Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ hồ xuân hương...

Tài liệu ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ hồ xuân hương

.PDF
83
3349
176

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƢ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN ĐỖ THỊ BÉ CHÚC MSSV: 6095764 ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. GVC PHAN THỊ MỸ HẰNG Cần Thơ, năm 2013 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng. Mỗi tác giả đã để lại những đóng góp riêng có giá trị để làm nên tiếng nói chung cho nền văn học dân tộc. Khi nhắc đến nền văn học trung đại thì nhớ đến nhà thơ nữ hết sức tài hoa, luôn đấu tranh để đòi quyền tự do cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nói lên những tâm tư, khát vọng được sống hạnh phúc của người phụ nữ, bên cạnh đó là nhà thơ còn đả kích, châm biếm sâu cay với thế lực phong kiến như vua, quan, những người có học… đó là nữ sĩ: Hồ xuân Hương. Trong nền văn học trung đại do chịu sự ảnh hưởng chi phối của những hủ tục, lễ giáo phong kiến khắc nghiệt nên số lượng các nhà thơ nữ rất ít. Có thể kể ra vài nhà thơ tiêu biểu như: Ngọc Hân, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương,… Trong đó Hồ Xuân Hương được nhắc đến nhiều nhất. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “nữ sĩ bình dân”, nên những tác phẩm của Xuân Hương điều đậm nét dân gian, từ hình ảnh cho đến sử dụng ngôn ngữ. Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu thơ Xuân Hương chỉ tìm hiểu nội dung, tư tưởng cốt lõi trong tác phẩm, trong thơ của bà chỉ nghiên cứu ở những phương diện nhất định nhưng chưa thật bao quát hết phần ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương. Khi nghiên cứu thơ Xuân hương người đọc thấy được biệt tài dùng từ, hình ảnh rất dân gian. Bà vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, đặc biệt là bà còn sử dụng những cách nói dân gian được thể hiện qua việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ… để tạo nên những tiếng cười thâm thúy, đả kích sâu cay đối với bọn phong kiến. Nghiên cứu Hồ Xuân Hương với mong muốn được hiểu hơn về sự đóng góp của Xuân Hương trong việc bình dân hóa, sử dụng chất liệu văn học dân gian đưa vào thơ ca trung đại. 2. Lịch sử vấn đề Có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương ở nhiều phương diện nội dung và hình thức. Chúng tôi xin điểm qua một số công trình và bài viết của những tác giả sau: Quyển “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương” [20], Lê Trí Viễn đã tiếp cận phong cách nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương từ phương diện thể thơ với bút pháp, biểu hiện, thuyết phục và cuốn hút của Xuân Hương. Trong phần phương tiện để tạo nên lời thơ, Lê Trí 2 Viễn có chú ý đề cập đến vấn đề từ vựng và nghĩa của từ. Tác giả nhận xét “Từ dùng rất lạ, có khi hiểm hóc cần thì chẳng ngại văng tục, nói lái, ỡm ỡm ờ ờ” [20;tr35] hay từ bắt chước âm thanh, vận dụng thành ngữ, ca dao. Trong công trình này, Lê Trí Viễn có bài viết "Đôi điều về thơ Hồ Xuân Hương" [20;tr5] đã đề cập đến cái tục trong thơ bà và lí giải nó dưới nhãn quan văn hoá dân gian. "Hồ Xuân Hương đã tiếp nhận từ những sinh hoạt hội hè mang đậm nét dân gian một ảnh hưởng thật sâu sắc. Thơ Hồ Xuân Hương phần đó (một phần có yếu tố tục ) là sự đột nhập của nền văn hoá dân gian Việt Nam thời trung cổ không được thừa nhận vào lĩnh vực nghệ thuật thơ ca cao cấp”. Như vậy thì không có cái gì gọi là tục như ta quan niệm nữa. Nó chính là sự sống gốc nguồn và cuộc sống trần tục. Quyển “ Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm” [15], chủ yếu viết về những nét đặc sắc trong “Xuân Hương thi tập” các tác giả đi sâu vào phân tích cụ thể từng phương diện về nội dung và hình thức: âm thanh, hình ảnh đa màu sắc, sử dụng những hình ảnh, đề tài quen thuộc gần gũi đối với đời sống nhân dân lao động, bên cạnh đó là những thành công trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao đưa vào thơ ca trung đại. Bài viết " Hồ Xuân Hương với văn học dân gian"[15;tr539], Nguyễn Đăng Na lại chỉ ra mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn hoá dân gian và hẹp hơn là văn học dân gian trong cách cảm, cách nghĩ, từ đó tm thấy sự kế thừa cũng như nét độc đáo riêng của nữ sĩ. Tác giả khảo sát thơ Hồ Xuân Hương trên ba hệ thống đề tài: Đề tài về loại người "có học"; đề tài về nhà chùa và đề tài về người phụ nữ rồi đi tới khẳng định: "Hồ Xuân Hương tiếp thu dân gian nhưng không lặp lại dân gian; bà chỉ tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng; cái gì chưa đúng thì uốn nắn." [15;tr549]. Bài viết “Thơ Hồ Xuân Hương”, [15;tr159] Hoàng Hữu Yên đã chia ra làm hai phần. Phần đầu là lược sử về giai đoạn Hồ Xuân Hương sinh sống và một vài nét về Xuân Hương thi tập, phần hai với tựa đề “Nội dung tập thơ Hồ Xuân Hương” nhưng thật chất có sự xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật. Tác giả nhấn mạnh“Thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất vì hình thức thơ đẹp, dân tộc hơn và đại chúng hơn cả” [15;tr176] 3 Nhìn chung, tác giả nêu lên những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương với rất nhiều dẫn chứng diễn giải. Bài viết của Hoàng Hữu Yên có thể coi như là một tài liệu nghiên cứu có giá trị sử dụng lâu dài. Bài viết “ Nhà thơ dòng Việt bà chúa thơ Nôm”[15;tr274], Xuân Diệu đã khẳng định thơ Xuân Hương “có tính dân tộc hơn cả”. Bài viết chia hai phần nội dung và nghệ thuật chưa phân biệt rạch ròi mà có sự đan xen vào nhau. Vì nữ sĩ lúc nào cũng đầy ắp hương vị của cuộc sống, hình ảnh đời thường “ Thơ Xuân Hương đã làm cho chữ “nôm na” không đồng nghĩa với “mách qué” nữa ma nôm na là đồng nghĩa với thuần túy, trong trẻo tuyệt vời” [11;tr274]. Đối với thể thơ Đường luật thì “Xuân Hương ra cái gương mẫu hoàn toàn nhất về việc dân tộc hóa và đại chúng hóa những điệu thơ vay mượn ở nước ngoài” [11;tr274]. Bài viết “Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương” [15;tr570], Đỗ Đức Hiểu bàn về phương diện nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ được xem là chất liệu và cũng là phương tiện để tổ chức hay sáng tạo nên các sáng tác văn chương. Đỗ Đức Hiểu có định nghĩa khá đặc sắc về ngôn từ trong sáng tác văn học “Ngôn từ nghệ thuật là một cơ thể sống phức hợp, vận dụng nhiều âm thanh, nhiều màu sắc. Mỗi tiếng là một con kỳ nhông, dứng chỗ này thì màu xanh, đứng chỗ khác thì màu nâu hoặc vàng” [15;tr570], không giống với các nhà nghiên cứu khác tác giả chọn riêng cho mình hướng tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ cấu trúc biểu đạt. Bài viết “Khuynh hướng thơ Hồ Xuân Hương”[15;tr334] Nguyễn Văn Hoàn viết: "Thơ Hồ Xuân Hương nổi rõ lên khuynh hướng bình dân, khuynh hướng dân gian. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ, qua việc vận dụng và gia công phát triển, sáng tạo lại tục ngữ, ca dao; triệt để lợi dụng những tính từ, trạng từ, từ lấp láy để tăng hiệu suất chính xác cho việc miêu tả".[11;tr342]. Bài viết của Trương Xuân Tiếu “Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt với thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương” [15;tr564] đã khảo sát và kết luận mật độ thành ngữ, tục ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương rất cao (chiếm khoảng 30%) và phân ra làm hai loại: một loại giữ nguyên hình thức và một loại được Hồ Xuân Hương bẻ vụn đan cài vào hệ thống ngôn ngữ tác phẩm: "Hồ Xuân Hương đã "tâm trạng hoá" thành ngữ, làm cho thành ngữ in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của bà" [15;tr565]. Ví như trong bài thơ "Bánh trôi nước" nhờ vận dụng thành ngữ tiếng Việt, Hồ Xuân Hương đã thể 4 hiện một quan niệm tiến bộ về nữ giới. Ở bài "Mời trầu" cũng nhờ sử dụng thành ngữ mà đằng sau lời mời trầu niềm nở, thân mật ấy, còn ngân vọng một lời tỏ tình, giao duyên nồng nàn, đằm thắm của một cô gái- của một Hồ Xuân Hương đang sống cô đơn giữa cuộc đời nhưng trong lòng vẫn ấp ủ một khát khao vô cùng tốt đẹp: khát khao trai gái hoà hợp, gắn bó, nên vợ nên chồng bởi tình yêu và bởi cả sự run rủi của số phận. Tác giả còn phân tích và nêu lên nhiều ví dụ về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ độc đáo của Hồ Xuân Hương, và khái quát: "Hồ Xuân Hương là nhà thơ đã tiếp thu đến mức tối đa và vận dụng đến độ thành thục, điêu luyện nhất những chất liệu, yếu tố của tục ngữ, thành ngữ Tiếng Việt vào cấu trúc ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Và đây chính là một nét đặc sắc nổi bật trong thi pháp ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương" [15;tr569]. Tuy mỗi tác giả có cách viết, cách nhìn nhận khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có một số ý kiến tương đồng sau: Hồ Xuân Hương thuộc dòng văn học thành văn nhưng rất bình dân đồng thời cũng rất dân tộc và đại chúng. Nhà thơ đã dân tộc hóa và bình dân hóa thể thơ Đường. Đồng thời, ngôn ngữ thơ bà luôn mộc mạc, giản dị, dễ hiểu nhưng không kém phần sinh động, hàm súc. Xuân Hương đã vận dụng vốn văn học dân gian như ca dao, thành ngữ, tục ngữ trong quá trình sáng tác nhưng không hề có sự khuôn sáo mà luôn tạo được dấu ấn riêng. Nhìn chung, các tác giả đã đưa ra những nhận xét, ý kiến có giá trị. Các nhà nghiên cứu đã nhận định đúng được tài năng, bản lĩnh cũng như vai trò của Hồ Xuân Hương trong nền văn học trung đại. Những nhận định, ý kiến đó có ý nghĩa rát quan trọng giúp người viết có được cái nhìn toàn diện hơn về nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bên cạnh một số điểm đã bàn luận và được thống nhất, người viết nhận thấy các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về ảnh hưởng văn học dân gian trong thơ Xuân Hương ở những phương diện nhất định. Việc rút ra ý kiến nhận xét từ các bài viết của giới nghiên cứu sẽ giúp cho người thực hiện đề tài này dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về Ảnh hưởng văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài: “Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương” mục đích của chúng tôi là: 5 Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ ca trung đại từ phương diện nội dung đến nghệ thuật. Làm sáng tỏ các vấn đề như: ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương xét về phương diện nội dung như đề tài, nguồn cảm hứng trong thơ, về nghệ thuật để làm rõ hơn các phương diện như ngôn ngữ, hình ảnh thơ, một số biện pháp tu từ, đặc biệt hơn đó là cách nói dân gian trong thơ Xuân Hương cũng chịu ảnh hưởng của văn học dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Khái quát lại tất cả các vấn đề được trình bày để thấy được tài năng của nữ sĩ trong việc sử dụng những nguyên liệu từ cuộc sống, bình dân đưa vào trong thơ ca bác học, tạo nên một nét rất riêng, rất dân gian và cũng rất Xuân Hương. 4. Phạm vi nghiên cứu Do đặc điểm và yêu cầu của đề tài nên bài viết chỉ nghiên cứu“Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương ”. Đối tượng nghiên cứu là “Xuân Hương thi tập ”. Ảnh hưởng văn học dân gian trong “Xuân Hương thi tập”được khảo sát trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Tư liệu nghiên cứu được chọn từ quyển “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương ” của Lê Trí Viễn(chủ biên) – Nhà xuất bản Giáo Dục, 1996. Quyển “Hồ Xuân Hương ” của Hồ Sĩ Hiệp – Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1997. Người viết thống kê các bài thơ có sử dụng chất liệu dân gian trong hai quyển tư liệu trên nhưng chỉ tiến hành phân tích kỹ những bài thơ chứa những chất liệu dân gian gần gũi thường được nhắc đến trong đời sống người dân lao động. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp: tổng hợp – phân loại, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp – phân loại trên các bài thơ trong Xuân Hương thi tập để phân loại thơ theo nội dung nhằm tạo được cái nhìn tổng quan hơn. Ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để có thể làm nổi bật sự ảnh hưởng văn học dân gian trong thơ Xuân Hương về phương diện nội dung và nghệ thuật. 6 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Vài nét về Hồ Xuân Hƣơng 1.1.1 Cuộc đời Hồ Xuân Hƣơng Hồ Xuân Hương cho đến nay có nhiều vấn đề về cuộc đời bà chưa được giải quyết. Bà sinh năm nào, mất năm nào, sáng tác chủ yếu vào giai đoạn nào chưa biết chính xác. Trước kia các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương sống và sáng tác vào nửa cuối thế kỷ XVIII, chủ yếu là dưới thời Tây Sơn. Nhưng một số tài liệu phát hiện gần đây thì lại cho chúng ta thấy bà sống chủ yếu dưới thời nhà Nguyễn, khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Trước kia đọc giả chỉ biết bà là tác giả của những bài thơ Nôm hết sức độc đáo và sắc sảo, nhưng gần đây có tài liệu cho biết bà còn sáng tác cả thơ chữ Hán. Về cuộc đời của Hồ Xuân Hương, những điều kiện hiện nay chúng ta biết được cũng không lấy gì mà chắc chắn bởi vì không có tài liệu gốc nào để lại. Người ta vẫn lưu truyền bà là người quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh là cụ Hồ Phi Diễn, một ông đồ nghèo bỏ quê ra dạy học ở vùng Hải Dương, Kinh Bắc ngày trước về sau lấy lẽ cô gái họ Hà và sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình có một thời sống ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội bây giờ. Khi trưởng thành, bà có làm ngôi nhà ở gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường. Bà thông minh nhưng không được học nhiều, có nhiều bạn trai nhưng con đường tình duyên lại hết sức éo le, ngang trái. Lấy chồng hai lần và cả hai lần đều làm lẽ. Căn cứ vào những bài thơ bà viết về các di tích thắng cảnh của đất nước thì biết bà đã từng đi qua nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi. 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác “Xuân Hương thi tập” là tập thơ Nôm Đường luật. Tập thơ gồm 40 bài, số lượng tuy không nhiều nhưng nội dung của tập thơ khá phong phú. Mỗi vần thơ có thể nói là một phần tâm hồn, con người của tác giả. Nội dung thơ Xuân Hương tuy không phải là tiếng nói đại diện của cả một giai đoạn nhưng cũng chứa đựng được những giá trị tư tưởng sâu sắc.Bước đầu đó chỉ là tiếng nói phản kháng cá nhân, là nỗi lòng chua xót, đau đớn của nữ sĩ trước cuộc đời, trước số phận. Bên cạnh niềm tâm sự u uẩn, đau đớn của người phụ nữ đa cảm, trong tập thơ còn có những vần thơ đầy màu sắc, thanh âm, đường nét sinh động của bức tranh cuộc 8 sống. Những bức tranh tái hiện lại rõ nét con người và cảnh vật, đời sống sinh hoạt lao động của miền quê Việt Nam. Nếu con người của tâm sự mang vẻ mờ nhạt, u hoài thì con người của cuộc sống lại xinh đẹp, năng động, đầy sức sống của tuổi trẻ. Bên cạnh vẻ đẹp của cuộc sống nhà thơ của chúng ta còn thấy được mặt trái của cuộc đời. Nữ sĩ đã nhận ra được sự bất công của xã hội dành cho người phụ nữ. Xã hội phong kiến không thiếu sự xấu xa của bọn mày râu: sự trơ trẽn của bọn hám danh, hám lợi, Xuân Hương ghi nhận và gởi tất cả trang thơ đả kích, châm biếm. Tác giả lên án và phê phán một cách quyết liệt và kèm theo đó là thái độ mỉa mai, chế giễu sâu cay. Đôi lúc đó là sự chế giễu đầy ý vị nhưng cũng có lúc lại là những câu nói thẳng thừng. Nhìn chung, tác giả đã hướng nhãn quan để bao quát toàn bộ cuộc sống. Và có thể do chịu ảnh hưởng nhiều bởi niềm khát vọng sống, quyền được hưởng hạnh phúc chính đáng cùng với ước muốn vượt ra khỏi khuôn khổ bao đời bó buộc người phụ nữ nên bài thơ nào người đọc cũng thấy phảng phất ý tình sâu xa của tác giả. “Xuân Hương thi tập” là tập thơ Nôm Đường luật xuất sắc của nền văn học dân tộc. Ngoài tập thơ này còn có tập “Lưu Hương Ký” mang bút danh nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1946 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Đây là tập thơ tình của nữ sĩ, với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và mối tình của mình đối với những người bạn trai. Đọc kĩ cho ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa Xuân Hương thi tập và Lưu Hương Ký, chủ yếu là về phong cách thể hiện. Trong Lưu Hương Ký có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trong Lưu Hương Ký nếu so sánh với những bài thơ Nôm trong Xuân Hương thi tập thì hai bên vẫn có sự khác nhau. Thơ chữ Nôm trong Lưu Hương Ký có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc như ở Xuân Hương thi tập. Vì lí do trên, để đảm bảo tính khoa học hiện nay nghiên cứu Hồ Xuân Hương chủ yếu giới nghiên cứu chỉ dừng lại tập thơ Nôm, còn Lưu Hương Ký chỉ được tham khảo thêm khi cần thiết. 1.2. Ảnh hƣởng của văn học dân gian đối với văn học trung đại Việt Nam Trong cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" các tác giả định nghĩa: "Văn học dân gian còn gọi là văn chương (hay văn học) bình dân, văn chương truyền miệng hay truyền khẩu là toàn bộ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân" ( Từ điển thuật ngữ văn học- trang 404). 9 Văn học dân gian có nhiều đặc điểm và thuộc tính quan trọng, đáng chú ý như tính truyền miệng, tính nguyên hợp, tính tập thể, tính vô danh... trong đó tính truyền miệng được coi là thuộc tính quan trọng nhất, có quan hệ nhiều nhất với các thuộc tính và đặc điểm khác của văn học dân gian. Văn học dân gian cùng với văn học viết đã góp phần tạo thành nền văn học của dân tộc. Có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết. 1.2.1. Về phƣơng diện nội dung Nội dung tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa khách quan và chủ quan, trong đó vừa có phần nhà văn khái quát, tái hiện đời sống khách quan vừa có phần bắt nguồn từ cảm xúc, huyết mạch, lí tưởng của tác giả. Yếu tố dân gian về phương diện nội dung chính là những yếu tố thuộc về đề tài, chủ đề, sự lí giải chủ đề hay cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả mang đậm chất dân gian. Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung đến hình thức đến nghệ thuật. Như chúng ta đã biết, văn học dân gian luôn là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của văn học viết. Nó là một phần văn hóa phi vật thể của dân tộc. Các nhà thơ trước Nguyễn Trãi như Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung, Trần Quốc Tuấn... đã khơi dòng văn học dân tộc chảy suốt. Thơ văn Nguyễn Trãi nói chung và “Quốc âm thi tập” nói riêng, bài nào cũng thấm đượm tinh thần dân tộc, mang hoài bão lớn của tấm lòng “tiên ưu, hậu lạc”. Sinh ra và lớn lên, được chứng kiến nhiều cảnh đảo điên, vui buồn sướng khổ của xã hội các triều đại Trần, Hồ, Lê, và điều đó phản ánh khá rõ ràng trong thơ chữ Nôm, chữ Hán của ông. Hồn thơ trong “Quốc âm thi tập” có thể coi là một nét của hồn dân tộc. Mỗi hình tượng thơ, mỗi thể loại thơ, mỗi câu chữ ông dùng đều bộc lộ ý tưởng sáng tác, mang dấu ấn riêng, mang đậm chất dân gian. Cùng thời với ông, nhiều nhà thơ sa vào bút pháp ngâm vịnh và lệ thuộc vào nhiều điển tích điển cố, của văn học cổ Trung Quốc. Nguyễn Trãi cũng đã không thoát khỏi thi pháp cổ điển ấy, nhưng ta vẫn thấy ông có sự tiếp thu sáng tạo theo cách cảm, cách nghĩ, cách biểu hiện mới. Đề tài, nhân vật, cảnh vật trong “Quốc âm thi tập” là những gì rất gần gũi cuộc sống thôn dã. Đó là một cây chuối , một cây xoan đầy hoa khoe sắc, một rừng cây luôn mở cửa đợi chim 10 về, một ao sen chờ trăng lên in bóng, một áng chiều tà, … Từ con mèo, con chó, con ngựa, đến ao rau muống, giậu mồng tơi, cư ấu, khóm vầu, bụi tre,... tất cả đều ùa vào thơ ông như chính sự sống vốn có. Đề tài mùa hè, cảnh hè được nói nhiều trong thơ văn cổ dân tộc. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến ... đều có thơ viết về mùa hè rất hay. Bài thơ này là một thi phẩm khá tiêu biểu cho ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Trãi, mang đậm dấu ấn thời đại, thời Lê. Nó nói lên cảnh sắc mùa hè làng quê và nỗi ước mong của nhà thơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. “Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” (Cảnh ngày hè) Tiếng “lao xao” từ một chợ cá làng chài xa vọng đến, đó là cuộc đời dân dã đã đầy muối mặn và mồ hôi. Nhà thơ lắng nghe nhịp sống đời thường ấy với bao niềm vui. “Lao xao” là từ láy tượng thanh gợi tả sự ồn ào, nhộn nhịp. Hòa điệu với tiếng lao xao chợ cá là tiếng ve vang lên rộn rã, nhịp nhàng. “Cầm ve”, hình ảnh ẩn dụ , tả âm thanh tiếng ve kêu như tiếng đàn cầm. Nhà thơ lấy tiếng ve để tặc tả khung cảnh một buổi chiều hè làng quê lúc hoàng hôn buông đần xuống mái lầu (lầu tịch dương) là một nét vẽ đầy tinh tế đầy chất thơ làm nổi bật cái không khí êm ả mọt chiều hè nơi thôn dã. Trong Văn Học Việt Nam, những nhà thơ lớn đều là những nhà thơ dân tộc. Nhưng nơi Nguyễn Khuyến, chữ "dân tộc" thật gần gũi, thích hợp, và sáng chói hơn cả. Dù ông không có bản văn hùng tráng như ''Bình Ngô Đại Cáo'' của Nguyễn Trãi, những bài thơ trau chuốt như Bà Huyện Thanh Quan, hay nhiều bài thơ đạo lý răn đời như Nguyễn bỉnh Khiêm. Nhưng nơi Nguyễn Khuyến, có một tấm lòng lai láng với cảnh vật non sông, chan chứa sự thông cảm với dân lành, đề cao tình bạn rạng ngời, và nhất là một lòng yêu nước sâu xa. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại cuộc đời và thi phẩm của ông, để thấy rõ tài năng và tâm hồn một nhà thơ xuất sắc của dân tộc. 11 Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở nông thôn. Quê ông là một miền đồng chiêm nghèo trũng nước. Nguyễn Khuyến sống ở quê và quan hệ thân tình với mọi ngườị Ông làm thơ tặng bạn bè, tặng anh vợ, tặng ông hàng thịt,... làm câu đối viếng người làng, viếng người thợ rèn, mừng đám cưới, mừng nhà mới,... Nguyễn Khuyến viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn. Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, nhưng hình ảnh nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt. Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học. “Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa, trầu cau chẳng dám mua” (Chốn quê) Nỗi ám ảnh thường xuyên của người nông thôn là lo mất mùa, lụt lội: “Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa”. (Chốn quê) Hay: “Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi, Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi” (Nước lụt Hà Nam) Trong thơ Nguyễn Khuyến, thiên nhiên được miêu tả cũng là một thiên nhiên nông thôn rất rõ. Cảnh mùa thu trong thơ của ông không phải là mùa thu ở miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm Bắc Bộ lúc bấy giờ. Ta có thể nhận thấy điều ấy qua cái màu "xanh ngắt" của bầu trời, đến cái nước "trong veo" của ao cá; hay từ cái "Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe". Và cũng phải đến Nguyễn Khuyến, trong thơ Việt Nam mới có những buổi trưa đặc biệt nông thôn như. “Chuông trưa vẳng tiếng người không biết, Trâu thả sườn non ngủ gốc cây” (Nhớ cảnh chùa Đọi) Viết về nông thôn với những tình cảm đằm thắm như thế, không phải trước mà sau Nguyễn Khuyến cũng hiếm có người nào viết được như ông. Nông thôn Việt Nam trong thơ Yên Đổ hiện lên với đầy đủ những âm thanh và màu sắc đặc trưng từ ngàn 12 đời, độc đáo mà gần gũi, thân quen mà đẹp đẽ đến diệu kỳ. Một tiếng trẻ bi bô học bài, tiếng ếch kêu vang rền như tiếng trống của trẻ nhỏ, tiếng chim ríu rít trên cành tre, một đêm trăng trữ tình, một con “trâu già cọ gốc phì hơi nắng”. Đó còn là âm thanh và màu sắc của những ngày hội, ngày xuân, đêm hè: “Ình ịch đêm qua trống các làng Ai ai mà chẳng rước xuân sang” “Trước lũy nhấp nhô cò cụ Tổng Cách ao lẹt đẹt pháo thày Nhang” (Khai bút) “Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe” (Thu ẩm) Đó cũng là nông thôn với cảnh đời lam lũ, cái lo toan tất bật của công việc đồng áng, vị chua mặn của giọt mồ hôi vất vả, cảnh lụt lội nước ngập trắng đồng “Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà” (Vịnh lụt) Trong một khung cảnh như vậy, hình ảnh người dân quê nhiều lúc hiện lên hết sức chân thực và sinh động. Đó đều là những hình ảnh bình thường nên thơ và trở thành điển hình trong thơ Nguyễn Khuyến. Khảo sát thơ Nguyễn Khuyến viết về thiên nhiên, ta sẽ thấy một số lượng không nhỏ các tác phẩm viết về những danh thắng cảnh như cảnh chùa chiền, núi non…Đó là những thắng cảnh góp phần quan trọng trong việc bộc lộ sắc nét vẻ đẹp thiên nhiên. Bên cạnh việc miêu tả phong cảnh thiên nhiên nơi thôn dã, Nguyễn Khuyến còn miêu tả lại vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh mà nhà thơ đã từng đặt chân đến. Nào là núi Tam Điệp, núi Dục Thúy, núi An Lão, núi Ngũ Hành, rồi cảnh chùa Đọi, chợ trời Hương Tích, đền trên núi Dạ, sông Thạch Hãn… Những bức tranh thiên nhiên được nhà thơ thể hiện lúc này không còn bó hẹp trong phạm vi thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam nữa mà đã mở rộng ra phạm vi danh lam thắng cảnh của đất nước. Mỗi tên núi, tên sông, tên chùa đều được Nguyễn Khuyến miêu tả theo cách riêng. Nhưng qua cái nhìn của nhà thơ, ta 13 thấy từ sự quan sát thực tế đến khi đưa vào trong thơ, Nguyễn Khuyến đã có sự lựa chọn và quan sát rất tinh tế. Chẳng hạn trong bài “Vịnh núi An Lão”. “Mặt nước mênh mông nổi một hòn, Núi già nhưng tiếng vẫn còn non, Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc, Ghềnh đá long lay ngấn chửa mòn. Một lá về đâu xa thăm thẳm, Nghìn nhà trông xuống bé con con, Dẫu già đã hẳn hơn ta chửa? Chống gậy lên cao gối chẳng chồn!” (Vịnh núi An Lão) Những gì mà Nguyễn Khuyến thể hiện trong bức tranh thiên nhiên của ông thường không xa lạ với đời sống sinh hoạt ở nông thôn mà lại vô cùng gần gũi thân thiết. Hình ảnh ông lão đánh giậm, bà hàng nước, vải chín,cá tươi cũng được Nguyễn Khuyến đưa vào thơ một cách đầy trân trọng và yêu mến. Nhà thơ Nguyễn Khuyến như một ông lão đáng kính đang quan sát mọi sinh hoạt với cái nhìn vô cùng trìu mến, thiết tha đối với con người và cảnh thôn quê nơi mình sinh sống: “Vải chín, bà hàng bưng quả biếu Cá tươi, lão giậm nhắc nôm chào” (Ngày hè) Việc Nguyễn Khuyến sử dụng những chất liệu đời thường để đưa vào bức tranh thơ là một sự kế thừa và tiếp bước của những nhà thơ thế hệ trước. Nếu Nguyễn Trãi đã từng đưa bè rau muống, lãnh mồng tơi vào thơ ca từ thế kỷ XV thì đến thế kỷ XIX, Nguyễn Khuyến lại đưa vườn rau, ao cá, khóm trúc, bờ tre, giàn mướp, giàn bầu,… vào thơ. Và những chất liệu đời thường mà Nguyễn Khuyến đưa vào thơ với một mật độ rất cao so với bất kỳ tác giả nào khác thời trung đại. Đây chính là điểm nổi bật và tiến bộ của Nguyễn Khuyến so với các nhà thơ thời trước. 1.2.2. Về phƣơng diện nghệ thuật Hình thức là cách thể hiện nội dung, những yếu tố dân gian về phương diện hình thức chính là những yếu tố thuộc về thể loại, ngôn ngữ, chi tiết, hình tượng nhân vật, kết cấu...có dấu ấn đậm chất dân gian. 14 Nguyễn Trãi đã xử lý các đề tài, các điển tích, điển cố tưởng đã sáo mòn trong văn học cổ Trung Quốc bằng cách thổi vào đó cái hồn của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Nói một cách khác là ông đã Việt hoá những phần vay mượn từ Hán học. Từ câu: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (nghĩa là: lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ - Phạm Văn Chính). Nguyễn Trãi đã diễn đạt ý đó bằng hai câu ở bài Ngôn chí: “Ta ắt bằng lòng Văn Chính nữa Vui sơ chẳng quản đeo âu” (Ngôn chí) Từ câu: “Nhân tâm chi bất đồng như kỳ diện yên” (nghĩa là: lòng người khác nhau hiện ra ở nét mặt – Tả truyện), và từ câu tục ngữ Việt Nam “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, Nguyễn Trãi đã viết: “Lòng người tựa mặt ai ai khác Sự thế bằng cờ bước bước nghèo” (Mạn thuật) Điểm nổi bật nhất về mặt hình thức của “Quốc âm thi tập” là việc ông sử dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc. Nhiều quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao được dùng khá linh hoạt, như: đôi ba khóm, sừng qua tai, quanh co ruột ốc, nên thợ nên thầy, no ăn no mặc… Đó là thứ ngôn ngữ của người lao động được ông gọt giũa, cách điệu hoá và nâng lên để diễn đạt những ý tưởng cô đúc, nhuần nhị. Ta hãy làm một phép so sánh đối chiếu ở một số câu thơ giàu chất dân gian của ông: Như trong dân gian có câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ngôn ngữ dân tộc lại: 15 “ Ở đáng thấp thì nên đáng thấp Đen gần mực, đỏ gần son” (Báo kính cảnh giới -21) Hoặc câu thành ngữ “Tay làm ham nhai, tay quai miệng trễ” và “Miệng ăn núi lở” , được tác giả gọt giũa, cách điệu hóa và nâng lên diễn đạt thành câu thơ như một lời khuyên răng về việc lao động: “Tay ai thì lại làm nuôi miệng Làm biếng ngồi ăn lở núi non” (Báo kính cảnh giới - 22) Chính vì sử dụng tài tình ngôn ngữ văn học dân gian nên những câu thơ Nôm của Nguyễn Trãi có giá trị gợi thanh, gợi hình sinh động, bám rễ sâu vào lòng dân tộc. “Thơ của ông là tấm kính hội tụ những ánh hào quang của quá khứ” (Đinh Gia Khánh). Nguyễn Trãi không bị gò bó bởi luật thơ Đường. Có thể nói, về mặt nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Khuyến được xem là một nhà thơ bậc nhất của văn học Việt Nam. Thơ ông mang một hình thức trong trẻo, đẹp đẽ và hiếm có. Nó được thể hiện ở bút pháp tả thực, giàu hình ảnh, và việc sử dụng chất liệu rất đỗi bình dị và đời thường. Nhà thơ đã đưa vào thơ những hình ảnh rất gần gũi và giản dị gắn liền với cuộc sống con người. Tất cả được kết tinh lại tạo thành giá trị nghệ thuật trong thơ ca Nguyễn Khuyến. Nếu như thiên nhiên trong văn học trung đại chủ yếu được các tác giả thể hiện bằng bút pháp ước lệ tượng trưng thì Nguyễn Khuyến lại sử dụng chủ yếu là bút pháp tả thực để miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong văn học trung đại thường hiện lên trước mắt chúng ta là những khuôn mẫu “bất di bất dịch”. Nói đến mùa đông thì nhất định phải có tuyết rơi, mùa xuân thì nhất định sẽ hiện lên hình ảnh của hoa mai nở rộ, … Nhưng đến với thơ văn Nguyễn Khuyến thì ông không còn bị ảnh hưởng nhiều vào những khuôn mẫu định sẵn đó. Cũng là mùa thu, mùa hạ, mùa xuân nhưng đó là cảnh sắc bốn mùa trên chính đất nước Việt Nam mà chúng ta không thể nhầm lẫn vào đâu được. 16 Không chỉ sử dụng bút pháp tả thực trong việc miêu tả thiên nhiên mà Nguyễn Khuyến còn sử dụng bút pháp này trong việc miêu tả hình ảnh con người trong cảnh thiên nhiên đó. Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh mà ông đưa vào bức tranh bằng thơ của mình đều xuất phát từ sự quan sát nhạy cảm, tinh tế chứ không hề dựa trên những nguyên tắc cổ điển trong việc miêu tả thiên nhiên và con người trong đó. Chẳng hạn, âm thanh của ngày tết, tiếng người cười nói hay tiếng trẻ con bi bô, thậm chí là tiếng côn trùng vào mùa hè hoặc tiếng thở của những con trâu trong buổi trưa hè đều được Nguyễn Khuyến tái hiện lại rất sinh động. Từ việc sử dụng bút pháp tả thực như thế ta thấy bức tranh thiên nhiên mà Nguyễn Khuyến miêu tả không chỉ đẹp mà còn rất thực: “Gió đâu lọt chốn thư phòng, Bên song hây hẩy, giấc nồng vừa tan. Ống tay thoang thoảng mùi lan, Chén trà long lánh ánh lên mái hồi. Cóc vồ con kiến tha mồi, Chim rình bọ ngựa đang ngồi bắt ve. Mảnh vườn cũng lắm thú ghê, Ghế bên ngồi nghĩ tỉ tê một mình.” (Vườn nhỏ) Nguyễn Khuyến không chỉ tả thực những cảnh đẹp của làng quê Việt Nam mà ông còn đưa những cảnh thực về cuộc sống vất vả của người nông dân. Những nạn lụt, hạn hán mà người nông dân phải thường xuyên gánh chịu cũng được ông miêu tả rất chi tiết. Và thiên nhiên lúc này hiện ra cũng những nỗi khổ của người nông dân trên quê hương Nguyễn Khuyến: “Gạo dăm ba bát cơ còn kém, Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi. Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng, Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi” (Nước lụt Hà Nam) Cảnh thiên nhiên ở đây được đặt trong bối cảnh của trận lụt Hà Nam. Lúc này thiên nhiên gắn liền với nỗi khổ của người nông dân. Đó là những cảnh thực, rất thực của vùng quê mùa lũ. Không gian như thêm rộng ra và lạnh lẽo với tiếng sáo và chiếc 17 thuyền len lỏi dưới bóng trăng. Không hề có bóng dáng con người ở đây. Câu thơ mang đậm chất thực mà cũng mang một ý nghĩa sâu sắc. Thiên nhiên có lúc bao dung, hào phóng với con người nhưng cũng có lúc lạnh lùng, tàn nhẫn với con người. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến mang đậm đà màu sắc dân tộc và rất mực gần gũi. Có thể nói qua Nguyễn Khuyến đã rất tài năng khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên của làng quê và cả những danh lam thắng cảnh của đất nước. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Khuyến là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực với nghệ thuật tạo dựng hình ảnh và những chất liệu đời thường. Tất cả đã được Nguyễn Khuyến vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo để vẽ nên những bức tranh về thiên nhiên tuyệt tác mà không lẫn với bất kỳ tác giả nào khác. Và ẩn đằng sau những bức tranh ấy là một tấm lòng say sưa, chan hòa với thiên nhiên, khát khao yêu đời và yêu con người mà nhất là người nông dân. 18 CHƢƠNG 2 ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG XÉT VỀ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Đề tài thơ Hồ Xuân Hƣơng chịu ảnh hƣởng của văn học dân gian 2.1.1. Đề tài về thân phận ngƣời phụ nữ Trong xã hội phong kiến mục nát , người phụ nứ bị xem là tầng lớp dưới đáy xã hội chịu nhiều khổ đau, Trong thơ mình Hồ Xuân Hương đã viết nhiều nỗi đau ngàn đời và Xuân Hương đã đề cập đến những khía cạnh độc đáo. Viết về người phụ nữ Xuân Hương chưa viết được toàn bộ nỗi khổ đặc biệt là nỗi khổ về đời sống cơm áo, Hồ Xuân Hương đi sâu vào những nỗi đau có tính chất giới tính. Những nỗi đau chỉ có những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến phải chịu đựng , nhưng cũng rất tiêu biểu. Đó là “nỗi đau khát vọng tình duyên không trọn vẹn”, “nỗi đau không được làm chủ cuộc đời”, “nỗi đau của thân phận làm lẽ” , “nỗi đau dở dang”. Hồ Xuân Hương khác các tác giả khác, nhà thơ nhận thức nỗi đau của người phụ nữ do xã hội chứ không phải do một lực lượng siêu hình nào khác, người phụ nữ phải “bảy nổi ba chìm với nước non”, phải “trơ cái hồng nhan với nươc non”. Viết về người phụ nữ Xuân Hương viết một cách trực tiếp với một thái độ dũng cảm, Xuân Hương nói tới nỗi khổ của họ với cái sâu sắc của cảm xúc, với cái mạnh của sự phản kháng. Hồ Xuân Hương đã làm được như vậy bởi bà gắng cuộc đời mình với thân phận những người phụ nữ số phận bất hạnh. 2.1.1.1. Nỗi đau của khát vọng tình duyên không toại nguyện Làm người ai cũng khát khao có được tình yêu và cuộc sống hạnh phúc. Đây là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, vậy mà đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến nó lại xa vời quá, khó khăn và mong manh quá. Con đường tình duyên của họ cứ mãi long đong trắc trở, người phụ nữ cứ mãi buồn tủi cho số kiếp. Có thể nói đây là nỗi đau rất nổi bật của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những luật lệ hà khắc đã ấn định cho họ tất cả, kể cả tình yêu- điều quan trọng nhất của con người. Trong thơ Hồ Xuân Hương nỗi đau này được thể hiện rõ và tập trung nhất trong ba bài thơ: Mời trầu, Tự tình I, Tự tình II. Đây là những bài thơ mà tác giả đã trực tiếp thể hiện nỗi lòng, suy nghĩ, khát vọng về cuộc đời và thân phận mình. Mời trầu là bài thơ thể hiện khát vọng về một tình yêu chân thành, say đắm, thủy chung và cũng thể hiện cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng