con cái đơn tính sinh ra trứng lưỡng bội (2n) và phát triển thành con cái đơn tính, chúng có tốc độ sinh sản nhanh trong điều kiện thuận lợi. Đây là hình thức sinh sản nhanh nhất để tăng quần thể luân trùng và là hình thức quan trọng trong hệ thống nuôi sinh khối luân trùng. Sinh sản hữu tính: khi gặp điều kiện bất lợi như biến động nhiệt độ, thiếu thức ăn... luân trùng sẽ sinh sản hữu tính. Khi đó quần thể luân trùng sẽ xuất hiện con cái vô tính và hữu tính, có hình thái giống nhau khó phân biệt. Tuy nhiên con cái hữu tính sẽ sinh ra trứng đơn bội và phát triển theo 2 hình thức: + Trứng đơn bội không thụ tinh phát triển thành con đực, có kích thước bằng 1/3 con cái. Chúng không có hệ tiêu hóa và bàng quang chỉ có tinh hoàn chứa tinh trùng. + Trứng nghỉ (Cyst): là trứng đơn bội kết hợp với tinh trùng tạo thành trứng nghỉ. Trứng nghỉ có vách tế bào dày, có khả năng chống chịu tốt với môi trường, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành con cái. Đặc điểm dinh dưỡng Tảo là thức ăn phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao đối với luân trùng thường được sử dụng dưới dạng tảo sống (tươi), khô hoặc đông lạnh. Trong đó, thức ăn tốt nhất cho luân trùng là tảo tươi (Hirayama and Nakamura, 1976 trích 16 dẫn bởi Mostary et al., 2007) ngoài vai trò làm thức ăn cho luân trùng chúng còn cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm bớt những sản phẩm từ sự chuyển hóa của luân trùng (Orhun, 1991 trích dẫn bởi Trần Sương Ngọc, 2003). Các loại tảo được dùng phổ biến như: Nannochloris, Chlorella, Scenedesmus costatogranulatus, Kirchneriella contorta, Phacus pyrum, Ankistrodesmus convoluus Ngoài thức ăn tảo trong nuôi luân trùng còn sử dụng các loại thức ăn khác như: nấm men, bột đậu nành… cũng thường được sử dụng Ứng dụng luân trùng trong nuôi trồng thủy sản Theo Dhert (1996) luân trùng được tìm thấy trong các ao hồ tự nhiên, ở Nhật Bản sử dụng trong ương ấu trùng rất sớm. Luân trùng có kích cỡ rất nhỏ và phù hợp cho nhiều ấu trùng hơn là Artemia, hiện nay có khoảng 1000 loài và hơn 90% sống trong môi trường nước ngọt, con đực thường có kích thước rất nhỏ (60μm) và kém phát triển hơn con cái Brachionus plicatilis (100 - 340μm). Luân trùng có giá trị dinh dưỡng rất cao chứa nhiều EPA, DHA, HUFA. Ngoài ra còn có khả năng ổn định môi trường nước. Nagata (1985) Brachionus plicatilis được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong ương ấu trùng của trên 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác. Ngoài ra với luân trùng Brachionus angularis có kích thước rất nhỏ dài khoảng 86.0 ± 4.9 μm và là thực phẩm thích hợp cho các ấu trùng cá nước ngọt với kích cỡ miệng nhỏ (Yuka Ogata và et al,.2010). Qua kết quả của Trương Ngô Bích Ngọc (2010) cho thấy tỷ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) sau 11 ngày ương đạt cao nhất khi cho ăn luân trùng Brachionus angularis + lòng đỏ trứng kết hợp bột đậu nành, điều này đã khẳng định luân trùng là loại thức ăn phù hợp cho cá bống tượng ở giai đoạn ấu trùng. Ngoài ra với luân trùng Brachionus angularis có kích thước rất nhỏ dài khoảng 86.0 ± 4.9 μm là thức ăn thích hợp cho các ấu trùng cá nước ngọt với kích cỡ miệng nhỏ (Yuka Ogata et al,.2010). Theo Lubzens (1989) đã khẳng định luân trùng là thức ăn tươi sống rất quan trọng trong thủy sản đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng, Brachionus plicatilis đã tăng khả năng tiêu hóa và làm nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng. Ngoài ra chúng còn làm tăng khả năng trao đổi chất của động vật thủy sản trong giai đoạn trước khi bắt đầu ăn ngoài, với kích thước cơ thể nhỏ nên luân trùng là đối tượng chung của nhiều loài ấu trùng thủy sản. Hơn thế hàm lượng dinh dưỡng của luân trùng rất cao đã góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng, đặc biệt khi được giàu hóa thì hàm lượng acid béo không no tăng đáng kể. 17 Harzevili1 et a.l, 2002. sử dụng luân trùng Brachionus caIyciflorus trong ương ấu trùng cá lấu (Lota Iota L.) trong 35 ngày kết quả cho thấy tỷ lệ sống đạt cao nhất (69,2%) ở nghiệm thức 3 ngày đầu sử dụng Chlorella trong hệ thống nước xanh và 7 ngày sau cho ăn luân trùng (nước sạch), nhưng chiều dài và trọng lượng đạt cao nhất trong nghiệm thức kết hợp nước xanh Chlorella kết hợp với luân trùng tương ứng 9,45mm; 4,67mg. Từ đó cho thấy luân trùng đạt giá trị dinh dưỡng cao trong môi trường giàu dinh dưỡng. 2.1.3 Ứng dụng sản phẩm dinh dưỡng Actigen trong nuôi trồng thủy sản Sản phẩm Actigen là sản phẩm thế hệ thứ 2 của sản phẩm Bio – Mos, là sản phẩm men có vai trò là modul miễn dịch và cải thiện sức khỏe đường ruột. Sản phẩm này đã được Cty Alltech thử nghiệm và xác định khả năng hoạt động của vi sinh cao hơn gấp 2.5 lần thế hệ trước đó, giúp cho khả năng tăng trưởng hiệu quả hơn. Actigen có thể giúp cải thiện tăng trọng và chuyển hóa thức ăn hiệu quả. Sự loại trừ Salmonella lệ thuộc vào sức khỏe đường ruột và Bio _ Mos /Actigen làm được điều này. Hơn nữa, vaccin cho cá tra thì không có sẵn, tuy nhiên kết hợp những phương cách dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của cá Bio _ Mos /Actigen được dùng cho thủy sản để tăng cường miễn dịch, giảm bệnh lây nhiễm và tỉ lệ chết trên cá. Sử dụng Bio-Mos cải thiện khả năng tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá chép,cá bông lau, cá da trơn. 2.1.4 Vài nét về nghề ương cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Từ nửa đầu thế kỷ 20, nghề nuôi cá tra trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở ĐBSCL và đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu cho người dân. Nhưng vào mùa khô, lượng cá trên sông ít đi do nước sông cạn, cá rút khỏi các khu đồng trũng nên cá cung cấp cho thị trường trở nên khan hiếm, lúc này cá nuôi hoặc cá lưu giữ trong ao, nhất là cá tra trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng. Do trước năm 1970 khi nghề cá còn hạn chế về kỹ thuật nuôi, về con giống và tập quán nuôi cá…Nên phần lớn nguồn giống cá tra và ba sa trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt trong tự nhiên. Hàng năm vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn Mekong bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Ðồng Tháp) dùng một loại lưới hình phễu gọi là 'đáy' để vớt cá bột. Hàng năm có khoảng 200-500 triệu cá tra bột được vớt và ương nuôi thành cá giống, cỡ chiều dài 7-10 cm rồi bán cho người nuôi trong ao và bè khắp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Phạm Văn Khánh, 2004). Khu vực ương nuôi cá giống từ cá bột vớt tự nhiên tập trung chủ yếu ở các địa phương như Tân Châu, Châu Đốc, Hồng Ngự, các cù lao trên sông Tiền Giang như Long 18 Khánh, Phú Thuận. Trong những thập niên 60-70 thế kỷ 20, sản lượng cá bột vớt mỗi năm từ 500-800 triệu con và cá giống ương nuôi được từ 70-120 triệu con. Sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm dần do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức của con người. Ðồng thời khi vớt cá tra người khai thác đã ép lọc loại bỏ giết hại những loài cá khác, với một số lượng lớn gấp hàng chục lần số lượng cá tra bột đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến nguồn lợi cá tự nhiên.(http://www.fistenet.gov.vn). Do thực trạng như trên cùng với nhu cầu cá tra giống cho người nuôi ngày càng tăng. Năm 1980 khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ cũng cho ra đời những con cá tra bột bằng cách tiêm não thùy cá chép. Năm 1993-1994 khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ kết hợp với Đại Học Orstrom của pháp cho lai tạo giữa cá Tra và cá Basa cũng thu được những thành công lớn (Nguyễn Văn Kiểm, 2000). Từ năm 1995, trường Ðại Học Cần Thơ, Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy sản II, công ty Agifish An Giang đã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân tạo cá basa bước đầu thành công (Nguyễn Thị Phương Linh, 2008) chủ động giải quyết con giống cho nghề nuôi cá tra, cá basa. Ðến năm 1999, khi chúng ta đã chủ động và xã hội hoá sản xuất giống nhân tạo cá tra và ba sa cùng với Luật Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản ra đời thì nghề vớt cá tra bột hoàn toàn chấm dứt. Mật độ thả: Theo Phạm Minh Thành- Nguyễn Văn Kiểm, 2009 thì mật độ thả ương cá tra từ bột lên giống từ 400- 500 con/m2 và từ 600- 700con/m2 đối với những ao ương từ cá bột lên cá hương. Theo Phạm Văn Khánh, 2003, thì mật độ thả 400- 500 con/m2, còn theo Nguyễn Chung, 2008 thì mật độ ương nuôi cá tra trong ao từ 250- 400con/m2. Cá tra bột có tính ăn mồi động vật nên khi thả cá xuống ao ương là trong ao có sẵn phiêu sinh động vật như moina, daphnia, copepoda… ngoài thức ăn tự nhiên đã gây nuôi sẵn trong ao trong 10 ngày đầu tiên phải cung cấp thức ăn bổ sung cho cá bằng thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp có độ đạm 40% trở lên. Theo Phạm Văn Khánh (2003), lượng thức ăn tự chế cho 10.000 cá bột trong ao dùng 20 lòng đỏ trứng vịt, 200g đậu nành được xay nhuyễn và nấu chín, cho ăn ngày 4-5 lần. Trong những tháng đầu năm 2011 giá cá tra đã tăng đột biến nhưng ở một số nơi vẫn có hiện tượng treo ao nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và một số trại sản xuất giống vẫn chưa hoạt động lại dẫn đến hiện tượng khan hiếm nguồn giống cá tra. Theo kết quả phân tích hiện trạng nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở An Giang, Cần Thơ (Cao Tuấn Anh, 2010) thì một số hộ nuôi 19 vẫn còn xem nhẹ tầm quan trọng của con giống, phần lớn các hộ nuôi đều chọn con giống địa phương, một phần thì chọn con giống ở vùng lân cận và phần lớn hộ nuôi vẫn sử dụng con giống theo kiểu truyền thống là lấy giống ở những địa chỉ quen thuộc trước đây (chủ yếu ở Đồng Tháp), nguồn gốc và chất lượng con giống thì phụ thuộc chủ yếu vào thương lái cung cấp giống. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng