Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi , gừng, nghệ vào khẩu phần đến năng suất v...

Tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi , gừng, nghệ vào khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà isa shaver nuôi tại trại chăn nuôi gia cầm khoa chăn nuôi – thú y trường đại

.PDF
59
686
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- ĐINH THỊ TÌNH Tên đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI, GỪNG, NGHỆ VÀO ̉ KHÂU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG TRỨNG CỦA GÀ ISA SHAVER NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y – TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Thái nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- ĐINH THỊ TÌNH Tên đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI, GỪNG, NGHỆ VÀO ̉ KHÂU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG TRỨNG CỦA GÀ ISA SHAVER NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y – TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Lớp: K45 - CNTY - N04 Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2013 - 2017 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Cù Thị Thúy Nga Thái nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng nhƣ trong thời gian thực tập tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt tôi hoàn thành tốt chƣơng trình học, tạo cho tôi có đƣợc lòng tin vững bƣớc trong cuộc sống và công tác sau này. Nhân dịp này, tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo tôi trong toàn khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hƣớng dẫn TS. Cù Thị Thúy Nga đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời thân đã thƣờng xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, giành những tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong công tác, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Sinh viên Đinh Thị Tình ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân Cs Cộng sự KPCS Khẩu phần cơ sở Nxb Nhà xuất bản TTTĂ Tiêu tốn thức ăn TĂ Thức ăn TB Trung bình iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 31 Bảng 3.2. Giá trị thức ăn trong thí nghiệm (ghi trên bao bì) .......................... 32 Bảng 3.3. Nhiệt độ và mật độ nuôi ................................................................. 32 Bảng 3.4. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho gà .................................... 33 Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà ........................................................ 36 Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 38 Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột, tỏi, gừng, nghệ đến tỷ lệ đẻ qua các tuần tuổi (n=3) ................................................................................................. 39 Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột, tỏi, gừng, nghệ đến năng suất trứng qua các tuần tuổi (n=3) .................................................................................... 40 Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột, tỏi, gừng, nghệ đến khối lƣợng trứng của gà thí nghiệm (n = 3)...................................................................... 42 Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của bổ sung bột, tỏi, gừng, nghệ đến tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà thí nghiệm (n = 3) ............................................................................. 43 Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột, tỏi, gừng, nghệ đến tỷ lệ lòng trắng của trứng gà thí nghiệm (n = 3) ............................................................. 44 Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột, tỏi, gừng, nghệ đến chỉ tiêu tỷ lệ vỏ của trứng ở gà thí nghiệm (n=3) ................................................................ 45 Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột, tỏi, gừng, nghệ đến chỉ số lòng đỏ của trứng ở gà thí nghiệm (n=3) ................................................................ 46 Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột, tỏi, gừng, nghệ đến chỉ số lòng trắng của trứng gà thí nghiệm ( n=3) .............................................................. 47 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 2 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2 1.2. 2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................. 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Nguồn gốc của gia cầm ........................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm ................................. 5 2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng chuyển hóa thức ăn của gia cầm ............. 16 2.1.4. Vai trò của tỏi, gừng và nghệ đối với động vật..................................... 17 2.1.5. Vài nét về gà thí nghiệm ....................................................................... 25 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 26 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 26 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ......................................................... 29 Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...... 30 3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 30 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30 3.3. Mục tiêu cần đạt đƣợc khi kết thúc đề tài ................................................ 30 v 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 30 3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 31 3.4.2 Các yêu cầu về kĩ thuật .......................................................................... 32 3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ................................................... 33 3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 34 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 35 4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 35 4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 35 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 37 4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 38 4.2.2. Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột tỏi, gừng, nghệ đến năng suất trứng của gà thí nghiệm ................................................................................................... 39 4.2.3. Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột tỏi, gừng, nghệ đến một số chỉ tiêu chất lƣợng trứng ...................................................................................................... 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI .............................................................. 48 ̣ 5.1. Kết luận .................................................................................................... 48 5.2. Đề nghi ..................................................................................................... 48 ̣ TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49 1 LỜI NÓI ĐẦU Để trở thành kỹ sƣ chăn nuôi trong tƣơng lai, ngoài việc trang bị cho mình một lƣợng kiến thức lý thuyết, mỗi sinh viên còn phải trải qua giai đoạn tiếp cận với thực tế sản xuất. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên trƣờng Đại học nới chung cũng nhƣ sinh viên trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trƣờng vào thực tế, thực hiện phƣơng châm “học đi đôi với hành”. Thực tập tốt nghiệp cũng là quá trình giúp cho sinh viên rèn luyện tác phong khoa học đúng đắn, tạo lập tƣ duy sáng tạo để trở thành kỹ sƣ có trình độ năng lực làm việc, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nông thôn mới nói riêng và đất nƣớc nói chung. Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, đƣợc sự nhất trí của Nhà trƣờng và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đƣợc sự phân công của giáo viên hƣớng dẫn, tôi tiến hành đề tài: ‘‘Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi , gừng, nghệ vào khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà Isa Shaver nuôi tại trại chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Đƣợc sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn TS. Cù Thị Thúy Nga, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành khóa luận này. Do thời gian và kiến thức có hạn, bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn. 2 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Đặt vấn đề Hiê ̣n nay, chăn nuôi theo hƣớng sinh ho ̣c, hƣớng tới sản phẩ m sa ̣ch và an toàn, không còn hiê ̣n tƣơ ̣ng tồ n dƣ kháng sinh hay hóa chấ t đô ̣c ha ̣i ảnh hƣởng xấ u đế n sƣ́c khỏe của con ngƣời , đảm bảo sƣ́c khỏe gia súc, gia cầ m là mục tiêu hàng đầu của các nhà khoa ho ̣c và các nhà chăn nuôi. Viê ̣c ƣ́ng du ̣ng các chất có nguồn gốc thiên nhiên có trong các loại thảo dƣợc đang đƣợc mở rô ̣ng nghiên cƣ́u và là biê ̣n pháp phòng bê ̣nh tố t nhấ t nhằ m nâng cao năng suấ t, chấ t lƣơ ̣ng và sƣ́c khỏe vâ ̣t nuôi. Đã từ lâu, con ngƣời đã biết công dụng của một số thảo dƣợc và ứng dụng trong chăn nuôi. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, con ngƣời đã tìm ra một số hoạt chất sinh học cao trong thảo dƣợc nhƣ các hợp chất sulphuric và allicin có trong tỏi, zingerol và shogaola có trong gừng, curcumin có trong nghệ…các chất này có tác dụng kích thích hoạt động hệ thống miễn dịch, cải thiện tăng khối lƣợng, giảm tiêu tốn thức ăn, tƣ̀ đó làm tăng hiê ̣u quả kinh tế ,. bên cạnh đó, còn phòng chữa một số bệnh cho ngƣời và động vật (Đỗ Huy Bích và cs, 2004) [ 2 ]. Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi, gừng, nghệ vào thức ăn đ ến năng suất và chất lượng trứng của gà Isa Shaver nuôi tại trại chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Biết cách chăm sóc, nuôi dƣỡng và quản lý trong chăn nuôi. - Đánh giá ảnh hƣởng của việc bổ sung tỏi,gừng, nghệ vào khẩu phần ăn của gà Isa shaver đến năng suất và chất lƣợng trứng. 3 - Làm cơ sở để áp dụng trong chăn nuôi gà để tăng năng suất và chất lƣợng trứng. 1.2. 2. Yêu cầu của đề tài - Theo dõi thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu có liên quan đến năng suất và chất lƣợng trứng của gà Isa shaver. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. - Có cơ sở khoa học khuyến cáo đối với ngƣời chăn nuôi gia cầm trong việc sử dụng bột tỏi, gừng, nghệ để phòng bệnh cho gia cầm. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Nguồn gốc của gia cầm Gia cầm nói chung, gà nói riêng có nguồn gốc từ chim hoang dã. Qua quá trình thuần hóa, nuôi dƣỡng hàng nghìn năm, con ngƣời đã tạo nên các giống gia cầm ngày nay. Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu về gia cầm trên thế giới đều cho rằng tổ tiên của gia cầm sống hoang dã. Bằng chứng là gà hoang miền Bắc Ấn Độ hay gà Banquiva (Gallus Gallus murghi) - một trong bốn loại hình của gà rừng đƣợc thuần hóa đầu tiên. Gà Banquiva thƣờng đẻ trong tổ lót cỏ khô, lá cây; kéo dài 10 - 12 tháng; ấp 20 - 21 ngày trứng nở. Khối lƣợng gà trƣởng thành: gà mái khoảng 0,7 kg; gà trống khoảng 1,0 - 1,1 kg. Gà Banquiva có lông màu sặc sỡ. Gà trống có lông cổ màu vàng da cam đến vàng, lông mình đỏ nâu, lông cánh ánh đen, lông bụng pha đen. Gà mái lông vàng nhạt, vàng trắng đến hoa mơ. Mỏ, chân màu vàng đậm, vàng nhạt, đen. Từ các di chỉ khai quật khảo cổ ở các vùng châu Á cho kết luận rằng cái nôi của sự thuần hóa gà nuôi là ở châu Á (Lê Hồng Mận, 2007 [9]). Ở Việt Nam cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguồn gốc gia cầm chƣa thật đầy đủ. Tuy nhiên, nƣớc ta lại là một trung tâm thuần hóa gà đầu tiên ở Đông Nam Á. Trải qua hàng nghìn năm, nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo và sự sáng tạo của con ngƣời, cho đến nay đã tạo ra đƣợc rất nhiều giống gà khác nhau. Ở nƣớc ta, nuôi gà là nghề truyền thống từ lâu đời. Phổ biến là giống gà Ri, gà Ta vàng,… Nhiều tác giả cho rằng chính tổ tiên đã thuần dƣỡng đƣợc gà ngay trên mảnh đất quê hƣơng từ giống gà rừng có thể từ đời Phùng 5 Nguyên cách đây trên dƣới 3500 năm. Trải qua quá trình phát triển nông nghiệp, tùy theo sở thích thị hiếu, điều kiện vùng sinh thái đất đai, khí hậu,… những giống gà có đặc điểm, tính năng khác nhau đã đƣợc tạo nên (Lê Hồng Mận, 2007 [9]). Về phân loại gà, theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [12], vị trí sắp xếp của gà trong giới động vật học nhƣ sau: Giới (Kingdom): Animan Ngành (Phylum): Chodata Lớp (Class): Aver Bộ (Order): Galliformes Họ (Famili): Phasiamictace Chủng (Genus): Gallus Loài (Species): Gallus Gallus 2.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 2.1.2.1 Một số đặc điểm sinh học của gia cầm đẻ trứng * Cơ quan sinh dục cái của gia cầm Gồm một buồng trứng và ống dẫn trứng. Buồng trứng có chức năng tạo lòng đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lƣu lại trong ống dẫn trứng từ 23 – 24 giờ. + Buồng trứng: Buồng trứng nằm ở phía trái xoang bụng, hơi thấp hơn thận trái, kích thƣớc và hình dạng buồng trứng khác nhau tuỳ theo tuổi của gia cầm. Gà con 10 ngày tuổi buồng trứng có hình phiến mỏng, kích thƣớc từ 1- 2 mm, khối lƣợng 0,03g, đến 4 tháng tuổi buồng trứng có dạng hình thoi khối lƣợng 2,66g, đến thời kỳ đẻ trứng thì buồng trứng giống nhƣ chùm nho với khối lƣợng 55g, ở thời kỳ gà nghỉ đẻ thay lông thì khối lƣợng buồng trứng giảm xuống 5g. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [4] xác định ở giai đoạn phôi thai, hai phía phải và trái của gà mái đều có buồng trứng phát 6 triển nhƣng sau khi nở thì buồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn lại buồng trứng bên trái. Sự phát triển của mỗi tế bào trứng gồm 3 giai đoạn: + Thời kỳ tăng sinh của các tế bào trứng bắt đầu xảy ra ngay trong thời kỳ phát triển phôi thai và kết thúc ở giai đoạn gà con nở ra. Thời kỳ sinh trƣởng gồm có: + Thời kỳ sinh trƣởng nhỏ: Từ khi gia cầm nở ra đến khi thành thục về sinh dục. + Thời kỳ sinh trƣởng lớn: Chỉ từ 4 – 13 ngày, đây là thời kỳ tích luỹ lớn nhất 90% - 95% khối lƣợng trứng đƣợc tích luỹ trong giai đoạn này. Vào thời kỳ đẻ đƣờng kính của tế bào trứng 35 – 45 mm. Số lƣợng tế bào trứng ở gà mái có thể đến hàng triệu để xác định số lƣợng trứng lúc gà bắt đầu đẻ từ 900 – 3600 quả nhƣng chỉ có một số lƣợng hạn chế trứng chín và rụng (dẫn theo Phạm Thị Minh Thu, 2002 [6]). Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng đƣợc bao bọc bởi một tầng tế bào không có liên kết với biểu bì phát sinh, tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun. Bên trong follicun có một khoảng hở chứa đầy dịch, bên ngoài follicun giống nhƣ một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chín dần làm thay đổi hình dạng buồng trứng trở về hình dạng ban đầu, các follicun trứng vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục, đó là quá trình đi ra của tế bào trứng chín. Từ buồng trứng, bình thƣờng sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, có những trƣờng hợp đặc biệt có thể có hai hoặc ba tế bào trứng cùng rụng một lúc, trƣờng hợp quả trứng của ngày hôm trƣớc đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm sau mới xảy ra quá trình rụng trứng. Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: điều kiện nuôi dƣỡng chăm sóc, lứa tuổi, trạng thái sinh lý của gia cầm. Song điều chung nhất là sự rụng trứng của gia cầm chịu ảnh hƣởng của thần kinh và thể dịch. 7 + Ống dẫn trứng: Là một ống dài có nhiều khúc cuộn, tại đây xảy ra quá trình thụ tinh và hình thành trứng của gia cầm. Tuỳ thuộc vào hình dạng và chức năng của ống dẫn trứng mà ngƣời ta chia thành các loại khác nhau. Kích thƣớc và hình dạng ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và các hoạt động của cơ quan sinh dục. Trƣớc khi đẻ quả trứng đầu tiên ống dẫn trứng dài ra, khối lƣợng tăng lên rất nhiều và nó chia thành từng phần khác nhau: ở gà không đẻ trứng (trƣởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 1 -18cm, ở gà đẻ trứng (lúc trƣởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 55 -68cm, ở thời kỳ thay lông chiều dài ống dẫn trứng chỉ còn khoảng 7cm. Theo đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý ống dẫn trứng chia thành 5 phần: loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo. - Loa kèn: Bề mặt niêm mạc loa kèn không có ống tuyến chỉ có phần cổ phễu có ống tuyến tiết ra một phần lòng trắng đặc và hình thành dây chằng lòng đỏ. Tại đây trứng đƣợc thụ tinh nếu gặp tinh trùng, trứng dừng lại ở đây khoảng 20 phút. - Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng. Ở thời kỳ gia cầm đẻ trứng với tỷ lệ cao, chúng có thể dài tới 20 – 30 cm, niêm mạc phần này có nhiều tuyến hình ống giống nhƣ cổ phễu tiết ra lòng trắng đặc hình thành dây chằng lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng, trứng dừng ở đây khoảng 3 giờ. - Phần eo: Là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm, các tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và tiết ra một chất hạt hình thành nên tấm màng dƣới vỏ gồm 2 lớp, 2 lớp này tách nhau ra tại đầu lớn của vỏ trứng hình thành nên buồng khí. Các dung dịch muối và nƣớc có thể thấm qua màng này đi vào lòng trắng. Trứng dừng ở đây 60 – 70 phút. - Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, là phần mở to ra tạo thành tử cung dài 8 – 12cm, tuyến vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng, chất dịch thẩm thấu qua màng vỏ đi vào trong lòng trắng làm tăng khối lƣợng lòng trắng, mặt khác một số tuyến ở tử cung tiết ra một chất dịch hình thành nên vỏ cứng, quá trình hình thành vỏ trứng diễn ra chậm chạp. Trứng dừng lại ở đây khá lâu 18 – 20 giờ. 8 - Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng ra ngoài cơ thể. Thành âm đạo có nhiều lớp cơ lớn, niêm mạc nhăn nhƣng không có các tuyến hình ống. Tại chính mép biểu mô của âm đạo tiết ra một chất dịch tham gia hình thành lớp màng keo ở trên vỏ. Trứng đi qua phần âm đạo rất nhanh. * Những trường hợp trứng dị hình: - Trứng không có lòng đỏ: Do trong cơ thể có những tế bào chết rơi vào loa kèn và ống dẫn trứng không phân biệt đƣợc vì vậy vẫn có quá trình tạo trứng và hình thành trứng nhỏ. - Trứng 2 lòng đỏ: Do 2 trứng cùng rụng một thời điểm hoặc cách nhau không quá 20 phút vì vậy hình thành nên quả trứng rất to. - Trứng trong trứng: Thƣờng ít gặp, do bi kích động đột ngột một quả trứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại gây ra nhu động ngƣợc lên phía trên gặp tế bào trứng rụng mới, sẽ nằm cùng với lòng đỏ của trứng mới bên ngoài đƣợc bao bọc bằng lòng trắng và vỏ cứng. Ngoài ra còn có trứng méo mó, không vỏ do thiếu khoáng, vitamin D hoặc do co bóp của ống dẫn trứng... *Cơ quan sinh dục đực: Gồm: Tinh hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và cơ quan giao phối. Tinh hoàn có hình ô van hoặc hạt đậu màu trắng hoặc hơi vàng nằm ở vị trí phía trên thuỳ trƣớc của thận, cạnh túi khí bụng, khối lƣợng tinh hoàn phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý. Cơ quan giao cấu có cấu trúc khác biệt, nó không phát triển. Ở gà tây hầu nhƣ không có cơ quan giao phối, ngỗng, gà, vịt có gai giao cấu nằm sâu ở dƣới lỗ huyệt. Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra tƣơng tự nhƣ ở gia súc, tế bào sơ cấp bằng con đƣờng phân chia hình thành tinh bào thứ nhất phát triển, mỗi tinh bào thứ nhất lại chia thành hai tinh bào thứ hai, tiếp tục phát triển sau đó hình thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng. Số lƣợng một lần phóng tinh gà 0,6 – 2ml. Trong mỗi 1ml chứa 3,2 tỷ tinh trùng. Các phản xạ và cơ chế giao phối ở gia cầm giống động vật có vú, nhƣng thời gian để tinh trùng từ cơ quan sinh dục đực đến loa kèn rất lâu từ 9 72– 75 giờ (3 ngày) nhƣng tinh trùng gà sống đƣợc rất lâu trong đƣờng sinh dục con cái. 2.1.2.2. Khả năng sinh sản của gia cầm Để duy trì sự phát triển của đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng đƣợc coi là hƣớng sản xuất chính của gà hƣớng trứng. Còn gà hƣớng thịt (cũng nhƣ gà hƣớng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự phân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Trần Đình Miên và cộng sự, 1975 [7] đã viết: “Con ngƣời chú trọng đến sinh sản của gia cầm, vì không những chức năng đó liên quan đến sinh tồn của loài gia cầm điểu mà từ đó con ngƣời mới có số lƣợng đông đảo gia cầm để sử dụng hai sản phẩm quan trọng trứng và thịt (Phạm Thị Minh Thu, 2002 [6]). Sinh sản là chỉ tiêu cần đƣợc quan tâm trong công tác giống của gia cầm. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt. Trứng là sản phẩm quan trọng của gia cầm, đánh giá khả năng sản xuất của gia cầm ngƣời ta không thể không chú ý đến sức đẻ trứng của gia cầm. Theo Brandsch H. và Bilchel H (1978) [25] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hƣởng của 5 yếu tố chính. 1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục 2. Chu kỳ đẻ trứng hay cƣờng độ đẻ trứng 3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp 4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông 5. Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ). Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống gia cầm. *Tuổi đẻ đầu Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình sinh sản. Đối với gia cầm mái, tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 10 thời điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %. Theo Hays (dẫn theo Brandsch và Bilchel, 1978 [25]) thì những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu lớn hơn 245 ngày cho sản lƣợng trứng thấp hơn những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu nhỏ hơn 215 ngày là 6,9 quả. Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dƣỡng các yếu tố môi trƣờng đặc biệt là thời gian chiếu sáng.Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lƣợng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống bé có khối lƣợng cơ thể nhỏ tuổi thƣờng thành thục sinh dục sớm hơn những gia cầm có khối lƣợng cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn. *Cơ sở di truyền của năng suất trứng Năng suất trứng hay sản lƣợng trứng của một gia cầm mái là tổng số trứng đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hƣớng sản xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng là một tính trạng số lƣợng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng đƣợc đánh giá qua cƣờng độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ. + Tỷ lệ đẻ Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ có mối tƣơng quan với năng suất trứng. Giống gia cầm nào có tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản, chứng tỏ là giống tốt, nếu chế độ dinh dƣỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao. Gà chăn thả có tỷ lệ đẻ thấp trong vài tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và tỷ lệ đẻ thấp ở cuối kỳ sinh sản. Năng suất trứng/ năm của một quần thể gà mái cao sản đƣợc thể hiện theo quy luật, cƣờng độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần cho đến hết năm đẻ. Cƣờng độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này có thể loại trừ ảnh hƣởng của môi trƣờng. Thời gian kéo dài 11 sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào cƣờng độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thƣờng có những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau. Điều này chịu ảnh hƣớng nhiều bởi yếu tố nhƣ: nhiệt độ, ánh sáng dinh dƣỡng...Theo Brandsch H. và Bilchel H. 1978 [25] thì nhiệt độ cao và bóng tối kích thích sự ham ấp, đồng thời yếu tố gen chịu tác động phối hợp giữa các gen thƣờng và gen liên kết giới tính. Trên cơ sở tỷ lệ đẻ hằng ngày hoặc tuần cho phép đánh giá một phần nào về chất lƣợng giống và mức độ ảnh hƣởng của chế độ ngoại cảnh đến sự sản xuất của đàn giống. Nguyễn Huy Đạt, 2000 [3] cho rằng gà thịt nặng cân đẻ ít hơn do tồn tại nhiều thể vàng nên lấn át buồng trứng thƣờng xuyên hơn so với gà dòng trứng. Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng trứng cả năm. Gà thƣờng hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về cƣờng độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. Là một tính trạng số lƣợng có hệ số di truyền cao, do đó ngƣời ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số trung bình chung. Khối lƣợng trứng phụ thuộc vào khối lƣợng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dƣỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lƣợng trứng lại quyết định tới chất lƣợng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lƣợng và sức sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống. Bandsch H. và Bilchel H, 1978 [25] cho rằng hiện nay chƣa có cách nào tăng khối lƣợng của quả trứng mà không đồng thời tăng khối lƣợng cơ thể. Đó cũng là một trong những nguyên nhân phải hạn chế khối lƣợng trứng ở mức 55 – 60 gam để phù hợp với sinh lý của gà và kỹ thuật ấp nở. Ngoài ra tăng khối lƣợng trứng còn làm tăng chi phí thức ăn. Khối lƣợng trứng bình quân theo các tháng, Chambers J.R và cộng sự 1990 [27] cho biết thì khối lƣợng trứng thƣờng tăng đến cuối chu kỳ đẻ trứng. Nhiều tác giả cho rằng, giữa khối lƣợng trứng và sản lƣợng trứng có 12 tƣơng quan âm. Letner T.M. and Taylor, 1943 [28] xác định hệ số tƣơng quan giữa số lƣợng trứng và sản lƣợng trứng là r = - 0,11. Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985) [11] cho biết hệ số tƣơng quan giữa khối lƣợng và sản lƣợng trứng ở gà Rhoderi là r = - 0,33. Khối lƣợng trứng có tƣơng quan âm tới sản lƣợng trứng (r = - 0,36), tƣơng quan dƣơng so với tuổi thành thục sinh dục (r = 0,365) và khối lƣợng cơ thể (r = - 0,31). Khối lƣợng trứng phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài, chiều rộng của quả trứng cũng nhƣ khối lƣợng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ (dẫn theo Trần Huê Viên, 2000 [18]). Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998 [4] trong cùng một độ tuổi thì khối lƣợng trứng tăng lên chủ yếu do khối lƣợng lòng trắng lớn hơn nên giá trị năng lƣợng giảm dần.Khối lƣợng gà con khi nở thƣờng bằng 62% - 78% khối lƣợng trứng ban đầu. Khối lƣợng trứng của các loại giống khác nhau thì khác nhau. 2.1.2.3. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm * Đặc điểm hình thái - Hình dạng quả trứng: Là một đặc trƣng của từng cá thể, vì vậy nó đƣợc quy định di truyền rõ rệt. Theo Brandsch H. và Bilchel H, 1978 [25] thì tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của quả trứng là một chỉ số ổn định 1 : 0,75. Hình dạng của quả trứng tƣơng đối ổn định, sự biến động theo mùa cũng không có ảnh hƣởng lớn. Nói chung, hình dạng quả trứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt. - Vỏ trứng: Vỏ trứng là phần bảo vệ của trứng, nó cũng đồng thời tạo ra màu sắc bên ngoài quả trứng. Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào giống, lá tai và từng loại gia cầm khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam, thị hiếu ngƣời tiêu dùng ƣa thích màu trứng gà Ri: màu trắng, hồng nhạt. Nói chung đây là thói quen của ngƣời dân thích các màu sáng với ý niệm một màu sạch và sự quen dùng của trứng gà Ri là loại trứng gà nội có chất lƣợng cao, thơm ngon. - Độ dày của vỏ trứng có ảnh hƣởng tới việc bảo quản trứng và sự phát triển của phôi. Thời gian, độ ẩm trong quá trình ấp cũng chịu ảnh hƣởng của 13 yếu tố độ dày của vỏ trứng. Do đó, độ dày vỏ là một chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng trứng quan trọng. Nó chịu ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng và yếu tố di truyền. Ở mỗi loài gia cầm khác nhau vỏ trứng có độ dày khác nhau và ở mỗi thời điểm khác nhau, môi trƣờng khác nhau vỏ trứng cũng có độ dày khác nhau. Trong thực tế ta có thể thấy hiện tƣợng vỏ trứng mỏng khi khẩu phần của thức ăn thiếu canxi. Chất lƣợng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Nó có ý nghĩa trong vận chuyển và ấp trứng. Độ dày vỏ trứng gà đạt 0,311 mm và từ 0,229 – 0,373mm xác định vỏ trứng gà dày từ 0,3 – 0,34mm, độ chịu lực là 2,44 – 3 kg/cm2. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [4] thì chất lƣợng vỏ trứng không những chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ canxi (70% Canxi cần cho vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn), ngoài ra vỏ trứng hình thành cần có photpho, vitamin D3, vitamin K, các nguyên tố vi lƣợng...khi nhiệt độ tăng từ 20 -300C thì độ dày vỏ trứng giảm 6- 10% khi đó gia cầm đẻ ra trứng không có vỏ hoặc bị biến dạng. - Lòng trắng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm của ống dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là Albumin giúp cho việc cung cấp khoáng và muối khoáng, tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở giai đoạn phôi chất lƣợng lòng trắng đƣợc xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh. Hệ số di truyền của tính trạng này khá cao. Theo Trần Huê Viên, 2011 [18] cho biết khối lƣợng trứng tƣơng quan rõ rệt với khối lƣợng lòng trắng (r = 0,86) khối lƣợng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lƣợng vỏ (r = 0,48). Chỉ số lòng trắng ở mùa đông cao hơn ở mùa xuân và mùa hè. Trứng gà mái tơ và gà mái già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản. Trứng bảo quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lƣợng lòng trắng còn kém đi khi cho gà ăn thiếu protein và vitamin nhóm B. Để đánh giá chất lƣợng lòng trắng ngƣời ta quan tâm đến chỉ số lòng trắng. Nó đƣợc tính bằng tỷ lệ chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đƣờng kính nhỏ và đƣờng kính lớn của lòng trắng trứng. Chỉ số lòng trắng chịu ảnh hƣởng của giống, tuổi, chế độ nuôi dƣỡng và thời gian bảo quản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan